1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường thạch quảng, tỉnh thanh hóa

109 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

tính cho 1 ha 48 3.5 Đặc điểm chung của nông hộ trồng cây nghệ dược liệu tại Nông 3.6 Trình độ học vấn của nông hộ trồng nghệ dược liệu theo cấp học 55 3.7 Chi phí trung bình tính cho 1

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Văn Quân

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo giảng dạy tại khoa sau đại học trường Đại Học Lâm Nghiệp, các anh chị và các bạn tại các Sở, Ban, Ngành đã giúp tôi hoàn thành đề tài

Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Trọng Hùng,

người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, kỹ năng phân tích và kỹ năng thực tế còn chưa cao, nên đề tài tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều vấn đề còn chưa được đề cập đến

Kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ xem xét và có những ý kiến đóng góp để cho đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và Nông trường Thạch Quảng nói riêng

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Văn Quân

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 4

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất 4

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4

1.1.2 Nội dung hiệu quả kinh tế 6

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới và tại Việt Nam 15

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới 15

1.2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ tại Việt Nam 17

1.3 Bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng 20

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÔNG TRƯỜNG THẠCH QUẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đặc điểm cơ bản của Nông trường Thạch Quảng 22

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 22

2.1.2 Đặc điểm kinh tế và lao động và tình hình sử dụng đất đai của Nông trường Thạch Quảng 25

2.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây nghệ dược liệu 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 36

2.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 37

2.2.3 Phương pháp phân tích xử l số liệu 38

2.3 Các ch tiêu sử dụng trong nghiên cứu 40

Trang 4

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 Thực trạng sản xuất nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa 43

3.1.1 Tổ chức sản xuất cây nghệ dược liệu tại Nông trường 43

3.1.2 Kết quả sản xuất cây nghệ dược liệu trong 3 năm gần đây của Nông trường Thạch Quảng 44

3.1.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng giai đoạn 2013- 2015 47

3.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ của các hộ điều tra 52

3.2.1 Đặc điểm cơ bản của các nông hộ nghiên cứu trên địa bàn 52

3.2.2 Chi phí sản xuất nghệ dược liệu của các hộ điều tra 58

3.2.3 Hiệu quả xã hội 70

3.2.4 Hiệu quả môi trường 74

3.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liêu tại Nông trường Thạch Quảng 76

3.3 Những thành công, tồn tại trong sản xuất cây nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch Quảng 79

3.3.1 Những thành công đạt được 79

3.3.2 Những tồn tại 82

3.3.3 Nguyên nhân 82

3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch Quảng 82

3.4.1 Giải pháp về đất đai 83

3.4.2 Giải pháp về công tác khuyến nông 84

3.4.3 Giải pháp về giống 86

3.4.4 Giải pháp về phân bón và BVTV 87

3.4.5 Giải pháp về vốn 90

3.4.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Chữ viết đầy đủ

B/Q Bình quân

BVTV Bảo vệ thực vật

HQKT Hiệu quả kinh tế

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

TGST Thời gian sinh trưởng

UBND Ủy ban nhân dân

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014 17 2.1 Tình hình sử dụng đất của Nông trường Thạch Quảng 27 2.2 Tình hình sử dụng lao động tại Nông trường Thạch Quảng 31 2.3 Đặc điểm cơ bản các khu vực được chọn để nghiên cứu 37

3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị nghệ dược liệu tại Nông

3.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường

Thạch Quảng giai đoạn 2013 – 2015 (tính cho 1 ha) 48

3.5 Đặc điểm chung của nông hộ trồng cây nghệ dược liệu tại Nông

3.6 Trình độ học vấn của nông hộ trồng nghệ dược liệu theo cấp học 55

3.7 Chi phí trung bình tính cho 1 ha trồng nghệ của các nông hộ trồng

nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch Quảng 58

3.8 Hiệu quả kinh tế sản xuất nghệ dược liệu tại các khu vực điều

3.11 Kết quả sử dụng lao động trong việc sản xuất cây nghệ và các cây

3.12 Hiệu quả môi trường của cây nghệ dược liệu tại Nông trường

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch

3.2 Diện tích trồng nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng giai

3.3 Tổng giá trị sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch

3.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường

3.5 Cơ cấu chi phí trong sản xuất nghệ dược liệu tại nông trường

3.6 So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây nghệ dược liệu với một số cây

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả sản xuất là vấn đề được chú trọng hàng đầu Bởi sản khi sản xuất bất kỳ một đối tượng nào thì người sản xuất cũng sẽ quan tâm tới hiệu quả, lợi nhuận mà nó đem lại cho mình Hiệu quả sản xuất là kết quả của quá trình sản xuất đối tượng sản xuất Hiệu quả sản xuất phản ánh những giá trị sản xuất, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn, phân bón, lao động tác động đến đối tượng sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả sản xuất được phản ánh qua các ch tiêu như tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận Các ch tiêu so sánh trên tổng chi phí, trên chi phí trung gian, trên lao động Các ch tiêu này phản ánh một các chính sách nhất hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất các đối tượng Đương nhiên các ch số này càng cao càng tốt cũng chính là hiệu quả sản xuất càng cao càng tốt

Hiệu quả sản xuất còn được phản ánh qua các ch tiêu về xã hội và về môi trường Ch tiêu xã hội sẽ cho biết về những gì về mặt xã hội ví dụ như tạo thêm việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội như an ninh xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của

hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại cây được trồng phải bảo vệ được độ màu

mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài

Những năm gần đây, cây nghệ dược liệu được du nhập vào trồng cùng với các cây trồng truyền thống khác ở Thạch Quảng (Thạch Thành - Thanh Hóa), bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao Dành quỹ đất để thâm canh cây dược liệu này, gắn

Trang 9

với đầu tư chế biến sâu là giải pháp thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng

Trong nhiều năm qua sản xuất cây nghệ dược liệu đã đạt được những tiến bộ đáng kể, góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp của địa phương, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân trong t nh Với lợi thế địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu cùng với việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, những năm qua sản lượng cây nghệ dược liệu được ổn định cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận cho nhiều hộ nông dân thì vẫn còn một bộ phận người dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc, bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật khiến cây nghệ dược liệu chưa phát huy được hiệu quả vốn có của nó Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũng như vấn đề chăm sóc để nâng cao giá trị thu nhập cho

người nông dân trên một đơn vị diện tích Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Giải

pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng, tỉnh Thanh Hóa” để làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại Nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất cây nghệ dược liệu của nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa trong thời gian tới

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất

+ Đánh giá được hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu ở nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu trên địa bàn nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây nghệ dược liệu trên địa bàn, xác định hiệu quả sản xuất và các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu nông trường, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu

+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn là nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong vòng 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2016

4 Nội dung nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất

+ Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu ở nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

+ Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuấtcây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn bao gồm các phần chính sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp

và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp

Chương 2 Đặc điểm cơ bản của nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa

và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Hiệu quả sản xuất

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Khi nhận thức của con người còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả Sau này, khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những ch tiêu cụ thể, xác định Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ch dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [17]

Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:

+Hiệu quả kinh tế:

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau

Trang 12

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết

hệ thống;

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được

là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội

+ Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất

Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc

sử dụng đất bền vững hơn

Trang 13

Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [11], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

+Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại cây được trồng phải bảo

vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài; Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật l môi trường và hiệu quả sinh học môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt Cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra Hiệu quả vật l môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

1.1.2 Nội dung hiệu quả kinh tế

1.1.2.1 Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Nó là thước đo phản ánh mức độ thành công

Trang 14

của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE)[11]

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt một trong hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế Ch khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai ch tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế [5]

Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các ch tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường:

Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác

nhau Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ

ra và kết quả thu được Còn kết quả kinh tế ch là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thôi Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng Nhưng kết quả này chưa nói lên được

nó tạo ra bằng cách nào? bằng phương tiện gì? chi phí bao nhiêu?, như vậy nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuấtkhác

Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các ch tiêu đo lường hiệu quả

kinh tế Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể

Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân Các yếu tố cấu thành của nó là

Trang 15

kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan

hệ sản xuất của xã hội Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ

sở và thượng tầng kiến trúc Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện

sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội Tính trìu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao

ở đầu ra

Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra Đương nhiên, không thể có một ch tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh

tế Thông qua các ch tiêu thống kê, kế toán có thể xác định được hệ thống ch tiêu đo lường hiệu quả kinh tế Mỗi ch tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh

tế trên phạm vi mà nó được tính toán Hệ thống ch tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ ch tiêu tổng hợp, sau đó đến các ch tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng Còn các ch tiêu hiệu quả ch phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các ch tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực

Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh

tế xã hội về lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta ch thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại Còn về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó

có quan hệ mật thiết với nhau

Trang 16

Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế

thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước đây khi nền kinh

tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các ch tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách Thực chất đây là các ch tiêu kết quả không thể hiện được mối quan

hệ so sánh với chi phí bỏ ra Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên việc tính toán hệ thống các ch tiêu kinh tế mang tính hình thức không phản ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hộ inó chung.Khi chuyển sang nền kinhtế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội [7]

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất

Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau

về vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là:

- Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinhtế

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những ch tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản

Trang 17

phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Nó ch được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh[9]

Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu

quả kinh tế Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, ch

xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là ch tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào

Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ Thứ hai,

nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và

chính xác Thứ ba, hiệu quả kinh tế ch bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi

Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả Trong khi đó, các hoạt động đầu từ và phát triển lại có những tác động không ch đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếutố khác nữa Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này[9]

- Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếutố

+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency) Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm Thực chất nó

là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào Nó đạt tối

đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một

Trang 18

đơn vị đầu tư thêm Nó ch đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa [9]

+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khácnhau

+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường

Các quan điểm mới về hiệu quả phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay [9]

1.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả cao là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư

- Nội dung hiệu quả kinh tế

Theo các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh doanh bao gồm:

Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận v.v

Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đaiv.v

- Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

Trang 19

càng tăng của xã hội Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội[29]

Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả” Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều ch tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể xác định Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không ch dừng lại ở việc đánh giá kết quảmà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩmđó

Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả

và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn[29]

-Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế

Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp nhất.Vì thế, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả cao nhất Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động Đây chính là cái gốc để giải quyết mọi vấnđề

Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong

đó hiệu quả sử dụng đất có nghĩa hết sức quan trọng.Muốn nâng cao hiệu quả kinh

Trang 20

tế các hình thức sử dụng đất nông nghiệp thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực Cụ thể, với nguồn lực đất đai có hạn, yêu cầu đặt ra đối với người sử dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng nông sản nhiều và chất lượng cao nhất Mặt khác, phải không ngừng bồi đắp độ phì của đất Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái sản xuất mởrộng

Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội.Tuy nhiên, ở các địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau.Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận.Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính

là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâudài

1.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế ta có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định, từ đó làm rõ nội dung của các loại hiệu quả kinhtế

Căn cứ vào nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau

Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại: hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật

Căn cứ theo yếu tố hợp thành bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả pháttriển

Căn cứ theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu gồm: hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất

Trang 21

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

* Các ch tiêu phản ánh kết quả, chi phí

- Tổng giá trị sản xuất thu được (G):

Là tổng thu nhập của một loại mô hình hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là: G=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một

mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao

- Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể

- Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất (Như nhà kho, máy bơm, máy khác )

- Chi phí khác (K)

- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra Công thức: VA= G-IC

- Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Công thức tính là: HS=VA/IC

- Lợi nhuận (Pr): Pr = G-TC

- Ch tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:

+ Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ; công thức tính: H0 = VA1-VA2 hoặc Pr1- Pr2 + Hiệu quả kinh tế tương đối (H1): Là so sánh tương đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ; công thức tính: H1 = VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2 + Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔG/ΔIC hoặc ΔG/ΔTC; ΔG = G2 - G1; ΔIC = IC2-IC1; ΔTC = TC2-TC1

Trang 22

Trong đó: G2 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC2 hoặc TC2, G1 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC1 hoặc TC1

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ trên thế giới

Nghệ mọc hoang trong các khu rừng ở Nam Á và Đông Nam Á Nó là một trong những thành phần chính trong nhiều món ăn châu Á Y học cổ truyền Tamil, còn được gọi là Siddha, đã đề nghị sử dũng nghệ trong thực phẩm vì giá trị chữa bệnh tiềm năng của nó, mà vẫn là một chủ đề đang được nghiên cứu Việc sử dụng

nó để làm chất tạo màu không có giá trị chính trong ẩm thực Nam Á

Tại Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ có rất nhiều Công ty chiết xuất Curcumin, các công ty này thường chiết xuất nhiều loại cây làm nguyên liệu dược và thực phẩm chức năng chứ không ch chiết xuất Curcumin từ củ nghệ, rễ nghệ và rao bán với số lượng đặt hàng ít nhất là 1kg và có khả năng cung cấp mỗi tháng từ 5 tấn đến 10 tấn và

giá rao bán cũng rất khác nhau 10-100 USD/kg và 120-150 USD/kg

Ấn Độ là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nghệ lớn nhất trên thế giới (Aggarwal và CS, 2014) Chất lượng nghệ Ấn Độ cũng được xem là hấp dẫn nhất thế giới bởi hàm lượng curcumin cao Sản lượng nghệ hàng năm của thế giới được sản xuất xấp x 80% tại Ấn Độ, sản lượng còn lại thuộc về Trung Quốc, Miến Điện, Nigeria, Bangladesh và một số nước khác (Hình 1.2) Hàng năm Ấn độ sản xuất khoảng 658.400 tấn trên diên tích 142.900 ha Trong đó Andhra Pradesh được sản xuất tập trung với diện tích 64.100 ha, sản lượng 346.000 tấn, tiếp theo là Tamil Nadu, Orissa, Karnataka, và Tây Bengal (Aggarwal và CS, 2014)

Trang 23

n 1: Tình hình sản xuất nghệ trên thế giới

Do điều kiện sản xuất trên quy mô lớn nên Ấn Độ đã có điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm nghệ đi nhiều nước trên thế giới Tình hình xuất nhập khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014 chủ yếu được thống kê với 11 quốc gia với sản lượng xấp x 40 nghìn tấn/năm, trong đó sản lượng lớn thuộc về U.A.E, USA, Bangladesh, Nhật Bản, Srilanka, UK và Malaysia (Bảng 1.1) Tuy nhiên trong những năm gần đây bằng công nghệ tách chiết curcumin hiện đại, các sản phẩm của nghệ đã được tiêu thụ mở rộng trên phạm vi toàn cầu Do đó mức tiêu thụ các sản phẩm nghệ đang có xu hướng tăng lên tại châu Âu, châu Mỹ và Australia với sản lượng hàng triệu tấn/năm (June, 2015)

78%

8%

4% 3% 3% 4%

Ấn Độ Trung Quốc Mianma Nigeria Bangladet Nước khác

Trang 24

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2012-2014

(Source: DGFT, Ministry of Commerce, GOI)

1.2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ nghệ tại Việt Nam

Theo tên gọi dân gian thì ở Việt Nam có hai loài Nghệ trồng là nghệ nếp và nghệ

tẻ Có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Nông và được trồng phổ biến trong cả nước Trong đó có loài Nghệ trồng phổ biến là nghệ vàng, trong vị thuốc còn gọi là Uất

kim, Khương hoàng Có tên khoa học là Curcuma longa Linn.hay C.domestica Valeton

Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về cây nghệ và đặc biệt là công nghệ chế biến, hiện nay chí có cơ quan duy nhất nghiện cứu về cây nghệ là:Trung tâm Tài nguyên thực vật (Tên tiếng Anh: Plant Resources Center) Được thành lập theo Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ Tiền thân là Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.Trung tâm Tài nguyên thực vật là cơ quan sự nghiệp khoa học độc lập thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

Trang 25

+ Tình hình trồng và chế biến Nghệ tại Việt Nam

Nghệ là cây dược liệu, gia vị được trồng từ lâu rộng rãi trên toàn quốc từ bắc vào nam.Tuy nhiên trước đây người dân chủ yếu trồng để phục vụ cho việc tiêu dùng và sản xuất trong một quy mô nhỏ lẻ không mang tính sản xuất hàng hóa.Các sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phương pháp thủ công truyền thống cho nên chất lượng và giá trị của sản phẩm chưa cao.Trong những năm gần đây nhờ vào các công trình nghiên cứu của các cá nhân và cơ quan trên thế giới và Việt Nam mà giá trị dược liệu của cây nghệ được nâng lên.Cũng từ đó mà nhiều địa phương đã đưa cây nghệ vào danh mục các cây trồng trọng điểm và có những chính sách hỗ trợ người dân phát triển loại cây này

Huyện Khoái Châu t nh Hưng yên là nơi có bề dày kinh nghiệm về trồng nghệ Hiện nay, toàn huyện có khoảng 297 ha trồng nghệ Cây nghệ vàng được trồng ở các xã Chí Tân, Thuần Hưng, Thành Công, Đại Tập, Nhuế Dương

Huyện Đông triều t nh Quảng Ninh, trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015, Đông Triều đặc biệt nhấn mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp Hiện trên địa bàn huyện có hơn 1.800ha diện tích vườn tạp, vườn cây ăn quả kém hiệu quả đang cần được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn Trong những loại cây trồng được chọn thay thế, cây nghệ vàng là một lựa chọn khả thi Công ty cổ phần Secoin Quảng Ninh, một công ty chuyên bảo tồn và phát triển dược liệu, đã đề xuất thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng nghệ vàng (Curcuma longa L.) theo tiêu chí GACP và chế biến nghệ tại Quảng Ninh”

Dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011-2015

Tại Thanh Hóa trong những năm gần đây cây nghệ cũng được đưa vào trồng rộng khắp trên toàn t nh và tập trung vào sản xuất hàng hóa Từ việc trồng nhỏ le phân tán trên diện rộng thì hiện nay thì cây nghệ được trồng tập trung hình thành vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa Hiện nay trên toàn t nh Thanh Hóa tổng

Trang 26

diện tích nghệ được trồng trên 100 ha, tập trung chủ yếu ở Nông trường Thạch Quảng.Sản lượng hàng năm vào khoảng 2.500 tấn, đa số sản lượng sản xuất ra tại Nông trường Thạch Quảng

Hiện nay trên toàn quốc đã có 3 công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ cây nghệ.Trong số đó có công ty CP nghệ Việt, được thành lập để chế biến, sản xuất các sản phẩm từ củ nghệ được trồng tại t nh Thanh Hóa và các địa phương khác trên toàn quốc

+ Chế biến củ nghệ tại Việt Nam

Tại Việt Nam củ nghệ được bán tươi, chế biến thành Tinh bột nghệ, bột nghệ, nghệ sấy, Curcumin và nano curcumin.Gần đây Trung tâm hợp tác và chuyển giao trí thức, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố đã phới hợp nghiên cứu, chiết xuất thành công nano curcumin 95% tinh khiết từ củ nghệ vàng vùng núi Bắc Kạn Các sản phẩm chế biến từ củ nghệ đang bùng nổ trong thời gian qua nhưng để đảm bảo phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước có ngành công nghiệp Dược phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc thì các công ty của Việt Nam còn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa

Xét về mặt thổ nhưỡng, khí hậu, lượng mưa hàng năm thì Việt Nam rất có nhiều tiềm năng để phát triển trồng cây nghệ trên diện rộng như các t nh trung du phía bắc, đồng bằng sông Hồng, các t nh Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ Tuy nhiên những nghiên cứu và các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành trồng và chế biến xuất khẩu nghệ tại Việt Nam còn rất khiêm tốn so với Ấn Độ và các nước Việc quảng cáo rầm rộ các thực phẩm chức năng có thành phần chính là Curcumin, nano Curcumin có rất nhiều tác dụng như phòng chống Ung thư, Alzheimer, Tiểu đường, dị ứng, Viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác làm cho nhiều người tin tưởng rằng Curcumin như là một loại tiên dược có thể chữa khỏi bách bệnh Việt Nam bước đầu vẫn ch sản xuất bột nghệ là chính, các chế phẩm cho ngành dược đòi hỏi đầu tư rất về lớn vốn trang thiết bị, công nghệ và đặc biệt là Thương hiệu.Việt Nam còn khoảng cách quá xa so với Pháp, Hoa Kỳ Canada, Ấn Độ, Trung Quốc.Trồng và chế biến tinh bột nghệ, bột

Trang 27

nghệ, nghệ sấy ở Việt Nam vẫn còn ở qui mô nhỏ lẻ.Các số liệu thống kế và các nghiên cứu khoa học còn nghèo nàn và hạn chế so với các cây trồng khác Sản phẩm siêu lợi nhuận là các sản phẩm chức năng việc sản xuất ra các sản phẩm không phải là quá khó nhưng tiêu thụ được sản phẩm là cả một chặng đường dài Việt Nam trước mắt phát triển trồng cây nghệ để bán củ tươi tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc Chế biến nghệ cho ra các sản phẩm như: Tinh bột nghệ, bột nghệ khô để làm gia vị ( bột cà ri, ngũ vị hương ), nghệ sấy khô

để xuất khẩu và chế biết bột nghệ Việc đầu tư nhà máy chiết xuất Curcumin và sản xuất các sản phẩm chức năng từ curcumin cần có các nghiên cứu đầy đủ về nguồn cung cấp nguyên liệu, qui trình chiết suất Curcumin, loại chiết xuất (extraction type): Dung môi ( solvent extraction) siêu âm (Ultrasound-Assisted Extraction : UAE) Nghiên cứu về thị trường về cạnh tranh để có cơ sở phát triển các sản phẩm chức năng Xây dựng nhà máy chiết xuất Curcumin và nhà máy sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng từ curcumin sẽ phải tiến hành từng bước như: Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư, xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.Khi đã xác định được việc cần thiết phải đầu tư thì mới tiến hành lập: Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi, đối với dự án mới chưa có tiền lệ thì cần phải có thêm bước thẩm tra đầu tư Ch khi nào có đầy đủ các căn cứ vững chắc đảm bảo phát triển bền vững và có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành thì việc đầu tư mới đem lại hiệu quả

1.3 Bài học kinh nghiệm đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng

Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nghệ dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam thì tác giả nhận thấy đề tài cần phải đặt ra những vấn đề nghiên cứu về hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại nông trường Thạch Quảng, t nh Thanh Hóa là:

Cần phải nhận thức rõ được vai trò và giá trị của cây nghệ trong cơ cấu cây trồng tại nông trường

Trang 28

Cần phải nghiên cứu vê thực trạng việc trồng và phát triển và giá trị cây nghệ dược liệu tại nông trường trong thời gian qua để đánh giá một cách toàn diện về thực trạng phát triển cây nghệ dược liệu tại nông trường từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc phát triển cây nghệ dược liệu cho nông trường nói riêng và cho các vùng lân cận nói chung

Cần phải nghiên cứu về tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nghệ của nôngtrường, cùng với đó là xem xét đến các yếu tố giá cả, đầu ra để xem như vậy đã hợp l hay chưa để có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây nghệ dược liệu tại địa bàn nghiên cứu

Đồng thời cũng phải nghiên cứu việc sử dụng các yếu tố đầu vào ví dụ như, giống, phân bón, BVTV, công lao động sử dụng để sản xuất nghệ dược liệu như vậy đã hiệu quả hay chưa để tìm ra giải pháp cụ thể rồi từ đó đem lại hiệu quả cao nhất cho người sản xuất

Trang 29

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NÔNG TRƯỜNG THẠCH QUẢNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm cơ bản của Nông trường Thạch Quảng

Phía Nam giáp xã Thạch Quảng , huyện Thạch Thành

Phía Đông giáp xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành

Có toạ độ địa lý: 20003’50” - 20023’05” vĩ độ Bắc

105014’30” - 105049’00” kinh độ Đông

Nông trường Thạch Quảng có tổng diện tích đất tự nhiên tính đến ngày 31/12/2015 là 2.695,84, được bao bọc bởi con sông Bưởi, địa hình dốc nên hàng năm thường có lũ lụt lớn (nhất là trận lũ lịch sử năm 2007) và rút nhanh bồi đắp cho vùng đất này một lượng phù sa vô cùng phong phú

+ Vùng đồi thấp dưới chân núi đá hình tròn lượn sóng có những yên ngựa kéo dài, độ cao trung bình so với mực nước biển là 200 – 300m, độ dốc có nơi thoải

10 - 150 có nhiều thung lũng

+ Vùng phù sa ven sông là vùng bằng dưới các dãy đồi núi và vùng đồng bằng giáp huyện Vĩnh Lộc

Trang 30

Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên và Môi trường, phần lớn chất đất ở đây rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đây là tiềm năng thế mạnh

vô cùng quý giá của nông trường Thạch Quảng trong quá trình phát triển kinh tế Ngoài ra Nông trường Thạch Quảng còn có mạng lưới giao thông thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 45, t nh lộ 7 nối các huyện trong t nh, đi thị xã B m Sơn, huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Cẩm Thuỷ, tạo điều kiện cho Nông trường Thạch Quảng giao thương với các địa phương trong t nh và cả nước Đặc biệt, với tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng Quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông vận tải xác định là “điểm ngh chân” đã tạo cho Nông trường thạch Quảng có thể có lợi thế phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Thời kỳ này nhiệt độ, độ

ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, có vài đợt gió lạnh và rét

Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,3oC nhưng trung bình cao tuyệt đối tới 41,10C, hàng năm có 10 - 15 ngày gió Lào nắng nóng Sương muối xảy ra 1 - 3 ngày trong năm và đặc biệt lũ nhanh, ứ nước nhiều và tiêu úng chậm Đây là những hạn chế của thời tiết ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông lâm nghiệp của nông trường

Trang 31

+ Nhóm 2: Nhóm phù sa, diện tích 213,48 ha, là nhóm đất tốt đang sử dụng trồng cây ngắn ngày

+ Nhóm 3:Có diện tích 1.056,21 ha gồm sông suối, núi đá, thổ cư, mặt nước …

2.1.1.5 Về thuỷ văn, nguồn nước

Nông trường Thạch Quảng có mạng lưới khe suối gần như đều khắp, một số khe có dòng chảy lớn còn hầu hết do địa hình chia cắt nên có chiều dài ngắn, độ dốc lớn nện sự sói mòn dòng suối mạnh và lưu lượng kiệt nhỏ Các khe suối đều quy tụ

về sông Bưởi (là nhánh lớn nhất của sông Mã) chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam dọc theo chiều dài của Nông trường Thạch Quảng

+ Sông: Sông Bưởi bắt nguồn từ Mai Châu (Hoà Bình) có diện tích tụ thuỷ 1.794 km2, chiều dài 130 km, dòng sông hạ lưu hẹp, dòng chảy quanh co nên khả năng thoát lũ kém

+ Khe, suối: Có nhiều khe như có 3 khe lớn là khe Ngang, khe Hón Khống, khe Hón Bầu

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện:

Thuận lợi: Nông trường Thạch Quảng có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu

và phát triển kinh tế; có đất đai rất thích hợp cho việc phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp ngắn ngày nhất là mía đường, dứa, cây nghệ dược liệu và nhiều nông sản khác

Khó khăn: Hàng năm gây không ít tác hại do lũ lụt và hạn hán vì lượng mưa phân bổ không đồng đều, ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp

Trang 32

2.1.2 Đặc điểm kinh tế và lao động và tình hình sử dụng đất đai của Nông trường Thạch Quảng

2.1.2.1 Về kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế huyện Thạch Thành nói chung và Nông trường Thạch Quảng nói riêngđã có bước phát triển rõ rệt Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nông trường Thạch Quảng ở mức 9 - 10%/năm Thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu quả

Nông trường Thạch Quảng là một trong những nông trường đầu tiên trong

t nh Thanh Hóa kết hợp mô hình kinh tế nông trường và kinh tế hộ đạt kết quả cao Đồng thời bằng nhiều chính sách như trợ giá trợ giống, vốn, kỹ thuật canh tác Nông trường Thạch Quảng là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình xen canh cây nghệ dược liệu với cây cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao Diện tích trồng nghệ dược liệu của nông trường năm 2015

là 161,44 ha, năng suất bình quân đạt 225 tạ/ha, (có những diện tích cá biệt lên tới 320 tạ/ha), sản lượng cây nghệ dược liệu năm 2015 đạt 3.632,40 tấn Đặc biệt năm 2013 nông trường đã thành lập Công ty cổ phần Nghệ Việt với mục đích nghiên cứu, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây nghệ dược liệu Giá trị kinh tế

mà cây nghệ dược liệu đem lại không ch góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế cho Nông trường mà còn góp phần giải quyết việc làm cho làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người lao động Góp phần thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu cây trồng trong Nông trường Thạch Quảng nói riêng và huyện Thạch Thành nói chung, chuyển dịch từ những cây trồng truyền thống có giá trị kinh tế thấp sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao Đồng thời góp phần làm thay đổi cách tư duy, làm ăn của các nông trường

Trang 33

Một số ch tiêu kinh tế cơ bản mà Nông trường Thạch Quảng đã đạt được trong năm 2015, như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,4 %

Thu nhập bình quân trên một lao động của Nông trường đạt 52 triệu đồng/lao động Giá trị kinh tế trên 1ha đất đạt 86,8 triệu đồng/1ha

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của Nông trường năm 2015

* Đặc điểm đất đai của Nông trường

Là vùng trung du của t nh, địa hình có độ dốc dưới 12o, độ dày của tầng đất canh tác từ 0,8 - 1 m và chia thành 5 loại đất trong đó đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn

Đất đồi của Nông trường Thạch Quảng chủ yếu là đất chua nên việc bón vôi

để cải tạo đất là cần thiết Hàm lượng mùn trong đất đồi rất thấp cho nên việc bón phân hữu cơ cho các loại cây trồng là không thể thiếu nhằm cải tạo đất và tăng hiệu quả sản xuất cây trồng

Riêng về cây nghệ dược liệu qua các năm trồng tại vùng đất của Nông trường thì nhận thấy cây nghệ dược liệu có khả năng phát triển tốt trên vùng đất của Nông trường Thạch Quảng Năng suất nghệ bình quân hiện tại năm 2015 là 2580 tạ/ha, nếu được đầu tư thâm canh thích hợp có thể nâng cao năng suất cây nghệ dược liệu lên hơn nữa

*Hiện trạng sử dụng đất của Nông trường Thạch Quảng

Tình hình sử dụng đất của Nông trường được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Trang 34

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của Nông trường Thạch Quảng

Tổng diện tích đất tự nhiên 2,695.84 2,695.84 2,695.84 100%

I Đất sản xuất nông nghiệp 1,423.64 1,423.64 1,423.64 100%

1 Đất trồng cây hàng năm 524.86 524.86 524.86 100% 1.1 - Đất mía: Trong đó 482.66 422.66 362.66 87%

1.1.2 + Mía thuần lưu gốc 291.28 231.28 171.28 77% 1.1.3 + Mía lưu gốc eo trăn 138.72 138.72 138.72 100% 1.1.4 + Mía đường dây 500kv 10.66 10.66 10.66 100% 1.2 - Đất trồng nghệ dƣợc liệu 41.44 101.44 161.44 197%

2 Đất trồng cây lâu năm 896.82 896.82 896.82 100% 2.1 Đất trồng cao su 896.42 896.42 896.42 100% 2.1.1 Cao su tiểu diền 229.06 229.06 229.06 100% 2.1.2 Cao su đại điền 667.36 637.36 667.36 100%

+ Cao su cho thu hoạch 534.42 568.75 600.90 106% + Cao su chƣa cho thu hoạch 362.00 327.67 295.52 90%

Trang 35

Tình hình sử dụng đất của Nông trường Thạch Quảng trong 3 năm trở lại đây được thể hiện trong bảng 2.1 Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá không có

gì thay thế được, đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất Nông trường Thạch Quảng là một đơn vị kinh doanh và sản xuất nông nghiệp cho nên việc quản lý và sử dụng đất đai phải được chú trọng

Do điều kiện đất đai của nông trường có hạn bởi diện tích đất tự nhiên không thể gia tăng được, cho nên tổng diện tích đất tự nhiên của nông trường không có thay đổi được Chính vì việc diện tích đất không thể mở rộng được cho nên Nông trường

ch có thể chuyển đổi loại cây trồng trong cơ cấu cây trồng của đơn vị mình Muốn tăng diện một loại cây trông nào đó thì phải giảm diện tích trồng các loại cây trồng khác Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông trường không ch muốn là chuyển đổi được cần phải có quy hoạch cụ thể Ví dụ như diện tích mía muốn chuyển đổi sang trồng loại cây trồng khác thì phải cân đối lượng mía cung cấp cho nhà máy đường và còn phụ thuộc vào quy hoạch của huyện Đối với diện tích trồng rừng thì càng khó chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác

Trong 3 năm trở lại đây thì diện tích trồng các loại cây trồng trong tổng diện tích đất của nông trường không có biến động lớn.Các diện tích trồng rừng, trồng cao

su không có gì thay đổi.Ch có diện tích cây mía là giảm đi thay vào đó là diện tích cây nghệ dược liệu Tốc độ tăng trưởng bình quân của cây nghệ dược liệu trong 3 năm qua đạt 197% Và cây mía đã giảm 13%, trong đó diện tích mía thuần lưu gốc giảm 23% Sở dĩ có sự thay đổi này vì trong những năm trở lai đây cây mía không cho năng xuất cao, giá bán thấp, thu nhập từ việc trồng mía không cao, trong khi đó diện tích cây nghệ dược liệu tăng lên do trong những năm qua cây nghệ đã chứng minh được hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho các hộ canh tác loại cây này

Qua bảng 2.1 cho thấy tổng diện tích đất của Nông trường là 2.695,84 ha chủ yếu là đất nông nghiệp Với diện tích đất dùng để sản xuất nông nghiệp là 1.423,64

ha chiếm 52,80% tổng diện tích đất tự nhiên của Nông trường, chia đều cho 6 đội sản xuất của Nông trường Trong diện tích đất sử dụng để sản xuất nông nghiệp có 524,86 ha là đất dùng để sản xuất cây hàng năm, chủ yếu là cây mía với 326,66 ha

Trang 36

Cây nghệ dược liệu là loại cây trồng hàng năm đang được mở rộng diện tích, năm

2015 diện tích cây nghệ dược liệu là 161,44 ha, với việc mở rộng diện tích trồng cây nghệ dược liệu sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất của Nông trường lên vì giá trị kinh tế của cây nghệ theo những đánh giá ban đầu thì cao hơn so với các loại cây trồng hàng năm khác Với diện tích 0,76 ha thì diện tích đất trồng lúa ch đủ để phục vụ một phần nhu cầu lương thực của Nông trường, không thể sản xuất hàng hóa được

Diện tích đất trồng cây lâu năm của nông trường là 896,82 ha, chiếm 63% diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của nông trường Cây cao su là cây trồng chủ yếu trong diện tích trồng cây lâu năm của nông trường với diện tích lên tới 896,42 ha, trong đó diện tích cao su cho thu hoạch là 568,76 ha Diện tích cao

su chủ yếu trồng từ những năm 2007 cho đến nay, bắt đầu cho thu hoạch mủ Tuy nhiên do không thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại nông trường cho nên cây cao

su phát triển không tốt như những vùng khác và cho năng suất mủ không cao, cùng với đó là tình hình giá mủ cao su xuống thấp kèm theo là tình trạng khó tiêu thụ mủ cao su Cho nên hiệu quả kinh tế mà cây cao su đem lại cho nông trường không cao Với việc chiếm một diện tích đất khá lớn tới gần 63% tổng diện tích đất nông nghiệp của nông trường, và tình hình sản lượng, giá cả, sức tiêu thụ của thị trường như hiện nay thiết nghĩ nên có một cách chuyển dịch cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, như vậy sẽ không làm lãng phí nguồn tài nguyên đất đai của đất nước

Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của nông trường là 1.079,24 ha, chiếm 40,07% tổng diện tích đất tự nhiên của nông trường Trong đó diện tích trồng rừng sản xuất là 289,46 ha chủ yếu là trồng cây keo, để làm nguyên liệu cho các công ty chế biến gỗ trên địa bàn, và các địa phương lân cận Đây là diện tích đem lại nguồn thu khá lớn cho nông trường, cây keo được trồng tại nông trường cho năng suất khá cao, năng suất trung bình là 85m3/ha/chu kỳ Diện tích đất trồng rừng 327 là 133,56

ha, đây là diện tích được giao khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ, không mang lại giá trị kinh tế cho nông trường nhưng đó là diện tích có giá trị về mặt bảo vệ môi trường, giữ nguồn nước cho các khu vực khác Đồng thời diện tích này cũng là nơi

Trang 37

lưu trữ những cây gỗ quý, nguồn gen quý cho nghành lâm nghiệp và cũng là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã

Với diện tích lên tới 656,22 ha khu vực đất núi đá có lùm cây chiếm 60% diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của nông trường, đây là khu vực núi đá tầng canh tác mỏng không thích hợp trồng các loại cây lâm nghiệp Đây là diện tích không mang lại giá trị kinh tế cho nông trường, tuy nhiên cũng không mất công bảo vệ

Diện tích đất phi nông nghiệp của nông trường là 192,26 ha, chiếm 7,13% tổng diện tích đất của nông trường Đây là diện tích được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau của nông trường, đa số được sư dụng vào mục đích phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của nông trường, ví dụ như; đất chuyên dùng, đất nhà ở, trụ sở, đất giao thông Qua bảng 2.1 có thể thấy diện đất chưa sử dụng của nông trường chiếm một t lệ nhỏ ch khoảng 2,7% trong tổng diện tích đất của nông trường, tuy nhiên trong diện tích chưa sử dụng của nông trường thì phần lớn là đất núi đá không thể canh tác được Đối với diện tích đất chưa sử dụng còn lại trong các thửa của nông trường thì đơn vị sẽ có kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý và tránh lãng phí một cách hiệu quả nhất Còn lại đối với diện tích núi đá chưa sử dụng được vì

đây là diện tích khá là khó cho việc có kế hoạch sử dụng

Trang 38

4 Phân loại công việc Người

+ Quản l Người 11 12 14 109.091 116.667 112.815 + trực tiếp sản

Trang 39

Qua bảng 2.2 cho thấy tình hình sử dụng lao động của Nông trường Thạch Quảng trong 3 năm không có nhiều thay đổi Với tổng số lao động gần 400 người tốc độ phát triển bình quân là 103,604%., cho ta thấy số lao động được tuyển dụng mới hàng năm là không đáng kể Do đặc thù sản xuất và đất đai mà nông trường đã

bố trí công việc hợp l cho công nhân để không có tình trạng thiếu hụt hay lãng phí nguồn lao động Điều này cho thấy số lượng lao động trong nông trường Thạch Quảng tương đối ổn định

Trong cơ cấu lao động của nông trường cho thấy lao động hợp đồng thời vụ luôn chiếm hơn 50% trong tổng số lao động của nông trường cụ thể năm 2013 tỷ lệ này là 53%, năm 2014 là 53% và năm 2015 là 53% Điều này cho thấy nông trường

sử dụng lao động thời vụ nhiều hơn do đặc thù sản xuất của nông trường Có những công việc không cần tới những lao động thường xuyên ví dụ như công việc thu hoạch mía, nghệ Việc sử dụng nhiều lao động thời vụ sẽ giúp cho nông trường tiết kiệm được một khoản chi phí trả lương cho công nhân vì thường những lao động thời vụ sẽ có mức chi trả thấp hơn so với lao động có hợp đồng dài hạn Tuy nhiên việc sử dụng nhiều lao động thời vụ cũng phát sinh nhiều vấn đề ví dụ như những lúc cần thiết như thu hoạch mía, nghệ mà không thuê được lao động thì việc thu hoạch cũng như kế hoạch sản xuất cũng sẽ gặp nhiều khó khăn Từ đó nông trường cần phải có những kế hoạch sử dụng lao động thời vụ sao cho hợp lý nhất để đảm bảo tiến độ công việc

Số lao động có hợp đồng chính thức dài hạn luôn chiếm khoảng 46% đến 48%, số lượng lao động này phân bổ cho tất cả các công việc của nông trường và đảm bảo mọi hoạt dộng của nông trường luôn được đảm bảo Số lượng này tập trung ở các công việc như chăm sóc cao su, chăm sóc mía Đây là những công việc đòi hỏi phải có lao động thường xuyên và có kỹ thuật để đảm bảo cho các loại cây trồng này phát triển một cách tốt nhất

Tất cả số lao động chính thức của nông trường đều đã qua đào tạo Trong đó nhiều nhất là người có trình độ sơ cấp tức là đã được đào tạo một cách bài bản về công việc mà lao động làm tại nông trường, có một số lao động có bằng trung cấp

Trang 40

trở lên Đối với cán bộ quản l thì đều có trình độ đại học trở lên Số lao động qua đào tạo luôn tăng theo số lượng lao động chính thức của nông trường với tốc độ phát triển bình quân là 104,6% Với lực lượng lao động được đào tạo một cách bài bản như vậy nên mọi công việc trong nông trường luôn được hoàn thành một cách tốt nhất Cùng với việc lao động được đào tạo sẽ là sự tiếp thu khoa học kỹ thuật một cách tốt nhất Từ đó việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng trong nông trường được thực hiện một cách khoa học, bài bản đem lại hiệu quả cao

Cùng với việc lao động luôn được đào tạo để nâng cao kiến thức thì tay nghề, bậc nghề của người lao động luôn được trau dồi, nâng cao Đội ngũ công nhân lành nghề của nông trường ngày càng tăng lên theo thời gian, số lượng công nhân có bậc nghề từ 1/8 đến 3/8 ngày càng giảm xuống và tỷ lệ công nhân có bậc nghề cao ngày càng tăng lên Số lượng lao động có bậc nghề từ 4/8 trở lên luôn chiếm tỷ lệ trên 50% Tức là nông trường có một lượng lao động lành nghề tương đối cao và làm việc lâu năm tại nông trường

Nông trường Thạch Quảng có một bộ máy quản l tương đối gọn nhẹ với 14 người Do đặc thù sản xuất của nông trường để tập trung vào sản xuất cho nên bộ máy quản lý gọn nhẹ không cồng kềnh, ít phòng ban Tập trung đa số người lao động vào việc sản xuất

Trong tổng số lao động trực tiếp sản xuất thì số lượng lao động trồng và chăm sóc rừng không đổi qua các năm vì diện tích rừng trồng và chăm sóc của nông trường không có nhiều thay đổi qua các năm Số lượng lao động trồng và chăm sóc cao su cũng không đổi vì diện tích cao su của nông trường không được mở rộng, một số diện tích cao su đã cho thu hoạch nhưng cũng không cần nhiều lao động hơn nữa Cùng với đó là công việc trồng rừng và trồng cao su ở nông trường hiện tại chưa áp dụng được các loại máy móc vào sản xuất do đặc thù địa hình của nông trường, cho nên số lượng lao động không có biến động Ch có lao động trồng và chăm sóc mía là giảm đi do diện tích trồng mía của nông trường giảm đi, do những năm gần đây thời tiết khô hạn và giá bán mía nguyên liệu không cao cho nên nông trường không mở rộng diện tích trồng mía, do đó số lượng lao động trong công việc

Ngày đăng: 07/05/2018, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. Thống kê, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường và tập thể tác giả
Nhà XB: Nxb. Thống kê
Năm: 1996
2. David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush (1995), Kinh tế học, Nxb. Giáo dục, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Tác giả: David Begg, Stanley Fischer, Rudger Dornbush
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1995
3. David Colman (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế nông nghiệp
Tác giả: David Colman
Nhà XB: Nxb. Nông nghiệp
Năm: 1994
4. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự Thật, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự Thật
Năm: 1987
5. Nông trường Thạch Quảng (2013, 2014, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động, kinh doanh, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động, kinh doanh
6. Nông trường Thạch Quảng (2015), Báo cáo tình hình sử dụng đất trong 3 năm 2013-2015 và phương hướng đến năm 2020 của Nông trường Thạch Quảng, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình sử dụng đất trong 3 năm 2013-2015 và phương hướng đến năm 2020 của Nông trường Thạch Quảng
Tác giả: Nông trường Thạch Quảng
Năm: 2015
7. Nguyễn Duy Tính (1999), Hiệu quả xã hội trong Sử dụng đất nông nghiệp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả xã hội trong Sử dụng đất nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Duy Tính
Năm: 1999
8. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), Kinh tế nông nghiệp, Nxb.Thống kê, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nxb.Thống kê
Năm: 2002
9. Lê Khả Tường (2010), Báo cáo kết quả thu thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ, góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thu thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ, góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Việt Nam
Tác giả: Lê Khả Tường
Năm: 2010
10. Lê Khả Tường (2010), Kết quả điều tra, thu thấp, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ góp phần đa dạng cây trồng ở Việt nam, Hội giống cây trồng Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra, thu thấp, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ góp phần đa dạng cây trồng ở Việt nam
Tác giả: Lê Khả Tường
Năm: 2010
11. Lê Khả Tường (2012), Kết quả điều tra, thu thấp, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ góp phần đa dạng cây trồng ở Việt nam, Trung tâm thông tin khoa học công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra, thu thấp, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ góp phần đa dạng cây trồng ở Việt nam
Tác giả: Lê Khả Tường
Năm: 2012
12. Lê Khả Tường (2014),“Nhân giống nghệ triển vọng N8 bằng phương pháp nuôi cấy mô”, Tạp chí nông nghiệp và PTNT, (số11), trang 60-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống nghệ triển vọng N8 bằng phương pháp nuôi cấy mô”, "Tạp chí nông nghiệp và PTNT
Tác giả: Lê Khả Tường
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w