1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi giáo dục học đại cương (2)

97 556 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 581 KB
File đính kèm cau-tra-loi-on-tap-giao-duc-hoc (2).rar (94 KB)

Nội dung

câu hỏi ôn tập môn giáo dục học đại cương. Hỗ trợ cho các bạn sinh viên trường Sư Phạm. Nhất là đại học Sư Phạm tp HCM. Tài liệu rất mong được sự đóng góp ý kiến của mọi người.

Trang 1

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC

-Câu 1: Các khái niệm cơ bản của Giáo dục học.

Muốn nghiên cứu Giáo dục học có kết quả, một trong những điều kiện quan trọng làchúng ta phải nắm vững các kiến thức công cụ, mà trước hết là các phạm trù, các kiếnthức cơ bản.Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ sở để thực hiện các hoạt động nghiêncứu, phát triển được tư duy khoa học trong lĩnh vực này Việc nắm vững các khái niệmcủa Giáo dục học không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu mà còn đối với tất

cả những ai tham gia vào hoạt động Giáo dục

Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:

Giáo dục (theo nghĩa rộng):

Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thôngqua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằmgiúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người

Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái niệmnhân cách và khái niệm xã hội hoá con người

Hình thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý vàmặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất Quá trình này diễn

ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủthể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh huởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xãhội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng của các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác độngbên trong, bên ngoài chưa được kiểm soát, điều khiển) và các tác động có mục đích, có

tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được) Quá trình này làm biến đổi đứa trẻ vớinhững tư chất vốn có của con người thànhmột nhân cách

Xã hội hoá con người: Đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân cách Quátrình này chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội tác động một cách

có mục đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các mốiquan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã hội Từ

đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hoá con nguời chỉ dưới những tác động cómục đích và có tổ chức

Giáo dục (theo nghĩa hẹp):

Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoahọc của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách,những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng caothẻ lực

Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sởvừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi

Trang 2

Giáo dưỡng (hay trau dồi học vấn):

Dưới góc độ là quá trình thì đó là quá trình con người lĩnh hội hệ thống tri thức nhấtđịnh về khoa học tự nhiên, xã hội và về tư duy

Dưới góc độ kết quả lĩnh hội thì đó là trình độ học vấn, nghĩa là trình độ tri thức, kỹnăng kỹ xảo đã được lĩnh hội, chẳng hạn như người ta nói trình độ THPT cơ sở, trình

độ Đại học…Chức năng trội của nó là sự tác động đến ý thức là chính

Dạy học - Đó là con đường, phương tiện của giáo dưỡng (trau dồi học vấn) và giáodục (nghĩa hẹp):

Dưới góc độ quá trình thì dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và họcsinh, điều khiển hoạt động tâm lý của học sinh để giúp họ tự giác, tích cực, chủ độngchiếm lĩnh tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn,trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học chohọ

Câu 2: Phân tích các chức năng và tính chất của Giáo dục

1 Những tính chất của Giáo dục

Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự tác động hay còn gọi là chịu sự quy địnhcủa các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, của các quá trình xã hội khác: kinh tế, chínhtrị, xã hội, văn hoá…Khi những quá trình xã hội đó có những biến đổi, bắt nguồn từnhững biến đổi về trình độ sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, rồi kéo theonhững biến đổi về chế độ chính trị, cấu trúc xã hội và hệ tư tưởng của xã hội thì toàn bộ

hệ thống xã hội tương ứng với hình thái kinh tế xã hội đó cũng biến đổi theo Ngaynhững biến đổi về văn hoá - khoa học cũng buộc giáo dục phải có những biến đổitương ứng Lịch sử phát triển của Giáo dục học và nhà trường trên thế giới cũng như ởnước ta đã khẳng định rất rõ ràng tính quy định của xã hội đối với giáo dục Đó là mộttính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo dục

Vậy sự phù hợp tất yếu của giáo dục đối với trình độ phát triển của sức sản xuất xãhội và tính chất của quan hệ sản xuất xã hội là một trong những tính quy luật của giáodục

Do tính quy luật này, giáo dục biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển củalịch sử xã hội loài người, của xã hội ở từng đất nước, từng dân tộc Vì vậy giáo dục baogiờ cũng có tính lịch sử cụ thể, tính giai cấp trong xã hội có giai cấp

Tính lịch sử của giáo dục thể hiện tương ứng với mỗi phương thức sản xuất của xãhội loài người thì có nền giáo dục phù hợp với nó ở mỗi nước trong những giai đoạnlịch sử nhất định; có một nền giáo dục tương ứng thể hiện ở chỗ những đặc trưng của

nó về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tổ chức giáo dụcđều do những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn lịch sử quy định

Từ đó cần rút ra hai điều:

Trang 3

- Cần tránh giữ nguyên mô hình giáo dục đã hình thành trước đây khi những điềukiện xã hội của giai đoạn lịch sử đã thay đổi.

- Không nên sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của các nước khác vào việcxây dựng nền giáo dục của đất nước mình Tất nhiên phải học tập kinh nghiệm xâydựng nền giáo dục của các nước khác nhưng không bao giờ được bỏ qua bản sắc vănhoá của dân tộc, trong đó có truyền thống giáo dục, đồng thời cũng phải chú ý đến yêucầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở giai đoạn lịch sử nhất định và điều kiện cụthể trong quá trình xây dựng nền giáo dục của đất nước mình

Vi phạm hai điều trên là đi ngược lại với tính quy luật của giáo dục

Tính giai cấp của giáo dục trong xã hội có giai cấp:

Do tính quy định của xã hội đối với giáo dục nên trong xã hội có giai cấp giáo dụcbao giờ cũng mang tính giai cấp Trong cuộc đấu trang giai cấp thì giai cấp nào nắmđược quyền thống trị bao giờ cũng sử dụng giáo dục, sử dụng nhà trường như là mộtphương tiện để duy trì và củng cố sự thống trị, sự bóc lột của họ đối với nhân dân laođộng bằng cách nhào nặn con em giai cấp bị trị thành sức lao động đem lại nhiều lợinhuận, biết phục tùng họ một cách ngoan ngoãn, trung thành; bằng cách độc quyền về

võ trang đầy đủ những tri thức khoa học và những giá trị văn hoá cho con em của họ.Tính chất giai cấp thấm sâu vào hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà trường Còn đốivới giai cấp bị trị, bị bóc lột thì thông qua những đại biểu ưu tú của mình đã sử dụnggiáo dục như là một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị Họ không ngừngđấu tranh giành lại quyền học tập cho con em mình, cho một nền giáo dục dân chủ,thống nhất, bình đẳng, tạo nên sự phát triển nhân cách hài hoà

Tuy nhiên giai cấp tư sản thường che đậy tính giai cấp của giáo dục bằng luận điệutuyên truyền bịp bợm về trường học và giáo dục đứng ngoài chính trị và phục vụ chotoàn xã hội Lênin đã vạch ra tính chất xảo trá của luận điểm đó

Vì vậy, tính giai cấp của giáo dục là một tính quy luật quan trọng của việc xây dựng

và phát triển giáo dục trong xã hội có giai cấp Tính quy luật này quy định bản chất củagiáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là một công cụ chuyênchính giai cấp và hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đàiđấu tranh giai cấp

Để tránh sự vi phạm tính quy luật này, nghị quyết của Ban chấp hành TƯ lần thứ 2– khoá VIII về giáo dục đã khẳng định:

- Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trongcác chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội…Chống khuynh hướng thươngmại hoá, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hoá giáo dục – đào tạo; không truyền bátôn giáo trong trường học

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ai cũng được họchành, người nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để được học hành, đảm bảođiều kiện cho cả những người học giỏi phát triển tài năng

(Văn kiện hội nghị lần thứ 2-BCHTW khoá VIII – NXB chính trị quốc gia)

Trang 4

2 Các chức năng của giáo dục

Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa giáo dục thụđộng chịu sự tác động của xã hội mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hộithông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là:

- Chức năng tái sản xuất nhân cách

- Chức năng tái sản xuất xã hội

Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau.Trong xã hội chúng ta, hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau:Chức năng kinh tế - sản xuất:

Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở một trình độ mới,cao hơn, khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi Vì vậy, giáodục tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất vàphát triển kinh tế

Chức năng chính trị - xã hội:

Chế độ chúng ta là: “ Tất cả của dân, do dân và vì dân”, do đó giáo dục tạo điều kiệncho thế hệ trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lý xã hội, đấtnước với tư cách là chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ rang được quyền lợi vànghĩa vụ của người công dân

Giáo dục góp phần tích cực trong việc xoá đối, giảm nghèo, tạo điều kiện cho cácthành viên của xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp, để đễdàng thích ứng với môi trường lao động mới mẻ Nhờ vậy giáo dục đã góp phần giảiquyết những vấn đề xã hội

Ngoài ra giáo dục góp phần tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nângcao trình độ học vấn nên dễ dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra đượctiếng nói chung

Chức năng tư tưởng- Văn hoá:

Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xãhội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hoá cho toàn xã hộithông qua việc phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần Qua đó màtạo nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện vàbồi dưỡng nhân tài

Tóm lại, trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, giáo dục luôn luôn có xu thế

“mở”, không chỉ trong phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả ở phạm vi quốc tế nữa “Giáodục không đơn thuần là sự phản ánh các lực lượng kinh tế và xã hội đang hoạt độngtrong một xã hội Nó còn là một phương tiện quan trọng để đào tạo nên các lực lượngkinh tế- xã hội và văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quyết định chiều hướng phát triển củacác lực lượng này Đến lượt mình, động lực của chúng lại tác động trở lại đối với giáodục” (Raja Roy Singh)

Trang 5

Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xãhội, vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế- xã hội trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định.

Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quảnên vị trí của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn Đó là:

+ Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khoá vàng để con người bướcvào cánh cửa tương lai

+ Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo

cơ sở cho sự tăng tốc trong chạy đua về kinh tế

+ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàngđầu

+ Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong

sự phát huy và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng: Giáo dục; sứckhoẻ và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và tự do chính trị- kinh doanh, trong đó thìgiáo dục được coi là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố phát năng còn lại Chính vì vậy,khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự phát triển thì hầu như các quốc gia đều nhấnmạnh đến chính sách giáo dục

Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục

Câu 3: Nêu và phân tích khái niệm mục đích giáo dục, mẫu con người mới và yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

1 Khái niệm mục đích giáo dục

Nói tới giáo dục là nói tới hiện tại và suy nghĩ tới tương lai, viễn cảnh, triển vọng.Giáo dục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai Vìvậy tính định hướng của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theođịnh hướng phát triển bền vững chung của xã hội Do đó nó được xem là nhân tố thenchốt của sự phát triển bền vững

Từ những năm 70, UNESCO luôn khẳng định: “Xét từ bản chất của nó, giáo dục làmột định hướng mà con người sáng tạo ra, sử dụng để tác động đến chính bản thanmình, để tạo ra con người thứ hai từ con người thứ nhất có tính tự nhiên”; “Xuất phát từnhững không gian, thời gian cụ thể, do sự thay đổi liên tục của môi trường lịch sử xãhội, các mục tiêu giáo dục luôn luôn được vạch ra cụ thể, phù hợp với định chế và quanniệm của từng thời kỳ nhất định”

Vì vậy, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, trước hết phản ánhkết quả mong muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến củahoạt động chung của giáo dục và học tập

Nói cách khác, mục đích của giáo dục là mô hình nhân cách của người học, là tậphợp những nét đặc trưng cơ bản, là hệ thống những định hướng phát triển, những sức

Trang 6

mạnh bản chất của con người ở người học nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầuphát triển kinh tế- xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Từ đó ta có thể thấy rằng:

+ Mục đích giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển đó Vì vậy mục đích giáo dục có tính lịch sử và trong xã hội

có giai cấp mục đích giáo dục phản ánh tập trung tính giai cấp của giáo dục

+ Mục đích giáo dục có quan hệ trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, sứcmạnh con người Đối với nước ta, sức mạnh đó là sức mạnh con người Việt NamXHCN Sức mạnh đó được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị,sức mạnh văn hoá của đất nước, và đồng thời bằng sức mạnh đó con người được đàotạo sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn Do đó vấn đề mục đích giáo dục là vấn đề cơbản của chiến lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực, là bộ phận của hệ thốngnhững vấn đề then chổt trong chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước

Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thểnhư:

+ Nó quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể

+ Nó định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của quá trình giáo dục tổngthể đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằngcách thông qua mục đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình

+Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể

Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục làmột vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiệnnay

Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải:

+ Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ởmột giai đoạn lịch sử nhất định

+ Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình nhân cách cần phải hìnhthành

+ Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây.+ Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mụcđích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt

2 Mẫu con người mới và yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Khi bàn về mục đích giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng:

+ Giáo dục phải góp phần đào tạo một lực lượng lao động lành nghề và sáng tạo,thích ứng với bước tiến hoá của công nghệ và tham gia vào cuộc “cách mạng trí tuệ”đang là động lực của nền kinh tế

Trang 7

+ Giáo dục đẩy tới tri thức sao cho phát triển kinh tế đồng hành với việc quản lý cótrách nhiệm môi trường vật thể và con người.

+ Giáo dục góp phần quan trọng để đào tạo nên những công dân được bắt rễ trongchính nền văn hoá của họ mà vẫn mở ra với các nền văn hoá khác và một lòng vì tiến

bộ xã hội, thích ứng một cách năng động với quá trình phát triển và tiến bộ xã hội.Chính do ý nghĩa quan trọng của mục đích giáo dục như vậy, ở nước ta, để thựchiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ramục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau “Nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề,

có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thầnyêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện vànăng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần”

Quả đúng là như vậy! Để đưa nền kinh tế phát triển, để nước ta có thể hoà nhập vào

sự tiến bộ, sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt với các nước khác trên thế giới thì không

có cách nào khác là chúng ta phải chú ý phát triển nền giáo dục Chính bởi yêu cầu củathời đại đặt ra cho từng quốc gia, từng dân tộc, Đảng ta đã xác định: “Đào tạo nhữngngười lao động có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ

và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc

tế chân chính”; “Con người mà nhà trường PT phải đào tạo là con người lao động có ýthức làm chủ Đó là con người cóthái độ và tinh thần lao động tự giác cao, với đầy đủnhiệt tình vì lợi ích của mình, của tập thể và vì đất nước, lao động trung thực, thật thà,bảo vệ và quý trọng của mình cũng như của công, lao động với tinh thần tìm tòi, sángtạo không ngừng, năng động, dám nghĩ dám làm, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, cónăng suất cao”; Đó còn là con người đảm bảo chữ “Tín” trong sản xuất, trong kinhdoanh, tôn trọng luật pháp Tất nhiên để trở thành con người như vậy phải đảm bảo cókiến thức sâu và rộng, toàn diện về khoa học tự nhiên- kỹ thuật, khoa học xã hội- nhânvăn, có trình độ chuyên môn giỏi, phương pháp tư tưởng đúng và thể lực dồi dào Cónhững điều kiện đó thì con người mà nhà trường đào tạo ra mới phát huy hiệu quảnhững phẩm chất và năng lực trong mọi hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội

Đó còn là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa Người lao động mới có phẩmchất đạo đức cao đẹp, không những biết quan tâm đến hạnh phúc của nhau trong laođộng mà cả trong sinh hoạt bình thường, trong cách đối xử với nhau trong gia đình vàngoài xã hội, trong mọi trách nhiệm mà xã hội quan tâm giao phó cho, trong tình yêuthương giúp đỡ lẫn nhau…Trong nền kinh tế nhà trường với những hoạt động cạnhtranh nhau, việc hình thành mối quan hệ tình nghĩa giữa con người với con người càngtrở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết

Trong quá trình giáo dục- đào tạo, còn cần phải hình thành cho thế hệ trẻ ầong yêunước và tinh thần quốc tế chân chính Lòng yêu nước và tinh thần quốc tế ấy thể hiện ởlòng yêu thương sâu sắc nhân dân nước mình và các nuớc khác; giữ gìn và phát huynhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình và quý trọng những truyền thống tốt đẹp

Trang 8

của các dân tộc khác Lòng yêu nước đòi hỏi ý thức công dân đối với vận mệnh của đấtnước, thái độ trung thành với Đảng, với chế độ chính trị Con người có lòng yêu nướcnồng nàn là phải không ngừng phấn đấu cho sự hợp tác bình đẳng với tất cả các nước,cho sự củng cố và phát triển tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, cho sự đấutranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.

Để đào tạo con người mà mục tiêu giáo dục đã đề ra trong các mặtđức dục, trí dục,

mỹ dục, giáo dục thể chất và quốc phòng, giáo dục lao động thì cần phải thực hiện triệt

để học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với

xã hội Trong các lực lượng làm công tác giáo dục, người giáo viên là nhân vật trungtâm; việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đó đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc mộtphần hết sức quan trọng vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên

Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành

và phát triển nhân cách.

I Sự phát triển nhân cách

Chúng ta đều biết rằng con người sinh ra vốn chưa có nhân cách Nhân cách là cấutạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp,học tập, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi… Nhân cách không có sẵn bằng cáchbộc lộ dần dần các xung động bản năng nguyên thuỷ mà một lúc nào đó bị kiềm chế,chèn ép

Khái niệm nhân cách

Nhân cách là bộ mặt tâm lí đặc trưng của một cá nhân với tổ hợp những phẩm chấtphù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội được xã hội thừa nhận

Khái niệm sự phát triển nhân cách

Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi có quy luật cả lượng và chất về thể chất, vềtâm lý, về mặt xã hội của cá nhân

+ Sự phát triển về thể chất thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơbắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp các vận động

+ Sự phát triển về mặt tâm lý thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trìnhnhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.+ Sự phát triển về mặt xã hội thể hiện ở sự thay đổi trong cách ứng xử với ngườixung quanh, trong sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội

II Các yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách

III 1 Vai trò của yếu tố di truyền và bẩm sinh(sinh học)

IV 1.1 Khái niệm

V a) Di truyền

VI. - Là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học đã có ở thế hệ trước,

Trang 9

VII - Là sự truyền lại của cha mẹ đến con cái những đặc điểm và phẩm chất nhất

định được ghi lại trong hệ thống gen

VIII b) Bẩm sinh

Là những thuộc tính, đặc điểm sinh học có ngay khi

I. đứa trẻ mới sinh ra

1.2 Vai trò của di truyền, bẩm sinh (sinh học)

1/ Nó đảm bảo cho con người tiếp tục tồn tại và phát triển, đồng thời giúp cơ thể con ười thích ứng với những biến đổi của các điều kiện sinh tồn;

ng-2/ Là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý, nhân cách Nó nói lên chiều

hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển

3/ Mã di truyền bản chất và sức sống tự nhiên tích cực là những mầm mống, tư chất tạo

tiền đề vô cùng thuận lợi cho con người hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nào

đó

4/ Tính chất di truyền có tính đa trị, đặc trưng cho lĩnh vực hoạt động hết sức rộngrãi, mà

không định hướng vào một lĩnh vực HĐ cụ thể, không qui định trước hình thái hoạt động của con người trong tương lai

5/ Biến khả năng thành hiện thực trong một loại hình hoạt động nhất định tuỳ thuộc vào:

Hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, hoạt động của mỗi cá nhân

Kết luận sư phạm

1 Không tuyệt đối hoá vai trò di truyền và phủ nhận hoàn toàn vai trò của xã hội 

phủ nhận khả năng cải tạo con người

2 Không phủ nhận vai trò của di truyền dẫn tới bỏ qua yếu tố tư chất là tiền đề thuận

lợi cho sự phát triển

3 Quan tâm, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh và nhân tài cho đất nước

4 Chăm sóc và bảo vệ các tư chất sinh học của học sinh (Não bộ + giác quan)

5 Tổ chức HĐ, GL cho học sinh phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có của chúng

2 Vai trò của yếu tố môi trường

2.1 Khái niệm

a) Môi trường:

Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu, ảnh hưởng lớn lao đến đời sống và nhân cách con người

Môi tr ường tự nhiên : Điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn

luyện thể chất, vui chơi, giải trí của con người

Môi tr ường xã hội : Môi trường chính trị, kinh tế, văn hoá (trong mối quan hệ xã hội của

con ngươi - con người)

b) Hoàn cảnh

Trang 10

Là một yếu tố hoặc một môi trường nhỏ hợp thành của môi trường lớn, tác động trực tiếp, mạnh mẽ, quyết định trong một thời gian, không gian nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách

2.2 Vai trò của môi trường

Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ của con người, cung cấp phươngtiện tạo điều kiện cho hoạt động và giao lưu từ đó chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài người, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách của mình

Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra hoàn cảnh

Như vậy, tính chất mức độ ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm, thái độ của cá nhân đối với ảnh hưởng đó Đồng thời tuỳ thuộc vào xu hướng, năng lực cá nhân khi tham gia cải biến môi trường

 KLSP gì?

1 Cần quan niệm đúng đắn về vai trò của môi trường: không tuyệt đối hoá, không phủ

nhận

2 Cần xây dựng cải tạo môi trường kỷ cương, văn minh Phải thực hiện tốt nguyên lý

giáo dục, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn…

3 Hình thành cho học sinh những định hướng giá trị đúng đắn, giúp các em có bản lĩnh

vững vàng và tích cực tham gia cải tạo xây dựng môi trường

3 Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự phát triển nhân cách

a Khái niệm hoạt động cá nhân:

Là hoạt động mà bản thân mỗi người có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp mang sắc thái tích cực cá nhân, nhằm biến hoạt động và nhu cầu của môi trường (của nhà giáo dục) thành nhu cầu và hoạt động của bản thân

b Hoạt động cá nhân nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách

? Vì sao hoạt động - giao lưu quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cách? (Học sinh học được những gì thông qua hoạt động và giao lưu?)

1 Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, con người luôn tác động vào hiện thức khách quan để làm quen với nó, hiểu biết về nó và cải tạo nó phục vụ cho các mục đích sống của mình Nhờ vậy, cá nhân nhận thức được hiện thực và đồng thời nhận thức về chính mình

2 Trong hoạt động, cá nhân nắm được các tri thức về đặc điểm, tính chất và quy luật vận động của đối tượng, các tri thức về cách thức hành động với đối tượng và các tri thức về cách thức tổ chức các dạng hoạt động

3 Trong hoạt động, cá nhân luôn hoạt động cùng với người khác Trong quá trình hoạt động cùng nhau, cá nhân có được hệ thống kinh nghiệm xã hội và ứng xử xã hội, có đượcnhững hiểu biết về chính mình thông qua sự phản ứng của các thành viên cùnghoạt động, qua đó mà điều chỉnh và phát triển nhân cách cá nhân

Trang 11

Kết luận:

- Cần phải tổ chức tốt các loại hình hoạt động cho học sinh như hoạt động cho sinh như hoạt động học tập, lao động sản xuất, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, vui chơi giải trí một cách phong phú, sinh động, hấp dẫn

- Cần chú trụng chuẩn bị cho các em lựa chọn mục đích và các phương tiện hoạt động

- Cần phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của các em khi tham gia các hoạt động (như biết đề ra kế hoạch, phân công và hợp tác thực hiện kế hoạch, tự kiểm tra và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch)

4 Giáo dục và sự phát triển nhân cách

a Khái niệm về giáo dục

GD là một qúa trình hình thành nhân cách toàn vẹn, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm linh những kinh nghiệp xã hội của con người (GD baogồm cả việc dạy với việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong

và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường

Là hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội Giáo dục phụ thuộc vào môi trường xã hội

GD được hiểu là hệ thống các tác động tự giác trong hệ thống trường học và các trung tâm GD của xã hội (TTGDTX, TT cai nghiệm ma tý…)

b Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách

1 Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua việcxây dựng mục tiêu giáo dục cho từng cấp học, bậc học và từng loại hình trường học khác nhau

2 GD tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách bằng việc xây dựng nội dung chương trình, lựa chọn phương pháp, phương tiện giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu

đã đề ra

3 Giáo dục có thể mang lại cho con người những tiến bộ mà bẩm sinh, di truyền, môi trường không thể có được Giáo dục làm phát huy hết khả năng của con người

4 Giáo dục bù đắp những thiếu hụt do di truyền, bệnh tật gây ra (các trường giáo dđặc

biệt dành cho những người khuyết tật)

5 Giáo dục cải tạo môi trường xấu, uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do ảnh hưởng

tiêu cực, tự phát của môi trường làm cho nó phát triển trở lại theo chiều hướng mong muốn

6 Khác với các nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn đi trước hiện thực, thúc đẩy hiện thực phát triển

7 GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách chứ không quyết định hoàn toàn sự phát triển nhân cách

II Là những thuộc tính, đặc điểm sinh học có ngay khi Kết luận sư phạm

Trang 12

Chớnh bởi giỏo dục cú vai trũ chủ đạo trong sự hỡnh thành và phỏt triểnnhõn cỏch, cho nờn trong quỏ trỡnh dạy học và giỏo dục chỳng ta cần lưu ýmột số điểm sau:

+ Dạy học, giỏo dục sẽ tạo nờn sự phỏt triển nhõn cỏch khi trong quỏ trỡnh

đú những sức mạnh của bản thõn trẻ được thỳc đẩy, khi nhu cầu, động cơ,hứng thỳ của trẻ được chỳ ý, khi dạy học và giỏo dục phự hợp với những quyluật bờn trong của sự phỏt triển cỏ nhõn

+ Những yờu cầu của nhà trường, của nhà giỏo dục, của mụi trường giỏodục xung quanh đề ra cho trẻ phải khụng ngừng tăng dần mức độ phức tạp vàkhú khăn Cú như vậy sẽ kớch thớch sự phỏt triển trớ tuệ của trẻ

+ Giỏo dục và dạy học một mặt phải dựa trờn sự phỏt triển đó đạt được củahọc sinh, nhưng mặt khỏc phải đi trước sự phỏt triển , kộo sự phỏt triển tiếnlờn

+ Giỏo dục và dạy học phải luụn chỳ ý đến việc kớch thớch được hoạt độngcủa học sinh , mặt khỏc, trong quỏ trỡnh giỏo dục và dạy học phải tổ chứcđỳng đắn, hợp lý cỏc hoạt động học tập , lao động sản xuất , hoạt động xó hội– chớnh trị, thể thao, vui chơi, giải trớ … Chớnh thụng qua hoạt động và giaotiếp ấy mà trẻ ngày càng phỏt triển về tõm lý, ngày càng nhận thức thế giớimốt cỏch sõu sắc hơn

+ Giáo dục phải đợc tổ chức đúng đắn, hợp lý các hoạt động học tập, lao

động sản xuất, hoạt động xã hội – chính trị, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giảtrí…vv

+ Giáo dục phải đợc tổ chức, tiến hành trong quan hệ s phạm, quan hệ xã hội tốt đẹp

+ Một điều đặc biệt quan trọng là cần phải đỏnh giỏ đỳng vai trũ của giỏodục trong mối quan hệ với cỏc yếu tố khỏc, trỏnh quỏ đề cao hoặc là cú nhậnthức khụng đỳng đắn về vai trũ của giỏo dục trong sự phỏt triển nhõn cỏchcon người

Cõu 5: Nờu và phõn tớch khỏi niệm quỏ trỡnh dạy học và cỏc nhiệm vụ dạy học Cho vớ dụ về cỏch thực hiện cỏc nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một mụn học cụ thể.

5.1.Nờu và phõn tớch khỏi niệm quỏ trỡnh dạy học:

Trang 13

Khi trả lời cho câu hỏi thế nào là quá trình dạy học, thường chúng ta nhận được câugiải đáp: Đó là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức và hình thành kỹ năng, kỹxảo cho người học.

Câu trả lời như vậy đã đúng đắn hay chưa?

Trả lời như vậy là hoàn toàn chưa đúng Câu trả lời đó mới đề cập đến quá trình dạychứ chưa phản ánh quá trình học, đó là chưa đề cập đến chức năng của hoạt động dạytrong thời đại ngày nay

Trên con đường tìm kiếm câu trả lời, chúng ta cũng gặp những giải đáp nhưsau: ”Dạy học là quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo (dạy) và học sinh (học)nhằm thực hiện các mục đích dạy học Nhiệm vụ dạy học trong nhà trường không chỉđảm bảo một trình độ học vấn nhất định mà còn góp phần hình thành nhân cách conngười của xã hội cộng sản chủ nghĩa”.(Bách khoa Giáo dục học – Maxcơva)

Quan niệm trên về quá trình dạy học đã phản ánh tính chất hai mặt của quá trìnhnày: quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh Hai quá trình này khôngtách rời nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của conngười mới, đáp ứng được yêu cầu của thời đại Trong quá trình họat động chung đó,người giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinhđể giúp họ tự khám phá ra tri thức Tất nhiên người giáo viên còn có chức năngcung cấp cho người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết Song chức năng nàykhông phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy Người giáo viên phải suynghĩ để giúp học sinh sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập đượcqua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viêncung cấp cho để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình

Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổchức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành

kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo,hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức của con ngườimới Chính học sinh chứ không phải người nào khác phải tự mình làm ra sản phẩmgiáo dục Tính chất hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức

mà họ tiếp thu

Từ đó có thể rút ra định nghĩa quá trình dạy học như sau: Quá trình dạy học

là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Trang 14

* Nhiệm vụ 1: Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan,nhờ vậy mà tích luỹ và khái quát những kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, địnhluật, định lý, học thuyết, tư tưởng mà người ta gọi là những tri thức Những tri thức đó

có tính chất xã hội

Dưới góc độ xã hội học, tri thức phải có tính chất cá nhân, nghĩa là phải chuyểnnhững tri thức xã hội thành tài sản cá nhân Vì vậy khái niệm tri thức đối với nhà sưphạm bao giờ cũng gắn liền với khái niệm nắm vững Nắm vững tri thức bao gồmhiểu, nhớ, vận dụng trong hoàn cảnh đã biết và hoàn cảnh mới chưa biết

Đối với học sinh PT, chỉ đòi hỏi họ nắm vững tri thức cơ bản được lựa chọn từ vốntri thức vô cùng to lớn của loài người Tri thức PT cơ bản là những tri thức tối thiểu, cầnthiết cho tất cả mọi người, dù sau này họ có làm bất cứ nghề gì, họ cần phải có để trựctiếp đi vào hoạt động sản xuấtvà các dạng hoạt động khác, để có một cuộc sống có vănhoá phong phú, để đi vào các loại trường và có thể tiếp tục tự học

Tri thức PT cơ bản cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải là những tri thức hiện đại,nghĩa là những tri thức mới và phù hợp với chân lý khách quan Đồng thời tri thức PT

cơ bản đó phải phù hợp với thực tiễn đất nước ta, với trình độ nhận thức của học sinh

để giúp họ giải quyết những vấn đề đất nước đặt ra, và qua đó, giúp họ tìm được việclàm phù hợp sau này

Tri thức PT cơ bản đó phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là một mặt phải đảm bảotính logic nội tại của từng môn học, mặt khác phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữanhững tri thức của những môn học khác nhau, đặc biệt là những môn lân cậnnhau.Trên cơ sở những tri thức đã nắm vững, cần rèn luyện để hình thành cho họnhững kỹ năng, kỹ xảo nhất định, bao gồm kỹ năng, kỹ xảo chung và kỹ năng, kỹ xảochuyên biệt của từng môn học Điều quan trọng là phải hình thành cho người học kỹnăng tự học để từ đó chuyển hoá thành tiềm lực nhận thức – đó mới là chiếc chìa khoávàng để họ bước vào kho tàng tri thức

* Nhiệm vụ 2: Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.

Năng lực hoạt động trí tuệ được đặc trưng bởi hai mặt sau: Năng lực vận dụng cácthao tác trí tuệ và sự tích luỹ các tri thức cơ bản, thiết yếu nhất Trong quá trình nắm trithức diễn ra sự thống nhất giữa một bên là những tri thức với tư cách là cái được phảnánh và một bên là thao tác trí tuệ với tư cách là phương thức phản ánh Những tri thứcnắm được là nhờ các thao tác trí tuệ, và ngược lai, các thao tác trí tuệ được hình thành

và phát triển trong quá trình nắm tri thức Vì vậy, phát triển năng lực trí tuệ được đặctrưng bởi sự tích luỹ vốn tri thức cơ bản và thiết yếu nhất, sự thành thạo và độ vững

chắc của những thao tác trí tuệ Nó được thể hiện trong các phẩm chất trí tuệ sau: 1.Tính định hướng của hoạt động trí tuệ nghĩa là nhanh chóng và chính xác xác

định con đường tối ưu để đạt được mục đích hoạt động trí tuệ

Trang 15

2 Bề rộng của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh có thể tiến hành hoạt động

trong nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết với nhau

3 Chiều sâu của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tiến hành hoạt động trí

tuệ và càng ngày càng nắm sâu sắc bản chất sự vật và hiện tượng

4 Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ tiến hành hoạt động trí tuệ

không những nhanh mà còn di chuyển nhạy bén hoạt động từ tình huống này sang tìnhhuống khác

5 Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ hoạt động tư duy của học

sinh được tiến hành theo hướng xuôi lẫn ngược cũng được

6 Tính độc lập của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tự mình đề xuất cách

giải quyết và tự giải quyết vấn đề

7 Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở tính logic, sự thống nhất của tư

tưởng chủ đạo từ đầu đến cuối, không có mâu thuẫn

8 Tính phê phán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh biết phân tích, biết

đánh giá các quan điểm, lý luận, phương pháp của người khác và đồng thời đưa rađược ý kiến riêng của mình và bảo vệ ý kiến đó

9 Tính khái quát của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại

nhiệm vụ nhận thức nhất định ở học sinh sẽ hình thành mô hình giải quyết nhữngnhiệm vụ cùng loại

Tất cả những phẩm chất hoạt động trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảmbảo cho hoạt động đó đạt được kết quả

Về năng lực thực hành cần hình thành cho học sinh thể hiện ở chỗ học sinh pháthiện được vấn đề và biết vận dụng tri thức giải quyết tốt những nhiệm vụ của từng mônhọc, những vấn đề do thực tiễn đề ra Đặc biệt phải hình thành cho họ phương pháp tựhọc để có thể tiếp tục học suốt đời, để có thể sẵn sàng thích ứng; đồng thời phải chú ýhình thành cho người học phương pháp tự đánh giá để họ luôn biết nhìn nhận đúng đắntrình độ hiện có của bản thân, từ đó có khát vọng và quyết tâm vươn lên chiếm lĩnhđỉnh cao của tri thức

* Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ

sở thế giới quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới.

+ Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiên tượngtrong tự nhiên, xã hội

Người ta phân biệt thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân Thế giới quangiai cấp là ý thức xã hội của giai cấp Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quanđiểm về tự nhiên, về xã hội và về bản thân được hình thành ở mỗi cá nhân Nó quyđịnh xu hướng chính trị, đạo đức, phẩm chất tư tưởng khác Nó là biểu hiện của toàn bộnhân cách, nó chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động của mỗi cá nhân Trong

Trang 16

xã hội có giai cấp, thế giới quan cá nhân mang tính giai cấp Chính vì thế trong quátrình dạy học cần phải quan tâm đầy đủ đến việc hình thành cơ sở thế giới quan khoahọc cho học sinh để họ có suy nghĩ đúng, có thái độ và hành động đúng.

+ Lý tưởng là biểu tượng của con người về cái mà họ cảm thấy rất đẹp và mong

muốn đạt tới Vì vậy nó là lẽ sống của con người Nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộcuộc sống của cá nhân vào những hoạt động để vươn tới mục tiêu cao cả đã định

Bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng cách mạng là phải giúp họ có ước mơ, hoài bãocao đẹp, có phương hướng sống đúng đắn Trước mắt, phải giúp họ có nhu cầu học,ham học, có cái tâm chịu học, tinh thần sang tạo, ý thức rõ ràng trách nhiệm học tập củamình đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và đối với bản thân mình mà phấnđấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và tu dưỡng của bản thân

* Ba nhiệm vụ dạy học nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục đích giáo dục Nếu không có khối lượng tri thức cơ

bản, đúng đắn và phương pháp nhận thức thì sẽ không phát triển được trí tuệ và cũngthiếu cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng và niềm tin Phát triển trí tuệvừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thếgiới quan, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức khác Phải có trình độ phát triển nhậnthức nhất định mới giúp học sinh biết cách nhìn nhận, biết tỏ thái độ và biết hành độngđúng, mới biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng Nhiệm vụ thứ ba vừa là kết quả, vừa làmục đích của hai nhiệm vụ trên Nó là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức, kỹnăng, kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức

Đúng vậy! Tri thức không thể thiếu được trong thành phần của học vấn song nókhông phải là thành phần duy nhất và cốt lõi Cái sinh ra tri thức chủ yếu không chỉ từtri thức mà bao gồm cả thái độ, niềm tin, lý tưởng, lòng ham học hỏi, thái độ cầu thị,khiêm tốn…

Chính vì vậy mà từ những năm 80, cấu trúc và thành phần của học vấn đã quayngược trở lại: Thái độ - kỹ năng - kiến thức Trong khi đó vào những năm 60, cấu trúccủa nó như sau: Kiến thức - kỹ năng – thái độ

5.3 Cho ví dụ về cách thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một môn học cụ thể:

Ví dụ dạy bài “Những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam từ

1919 đến 1930”, môn Lịch sử 12; Với bài dạy này cần thực hiện 3 nhiệm vụ như sau:

+ Nhiệm vụ 1:

Cần trang bị cho học sinh hiểu biết sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội của đấtnước trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Đó là sựphân hoá xã hội ngày càng thêm sâu sắc, là cuộc sống của nhân dân ngày càng thêmlầm than, cực khổ (trừ bọn bè lũ tay sai); Đó còn là sự phát triển què quặt về văn hoá –giáo dục…

+ Nhiệm vụ 2:

Trang 17

Trên cơ sở nắm vững những tri thức cơ bản đó, bằng các thao tác tư duy, cần giúpcho học biết phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận… các vấn đề xung quanh bài học;Qua đây nhằm giúp học sinh rèn luyện hoạt động trí tuệ và hiểu sâu sắc hơn các sự kiệnlịch sử Học sinh phải suy nghĩ để trả lời các câu hỏi như: “Tại sao thực dân Pháp lạiđẩy mạnh khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giớ lấn thứ nhất? Tại saochúng lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở nước ta? Chúng hạn chế phát triểngiáo dục là nhằm mục đích gì?”…

+ Nhiệm vụ 3:

Qua bài học, củng cố thêm cho học sinh lòng yêu nước, biết trân trọng những giaiđoạn lịch sử khó khăn của đất nước để mà thêm yêu quý hiện tại , thêm quyết tâm chonhững hoài bão cao đẹp trong tương lai Bài học còn khơi dậy ở học sinh lòng tự hàodân tộc - một dân tộc anh hùng đã “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”…

Câu 6: Nêu và phân tích bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục Hãy phân biệt sự khác nhau về bản chất của hai quá trình

6.1.Bản chất của quá trình dạy học:

Chúng ta đã phân tích rất rõ ràng rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy vàquá trình học Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của họcsinh Học là hoạt động do được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt Làm sáng tỏ luận điểm này là chúng ta đã phân tích được

bản chất của quá trình dạy học

Vậy tại sao có thể nói học là hoạt động nhận thức ?

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người Đó là sự phản ánhtâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác Sự học tập của học sinh cũng là quá trìnhphản ánh như vậy Sự phản ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo màmức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự sáng tạo Sự phản ánh đó không phảithụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan củamỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của chủ thể nhận thức

Sự phản ánh đó có tính tích cực thể hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến trình phântích - tổng hợp của não người và có tính lựa chọn Trong vô số những sự vật và quátrình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lự chọn những cái trở thành đối tượngphản ánh của họ Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phảnánh khách quan về nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh

có khả năng phản ánh đúng bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn

về hình thức, mỗi học sinh có phương pháp phản ánh riêng của mình

Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến

thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thựckhách quan” (Bút ký Triết học – NXB Sự thật, Hà Nội 1963 Tr 189) Xét toàn bộ

Trang 18

quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của học sinh đều thể hiệm theocông thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo điểm xuất phát trong quá trìnhnhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể, từ đơnnhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất.

Trong thực tiễn dạy học, do không hiểu đúng công thức đó đã dẫn tới cách xâydựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy học không đúng, dẫn đến việc quá đề caovai trò của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trò của tư duy logic, tư duy kháiquát, trừu tượng…, hoặc là quá chú trọng đến nhận thức xã hội, thay thế và xem xétnhận thức cá nhân bằng nhận thức xã hội

Vậy tính độc đáo trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào? Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có tính độc đáo, thể hiện như sau:

+ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử vàsai như quá trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã đượckhám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia côngvào

+ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhânloại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ

là mới đối với họ mà thôi

+ Trong một thời gian tương đối ngắn, học sinh có thể lĩnh hội một khối lượng trithức rất lớn một cách thuận lợi Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phảicủng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúngthành tài sản riêng của bản thân họ

Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá trình nhận

thức của học sinh để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài người vớiquá trình nhận thức của người học sinh Song cũng không vì quá coi trọng tính độcđáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức tới việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu vàtham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho

sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai

6.2 Bản chất của quá trình giáo dục: ( thường được hiểu theo nghĩa hẹp).

* Khái niệm của quá trình giáo dục:( nghĩa hẹp).

Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mụcđích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người đượcgiáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao lưu đa dạng giữa

họ với nhau và giữa họ vói người lớn tuổi khác nhằm hình thành cho người được giáodục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹxảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, laođộng, vệ sinh và các hành vi ứng xử khác thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 19

*Nét bản chất của quá tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức đúng

đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện nhữngchuẩn mực xã hội đó, giúp họ tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhucầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời xâydựng cho họ ý thức và năng lực xoá bỏ những tàn dư của các quan hệ cũ và khẳngđịnh những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

+ Quá tình giáo dục là một quá trình có hai mặt: Một mặt là sự tác động có tổ chức,

có mục đích của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố

xã hội, của đoàn thể và của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lạitheo một phương hướng, mục đích nhất định Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứngtích cực của người được giáo dục đối với các tác động và các ảnh hưởng bên ngoài, là

sự hoạt động bên trong để chuẩn hoá những yêu cầu khách quan của xã hội, thể hiện

ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện thực sinh động, thành nhữngphẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của bản thân ngườiđược giáo dục Tóm lại là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối vớinhững tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cáchcủa bản thân

+ Quá trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hoá thành quá trình tự giáo dục và giáodục lại Điều đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của người được giáo dục đối vớinhững tác động của người giáo dục

+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi

và thói quen hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh…thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội

Quan niệm về bản chất giáo dục như vậy hoàn toàn đối lập với các quan niệmphiến diện, sai lầm về quá trình giáo dục, đó là tách rời quá trình giáo dục với quá trìnhxây dựng, cải tạo xã hội, hạn chế quá trình giáo dục trong việc tác động của nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận thức mà xem nhẹ việc tổ chức các loại hìnhhoạt động thực tế phong phú, đa dạng…

6.3 Sự khác nhau về bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục:

* Ở quá trình dạy học, chức năng trội là sự tác động về mặt nhận thức của học

sinh nhằm hình thành cho họ sự nắm vững hệ thống tri thức và những kỹ năng, kỹ xảotương ứng Như vậy, tri thức và những kỹ năng thực hành vận dụng tri thức được chú

ý đặc biệt ở quá trình này

* Còn ở quá trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả

về nhận thức, tình cảm, hành vi nhằm giúp cho người đựơc giáo dục ý thức đúng đắn

và sâu sắc những chuẩn mực xã hội cũng như là ý nghĩa của việc thực hiện nhữngchuẩn mực đó; Qua đây nhằm giúp cho họ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễntích cực, có nhu cầu và thói quen ứng xử đúng đắn, phù hợp với các giá trị chuẩn mực.Như vậy, việc hiểu đúng và sâu các chuẩn mực xã hội, thể hiện qua hành vi ứng xửphù hợp với chuẩn mực được đặc biệt chú ý ở quá trình giáo dục

Trang 20

Trên đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục.

Câu 7: Phân tích động lực của quá trình dạy học Cho ví dụ về cách xây dựng động lực cho một bài dạy cụ thể.

7.1 Phân tích động lực của quá trình dạy học:

* Quan niệm về động lực của quá trình dạy học:

Theo triết học Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng vận động và phát triển khôngngừng là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâuthuẫn Có hai loại mâu thuẫn: đó là mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.Mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sựphát triển

Động lực của quá trình dạy học là giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài, bêntrong của quá trình dạy học, trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩaquyết định (Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những thành tố của quá trình dạyhọc; Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, vănhoá, sự phát triển kinh tế xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học) Tuy nhiêntrong những điều kiện nhất định, các mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học lại có

ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và phát triển của nó

* Phân tích động lực cơ bản của quá trình dạy học:

+ Chúng ta nhận thấy rằng ngay bên trong quá trình dạy học cũng tồn tại rất nhiềumâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết Vậy điều quan trọng nhất để quá trình dạy học pháttriển nhanh, đúng và có hiệu quả là phải xác định được mâu thuẫn cơ bản của nó Mâuthuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết cácmâu thuẫn khác xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó

Căn cứ vào đó ta thấy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữamột bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra, và một bên là trình độ tri thức,trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh

Đây là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học, và khi mâu thuẫnxuất hiện, dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo học sinh độc lập giải quyết nó, và nhưvậy học sinh đã nâng trình độ lên đáp ứng các nhu cầu học tập đề ra Song quá trìnhdạy học là quá trình liên tục nên các nhiệm vụ học tập mới lại đề ra ở mức cao hơntrình độ đã đat được Thế là mâu thuẫn lại xuất hiện và lại được giải quyết Cứ nhưvậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và phát triển

Động lực cơ bản của quá trình dạy học chính là việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản đó.

Trang 21

Chúng ta biết rằng muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinhphải tiến triển Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thànhmâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của người học sinh.

Theo I.M.Xêsênốp, sự lĩnh hội là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của ngườikhác với những kinh nghiệm của bản thân, có nghĩa là phải làm cho những điều đượcmang từ ngoài vào thành tài sản bên trong của bản thân Vì vậy mâu thuẫn cơ bản củaquá trình lĩnh hội là mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết Điều đã biết ở đâychính là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân; và điều chưa biết chính là kinhnghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội

Vậy để chuyển hoá mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của người học cần phải có ba điều kiện:

+ Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc Họ phải nhậnthức rõ những yêu cầu được nhiệm vụ học tập đề ra, thấy hết và đánh giá đúng mứctrình độ tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo, trình độ phát triển trí tuệ hiện có của mình.Điều đó thể hiện ở sự cảm thấy khó khăn trong nhận thức và từ đó có nhu cầu giảiquyết khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập

+ Mâu thuẫn phải vừa sức, đúng hơn là khó khăn vừa sức Điều đó có nghĩa là

nhiệm vụ học tập đề ra có mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển trítuệ gần nhất của học sinh mà họ có trể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lựccũng như thể lực của mình

+ Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến Điều đó có nghĩa là mâu

thuẫn xuất hiện tại thời điểm đó là sự tất yếu trên con đường vận động đi lên của quátrình dạy học nói chung và quá trình nhận thức của học sinh nói riêng Không nên đốtcháy giai đoạn làm cho mâu thuẫn xuất hiện quá sớm hoặc kìm hãm làm cho nó xuấthiện quá muộn Nhiệm vụ của người giáo viên là không được tránh mâu thuẫn, làmcho nó xuất hiện không đúng lúc, mà trái lại, làm cho mâu thuẫn xuất hiện càng đúnglúc, càng sâu sắc bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu

7.2 Thí dụ về cáh xây dựng động lực của quá trình dạy học:

Khi học bài môi trường và sự phát triển nhân cách, điều khó khăn đối với học sinh

là hiểu và phân tích được đúng đắnvai trò của môi trường ( trước đây họ có thể đã hiểuđược vai trò nhất định của môi trường đối với sự phát triển nhân cách, nhưng cụ thểvai trò đó là như thế nào, nó có liên quan đến các yếu tố khác ra sao thì còn là một vấn

đề đặt ra cho họ tìm hiểu)

Vậy tiến trình dạy học có thể diễn ra như sau:

+ Giáo viên có thể dẫn dắt vào bài nêu lên vấn đề cho học sinh tập trung suy nghĩ

để giải quyết: “Trong cuộc sống, các em vẫn thường nghe nói “ gần mực thì đen, gầnđèn thì rạng”; nhưng bên cạnh đó thì ở kho tàng tục ngữ - ca dao của ta còn cócâu:”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Rõ ràng cả hai câu đều đề cập đến vai trònhất định của môi trường nhưng ở hai cực rất khác nhau Vậy chúng có mâu thuẫn gì

Trang 22

hay không? Cụ thể môi trường có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách?”.

+ Tiếp đó giáo viên nêu lên các câu hỏi để học sinh trả lời, dẫn dắt họ dần đến lời giải đúng đắn:

- “Theo các em nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con người

có phát triển được không? Hãy cho ví dụ?”

Học sinh trả lời: “ Nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con

người không thể hình thành và phát triển được, ví dụ như người bị thú nuôi…”

- "Vậy ở đây môi trường xã hội có vai trò gì?"

Học sinh: “Tạo điều kiện cho cá nhân sống, học tập, giao tiếp, góp phần tạo nên

mục đích, động cơ cho hoạt động của cá nhân…"

- "Có phải cá nhân chịu sự tác động thụ động của môi trường hay không?”

Học sinh: “ Không, cá nhân có tác động trở lại môi trường dể cải tạo nó, làm cho

nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn…”

Cứ như vậy, giáo viên dẫn dắt học sinh huy động những cái đã biết của mình đẻgiải quyết vấn đề khó khăn trong học tập Qua đây , chính họ đã tự mình khám phá ratri thức chứ không tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên

Câu 8: Nguyên tắc dạy học: Phân tích nội dung, phương hướng của từngnguyên tắc và mối quan hệ giữa các nguyên tắc đó.

8.1.Khái niệm nguyên tắc dạy học:

“Nguyên tắc từ tiếng La tinh là “ Principium”, là tư tưởng chỉ đạo quy tắc cơ bản,yêu cầu cơ bản đối với hoạt động và hành vi rút ra từ tính quy luật được khoa học thiếtlập

Từ đó ta có thể định nghĩa: Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục đích giáo dục, với nhiệm vụ dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.

Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử Lịch sử phát triển nhà trường và lý luận nhàtrường đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của

sự phát triển xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các nguyên tắc dạy học Lý luận dạy học phảinhạy bén nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ,phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đó, xây dựng hệ thống những nguyên tắc dạyhọc, chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích Đồng thời cũngcần bảo toàn và hoàn thiện những phương pháp dạy học trước đây mà chưa mất ýnghĩa trong hoàn cảnh mới của nhà truờng PT

Trang 23

Nguyên tắc dạy học phản ánh những tính quy luật của quá trình dạy học Điều

đó có nghĩa là nguyên tắc dạy học không phải tạo ra một cách tuỳ tiện mà rút ra

từ bản chất của quá trình dạy học Vì vậy mặt này chúng có tính khách quan 8.2.Hệ thống nguyên tắc dạy học gồm 9 nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạyhọc

+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành,nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển bền vững của đátnước

+ Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học

+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, tính độc lập sángtạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học

+ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lýthuyết

+ Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức củangười học sinh

+ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt

và tính tập thể trong quá trình dạy học

+ Nguyên tắc đẩm bảo tính cảm xúc tích cực của quá trình dạy học

+ Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học

Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích nội dung và phương hướng thực hiện của từngnguyên tắc dạy học:

8.2.1.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vũ trang cho người học nhữngtri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và vănhoá hiện đại, phải dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhậnthức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học Thông qua đó mà dần dầnhình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức caoquý của con người hiện đại

Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung cấp cho người họcmột khối lượng kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao học tậpmột cách nghiêm túc Thiếu điều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sốngxứng đáng và hạnh phúc

Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạyhọc Song từ đó sẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động nhưnhau đến học sinh và sự nỗ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có

ý nghĩa quan trọng Trái lại, tính chất giáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và

Trang 24

sức mạnh ảnh hưởng của nó tới học sinh là do nội dung, phương pháp dạy học, sự tổchức tiết học và do tác động của chính nhân cách người giáo viên quyết định.

Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tắc này cần phải:

- Vũ trang cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúpcho họ nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn và thái

độ hành động đúng đắn đối với hiện thực

- Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người ViệtNam, những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước của dântộc ta qua hàng ngàn năm, đặc biệt truyền thống đó ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới

sư lãnh đạo của Dảng Từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụcông dân trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập và tudưỡng

- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúngmức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quanniệm khác nhau về một vấn đề

- Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp họcsinh làm quen với một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằmdần dần tiếp cận với hoạt động khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất củangười nghiên cứu khoa học

8.2.2.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển đất nước.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sởkhoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: 1) Tri thức là những điểm có hệthống, quan trọng và then chốt hơn cả 2) Tri thức đó phải được vận dụng trong thựctiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân Thông qua đó mà giúp họ ý thức rõ tác dụngcủa tri thức lý thuyết đối với đời sống, với thực tiễn, với công cuộc xây dựng và bảo vệđất nước, hình thành cho họ những kỹ năng vận dụng chúng ở những mức độ khácnhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển kinh tế- xã hội và văn hoá- khoa họccủa đất nước

Bản thân nội dung “ Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã phản ánh nội dung “học đi đôivới hành” Theo Hồ Chí Minh thì “ Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phảinhằm theo lý luận Lý luận cũng như cái tên Thực hành cũng như cái đích để bắn Cótên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không có tên Vì vậy, chúng ta phảigắng học, đồng thời phải hành”

Theo Bác, học phải toàn diện: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổthông mà còn phải có đạo đức cách mạng” Còn “ hành” theo Người là vận dụngnhững điều đã học vào việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra “Hành” đối vớiNgười không chỉ là những việc to lớn mà cả trong những việc bình thường, ai cũng làmđược Song việc làm đó có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cách mạng rất lớn, có tác dụng hình

Trang 25

thành con người có tư tưởng cao cả, tình cảm và hành vi đẹp đẽ, góp phần vào sựnghiệp vĩ đại của tập thể, của dân tộc từ những công việc bình thường hàng ngày.

Từ đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học và hành quện vào nhau, đan kết chặtchẽ với nhau Trong nội dung học có nội dung hành và ngược lại, trong nội dung hành

đã có nội dung học, thể hiện ở động cơ, mục đích, thái độ và cách học: Học làm người.Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng giáodục Hồ Chí Minh Theo Bác, “ thống nhất lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bảncủa chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn

mù quáng Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” Một mặt, Ngườichống lại lý luận suông, nhưng mặt khác Người cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủnghĩa, coi thường lý luận: “ Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắtsáng, một mắt mờ”

Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:

- Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học vànhững tri cơ bản, phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia

có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

- Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết, thấy rõnguồn gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phảivạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, củađịa phương; phải phản ámh tình hình thực tiễn vào nội dung dạy học

- Về phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh hoạ, đểđặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận Cần vận dụng có đổi mới những phươngpháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinhnắm nhanh và nắm chắc những tri thức lý thuyết và vận dụng những tri thức lý thuyết

đó vào giải quyết những tình huống khác nhau Thông qua đó, bước đầu giúp học sinhlàm quen với những phương pháp nghiên cứu khoa học

- Về hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khácnhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thựchành, thực tập ở phòng thí nghiệm, ở các trung tâm kỹ thuật tổng hợp…

Dạy học kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động công ích là điều kiện quantrọng để thực hiện hiệu quả nguyên tắc này

8.2.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải làm cho người học lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹxảo trong mối liên hệ logic và tính kế thừa, phải giới thiệu cho họ hệ thống những trithức khoa học hiện đại, hệ thống đó được xác định không chỉ nhờ vào cấu trúc củalogic khoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa họctrong ý thức người học Tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa họctrong ý thức người học khác rất nhiều (Đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học) với hệ thống trithức khoa học do các nhà bác học trình bày

Trang 26

Cái cho là sơ đẳng và đơn giản về mặt lịch sử và mặt logic thường lại là điều khónhất để lĩnh hội một cách tự giác Trong lịch sử khoa học, sự nhận thức những vật thể

và hiện tượng phức tạp hơn thường đi trước sự nhận thức những thành phần của nó;trong quá trình dạy học ở trường PT, việc giới thiệu những thực vật, động vật bậc caophải đi trước việc giới thiệu tế bào, việc trình bày các hợp chất phải đi trước việc nghiêncứu các phân tử, nguyên tử… Đúng như Cácmác đã chỉ ra rằng: Vật thể đã được pháttriển dễ nghiên cứu hơn là tế bào của vật thể Điều mà trong việc trình bày hợp logic hệthống khoa học là cái cuối cùng thì trong dạy học thường là cái mở đầu, và ngược lại,cái mà trong việc trình bày khoa học là cái mở đầu thì trong dạy học lại được trình bàynếu như không phải là cái cuối cùng thì cũng cách khá xa cái mở đầu Hệ thống hợp lý

về mặt lý luận dạy học của những giáo trình phải được xây dựng chỉ trên sự nghiên cứucẩn thận logic của khoa học và sự phát triển của những khái niệm, định luật trong lịch

sử khoa học và trong ý thức của người học sinh

Để thực hiện nguyên tắc dạy học này, về mặt nội dung dạy học cần:

- Xây dựng hệ thống môn học, chương, chủ đề và những tiết học phụ thuộc vào lýthuyết làm cơ sở cho sự khái quát Dựa trên lý thuyết của một số nhà Tâm lý học đề rathì cần thay đổi hệ thống xây dựng những giáo trình ở bậc PT theo nguyên tắc từ cáichung tới cái riêng Với tính tuần tự như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tưduy lý luận cho học sinh

- Khi xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học, mốiliên hệ giữa những tri thức trong bản thân của từng môn học và tính tích hợp tri thứccủa các môn

- Tính hệ thống và tính tuần tự không những được thể hiện trong hoạt động củangười giáo viên mà ngay cả trong công việc học tập của người học sinh Chính vì vậyđiều hết sức quan trọng là phải hình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch mộtcách hợp lý hoạt động học tập của mình, thói quen lập dàn bài một cách logic chonhững câu trả lời miệng, những bài tập làm văn và thực hiện những công tác trongphòng thí nghiệm

8.2.4.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác,tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo củagiáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học

- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụhọc tập mà qua đó nỗ lực nắm vững tri thức, tránh chủ nghiã hình thức trong quá trìnhlĩnh hội tri thức

- Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua

sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề họctập, nhận thức Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để

Trang 27

đạt được mục đích và vừa là kết quả của hoạt động.Tính tích cực nhận thức cũng làphẩm chất hoạt động của cá nhân.

Cần phải phân biệt tính tích cực và trạng thái hành động, về bề ngoài chúng giốngnhau nhưng về bản chất là khác nhau

Tuỳ theo sự huy động những chức năng tâm lý nào và mức độ sự huy động đó mà

có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính tích cực tìm tòi và tính tích cực sáng tạo

- Tính độc lập nhận thức về nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự tự học.Theonghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực

tự tổ chức học tập, cho phép người học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tựđánh giá hoạt động học tập của mình và qua đó cho phép người học hình thành sự sẵnsàng về mặt tâm lý cho việc tự học

Qua đó có thể nhận thấy tính độc lập nhận thức là sự thống nhất giữa phẩm chất vànăng lực, giữa ý thức, tình cảm và hành động, giữa động cơ, tri thức và phương pháphoạt động độc lập

Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có mối liên hệ mật thiết với nhau.Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực và tính độc lập nhận thức Tính tíchcực nhận thức là điều kiện, là kết quả, là định hướng và là biểu hiện của sự nảy sinh vàphát triển của tính độc lập nhận thức Tính độc lập nhận thức là sự thể hiện tính tịư giác,tính tích cực ở mức độ cao

- Trong quá trình dạy học người giáo viên càng giữ vai trò chủ đạo của mình khi họphát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học Cònngười học càng thể hiện tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mình, nghĩa làcàng thể hiện vai trò trung tâm của mình trong hoạt động nhận thức - học tập, và qua đócàng tạo điều kiện để giáo viên phát huy vai trò chủ đạo

Kết hợp tính tích cực của giáo viên và học sinh một cách hài hoà trong hoạt độngphối hợp với nhau sẽ cho phép đạt được những kết quả dạy học và giáo dục trong mộtthời gian ngắn nhất

Trong hoàn cảnh đổi mới ở nước ta nói chung và đổi mới sự nghiệp giáo dục nóiriêng, trong điều kiện nhân tố con người là động lực cho sự phát triển của xã hội thì tính

tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:

- Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắcmục đích, nhiệm vụ học tập nói chung và từng môn học nói riêng để họ xác định đúngđộng cơ và thái độ học tập

- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ýtưởng và những thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán,tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩa hình thức tronghọc tập

Trang 28

- Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khácnhau, đặc biệt tăng dần tỷ trọng mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhậnthức.

- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học

- Cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần tráchnhiệm trong học tập của người học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánhgiá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học

- Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thựchành,những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả nănghoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệthuật và lao động

8.2.5.Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển

tư duy lý thuyết:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếpvới sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm,quy luật, lý thuyết; ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lý thuyết trước rồixem xét những sự vật, hiện tượng cụ thể sau.Trong việc vận dụng nguyên tắc này baogiờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng

Từ đó ta có thể nhận thấy rằng: a) Tính trực quan có thể là điểm xuất phát chủ yếu ởcác lớp tiểu học b) Tuỳ theo mức độ vận động của trẻ từ các lớp dưới lên các lớp trênthì điểm xuất phát của quá trình dạynhọc là sự tiếp cận lịch sử đối với sự phát minh mộtquy luật nào đó Lúc đầu nêu lên vấn đề, tiếp theo là trình bày lịch sử giải quyết vấn đề

đó và cuối cùng là trạng thái hiện nay Sau đó cần phải tiến hành công tác thực hànhhoặc làm thí nghiệm Đó là con đường có tính quy nạp - lịch sử trong việc nghiên cứutri thức Ở đây tính trực quantham gia hai lần như là minh hoạ sự phát minh, nghĩa là sựphát minh đó diễn ra trong lịch sử khoa học như thế nào và vạch ra cách giải quyết vấn

đề hiện nay ra sao Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc trình bày theo quan điểm lịch sửmất nhiều thời gian học tập và không phải bao giờ cũng cần thiết Cơ sở xuất phát cóthể là những luận điểm lý thuyết, tiên đề, hệ thống khái niệm đã được lĩnh hội ở nhữnggiai đoạn dạy học trước đây hoặc thậm chí được đưa vào bằng con đường lý luận Chỉsau khi đã nắm được những định luật có tính chất lý luận đó, trực quan được sử dụng

để minh hoạ sự vận dụng chúng hoặc dưới hình thức công việc ở phòng thí nghiệm khibài tập nhận thức được giải quyết bằng con đường thực nghiệm

Ngay cả học sinh tiểu học cũng tiến hành dạy học từ cái chung đến cái riêng nhằmphát triển tư duy lý luận cho trẻ

Nguyên tắc này đã được J.A.Comenxki ( 1592-1670) lần đầu tiên đề ra và được gọi

là nguyên tắc vàng ngọc Sau này được J.J.Rutxo (1712-1778), J.A.Pextalogi 1827), K Đ Usinxki ( 1824-1870) kế tục và phát triển Dưới ánh sáng của nhận thứcluận Macxit, nội dung của nguyên tắc ngày càng được hoàn thiện và phát triển

(1746-Để thực hiện nguyên tắc này cần:

Trang 29

- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phươngtiện và nguồn nhận thức.

- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm,nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu

- Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã

có để hình thành những biểu tượng mới, qua đó mà hình thành những khái niệm, địnhluật mới

- Cần vận dụng một trong những cách sử dụng trực quan nêu trên phù hợp với lứatuổi, nội dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lý thuyết chohọ

Trong quá trình trình bày đồ dùng trực quan cần hình thành cho học sinh óc quan sát

để nhìn thấy những dấu hiệu bản chất, qua đó mà rút ra những kết luận có tính kháiquát

- Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả

- Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan

hệ giữa cái cụ thể, cái trừu tượng và ngược lại

8.2.6.Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững nộidung dạy học với sự căng thẳng tối đa tất cả trí lực của họ, đặc biệt là sự tưởng tượng( Tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo), trí nhớ (chủ yếu là trí nhớ logic), tưduy sáng tạo, năng lực động viên tri thức cần thiết để thực hiện công việc nhận thức,học tập đã đề ra

Tâm lý học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lựcnhận thức là hai mặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau Khi lĩnh hộinhững tri thức khoa học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khácnhau, và cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển

Trong cách hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác,tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, nghĩa là phải làm cho họ nhớ lại điều đã họcmột cách tự giác, đã được suy ngẫm, tránh lối học thuộc l òng một cách máy móc vàthiếu suy nghĩ sâu sắc về tài liệu đó, và do vậy chẳng hiểu được điều mình học

Để thực hiện nguyên tắc này cần:

- Cần phải giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ chủ định và không chủ địnhtrong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập

- Cần hình thành cho học sinh những kỹ năng tìm ra những tri thức có tính chất tracứu khác nhau để giúp họ tránh học thuộc lòng không cần thiết những tài liệu đó

- Cần đặt ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá những tri thức đã học

để giải quyết, qua đó mà giúp họ nhớ sâu, nắm vững tri thức và tạo điều kiện phát triển

Trang 30

năng lực nhận thức Cùng với điều đó mà việc ôn tập và luyện tập được thực hiệnthường xuyên, có hệ thống.

- Cần tổ chức quá trình dạy học như thế nào để một bộ phận đáng kể những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo được củng cố tại tiết học Muốn vậy, việc trình bày tài liệu học tập củagiáo viên phải logic, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm xúc

- Giáo viên phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và học sinh phải tiến hành tự kiểm tra,đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đều đặn, toàn diện về các mặt số lượng vàchất lượng tri thức, kỹ năng hoạt động sáng tạo thông qua bài tập sáng tạo, có tính chấtchẩn đoán

8.2.7.Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phươngpháp, hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn tronghọc tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết

Nói cách khác, dạy học vừa sức có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khănvừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn caonhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức họcsinh đến đâu thì dạy đến đó, mà bao giờ cũng đề ra những khó khăn mà dưới sự chỉ đạocủa người giáo viên, người học bằng sự nỗ lực của mình cũng đều khắc phục được.Dạy học như vậy mới đảm bảo đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của họcsinh

Sự khó khăn vừa sức đối với người học khác với sự quá tải về mặt trí lực và thể lực

Sự quá tải đó sẽ làm yếu đi sự nỗ lực ý chí, khả năng làm việc bị hạ thấp một cách rõrệt và làm cho học sinh sớm mệt mỏi

Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Mỗi độ tuổi gắn liền với

sự trưởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của các cơ quan

đó, cũng như với sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã hội,với loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứngthú nhận thức của trẻ cũng biến đổi

Trong cùng một lứa tuổi, học sinh cũng có những đặc điểm khác nhau về hoạt động

hệ thần kinh cấp cao, sự phát triển về thể chất và tinh thần, về năng lực, hứng thú… Vìvậy sự vừa sức phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt

Điều kiện dạy học hiện nay ở nước ta là dạy từng lớp với khoảng 40- 50 học sinh.Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tậpthể học tập, tạo điều kiện và tổ chức công tác học tập của tất cả học sinh, đồng thời phảitính tới những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt được hiệu quả dạy học vàgóp phần phát triển những tư chất tốt đẹp của các em

Để đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm cá biệt trong điều kiện tiến hành dạy - học với cả tập thể cần:

Trang 31

- Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập nhữngcách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh,suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung với cả lớp và với từng học sinh.

- Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thứchọc tập nhóm tại lớp Trước tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung và dưới sự chỉđạo của giáo viên, từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết Trong thời gian đó, giáo viêngiúp đỡ những học sinh yếu kém Với cách tổ chức như vậy thì chỉ là sự làm việc cùngnhau của những cá nhân cùng học Đó là hình thức phối hợp đơn giản nhất của các cánhân trong tập thể người cùng học như N.K.Crupxkaia đã nhận xét Một hình thức tổchức tiết học khác là giáo viên chỉ đạo việc thực hiện theo nhóm những ý kiến, những ýtưởng hoặc những cách giải quyết vấn đề khác nhau của từng người để đi đến kết luậnchung của cả nhóm, sau đó cử đại diện của mình trình bày ý kiến Trên cơ sở đó, cả lớptrình bày và đi đến kết luận chung, còn giáo viên lúc này đóng vai trò là người chỉ đạo,người cố vấn, người trọng tài Với hình thức này thì sự phối hợp giữa hoạt động cánhân và tập thể đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều

Cũng có thể từ một nhiệm vụ chung, mỗi nhóm được phân công giải quyết nhữngnhiệm vụ bộ phận, và từng thành viên suy nghĩ độc lập để đi đến cách giải quyết chungcủa cả nhóm Các nhóm cử người lần lượt trình bày cách giải quyết nhiệm vụ củamình Lớp thảo luận và đi tới cách giải quyết nhiệm vụ chung

Với cách tổ chức tiết học như vậy, học sinh làm việc không đơn thuần là ngồi cạnhnhau, mỗi người tìm cách giải quyết không chỉ cho bản thân mình mà cho cả tập thể.Trong lớp xuất hiện không khí thúc đẩy nhau tích cực suy nghĩ, có sự đồng cảm vớinhau, hợp tác và kiểm tra lẫn nhau

Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh,

mà từng học sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗingười

8.2.8.Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn,hứng thú, lòng ham hiểu biết, niềm vui và tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.Tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, thôi thúc conngười hành động, thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp Những tấm gươngcủa các nhà khoa học trước đây và hiện nay đã khẳng định điều đó Thực tiễn cũngchứng minh rằng công việc mà được yêu thích thì sẽ được thực hiện nhanh chóng và

có hiệu quả, lại ít tốn sức Ngược lại, thì không những không động viên được sức lực

mà còn đè nén sức lực, do đó không đạt được hiệu quả cao.Học tập của học sinh cũnghoàn toàn như vậy V.I.Lênin đã khẳng định: “Nếu thiếu tình cảm con người thì khôngbao giờ có sự tìm tòi chân lý” Về vấn đề này, Paxcan cũng đã nói: “ Ta hiểu được chân

lý chẳng phải chỉ nhờ bộ óc mà còn nhờ con tim nữa”

Hơn nữa, hiện nay với sự phát triển văn hoá, khoa học, sụ tiến bộ về khoa học thôngtin đã tạo cho con người nhiều trò chơi hấp dẫn hơn nhiều so với công việc học tậptrong nhà trường Vì vậy, nếu dạy học trong trường PT chỉ quan tâm nhiều đến việc

Trang 32

phát triển tư duy, trí nhớ mà ít quan tâm đến thức ăn cho tình cảm và óc tưởng tượngcủa học sinh thì chưa hợp lý.

Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học cần:

- Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, vớikinh nghiệm sống của bản thân học sinh Đó là phương tiện hình thành tình cảm nghĩa

vụ và nâng cao hứng thú học tập

- Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tíchcực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện Điều đó sẽ tạo điều kiện cho họcsinh hình thành tình cảm trí tuệ

- Cần sử dụng trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học

- Nên sử dụng các phương tiện nghệ thuật như: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệthuật tạo hình, kịch…trong quá trình dạy học, vì đó là những phương tiện tác độngmạnh mẽ đến tình cảm của nguời học Đừng sợ làm như vậy sẽ làm cho học sinh thiếutập trung vào công việc học tập nghiêm túc, vì khoa học và nghệ thuật không phảikhông chung sống được với nhau Khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiệnthực khách quan, nhưng phương tiện sử dụng của chúng khác nhau Khoa học phảnánh hiện thực bằng khái niệm, định luật, lý thuyết; còn nghệ thuật bằng hình tượng Cảhai cách phản ánh đó không mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung và làm phong phú chonhau, tạo điều kiện hình thành và phối hợp tư duy logic với tư duy thẩm mỹ

Những tác phẩm nghệ thuật được sử dụng vào những thời điểm, vị trí thích hợp vớiliều lượng hợp lý trong tiết học thông qua những đồ dùng trực quan hoặc nhữngphương tiện kỹ thuật dạy học làm cho học sinh không chỉ hình dung tốt nhất những sựkiện, hiện tượng mà còn làm rung động tình cảm của người học, làm phong phú tâmhồn của tuổi trẻ

- Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào hoạt độnghọc tập Hoạt động tập thể của học sinh càng có nội dung, càng phong phú về hình thứcthì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập Vì vậy, cần chú ý tổ chứchoạt động tập thể của học sinh, cần tổ chức dạy học như một hình thức tham quan họctập, hình thức ngoại khoá…

- Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúcđối với người học Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện thái độ của giáoviên đối với những hiện tượng, sự kiện, tư tưởng được trình bày không chỉ giúp chohọc sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích hình thành tình cảm tương ứng

8.2.9.Nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học:

Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩmchất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học Nghĩa làngười học có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác bằng hành động củachính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động của mình, tựkiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình

Trang 33

Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển hiện nay đã dẫn tới sự bung nổthông tin và làm cho ri thức ở từng người trở nên lạc hậu nhanh chóng Để thích ứngvới cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời Hồ Chí Minh, một tấmgương sáng về tự học đã từng nói: “Học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời…Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày nay đổi mới,nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để đuổi kịpnhân dân”; “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào” Những lời khuyênbảo đó ngày càng có ý nghĩa cấp thiết đối với thế hệ trẻ, nhất là trong giai đoạn thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta.

Để thực hiện nguyên tắc này cần:

- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện

có hệ thống công tác độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệthuật mà họ yêu thích

- Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kếhoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chínhmình Thông qua công tác độc lập làm cho học sinh cảm thấy rằng việc tự học khôngchỉ là công việc của bản thân từng người mà là sự quan tâm chung của cả tập thể lớp,của giáo viên và của tập thể sư phạm

- Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa của sự tựhọc trong thời đại ngày nay, tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học

và chỉ ra cho họ những biện pháp khắc phục khó khăn đó

- Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi nêu những tấmgương tự học của những nhân vật trong lịch sử đất nước, trong trường, trong lớp đểgiáo dục học sinh

- Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường

- Cần tăng cường tỷ trọng tự học về khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho họcsinh để khi tốt nghiệp PT, tất cả học sinh phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối với tựhọc và những kỹ năng cơ bản, cần thiết, cho sự tự học

8.3.Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học:

Các nguyên tắc dạy học có mối liên hệ mật thiết với nhau Nội dung của từngnguyên tắc đan kết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo thực hiện quá trình dạy họcđạt được hiệu quả Chẳng hạn khi thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tínhgiáo dục trong dạy học không thể không chú ý tới nguyên tắc đảm bảo sự thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành; nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giứatính tự giác, tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo của giáoviên trong quá trình dạy học; nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểmlứa tuổi và đặc điểm cá nhân trong điều kiện dạy học tập thể; nguyên tắc đảm bảo tínhcảm xúc tích cực của dạy học; nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học

Nếu xét các nguyên tắc dạy học khác thì cũng như vậy Trong quá trình dạy học, vớinội dung và những điều kiện dạy học nhất định, có thể coi trọng một nguyên tắc dạy

Trang 34

học nào đó Điều đó không có nghĩa là coi nhẹ những nguyên tắc khác mà cần phải kếthợp các nguyên tắc thành một thể hoàn chỉnh thì mới đạt được hiệu quả cao trong quátrình dạy học.

Câu 9: Phương pháp dạy học: Nêu và phân tích khái niêm, ưu nhược điểm của từng phương pháp và những yêu cầu khi sử dụng chúng Những điều kiện

để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học.

9.1.Khái niệm phương pháp dạy học

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là "Méthodos" có nghĩa là conđường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phươngpháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quảphù hợp với mục đích đã định

Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đíchđược đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết(phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làmbiến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được)

Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định Nếu mục đíchkhông đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nókhông được sử dụng đúng

Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thựchành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết đượctính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp

đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thểđịnh tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao táccùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn

Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?

Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo và đối tượng tácđộng của họ là học sinh Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dungdạy học Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chiphối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra nhữngphương pháp tác động phù hợp

Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là

đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động

Trang 35

của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú,nhu cầu, ý chí của họ Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tươngứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học vàphương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.

Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáoviên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có.Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình

và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dungdạy học

Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:

Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.

Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.

Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sựtương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phươngpháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy,song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy

Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thànhphần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối.Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mớinhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm Điều

đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau

Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng giải, giảng thuật và diễngiảng phổ thông

Trang 36

+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó có yếu tố

miêu tả, trần thuật Giảng thuật không chỉ được sử dụng trong các môn khoa học xãhội - nhân văn mà còn cả những bộ môn khoa học tự nhiên Nó được sử dụng khimiêu tả những thí nghiệm, hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhàbác học lỗi lạc, những thành tựu nổi tiếng trong khoa học - công nghệ

Trong giảng thuật, giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn, những câunói hay những đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện lịch sử để làm chobài giảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh Cũng có thể kết hợp sử dụngcác phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để minh họa cho việc trìnhbày của mình Cũng có thể đặt ra những câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng

sự lắng nghe hoặc kích thích tính tích cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnhhội tri thức của học sinh

+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số liệu để

chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công thức, nguyêntắc trong các môn học Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên cónhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh Trong quá trình dạy học, giảnggiải thường kết hợp với giảng thuật

+ Diễn giảng phổ thông là một trong những phương pháp thuyết trình nhằm

trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và khái quáttrong một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng hạn như trình bàycác trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó Phương pháp này đối với việc dạy học

ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng giải Khi dùng, nó thường kếthợp với hai phương pháp kia

* Cấu trúc của phương pháp thuyết trình:

Khi dùng phương pháp thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải quabốn bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn

đề đó

- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để

kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh

- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi

những vấn đề cần phải xem xét

- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic

diễn dịch

+ Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung,

cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc

Trang 37

Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày Đó là: Quy nạp phân tích

từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau Vì vậy cóthể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đề khác

Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là

giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việcgiải quyết vấn đề tiếp theo Trong việc chứng minh các bài toán hình học thườnggặp loại quy nạp này

Quy nạp song song - đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng

những mặt tương phản, đối lập

+ Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể.

Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hànhgiải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích

so sánh - đối chiếu

- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề Nó là sự kết tinh dưới dạng

xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét

Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báotái hiện hoặc có tính vấn đề Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp haylogic diễn dịch Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phảnánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung vàphương pháp thuyết trình nói riêng

* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình:

Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:

- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phứctạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu đượcmột cách sâu sắc

- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyếtvấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học mộtcách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảmcủa học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp vàdiễn cảm

Trang 38

- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy củahọc sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghinhớ được bài học.

- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng trithức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo tinh kinh tếcao

Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình còn có những hạn chế, nếu sử dụng không đúng có thể:

- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy táihiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi

- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói

- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũngnhư kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh

* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:

Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cầnphải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó

Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quantrọng Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhậnthức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi

+) Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau:

- Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câuhỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp

- Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở,câu hỏi nhắc nhở

- Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích - tổng hợp, câu hỏi sosánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức

- Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câuhỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề

Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã đượclĩnh hội trước đây

Trang 39

Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống cóvấn đề, nghĩa là gây nên trạng thái tâm lý giữa điều đã biết và điều chưa biết, nhưngmuốn biết Câu trả lời trong câu hỏi có tính vấn đề chưa có trong câu trả lời trước đócủa học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới Để có tri thức đó, cần phải cóhành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ đích nhất định.

Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấnđề

Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề?

Đó là những điều kiện sau:

1) Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây

và những tri thức phải ở trong tình huống nhất định

2) Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạcnhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảmthấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầuphải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra

+) nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào

nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tínhkhó khăn của câu trả lời là một ttrong những thói quen sư phạm quan trọng và cầnthiết nhất

Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòihỏi học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bảncủa tri thức đã học

- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phảivận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới Lẽ tất nhiên cónhững trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà làcần thiết

- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật,hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho họ

- Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiệntượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theonhững thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng

- Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic

Trang 40

- Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân,trinh độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh Khối lượng những khái niệm trongnhững câu hỏi của giáo viên không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúngcủa học sinh.

- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể cóhai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gon gàng, sáng sủa

+) Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:

- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời Khi một họcsinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câutrả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán.Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp

- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏiphụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính

- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái

độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết Chú ý uốn nắn,

bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu đượctrong quá trình vấn đáp

- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lờicủa họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic Đó là điều kiện quan trọng để pháttriển tư duy logic của họ

- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắcmắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu húttoàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó Qua đó có thể gópphần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dunghọc tập của học sinh

9.2.2.Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan:

Phân nhóm này bao gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quansát

9.2.2.1.Phương pháp trình bày trực quan:

Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuậtdạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thốnghoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

Ngày đăng: 08/05/2018, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w