bài này giúp các bạn đọc hiểu được về sơ lược cây lúa cũng như bệnh đốm vằn hại lúa.rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
KHOA NÔNG NGHIỆP
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
VI SINH CHUYÊN KHOA
Gnhd: MAI NHƯ PHƯƠNG Svth: Trần Lý Hương
Bạc Liêu 2018
Trang 2Muc lục
DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC HÌNH 3
I ĐẶT VẤN ĐỀ 4
II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
1 Tổng quan cây lúa 4
1.1 Đặc tính thực vật 5
1.2 Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa 6
1.3 Kỹ thuật canh tác 12
2 Tổng quan về nấm Rhizoctonia solani 20
2.1 Phân loại 20
2.2 Lịch sử 21
2.3 Triệu chứng bệnh đốm vằn 21
2.4 Điều kiện phát sinh, phát triển 23
2.5 Lưu tồn và lan truyền 24
2.6 Phổ ký chủ 25
2.7 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh 25
2.8 Biện pháp quản lý bệnh đốm vằn 26
2.9 Tình hình nghiên cứu 29
III KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Phân bố thời gian các vụ lúa tại 3 miền trong cả nước 13
Bảng 2: Hướng dẫn sử dụng phân bón đơn chất cho ĐBSH 18
Bảng 3: Hướng dẫn sử dụng phân bón hỗn hợp cho ĐBSH 19
Bảng 4: Hướng dẫn sử dụng phân bón đơn chất cho ĐB ven biển miền Trung 19
Bảng 5: Hướng dẫn sử dụng phân bón hỗn hợp cho ĐB ven biển miền Trung 19
Bảng 6: Hướng dẫn liều lượng và thời điểm bón phân cho lúa ở ĐBSCL 20
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Hình thái cây lúa 5
Hình 2 Hạt lúa đã nảy mầm 6
Hinh 3 Các loại mạ 8
Hình 4 Giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa 8
Hình 5 Thời kì lúa để nhánh 9
Hình 6 Cây lúa phát triển 10
Hình 7 Giai đoạn làm đòng của lúa 11
Hình 8 Giai đoạn lúa trổ bông 11
Hình 9 Giai đoạn lúa nở hoa và thụ phấn 12
Hình 10 Cày ải (trái) và trục đất (phải) làm đất 14
Hình 11 Gieo sạ bằng tay (trái) và gieo sạ bằng dụng cụ sạ hàng (phải) 15
Hình 12 Các bước chuẩn bị mạ cấy 16
Hình 13 Vết bệnh đốm vằn trên bẹ lúa 22
Hình 14 Vết bệnh đốm vằn trên lá lúa 23
Hình 15 Hạch nấm bệnh đốm vằn hình thành trên vết bệnh 23
Hình 16 Khả năng ức chế sự phát triển nấm bệnh đốm vằ của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens TG17 ( Bốn đốm bốn phái là vi khuẩn TG17 còn nấm mọc ở giữa là nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn) 28
Hình17 Hình A: là đĩa chưa vi khuẩn TG17 và nấm gây bệnh đốm vằn nấm không sinh ra hạch nấm do sự ức chế của vi khuẩn Hình B: đĩa không chứa vi khuẩn TG17 chỉ chứa nấm gây bệnh đốm vằn nấm sinh ra rất nhiều hạch nấm 29
Trang 5I ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây trồng chiếm nhiều diện tích nhất diện tích trồng trọt của nước ta Hiệnnay, mỗi năm, chúng ta xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, mang lại cho đất nước 3 tỷUSD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội Nước ta đang dư thừa thóc gạonhưng chúng ta phải tính toán lâu dài Dân số nước ta đang tăng lên, hiện trên 87 triệudân và dự báo đến năm 2020 dân số là 100 triệu dân, đến năm 2050 là 120 triệu dân.Nếu chúng ta thu hẹp đất lúa lúc đó sẽ khó lo đủ lương thực cho người dân.Quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bị thuhẹp dần Dân số thế giới tăng nhanh, vì vậy nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao Theo
dự báo của FAO ( Food anh Agricuture Oganization), thế giới đang có nguy cơ thiếuhụt lương thực Việt Nam là một nước có nền sản xuất lúa nước lâu đời Tuy nhiên năngsuất lúa ở nước ta luôn bấp bênh theo từng mùa vụ theo từng năm do khí hậu thời tiết bất thuận, do thiên tai, do dịch hại đặc biệt là do các bệnh hại gây ra Hiện nay tình hình dịchbệnh trên cây lúa ngày càng tăng và có nhiều biến đổi phức tạp gây thiệt hại lớn chongành trồng lúa Trong đó bệnh đốm vằn được gọi là bệnh khô vằn , tiếng Anh là Sheathblight disease Bệnh đốm vằn được phát hiện ở Nhật Bản (Miyaka, 1910 và Sawada,1912) và ở một số nướckhác (Reinking 1918; Palo, 1926) Địa bàn phân bố của bệnh khárộng ở tất cả các nước trồng lúa vùng châu á và các châu lục khác Cây lúa có thể bị giảmnăng xuất 20-25% khi bệnh phát triển lên đến đòng (Hori, 1969).Đây là một trong cácbệnh quan trọng trên ruộng lúa ở khắp thế giới Ở Việt Nam, ruộng lúa từ miền Bắc đếnmiền Nam đều bị bệnh gây hại Tại Đồng bằng sông Cửu Long, bệnh đốm vằn gây hạiquanh năm và có mặt khắp nơi Bệnh làm giảm năng suất đáng kể nếu không có biệnpháp quản lý tốt
II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Tổng quan cây lúa
Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ vàĐông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúatrồng (trích dẫn Nguyên Ngọc Đệ, 2008)
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n =
24 Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuộc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chỉ
Oryza Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam
và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Úc Châu(Chang, 1976 theo De Datta, 1981) Trong đó, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúahoang hằng niên và đa niên Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm
Trang 6đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L (De Datta, 1981; trích dân Nguyễn
Cây lúa non được gọi là mạ Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa
đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộngriêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấytrong ruộng lúa chính Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa Sau khi xát bỏ lớp vỏngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu Gạo là nguồnlương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ Latinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất
Hình 1 Hình thái cây lúa
Trang 71.2 Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàntoàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh
- Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy
- Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch
Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 – 120 ngày, giốnglúa trung ngày là 140 – 160 ngày Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điềukiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 – 200 ngày
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200
-240 ngày ở vụ mùa , cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày
1.2.1 Giai đoạn nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nẩy mầm Hạt nảy mầm được cần phải hút
no nước, do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm (72giờ) hạt mới hút đủ nước Cứ mỗi ngày đêm (24 giờ) thay nước một lần
Hạt đã hút no nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ Trong suốt quá trìnhngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo để biếnđổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi phân chialớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi
trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra khỏi vỏ
trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm
Điều kiện ảnh hưởng đến sự nẩy mầm
- Sức nẩy mầm của hạt: Thu hoạch lúa đảm
bảo độ chín, bảo quả tốt sức nảy mầm của
hạt tốt hơn Hạt giống có vỏ trấu mỏng
thường hút nước nhanh hơn giống vỏ dày, do
đó thời gian nảy mầm thường ngắn hơn
- Độ ẩm: Hạt giống nảy mầm khi hàm lượng
nước của hạt đạt 25- 35% (không nẩy mầm
nếu hàm lượng nước của hạt dưới 13%) Tốc
độ hút nước của hạt phụ thuộc vào nhiệt độ
không khí và nhiệt độ nước Trong điều kiện
Hình 2 Hạt lúa đã nảy mầm
Trang 8thời tiết lạnh vụ đông xuân, nên ngâm hạt giống với nhiệt độ nước 25 – 300c để rút ngắnthời gian ngâm Tuy nhiên thời gian ngâm quá dài, hạt hút nhiều nước, tinh bột trong hạtgạo phân giải thành đường rồi hoà tan trong nước làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt.Đồng thời, hạt dễ bị chua, thối hoặc mầm yếu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 -120C , nhiệt độ thích hợp là 30 -35oC, nhiệt
độ lớn hơn 400C có hại cho sự nảy mầm
Khi hạt nảy mầm cũng cần phảI có đủ lượng không khí, chủ yếu là oxy cho mầm và
rễ mầm phát triển
Do vậy, trong kỹ thuật ngâm ủ, người ta điều tiết quan hệ nước, oxy để khống chế sựphát triển của mầm và rễ Kinh nghiệm ”ngày ngâm đêm ủ” cũng là một biện pháp điềutiết sự phát triển của mầm và rễ cho phù hợp
1.2.2 Giai đoạn mạ
Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieo trồng.Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với các giống lúa cũ dàI ngày, thời kỳ mạ khoảng 40 – 45ngày ở vụ mùa, 50 -60 ngày ở vụ đông xuân, các giống lúa ngắn ngày khoảng 25 -30ngày Gieo mạ nền, mạ sân tuổi mạ 15 -18 ngày ở trà xuân muộn, gieo mạ khay (mạ Nhậtbản) thời gian tuổi mạ chỉ 7-10 ngày tương ứng với 2,5 -3 lá ở vụ mùa Từ lúc gieo đếnkhi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển
và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa nhiều.để cho cây mạ sinh trưởngthuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng mạ, tránh bị ngập hoặc hạn
Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt nên chưacần bón thúc Cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém Vì vậy cần tạo điều kiện
để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh.Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5 –
6 lá đối với giống trung ngày và 6 – 7 lá đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy
Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để sống, cần chú chăm sóc,bón thúc cho mạ phát triển Chiều cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh, có thể ra được
4 – 5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên
Trang 9Hinh 3 Các loại mạ
Ở phía Bắc, những năm rét nhiều, mạ sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá chậm nên thời
kỳ mạ thường kéo dài Ngược lại, năm ấm tốc độ ra lá nhanh, sớm đạt tuổi mạ cấy, cần cóbiện pháp hãm mạ để tránh mạ già, mạ ống
Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúp cho cây lúakhi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho các giai đoạn sinhtrưởng phát triển sau này
1.2.3 Giai đoạn đẻ nhánh
Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang
đẻ nhánh Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài 15
-20 ngày, thậm chí 25 – 30 ngày ở vụ chiêm xuân phía Bắc
Hình 4 Số nhánh của cây lúa
Trang 10Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá Thời kỳ này quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông
Hình 5 Thời kì lúa để nhánhThời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác.Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 – 50 ngày ở vụmùa, 20 – 25 ngày ở vụ hè thu
Trong một vụ, các trà cấy sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn các trà cấy muộn Thúcđạm sớm, quá trình đẻ nhánh sớm Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài.Mật độ gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày Tuổi mạ non thời gian
đẻ nhánh dài hơn so với mạ già
Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điềukiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu( nhánh thành bông)
Giai đoạn này cần chăm sóc hợp lí để đảm bảo số nhánh hữu hiệu, số lá và số bông,tránh bón phân nhiều, bón muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai thường làm tăng tỷ lệ nhánh
vô hiệu, ảnh hưởng đến tiêu hao dinh dưỡng cũng như tăng cường sự phá hoại của sâubệnh
1.2.4 Giai đoạn phát triển đốt thân
Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm đốt
Trang 11ngày tuỳ giống ở vụ chiêm xuân, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 3, trước khi làmđòng 5 – 7 ngày.
- Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được bắt đầu cùng một lúc Do
đó
thời gian làm đốt làm đòng bằng nhau Đôi khi cũng có giống lúa phân hoá đòng rồi mớilàm đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm đòng
* Quá trình làm đốt
- Thân lúa được phát triển từ trục phôi Trong thời
kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thân lúa là thân giả do
các bẹ lá tạo thành Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân
lúa chính thức mới hình thành
- Quá trình làm đốt được tính khi lóng thứ nhất ở
gốc thân có chiều dài lớn hơn 0,5 cm Các lóng ở
dưới gốc thường ngắn, tốc độ phát triển chậm Các
lóng trên dài hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn
- Số lóng và kích thước lóng: Số lóng trên thân
phụthuộc vào giống Giống lúa trung ngày có 6 -7
lóng,giống lúa ngắn ngày có 4-5 lóng
Hình 6 Cây lúa phát triển thân đốt
Quá trình này diễn ra ở dỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thể nhìn thấyđòng lúa bắng mát thường khi đòng đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián Sau khi hìnhthành bông nguyên thủy là giai đoạn vưon dài kết hợp với sự hình hình thành bông, gié
và hoa hoàn chỉnh Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12cm, bằng 1/2 chiều dàicủa bông sau này Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài
Trang 12Hình 7 Giai đoạn làm đòng của lúaGiai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông Từ giai đoạnbông nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng.
1.2.6 Giai đoạn trổ bông
Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ láđòng là quá trình trỗ xong với thời gian 4-6 ngày Thời gian trỗ càng ngắn càng có khảnăng tránh được các điều kiện thời tiết bất thuận Cùng với quá trình trỗ bông, có giốngvừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới tiến hành nởhoa thụ phấn
Hình 8 Giai đoạn lúa trổ bông
Trang 131.2.7 Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh
Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bôngthường nở cuối cùng Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc Những hoa gốcbông nở cuối cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép vàkhối lượng hạt thấp
- Thời gian hoa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi điều kiện thời tiêt thuận lợi
Khi nở hoa phơi màu, vỏ trấu mở ra Bao phấn vỡ, hạt phấn rơi vào đầu nhụy, ốngphấn vươn dài tới phôi nang, vỡ ra, giải phóng 2 hạch đực 1 hạch kết hợp với trứng vàphát triển thành phôi Hạch đực còn lại kết hợp với hạch thứ cấp và phát triển thành phôinhũ.bSau 8-10 ngày có thể phân biệt rõ các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm và rễphôi Sau 2 tuần phôi đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt Phải mất khoảng mộttuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết sau khi trỗ 10 ngày thì tất cả các hoatrên bông lúa ều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triển thành hạt Những hoa lúa khôngđợưc thụ tinh, hạt sẽ bị lép
Hình 9 Giai đoạn lúa nở hoa và thụ phấn
1.2.9 Giai đoạn chín sữa
Sau phơi màu 5 – 7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa Hình dạnghạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh Khối lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thểđạt 75 – 80 % khối lượng cuối cùng
Trang 141.2.10 Giai đoạn chín sáp
Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng Màu xanh ở lưng hạt dầndần chuyển sang màu vàng Khối lượng hạt tiếp tục tăng lên Trong pha khởi đầu của sựchắc hạt, hàm lượng nước của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn khoảng 20 % Khinhiệt độ tăng, hàm lượng nước giảm nhanh hơn
1.2.11 Giai đoạn chín hoàn toàn
Giai đoạn này hạt chắc cứng Vỏ trấu màu vàng – vàng nhạt Khối lượng hạt đạt tối đa
1.3 Kỹ thuật canh tác
1.3.1 Thời vụ của các vụ lúa trong năm ở nước ta
Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước Tại miền Bắc, do điềukiện khí hậu cận nhiệt đới, nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính (vụ Đông Xuân và vụMùa) Các tỉnh miền Nam, miền Trung, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độcao quanh năm, lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuấtthêm vụ Thu Đông (thành 4 vụ trong năm) Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam làĐồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 2/3 tổng diện tích với 70%sản lượng lúa gạo của cả nước
Bảng 1 Phân bố thời gian các vụ lúa tại 3 miền trong cả nước
Các tháng trong năm Năm
Trang 15- Dọn sạch cỏ.
- Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng
Vụ Hè thu:
- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng hay bánh sắt có công cụ trangphẳng mặt ruộng kèm theo
- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn Tuỳ theo diện tíchruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20 – 35 HP) hoặc nhỏnhư máy xới tay (12 – 15 HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP)
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước
Hình 10 Cày ải (trái) và trục đất (phải) làm đất
1.3.3 Kỹ thuật gieo sạ và cấy
Ở Phía Nam: gần như có đế hơn 95% áp dụng phương thức sạ bằng các hình thức:
• Sạ hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo
- Lượng hạt giống gieo: 100 - 120 kg/ha
- Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống
và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều
• Sạ lan bằng tay sau khi đánh rãnh và kéo bằng mặt ruộng Lượng hạt giống gieo: 120 -
150 kg/ha
Trang 16Hình 11 Gieo sạ bằng tay (trái) và gieo sạ bằng dụng cụ sạ hàng (phải)
Ở Phía Bắc: Phần lớn áp dụng phương pháp cấy, đặc biệt là trong vụ Xuân
Tùy vào chân đất, chất lượng hạt giống, tập quán canh tác và phương pháp gieo sạ màđịnh lượng giống sử dụng:
- Đối với cấy (2 dảnh/bụi): 30 kg/ha
* Khoảng cách cấy: (20cm x 12 or 13cm)
* Bình quân số bụi/m2 : 35-45 bụi/m2
Trong mọi trường hợp, nhất thiết phải có lượng mạ được gieo sẳn để sẳn sàng cấy giặm khi cần thiết