1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO AN DIA LI 12 CHUAN

215 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

GIÁO ÁN ĐỊA 12 CHUẨNa. Kiến thức: HS biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta; Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta; Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới. b. Kỹ năng: Biết liên hệ các kiến thức địa lý với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới c. Thái độ: Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. d. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng tranh ảnh địa lí, NL tính toán. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên Bản đồ kinh tế Việt Nam; Một số hình ảnh, tư liệu, về các thành tựu của công cuộc đổi mới; hội nhập b. Chuẩn bị của học sinh SGK và các đồ dùng học tập khác.

Trang 1

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

Tiết 1- BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

1 Mục tiêu

a Kiến thức:

- HS biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta;

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới

và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta;

- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng tranh ảnh địa lí, NL tính toán

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ kinh tế Việt Nam;

- Một số hình ảnh, tư liệu, về các thành tựu của công cuộc đổi mới; hội nhập

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ: Không

Đặt vấn đề :(1’) Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt

được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và anninh quốc phòng Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phảivượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động 1: Xác định bối cảnh nền kinh tế - xã hội

nước ta trước Đổi mới (8’)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở; Nêu vấn đề

Trang 2

Bối cảnh:

- Ngày 30/4/1975: Đất nước thống nhất và xây dựng

XHCN

- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu

- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập

kỷ 70, đầu thập kỷ 80 diễn biến phức tạp

-> Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng

- GV giải thích khoán 10 và khoán 100

- GV nêu các câu hỏi dẫn dắt để HS trả lời được diễn

biến công cuộc Đổi mới

-GV chốt kiến thức:

Diễn biến:

- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số

ngành (nông nghiệp, công nghiệp)

- Ba xu thế đổi mới từ Đại hội lần VI tháng 12/1986:

+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội;

+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo

định hước xã hội chủ nghĩa;

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế

giới

Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành tựu của nền kinh

tế - xã hội nước ta(10’)

PP/KT dạy học: Nêu vấn đề;Thảo luận

Hình thức tổ chức HĐ: Nhóm

GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi

nhóm

- Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công

cuộc Đổi mới ở nước ta Cho ví dụ thực tế

- Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng

chỉ số giá tiêu dùng (tỷ lệ lạm phát) các năm 1986

-2005 Ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát

- Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỷ lệ nghèo

chung và tỷ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn

1993 – 2004

- GV chỉ trên bản đồ kinh tế Việt Nam các vùng kinh tế

trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh

HS trả lời được xu hướngcủa đổi mới

Trang 3

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lónh thổ.

GV chốt kiến thức:

Thành tựu:

- Nước ta đó thoỏt khỏi tỡnh trạng khủng hoảng kinh tế

- xó hội kộo dài Lạm phỏt được đẩy lựi và kiềm chế ở

mức một con số

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khỏ cao (đạt 9,5% năm

1999, 8,4% năm 2005)

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cụng nghiệp

húa, hiện đại húa (giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ

Hoạt động 4: Tỡm hiểu tỡnh hỡnh hội nhập quốc tế

và khu vực của nước ta (12’)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở; Nờu vấn đề

Hỡnh thức tổ chức HĐ: Cả lớp

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của

bản thõn, cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế

kỷ XX cú tỏc động như thế nào đến cụng cuộc Đổi mới

ở nước ta?

GV chốt kiến thức:

Bối cảnh:

- Thế giới: toàn cầu húa là xu hướng tất yếu của nền

kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tỏc kinh tế khu vực

- Việt Nam là thành viờn của ASEAN (7/1995), bỡnh

thường húa quan hệ Việt – Mỹ, thành viờn WTO

(2007)

GV: Những thành tựu và khú khăn của trong hội nhập

quốc tế và khu vực?

Thành tựu và khú khăn

- Thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài FDI; ODA

- Đẩy mạnh hợp tỏc kinh tế, khoa học kỹ thuật, bảo vệ

mụi trường

- Phỏt triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu

gạo…

- Cạnh tranh gay gắt, quyết liệt

Hoạt động 5: Tỡm hiểu một số định hướng chớnh để

đẩy mạnh cụng cuộc Đổi mới ở nước ta (4’)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở; Nờu vấn đề

HS thảo luận nhúm và sau

đú trỡnh bày được cỏc thànhtựu của đổi mới

HS trả lời được bối cảnhquốc tế tỏc động đến cụngcuộc đổi mới

HS nghiờn cứu, trả lời đượcnhững thành tựu và khúkhăn của nước ta trong hộinhập quốc tế và khu vực

Trang 4

Hình thức tổ chức HĐ: Cả lớp.

? Nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc

Đổi mới ở nước ta?

-GV chốt kiến thức:

Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói

giảm nghèo

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị

trường

- Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với nền kinh tế tri thức

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục…

HS nghiên cứu SGK nêu

một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta

c Củng cố và luyện tập (2’)

Bài học hôm nay chúng ta cần nắm được bối cảnh, thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới và hội nhập của nước ta

d Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)

- Làm câu hỏi 1,2 SGK

- Sưu tầm bài báo về thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam

- Đọc trước bài 2

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

………

- Về phương pháp:………

.………

Trang 5

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

Tiết 2 - Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

1 Mục tiêu

a Kiến thức:

- Xác định được vị trí địa lí,và hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triểnkinh tế xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

* Bản đồ tự nhiên Việt Nam

* Bản đồ các nước Đông Nam Á

* Atlat địa lý Việt Nam

* Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế(1982)

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ: Không

Đặt vấn đề: (2’) GV sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực)

- Hãy gắn tọa độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tựnhiên của vị trí địa lí?

GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc

điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh tế xã hộinước ta

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động cña giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí nước ta (7’)

Gv đặt câu hỏi : Quan sát bản đồ các nước Đông Nam

Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta

* Các điểm cực Bắc, Nam, Đông Tây trên đất liền

Tọa độ địa lý các điểm cực

* Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển

Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung

Trang 6

+ Giáo viên chuẩn kiến thức:

Vị trí địa lý:

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương gần

trung tâm khu vực Đông Nam Á

- Phía bắc: giáp TQ

- Phía Tây và tây nam: giáp Lào

- Phía Đông, đông nam: giáp Biển Đông

Giáo viên đặt câu hỏi: Lãnh thổ nước ta gồm những bộ

phận nào? Đặc điểm vùng đất ? Chỉ bản đồ hai quần

DT 1 triệu km2 Gồm ( nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp

lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

Vùng trời:

Là không gian bao trùm lãnh thổ

Hoạt động 4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý

tới TN, KT, VH - XH và ANQP (12’)

* GV chia lớp thành 3 nhóm

Nhóm 1: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của vị trí địa

lý tới tự nhiên nước ta

+ Giáo viên gợi ý: Ảnh hưởng đến khí hậu, sinh vật,

HS các nhóm thảo luận và trình bày

Trang 7

+ Giáo viên nhận xét kết luận

+ Giáo viên đặt câu hỏi, trình bày khó khăn của vị trí

địa lý tới KT, XH

+ Học sinh trả lời

Giáo viên chuẩn kiến thức

Ý nghĩa về tự nhiên:

- Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Đa dạng về động thực vật

- Có nhiều tài nguyên khoáng sản

- Phân hóa đa dạng về tự nhiên: B-N; Đ-T; thấp và cao

b Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc

phòng:

- Về kinh tế:

Thuận lợi phát triển GTVT

Tạo điều kiện mở cửa hội nhập khu vực và thế giới

Biển rộng nên phát triển các ngành kinh tế biển, du

lịch…

- Văn hóa, xã hội: Giao lưu văn hóa, hòa bình, hợp

tác…

- Về ANQP: Vị trí Địa – chính trị quan trọng

c Cũng cố và luyện tập (2’)

Hãy ghép đôi các yếu tố ở cột bên phải tương ứng với cột bên trái.

1 Diện tích phần đất liền và hải đảo (km2) A 1.000.000

2 Đường biên giới trên đất liền (km) B 28

3.Diện tích vùng biển (km2) C 3260

5 Chiều dài đường bờ biển (km) E 331.212

b Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

………

- Về phương pháp:………

………

Trang 8

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 3 BÀI 3 THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

1 Mục tiêu:

a Kiến thức

- Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệthống kinh vĩ tuyến) Xác định được vị trí địa lý nước ta và một số đối tượng địa lýquan trọng

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Bản đồ trống Việt Nam

- Atlat Địa lý Việt Nam

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ: Không

Đặt vấn đề: (1’) Vẽ lược đồ Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em cũng

cố thêm kiến thứ về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta, đồng thời rèn luyện chocác em kĩ năng vẽ lược đồ, sơ đồ và cách xách định các điểm khống chế tọa độ trên lưới

ô vuông

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1: Vẽ khung lược đồ Việt Nam và xác định

các điểm khống chế mặt trên lưới ô vuông (30 phút)

Bước 1: Vẽ khung ô vuông (10')

+ GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô

Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống

chế Nối thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ VN

(10')

Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới (vẽ nét đứt -), vẽ đường bờ

biển có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ (3')

Trang 9

Bước 4: Dùng các ký hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các

quần đảo Hòang Sa và Trường sa (2')

Bước 5: Vẽ các sông chính (5')

Hoạt động 2: Điền tên các địa danh (10’)

Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh:

+ Tên nước: Chữ in đứng

+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa có dấu, viết song

song với cạnh ngang của khung lược đồ Tên sông viết dọc

HS điền tên các thànhphố thị xã vào lược đồ

Trang 10

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

………

- Về phương pháp:………

………

PHỤ LỤC LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

Trang 11

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 4 - BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

- Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và

sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lí tự nhiên Việt Nam

- Atlat Địa lí Việt Nam

- Tranh, ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đồi núi của đất nước (nếu có)

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình dạy học

Kiểm tra bài cũ: Không

Đặt vấn đề: (1’) Địa hình đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình VN Địa

hình miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và cócấu trúc đa dạng Địa hình VN là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và đang chịutác động mạnh mẽ của con người

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động 1: Nghiên cứu đặc điểm chung của địa hình.

(18’)

Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc

điểm địa hình VN ?

 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên VN

( hoặc dựa vào atlat địa lí VN, bản đồ trong sách giáo

khoa VN) + kênh chữ SGK, trả lời một số câu hỏi sau:

- Các dạng địa hình chủ yếu ở nước ta, địa hình nào chiếm

Học sinh nghiên cứu SGK trả lời

Trang 12

a Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ

yếu là đồi núi thấp; ¾ diện tích là đồi núi thấp; Đồi núi

cao trên 2000m chỉ chiểm 1% địa hình

b Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình được tân kiến tạo làm trẻ lại

- Hướng địa hình gồm: Hướng Tây Bắc – Đông Nam và

hướng vòng cung

c Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Xâm thực mạnh ở Miền núi, bồi tụ nhanh chóng ở đồng

bằng và hạ lưu sông

d Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con nguời

Gv: Những đặc điểm này đã góp phần vào sự phân hoá

của thiên nhiên và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển

kinh tế xã hội của nước ta

Hoạt động 2 : Nghiên cứu về địa hình đồi núi (22’)

 Địa hình đồi núi

GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát lược

đồ tự nhiên VN, Átlat địa lí VN, trao đổi và điền vào

phiếu học tập

- Lấy một số ví dụ về các thẳng cảnh của từng vùng

- Gv nhận xét và chuẩn kiến thức

(Phần phụ lục).

 Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Gv yêu cầu hs tìm trên bản đồ tự nhiên VN (Átlat địa lí

VN) các bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, dải đồi trung

du chuyển tiếp từ miền núi xuống Đồng Bằng Sông Hồng

Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.

+ Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

+ Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở ĐNB với bậc thềm

phù sa cổ và bề mặt phủ Badan

+ Đồi trung du phần nhiều là là các thềm phù sa cổ bị chia

cắt do tác động của dòng chảy Tập trung nhiều ở đồng

bằng sông Hồng và ven biển miền Trung

HS quan sát lược đồ tựnhiên VN, Átlat địa lí VN,trao đổi và điền vào phiếuhọc tập

Đại diện các nhómtrình bày, các nhóm khácnhận xét và bổ sung

HS tìm trên bản đồ tựnhiên VN (Átlat địa lí VN)các bán bình nguyên ởĐông Nam Bộ, dải đồitrung du chuyển tiếp từmiền núi xuống ĐồngBằng Sông Hồng

c Cũng cố và luyện tập (3’)

So sánh điểm khác nhau địa hình của vùng núi (Đông Bắc với Tây Bắc, Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam)

Trang 13

d Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)

- Hoàn thành các câu hỏi cuối bài, về nhà xem trước bài mới

PHỤ LỤC

Thông tin phản hồi

Đông Bắc Nằm ở tả ngạn Sông Hồng

- Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Chủ yếu là đồi núi thấp.

- Độ cao trên 2000m ở thượng nguồn sông Chảy, ở trung tâm có độ cao trung bình là 500 -600m.

- Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở

ra ở phía Bắc và phía Đông đó là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông là Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam …

Tây Bắc Nằm ở giữa Sông Hồng và

Sông Cả

Đây là vùng địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn cùng hướng Tây Bắc –Đông Nam, trong

đó có núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ Hướng nghiêng chung là hướng Tây Bắc- Đông Nam

Trường Sơn

Bắc

Giới hạn từ phía nam Sông

Cả tới Đèo Hải Vân

- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

- Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, hẹp ngang

Trường Sơn

Nam Phía nam Bạch Mã đến vĩtuyến 11 0 B

Gồm các khối núi và cao nguyên + Khối núi Kon Tum và khối núi cực nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, có những đỉnh cao trên 2000m

+ Các cao nguyên badan Playku, Daklak, MơNông, Di Linh, ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao từ 500- 1000m

+ Giữa hai suờn Đông – Tây có sự đối xứng rõ rệt.

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

-Về phương pháp:………

Trang 14

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 5 BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)

- Khai thác các kiến thức từ bản đồ tự nhiên

- Phân tích mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên

c Thái độ.

- Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng các điều kiện tự nhiên của khuvực mình sinh sống

d Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Atlat địa lí Việt Nam

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Đáp án:

a Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

b Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

c Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

d Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con nguời

Đặt vấn đề (1’): Bài học hôm trước, chúng ta đã tìm hiểu về các đặc điểm về địa

hình nước ta, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các khu vực địa hình và những thuận lợi,khó khăn của các khu vực địa hình đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động 1 Tìm hiểu về đồng bằng châu thổ sông 12'

Trang 15

Hỏi: ĐBSH và ĐBSCL có những điểm gì giống và khác

* Giống nhau: Hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ

dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

- Vùng trong đê không được phù bồi đắp hàng năm, tạo

thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước

Vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm

ĐBSCL:

- Do S.Tiền và S.Hậu bồi tụ hàng năm

- DT 40.000 km2

- Địahình thấp, phẳng hơn, hệ thống kênh rạch chằng chịt

- Mùa lũ ngập sâu ở các vùng trũng Mùa cạn, nước triều lấn

mạnh làm 2/3 DT bị nhiễm mặn

HS quan sát hình 6SGK và kết hợp BĐ tựnhiên VN (Atlat), thảoluận và trình bày theodàn ý

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ĐB ven biển(10’)

GV yêu cầu học sinh quan sát hình 6 SGK nêu đặc điểm của

ĐB ven biển theo dàn ý sau:

Đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm gì?

+ Hẹp ngang, bị núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ

Một số đồng bằng được mở rộng: đb Thanh Hóa (cửa S.Mã),

ĐB Nghệ An (cửa S.Cả), ĐB Quảng Nam (cửa S.Thu Bồn),

HS quan sát hình 6SGK nêu đặc điểm của

ĐB ven biển

Trang 16

ĐB Phú Yên (cửa S.Đà Rằng)

+ Đất nghèo, ít phù sa

Hoạt động 3 Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế của khu vực

đồi núi (10’)

GV yêu cầu HS dựa vào SGK, kiến thức đã học và BĐ: Nêu

các thế mạnh về thiên nhiên của khu vực đồi núi?

a Khu vực đồi núi

* Các thế mạnh.

- Tập trung nhiều loại khoáng sản nội sinh và ngoại sinh là

cơ sở để PT công nghiệp hóa

- Tài nguyên rừng phong phú, với nhiều loài quí hiếm của

rừng nhiệt đới

- Có các bề mặt cao nguyên tạo thuận lợi cho việc hình thành

các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn

nuôi đại gia súc Có các thung lũng, lòng chảo rộng trồng

cây lương thực Ở vùng cao nuôi trồng được các ĐV, TV

cận nhiệt và ôn đới

- Các sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (S.Đà, S

Đồng Nai, S XêXan, )

- Nhiều vùng núi trở thành điểm nghỉ mát, du lịch nổi tiếng

như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo,

GV: Nêu những khó khăn của tự nhiên miền đồi núi?

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn

dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao

lưu KT giữa các vùng

- Miền núi hay xảy ra thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói

mòn, trượt lở đất

- Tại các đứt gẫy sâu có nguy cơ phát sinh động đất Nơi khô

thường có nạn cháy rừng Miền núi đá vôi thường thiếu

nước vào mùa khô

- - Việc sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền

đồi núi nước ta đã gây nên những hậu quả gì?

- GV dựa vào BĐ và vận dụng sử hiểu biết của HS để giải

thích mqh giữa đồng bằng với miền núi

HS dựa vào SGK, kiếnthức đã học và BĐ:Nêu các thế mạnh vềthiên nhiên của khuvực đồi núi

HS trình bày, chỉ trên

BĐ một số mỏ

KS, các vùng chuyêncanh cây công nghiệp,chăn nuôi đại gia súc,các thung lũng và lòngchảo rộng trồng câylương thực, một số nhàmáy thủy điện, điểmnghỉ mát nổi tiếng

HS xác định những khókhăn, hạn chế của khuvực đồi núi

Hoạt động 4 Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế của khu vực

Trang 17

nông sản mà nông sản chính là lúa gạo

- Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, thủy sản,

lâm sản

- Có đều kiện tập trung các thành phố, các khu CN, trung

tâm thương mại

* Các hạn chế

Thường xuyên chịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán

HS dựa vào SGK và hiểu biết thực tế trình bày những thế mạnh và hạn chế của vùng đồng bằng

c Cũng cố và luyện tập ( 2 ’ )

- ĐBSH và ĐBSCL có những điểm gì giống và khác nhau?

- Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên vùng đồi núi đối với sự phát triển KT – XH nước ta?

d Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’): Sử dụng Atlat để học và trả lời câu

hỏi SGK

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

………

- Về phương pháp:………

………

Trang 18

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

Tiết 6 - BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

1 Mục tiêu bài học:

a Về kiến thức:

- Biết được những nét khái quát về Biển Đông

- Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam, thể hiện ởcác đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiênnhiên vùng biển và các thiên tai

b Về kĩ năng:

- Đọc bản đồ nhận biết sự phân tầng độ sâu, phạm vi thềm lục địa

- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đến khí hậu, địa hình ven biển,sinh vật

- Sử dụng bản đồ để nhận xét TNTN của biển Việt Nam

c Thái độ.

Biết cảm thông, chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai

d Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

- Atlat Địa lí Việt Nam

- Tranh ảnh về rừng ngập mặn, ô nhiễm vùng biển, bão lụt…

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ: không

Đặt vấn đề (1’): Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành các

đặc điểm của thiên nhiên nước ta Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ ảnh hưởng củaBiển Đông đối với khí hậu nước ta

b Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động 1 Tìm hiểu khái quát về Biển Đông (10’)

PPDH: Đàm thoại gợi mở

HTTCDH: Cả lớp

Yêu cầu cả lớp quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam và đọc

phần 1 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những nét khái quát về Biển Đông?

GV chuẩn kiến thức.

HS quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam và đọc phần 1 và trả lời câu hỏi

Trang 19

- Biển Đông là một biển rộng, diện tích: 3,477 triệu km2.

- Là biển tương đối kín

- Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa

- Đây là biển rộng thứ 2 trong các biển của Thái Bình

Dương sau biển Philipphin (5 triệu km2) Phụ lục

Câu hỏi: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mua được thể hiện như

thế nào qua các yếu tố thủy văn?

GV Chuẩn kiến thức

- Tính chất nhiệt, ẩm gió mùa của biển được thể hiện qua

các yếu tố hải văn: Nhiệt độ, độ muối, thủy triều

Chuyển ý: Thiên nhiên Việt Nam chịu tác động rất lớn của

biển, vậy tác động đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu

phần

Hoạt động 2 Tìm hiểu về ảnh hưởng của biển Đông

đến thiên nhiên Việt Nam (31 phút)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở; Nêu vấn đề;

Hình thức tổ chức HĐ: Cả lớp

Gv đặt câu hỏi: Biển Đông có vai trò gì đối với việc hình

thành đặc điểm khí hậu nước ta?

GV chuẩn kiến thức

a Khí hậu: (7’)

- Biển Đông làm biến tính các khối khí khi đi qua biển

(vào mùa hạ: Khối không khí khô, nóng di chuyển từ vịnh

Bengan lên khi vượt qua vùng biển nước ta thì trở nên

nóng ẩm Vào mùa đông: Không khí lạnh từ cao áp Xibia

mang tính chất lạnh khô, khi thổi qua vịnh Bắc Bộ thì trở

nên lạnh ẩm)

- Nước ta không bị sa mạc hóa và hoang mạc hóa giống

như các nước ở cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi

- Khí hậu nước ta điều hòa hơn

Biển Đông ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nước ta

GV: Em hãy chứng minh rằng, địa hình bờ biển rất đa

dạng

b Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển (7’)

- Các dạng địa hình vùng biển rất đa dạng:

Vịnh cửa sông; Các bờ biển bị mài mòn; Tam giác châu có

bãi triều rộng; Đầm phá, cồn cát; Vịnh nước sâu; Đảo ven

HS nghiên cứu trả lời câu hỏi

HS nghiên cứu trả lời câu hỏi

Trang 20

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái trên đất phèn; Hệ

sinh thái rừng trên các đảo…

GV đặt câu hỏi: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển bao

gồm những loại nào?

Gv chuẩn kiến thức

c Tài nguyên thiên nhiên vùng biển (12’).

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển gồm: Tài nguyên

khoáng sản, Tài nguyên hải sản

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt

( Nước ta có 2 bể dầu có trữ lượng lớn: Bể Cửu Long, Bể

Nam Côn Sơn.)

+ Bãi cát chứa titan: Dọc bờ biển nước ta có nhiều khoáng

sản Titan là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

+ Tài nguyên muối

- Tài nguyên hải sản

Trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, ngoài ra còn có 20

loài mực, 50 loài cua, đồi mồi, các loài rong, tảo…

 Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và

hải sản, song không phải là vô tận nên cần phải khai thác

hợp lí và bảo vệ MT sống của sinh vật biển

Chuyển ý: Biển Đông nước ta ngoài việc mang lại những

thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, còn ảnh hưởng tiêu cực

đến sản xuất và đời sống của nhân nhân

GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu ảnh hưởng tiêu cực của biển

Đông nước ta đối với Sản xuất và đời sống

- Giáo viên chuẩn kiến thức

d Thiên tai (5’)

- Bão

- Sạt lở bờ biển

- Các hiện tương khác (cát bay,cồn cát di động…)

- Biển Đông gây ra nhiều thiên tai cần có biện pháp phòng

tránh

HS trả lời được các loại tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta

HS trả lời được ảnhhưởng tiêu cực của biểnĐông nước ta đối vớiSản xuất và đời sống

c Cũng cố và luyện tập (2’)

Trả lời các câu hỏi cuối bài

d Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)

Học bài cũ và đọc trước bài 9

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Về thời gian:………

- Về nội dung kiến thức:………

………

Trang 22

Ngày dạy: Lớp dạy:

Tiết 7 - BÀI 9 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1 Mục tiêu bài học

a Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Phân tích nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa

b Kĩ năng

- Phân tích biểu đồ khí hậu

- Sử dụng bản đồ Địa lí Việt Nam để nhận biết được đặc điểm cơ bản của thiênnhiên Việt Nam

c Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn

d Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Bản đồ khí hậu Việt Nam

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ (3’)

Câu hỏi:

Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu

Đáp án:

- Biển Đông làm biến tính các khối khí khi đi qua biển

- Nước ta không bị sa mạc hóa như các nước cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi

- Biển Đông góp phần điều hòa khí hậu (khí hậu nhiệt đới hải dương)

Đặt vấn đề (1’): Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Biển Đông

đến tự nhiên nước ta Hôm nay, chúng ta tìm hiểu một đặc điểm khác của tự nhiên VN,

đó là “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” bao trùm lên tất cả các thành phần tự

nhiên nước ta

b Dạy nội dung bài mới.

Trang 23

Hoạt động 1 Tìm hiểu tính chất nhiệt đới của khí

hậu (15’)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở;

Hình thức tổ chức HĐ: Cả lớp

- GV cho học sinh đọc SGK bảng số liệu, quan sát

bản đồ khí hậu VN để nhận biết tính chất khí hậu

nhiệt đới VN theo dàn ý :

Chuyển ý: Khí hậu nước ta ngoài việc mang tính

chất nhiệt đới, còn mang tính ẩm Vậy tính ẩm được

thể hiện như thế nào?

GV chuẩn kiến thức

b Lượng mưa, độ ẩm

- Lượng mưa trung bình /năm cao từ 1500 đến 2000

mm/năm Có nơi 3500 – 4000mm/năm

- Lượng mưa phân bố không đều

- Độ ẩm không khí cao trên 80%

Hoạt động 3 Tìm hiểu tính chất gió mùa của khí

hậu (15’)

PP/KT dạy học: Đàm thoại gợi mở; Nêu vấn đề;

thảo luận nhóm

Hình thức tổ chức HĐ: Cả lớp

Chuyển ý : Nhiệt độ nước ta có sự khác biệt giữa

miền bắc và miền nam do tác động gió mùa

GV đặt câu hỏi:

Nước ta nằm vành đai gió mùa nào ? Có mấy lọai

Học sinh đọc SGK bảng sốliệu, quan sát bản đồ khí hậu

VN để nhận biết tính chất khíhậu nhiệt đới VN

Đại diện học sinh trình bày

HS trả lời tính ẩm của khí hậunước ta

HS trình bày được các tính chất của yếu tố gió mùa ở nước ta

Trang 24

gió ? thổi từ đâu đến đâu? tính chất ? Ảnh hưởng đế

+ Tính chất lạnh và khô tạo nên một mùa đông lạnh

miền bắc nhưng di chuyển xuống phía nam, gió mùa

đông bắc suy yếu, bớt lạnh Chặn lại dãy Bạch Mã

* Gió mùa mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng

10

- Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nam bán cầu

thổi vào nước ta theo hướng tây nam

- Tính chất nóng, ẩm gây mưa cho cả nước nhưng

do địa hình nên lượng mưa phân bố không đều từng

thời gian và từng thời điểm trên lãnh thổ nước ta

GV: Khai thác các điều kiện tự nhiên cần chú ý đặc

điểm do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra (lũ,

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Trang 25

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

Tiết 8 - BÀI 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiếp)

1 Mục tiêu

a Kiến thức:

- Biết được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng

- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên

- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối vớihoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp

- Có nhận thức trong bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường xung quanh,

từ đó có hành động bảo vệ môi trường tích cực

d Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL

giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh địa lí

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ địa hình Việt Nam

- Bản đồ các hệ thống sông chính ở nước ta

- Tranh ảnh về địa hình vùng núi mô tả sườn dốc, khe rãnh, đá lở, đất trượt, địahình cactơ Các loài sinh vật nhiệt đới

- Atlat địa lí Việt Nam

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ.(4’)

Câu hỏi: Chứng minh khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới?

Trang 26

Đặt vấn đề (1’): Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về biểu hiện của thiên nhiên

nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các thànhphần khác như: Địa hình, Đất, Sông ngòi và Sinh vật

b Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động 1 Tìm hiểu đặc điểm và giải thích tính

chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình (8’)

GV giao nhiệm vụ cho HS

(phiếu học tập số 1 phần phụ lục Chú ý cách sử dụng

mũi tên đề thể hiện mối quan hệ nhân quả)

Giáo viên chuẩn kiến thức

a Địa hình:

- Xâm thực mạnh ở ở miền đồi núi

(Xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở)

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

(Đồng bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu

Long)

GV đặt thêm câu hỏi: bằng hiểu biết của mình, em

hãy đề ra những biện pháp nhằm hạn chế hoạt động

xâm thực ở vùng đồi núi?

GV kết luận: Làm ruộng bậc thang, hố vảy cá, trồng

và bảo vệ rừng đầu nguồn

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và giải thích tính

chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi, đất và

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Chế độ nước theo mùa

- Đất: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ

yếu ở nước ta

- Sinh vật:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa là cảnh

quan chủ yếu ở nước ta

+ Ở vùng núi cao có sự xuất hiện của các thành phần

HS trao đổi, hoàn thànhphiếu học tập

HS đề ra những biện phápnhằm hạn chế hoạt độngxâm thực ở vùng đồi núi

HS trong các nhóm trao đổi,đại diện các nhóm trình bày,các nhóm khác bổ sung ýkiến

Trang 27

á nhiệt và ôn đới.

GV đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:

Nhóm 1: Chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn của nước

ta, vì sao hàm lượng phù sa của sông Hồng lớn hơn

sông Cửu Long?

Nhóm 2: Giải thích sự hình thành đất đá ong ở vùng

đồi, thềm phù sa cổ ở nước ta?

Nhóm 3: Dựa vào Atlat nhận biết sự phân bố của một

số loại rừng chính cả nước ta

Hoạt động 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thiên

nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời

sống (12’)

GV đặt câu hỏi:

Hãy nêu những ví dụ chứng tỏ thiên nhiệt đới ẩm

gió mùa có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các

hoạt động sản xuất khác và đời sống?

GV chuẩn kiến thức

a Đối với sản xuất nông nghiệp.

- Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng

vụ và mô hình nông - lâm kết hợp

- Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

b Các hoạt động sản xuất khác và đời sống.

- Thuận lợi phát triển lâm nghiệp, thủy sản, giao

thông vận tải, du lịch …

- Đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng…vào mùa

khô

* Khó khăn.

- Thời tiết và khí hậu thất thường Các thiên tai như

bão, lũ lụt, hạn hán thường hay xảy ra

- Các hoạt động kinh tế thường chịu ảnh hưởng trực

tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông

- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy

móc, thiết bị, nông sản

- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái

HS trả lời được các câu hỏicủa giáo viên dựa vào bản

đồ và Atlat

HS lấy được ví dụ chứng tỏthiên nhiệt đới ẩm gió mùa

có ảnh hưởng đến sản xuấtnông nghiệp, các hoạt độngsản xuất khác và đời sống?

d Thường xảy ra hiện tượng lũ quét

1.2 Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì:

a Mưa nhiều làm các chất bazơ dễ bị rửa trôi, đồng thời tích tụ Fe 2 O 3 và Al 2 O 3

Trang 28

b Quá trình đá phong hóa diễn ra chậm.

c Trong thành phần của đất có chứa nhiều chất bazơ Ca2+, Mg2+, K+

d Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)

Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới

PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1: Đọc SGK mục 2.a, hãy hoàn thiện sơ đồ sau để nêu tính chất nhiệt

đới ẩm gió mùa của địa hình nước ta Giải thích nguyên nhân

Phiếu học tập số 2: Đọc mục 2, hãy hãy điền vào bảng sau tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi, đất, sinh vật Giải thích các hiện tượng đó.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình nước ta.

Trang 29

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 9 KIỂM TRA 1 TIẾT

1 Mục tiêu

a Kiến thức

- Kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức của học sinh qua các bài học

- Giáo viên kịp thời điếu chỉnh phương pháp dạy học phù hợp

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh Địa lí, phân tíchbảng số liệu thống kê

Tổng

Vị trí địa lí và

phạm vi lãnh thổ

Ý nghĩa củaVTĐL đối vớiphát triển kinh tế,văn hóa, xã hội,ANQP

1 câu

= 3điểm

Thiên nhiên chịu

ảnh

hưởng sâu sắc của

Biển

Sự đa dạng củacác loại tàinguyên BiểnĐông

Trang 30

Đất nước nhiều đồi

núi

Atslat Địa lí

VN xác địnhcác khu vựcĐịa hình núi,

kể tên cácdãy núichính, cácđỉnh núi có

độ cao 2000mtrở lên

3 điểm;

30 % tổng sốđiểm

2 điểm;

20% tổng số điểm

Tổng

Vị trí địa lí và

phạm vi lãnh thổ

Ý nghĩa củaVTĐL đối vớiphát triển kinh tế,văn hóa, xã hội,ANQP

1 câu

= 3điểm

Thiên nhiên chịu

ảnh

hưởng sâu sắc của

Biển

Sự đa dạng củacác loại tàinguyên BiểnĐông

VN xác địnhcác khu vựcĐịa hình núi,

kể tên các

Trang 31

dãy núichính, cácđỉnh núi có

độ cao 2000mtrở lên

3 điểm;

30 % tổng sốđiểm

2 điểm;

20% tổng số điểm

Tổng

Vị trí địa lí và

phạm vi lãnh thổ

Ý nghĩa củaVTĐL đối vớiphát triển kinh tế,văn hóa, xã hội,ANQP

1 câu

= 3điểm

Thiên nhiên nhiệt

đới ẩm gió mùa

HĐ của gió mùa

3 điểm;

30 % tổng sốđiểm

2 điểm;

20% tổng số điểm

Trang 32

b Nội dung đề kiểm tra

Đề kiểm tra lớp 12A.

Câu 1 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với kinh tế - xã hội và an ninhquốc phòng (5 điểm)

Câu 2 Vì sao nói: tài nguyên thiên nhiên Biển Đông rất đa dạng? (3điểm)

Câu 3 Dựa vào Aslat Địa lí VN xác định các khu vực địa hình núi, kể tên các dãynúi chính, các đỉnh núi có độ cao 2000m trở lên (2 điểm)

Đề kiểm tra lớp 12B

Câu 1 Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới (2 điểm)

Câu 2 Trình bày ý nghĩa của các loại tài nguyên thiên nhiên vùng biển đối với pháttriển tổng hợp kinh tế biển.(5 điểm)

Câu 3 Dựa vào Aslat Địa lí VN xác định các khu vực Địa hình núi, kể tên các dãynúi chính, các đỉnh núi có độ cao 2000m trở lên (3 điểm)

Đề kiểm tra lớp 12C

Câu 1 Phân tích hoạt động của gió mùa ở nước ta (3 điểm)

Câu 2 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta đối với sự phát triển kinh tế, xã hội

và an ninh quốc phòng (5 điểm)

Câu 3 Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam xác định các mỏ dầu khí đang khai thác trênvùng biển nước ta (2 điểm)

3 Đáp án, hướng dẫn chấm và biểu điểm.

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt

(Nước ta có 2 bể dầu có trữ lượng lớn: Bể Cửu Long, Bể Nam Côn Sơn.)

+ Bãi cát chứa titan: Dọc bờ biển nước ta có nhiều khoáng sản Titan là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

+ Tài nguyên muối

- Tài nguyên hải sản

Trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, ngoài ra còn có 20 loài mực, 50 loài cua, đồi mồi, các loài rong, tảo…

- Tài nguyên du lịch, vv (dẫn chứng)

1.0

1.0

1.0 Câu 2 Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:

Trang 33

+ Về kinh tế:

- Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải và hàng khôngquốc tế nên thuận lợi phát triển giao thông vận tải đườngbiển, đường hàng không, tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tếvới các nước trong khu vực và thế giới

- Việt Nam nằm trung khu vực có nền kinh tế phát triển năngđộng của thế giới Vì vậy, đặt nước ta trong thế vừa hợp tác

và vừa cạnh tranh quyết liệt

- Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Thái BìnhDương – Địa Trung Hải nên nước ta có nhiều khoáng sản,phát triển các ngành công nghiệp

- Biển rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên nên phát triển có thể phát triển tổng hợp kinh tế Biển

+ Văn hóa, xã hội: Nằm ở khu vực giao thao của nhiều nền

văn hóa lớn tạo điều kiện giao lưu văn hóa, hòa bình, hợptác…(dẫn chứng)

+ Về an ninh, quốc phòng: Việt Nam nằm trong khu vực

nhạy cảm, đặc biệt lại có chung Biển Đông với nhiều nước,đóng vai trò quan trọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốcphòng (dẫn chứng)

1.0

1.0

0.5

0.5 1.0

(Ở mỗi khu vực HS kể được tên một số dãy núi chính và một

số đỉnh núi có độ cao >2000m mới được điểm tối đa)

0.5 0.5 0.5 0.5

- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

- Tổng số giờ nắng trong năm 1400h đến 3000h

- Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm: 8000 – 10.000 0 C

- Cân bằng bức xạ dương quanh năm (130/kcal /cm2/năm)

0.5 0.5 0.5 0.25 0.25

Câu 2

(5điểm)

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển thuận lợi cho phát triểntổng hợp kinh tế biển:

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt

0.5

1.0

Trang 34

(Nước ta có 2 bể dầu có trữ lượng lớn: Bể Cửu Long, BểNam Côn Sơn) Phát triển ngành công nghiệp khai thác dầukhí và hóa dầu.

+ Bãi cát chứa titan: Dọc bờ biển nước ta có nhiềukhoáng sản Titan là nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

+ Tài nguyên muối, thuận lợi cho PT nghề muối

- Tài nguyên hải sản

Trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, ngoài ra còn có 20loài mực, 50 loài cua, đồi mồi, các loài rong, tảo…thuận lợicho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt xa bờ

- Tài nguyên du lịch biển đảo.(Dẫn chứng)

1.0 0.5 1.0

số đỉnh núi có độ cao >2000m mới được điểm tối đa)

0.75 0.75 0.75 0.75

* Gió mùa mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10

- Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nam bán cầu thổi vàonước ta theo hướng tây nam

- Tính chất nóng, ẩm gây mưa cho cả nước nhưng do địa hìnhnên lượng mưa phân bố không đều từng thời gian và từngthời điểm trên lãnh thổ nước ta

0.5 0.5

0.5

0.5 0.5

1.0

Trang 35

với các nước trong khu vực và thế giới.

- Việt Nam nằm trung khu vực có nền kinh tế phát triển năngđộng của thế giới Vì vậy, đặt nước ta trong thế vừa hợp tác

và vừa cạnh tranh quyết liệt

- Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Thái BìnhDương – Địa Trung Hải, nên nước ta có nhiều khoáng sản,phục vụ phát triển các ngành công nghiệp

- Biển rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên nên có thể phát triển tổng hợp kinh tế Biển

+ Văn hóa, xã hội: Nằm ở khu vực giao thao của nhiều nền

văn hóa lớn tạo điều kiện giao lưu văn hóa, hòa bình, hợptác…(dẫn chứng)

+ Về ANQP: Việt Nam nằm trong khu vực nhạy cảm, đặc biệt

lại có chung Biển Đông với nhiều nước, đóng vai trò quantrọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.(dẫn chứng)

1.0

0.5

0.5 1.0

- Các mỏ dầu đang khai thác: Rồng, Đại Hùng, Bạch Hổ, Sư

tử đen, Sư tử vàng, Lan Đỏ, Lan Tây…

0.75 0.75 0.75 0.75

4 Nhận xét, đánh giá sau chấm bài

- Đa số các em học sinh nắm được kiến thức cơ bản của các bài học

- Có tinh thần học tập, ôn luyện và làm bài kiểm tra khá tốt

- Khả năng vận dụng và liên hệ kiến thức khá tốt, tuy nhiên khả năng vận dụng sáng tạo còn hạn chế

- Nội dung đề kiểm tra bám sát chương trình SGK, vừa sức đối với học sinh

Trang 36

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 10 - Bài 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

- Nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biều đồ khí hậu trong bài tập

- Liên hệ thực tế để thấy sự thay đổi thiên nhiên theo B – N và theo Đ –T

c Thái độ:

Có ý thức bảo vệ đất, rừng trong tham gia lao động SX tại địa phương

d Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh Địa lí, phân tíchbảng số liệu thống kê

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, Atlat

- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ: Không

Đặt vấn đề (1’) Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của thiên nhiên

nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hóa đadạng Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về đặc điểm đó

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hóa Bắc – Nam (20

phút)

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và SGK trả

Trang 37

- Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta

phân hóa theo Bắc - Nam?

GV gợi ý HS dựa vào bài 10 và hệ quả của gió mùa

Đông Bắc

- Nêu đặc điểm của thiên nhiên phần phía Bắc nước ta

biểu hiện qua khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, thành

phần ĐV,TV

GV chuẩn kiến thức:

a Phần lãnh thổ phía Bắc

Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm

gió mùa có mùa đông lạnh

- Nhiệt độ TB năm từ 20 – 25 0C Có mùa đông lạnh

kéo dài 2 -3 tháng nhiệt độ < 180C

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm

gió mùa Ở vùng đồng bằng mùa đông trồng được rau

ôn đới

- GV đặt câu hỏi: đặc điểm của thiên nhiên phần phía

Nam nước ta được biểu hiện như thế nào qua: khí hậu,

cảnh quan thiên nhiên, thành phần ĐV,TV?

GV chuẩn kiến thức:

b Phần lãnh thổ phía Nam

Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió

mùa

- Nhiệt độ nóng quanh năm, TB > 25 0C Khí hậu phân

2 mùa: mưa và khô

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo

gió mùa

Hoạt Động 2: Tìm hiểu sự phân hóa thiên nhiên

theo chiều Đông – Tây (20').

- GV sử dụng bản đồ địa hình, yêu cầu HS nhận xét sự

phân hóa thiên nhiên từ đông sang tây theo 3 vùng địa

+ Lớn gấp 3 diện tích đất liền, gồm 4000 đảo lớn nhỏ

Độ nông – sâu, rộng – hẹp có quan hệ chặt chẽ với

vùng đồng bằng và vùng núi kề bên

+ Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các

HS dựa vào kiến thức đã học và SGK trả lời

HS nêu được biểu hiệncủa thiên nhiên phần lãnhthổ phía bắc qua cácthành phần tự nhiên

HS nêu được đặc điểmcủa thiên nhiên phần phíaNam nước ta biểu hiệnqua khí hậu, cảnh quanthiên nhiên, thành phầnĐV,TV

HS sử dụng bản đồ địahình nhận xét được sựphân hóa thiên nhiên từđông sang tây theo 3 vùngđịa hình, nêu được đặcđiểm thiên nhiên của vùngbiển và thềm lục địa

Trang 38

dòng hải lưu đổi hướng theo mùa.

GV đặt câu hỏi: Nêu đặc điểm thiên nhiên của vùng

đồng bằng ven biển

GV chuẩn kiến thức:

- Vùng đồng bằng ven biển

Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ

chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía

đông

Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền -> đồng bằng mở rộng

( Đồng bằng Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ)

Nơi có đồi núi lan ra sát biển -> đồng bằng hẹp

ngang và bị chia cắt thành những ĐB nhỏ, bờ biển

khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển

nước sâu (dải ĐB Nam Trung Bộ)

Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các

cồn cát, đầm phá là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ

giữa biển và vùng đồi núi

- GV đặt câu hỏi: Nêu đặc điểm thiên nhiên của vùng

đồi núi

GV chuẩn kiến thức:

-Vùng đồi núi

Phân hóa thiên nhiên theo hướng Đ – T rất phức

tạp, do tác động của gió mùa với hướng của các dãy

núi

+ Giữa Đ -T Bắc Bộ: Vùng núi ĐB mùa đông đến

sớm Vùng núi TB, mùa đông bớt lạnh nhưng khô

hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, luợng mưa

giảm Vùng TB lạnh chủ yếu do độ cao địa hình

+ Giữa Đ-T Trường Sơn: Khi đông Trường Sơn mưa

vào thu đông thì tây Trường Sơn (Tây Nguyên) khô,

xuất hiện cảnh quan rừng thưa Vào mùa mưa của Tây

Nguyên thì bên sườn đông lại chịu tác động của gió

Tây khô nóng

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở bài 6 và

nội dung SGK trả lời các câu hỏi sau:

Nêu biểu hiện khác nhau về thiên nhiên 2 vùng núi ĐB

và TB?

Tại sao KH và thiên nhiên 2 vùng núi ĐB và TB khác

nhau? (do ảnh hưởng của hướng các dãy núi đ/v các

luồng gió mùa trong năm: gió ĐB, ĐN, TN và địa hình

núi cao của vùng TB)

HS trả lời câu hỏi, nêuđược đặc điểm thiên nhiêncủa

HS trả lời câu hỏi, nêuđược đặc điểm thiên nhiêncủa vùng đồi núi

HS dựa vào kiến thức đãhọc ở bài 6 và nội dungSGK trình bày được biểuhiện khác nhau về thiênnhiên 2 vùng núi ĐB vàTB?

Trang 39

- Nêu sự khác nhau về mùa mưa, mùa khô, về thiên

nhiên giữa vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên?

- Vì sao có sự khác nhau đó?

(GV gợi ý vai trò của dãy Trường Sơn đối với các

luồng gió từ biển và gió mùa TN)

HS nêu được sự khácnhau về mùa mưa, mùakhô, về thiên nhiên giữavùng ven biển miền Trung

và Tây Nguyên

c Củng cố và luyện tập ( 3’)

- Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta

d Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ( 1’)

Hướng dẫn làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi trong SGK

* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Trang 40

Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy:

TIẾT 11 - BÀI 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (Tiếp theo)

- Năng lực chung: Rèn luyện cho HS năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng BĐ, NL sử dụng tranh ảnh Địa lí, phân tíchbảng số liệu thống kê

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam;

- Một số hình ảnh về các hệ sinh thái;

- Atlat Địa lý Việt Nam;

b Chuẩn bị của học sinh

SGK và các đồ dùng học tập khác

3 Tiến trình bài dạy

a Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong bài học)

Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp sự phân hoá của tự nhiên ở

phương diện khác, đó là sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao

b Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Thiên

nhiên phân hóa theo độ cao (14’)

? Nguyên nhân nào tạo nên sự phân

hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự

phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu

hiện rõ ở các thành phần tự nhiên

nào?

HS nghiên cứu SGK trình bày được

nguyên nhân nào tạo nên sự phân

hóa thiên nhiên theo độ cao.

3 Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

* Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên

Ngày đăng: 07/05/2018, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w