Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức: (1) 100% phân hóa học, (2) 50% phân hữu cơ (PHC) và 50% phân hóa học (PHH), (3) 100% phân hữu cơ (PHC) với 3 lần lặp lại. Nghiệm thức (1) PHH (đối chứng): nghiệm thức sử dụng phân bón hóa học. Nghiệm thức (2) PHC + PHH: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học. Nghiệm thức (3) PHC: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
TRÊN CÂY CẢI XANH
LÊ VĂN LINH DTT123533
Trang 2AN GIANG, 05-2016
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
TRÊN CÂY CẢI XANH
LÊ VĂN LINH DTT123533
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
Trang 4AN GIANG, 05-2016
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía giađình, thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên cùng lớp khoa học cây trồng Nhân dịpnày, cho phép tôi được tri ân những điều quý báu ấy bằng những lời cảm ơn chânthành nhất
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quí thầy cô trường Đại học An Giang đãtận tình chỉ dạy tôi trong khoảng thời gian thực tập vừa qua Cảm ơn cô Th.SNguyễn Thị Minh Châu đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên
đề này
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiêntrường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện, vật chất thuận lợi giúp tôi hoàntất chuyên đề tốt nghiệp của mình
Con xin chân thành cảm ơn mẹ, cha đã đặt niềm tin nơi con và luôn tạo mọi điềukiện tốt nhất cho con để học tập, hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.Cảm ơn anh Trương Thành Đạt cùng tất cả các bạn sinh viên đã luôn sát cánhbên tôi, cũng như giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện chuyênđề
Cảm ơn các bạn sinh viên Hậu, Ngọc, Phong, Tuấn Anh, Hà, Toàn, Duy, Sơn,Trọng, Chanritthy… cùng các bạn sinh viên lớp DH16TT, DH16BT đã giúp đỡchân thành trong lúc tiến hành thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến những sự giúp đỡ quý báuđó
Trang 6TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại khu thực nghiệm, trường Đại Học An Giang từ tháng01/2016 – 04/2016, nhằm mục tiêu khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ visinh đến sinh trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức: (1)100% phân hóa học, (2) 50% phân hữu cơ (PHC) và 50% phân hóa học (PHH),(3) 100% phân hữu cơ (PHC) với 3 lần lặp lại Nghiệm thức (1) PHH (đốichứng): nghiệm thức sử dụng phân bón hóa học Nghiệm thức (2) PHC + PHH:nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân hóa học Nghiệm thức (3)PHC: nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Kết quả việc bổ sung dinh dưỡng cho các nghiệm thức: Sự gia tăng chiều cao của
3 nghiệm thức từ 7 NSKG đến khi thu hoạch, nhưng tăng mạnh nhất vào giaiđoạn 21 NSKG và 28 NSKG Trong đó nghiệm thức HH cao nhất, giai đoạn 21NSKG là 7,86 cm đến giai đoạn 28 NSKG là 22,41 cm Chiều dài lá tăng mạnhcủa các nghiệm thức từ giai đoạn 7 NSKG đến thu hoạch, nhưng tăng mạnh nhấtvào giai đoạn 21 NSKG và 28 NSKG và vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi thuhoạch Nghiệm thức có chiều dài lá dài nhất là nghiệm thức HH 18,98 cm Chiềurộng lá của nghiệm thức HH cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại là HH + HC
và nghiệm thức HC Nghiệm thức HH giai đoạn 21 NSKG 5,42 cm và ở giaiđoạn 28 NSG 9,73 cm Đường kính tán của nghiệm thức HH cao hơn so với 2nghiệm thức còn lại là HH + HC và nghiệm thức HC Giai đoạn 21 NSKGnghiệm thức HH 9,06 cm và giai đoạn 28 NSKG là 22,09 cm Trọng lượng tươitrung bình 1 cây của nghiệm thức HH là cao nhất so với 2 nghiệm thức còn lại là
HH + HC và nghiệm thức HC Nghiệm thức HH là 44,46 gam, HH + HC 31,84gam và thấp nhất là nghiệm thức HC 23,34 gam Nghiệm thức HC có thành phầnphần trăm chất khô lớn nhất so với 2 nghiệm thức còn lại Nghiệm thức HC đạt8,27% và thấp hơn là HH + HC 7,62%, thấp nhất là nghiệm thức HH 7,40%.Thông qua thí nghiệm tính được năng suất lý thuyết và năng suất thực tế.Nghiệm thức HH cho năng suất lý thuyết cao nhất 2,35 tấn/1000 m2 và năng suấtthực tế cũng cao nhất 3,98 tấn/1000 m2 Thấp hơn là nghiệm thức HH + HC chonăng suất lý thuyết 1,96 tấn/1000 m2 và năng suất thực tế 2,81 tấn/1000 m2 Thấpnhất là nghiệm thức HC cho năng suất lý thuyết 1,70 tấn/1000 m2 và năng suấtthực tế là 2,29 tấn/1000 m2
Điều này cho thấy rằng bón phân HH cho hiệu quả cao nhất so với 2 nghiệm thứckhác là HH + HC và nghiệm thức HC Phân HC chưa phát huy tác dụng, nênchưa làm tăng năng suất cải xanh
Trang 7MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cải bẹ xanh (Brassica juncea H.F) là loài cây trồng phổ biến lâu đời trên thế
giới thuộc họ cải (thập tự) Cruciferae Cải bẹ xanh đã được dùng như một loạirau củ thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia, trong đó có TrungQuốc, Đài Loan, Philippin, Malaysia, Thái Lan… (Trần Khắc Thi và ctv.,2009)
Ở Việt Nam, cải bẹ xanh được trồng quanh năm tại nhiều vùng trên khắp cảnước, tập trung chủ yếu tại vùng ĐBSCL Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 hađất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất cả nước.Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31.052
ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha (Trần Thị
Ba, 2008)
Do cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, nên nông dân thường đầu tư thâm canhtăng vụ để đạt lợi nhuận cao Tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ liên tục sẽ làmcho đất nghèo dinh dưỡng điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng
và năng suất cây cải bẹ xanh Cải bẹ xanh là cây ngắn ngày và cần rất nhiềudinh dưỡng nên nông dân thường hay lạm dụng phân hóa học một cách bừa bãicho quá trình sản xuất, không tuân thủ thời gian cách ly nông sản là những bấtcập đáng quan ngại nhất, bởi chúng không những gây hại nghiêm trọng đến sứckhỏe con người, giảm chất lượng nông sản mà còn để lại hậu quả nặng nề cho
môi trường Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năngsuất cây cải bẹ xanh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trên cây cải bẹ xanh được sử dụng phân hữu cơ vi sinh
1.4 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát sự ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh trưởng và năng suấttrên cây cải bẹ xanh
Trang 12CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây cải bẹ xanh
2.1.1.1 Nguồn gốc
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), tên khoa học của cải bẹ xanh
là Brassica juncea H.F Cải bẹ xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới
nhưng phổ biến và tập trung ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc Cải bẹxanh có khả năng chịu đựng cao với điều kiện nóng ẩm Trong mùa lạnh, cải bẹxanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giàu mùn và thoát nướctốt
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc vàđược trồng ở nước này từ thế kỷ 5 sau công nguyên Cải bẹ xanh được trồngrộng rãi ở miền nam, miền trung Trung Quốc và tại Đài Loan Cải bẹ xanh đượctrồng khắp thế giới, từ Ấn Độ, miền Bắc Châu Phi, trung tâm Châu Á, Châu Mỹ
và Bắc Mỹ
2.1.1.2 Lịch sử phát triển cây cải bẹ xanh
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh đã được đưa vào trồng ở khuvực Đông Nam Á tại các khu định cư thuộc eo biển Malacca vào thế kỷ thứ XV.Hiện nay nó được trồng rộng rãi ở Philippin, Malaysia và bắt đầu được mở rộngdiện tích ở các nước Indonesia, Thái Lan, Bắc Mỹ, Úc…
2.1.2 Tình hình nghiên cứu
2.1.2.1 Tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh trên thế giới
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), tại Philippin cải bẹ xanh là một trong nhữngloại rau chính dùng để lấy lá Giai đoạn 1980 – 1986, sản lượng trung bình hằngnăm vào khoảng 25.500 tấn thu được trên diện tích 3.800 ha Năm 1986,Malaysia đã sản xuất 50.000 tấn rau trên diện tích 1.250 ha Tại Indonesia vàThái Lan, cải bẹ xanh chỉ là một loại rau thứ yếu vì nó chỉ mới được trồng tạicác quốc gia này Tại Trung Quốc, cải bẹ xanh là một loại rau lấy lá rất quantrọng và chiếm 30 - 40% sản lượng rau
2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu cải bẹ xanh ở Việt Nam
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), diện tích cải bẹ xanh ngày càng tăng do nó
có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ chăm sóc phù hợp với ngườisản xuất và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Trang 132.2 Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và thành phần dinh dưỡng của cải bẹ xanh
2.2.1 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây cải bẹ xanh
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh được trồng để thu hoạch lá non
và có thể để phát triển đầy đủ để thu hoạch cuống lá, có thể dùng được tất cảcác phần trên mặt đất Cải bẹ xanh là thành phần chính của món súp và có thể
để phơi khô Người Trung Quốc đã dùng cuống và lá rau cải bẹ xanh để trang trícác món ăn Cải bẹ xanh rất ít dùng ăn sống và không bao giờ dùng cải bẹ xanh
để muối dưa, cải bẹ xanh dùng để luộc, xào, nấu canh…
2.2.2 Thành phần dinh dưỡng
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), hàm lượng nước trong cây cải bẹ xanh rấtlớn chiếm 95 - 96% Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con người chủ yếu làVitamin C, khoáng chất như: Ca, P, Fe,…
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), thành phần dinh dưỡng có trong 100 g cải bẹxanh ăn tươi được:
Thành phần dinh dưỡng Khối lượng
Trang 142.3 Nhu cầu và lợi ích
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), do cây cải bẹ xanh là cây ngắn ngày, nên cókhả năng giải quyết rau trái vụ, giúp cho người trồng rau thu hoạch đáng kể từviệc thu nhập rau trái vụ
Theo Tạ Thu Cúc (2008), cải bẹ xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu Cải bẹxanh dùng làm rau sống khi cây có 2 lá mầm ăn cả rễ hoặc 3 lá – 4 lá thật, nấulẫu, xào luộc, nấu canh…
2.4 Đặc điểm sinh học cây cải bẹ xanh
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), đây là những loại rau cải không cuộn, cónhiều đặc tính sinh học giống nhau Thích hợp khí hậu ôn hòa, mát mẻ Riêngđối với cây cải bẹ xanh thì chịu được nhiệt độ cao hơn
Cây cải bẹ xanh bộ rễ ăn nông và bộ lá lớn nên chịu hạn hạn kém Rất mẫn cảmvới phân hóa học, lưu giữ các hóa chất và vi sinh vật trên cây thường nhiều vàlâu Cây cải bẹ xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, dùng làm rau trung bìnhkhoảng 30 – 40 ngày, nếu ăn sống có khi chỉ 15 – 20 ngày
2.4.1 Rễ
Theo Tạ Thu Cúc (2008), hệ rễ của cải bẹ xanh ăn nông, cạn, phân bố chủ yếutầng đất mặt Hệ rễ nhìn chung không chịu hạn và cũng không chịu ngập úng.Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cây cải bẹ xanh thuộc loại rễ chùm, phânnhánh, phân bố chủ yếu tầng đất mặt Hệ rễ không chịu được ngập úng
2.4.2 Thân
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), thân của cải bẹ xanh là cây thân thảo, mọcthẳng và được trồng hằng năm, trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sinhthực cây cao đến 70 cm
Theo Tạ Thu Cúc (2008), ở giai đoạn đầu sinh trưởng, thân phát triển kém, chỉđến khi có nụ thì thân (ngồng, bụp) mới vươn cao và phân nhiều tầng nhánh
2.4.3 Lá
Theo Nguyễn Mạnh Cường và Phạm Anh Cường (2007), nhóm cải bẹ xanh cócuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng có màu từ xanhvàng đến xanh đậm, chịu được nóng và mưa khá nên trồng vụ Xuân Hè đểchống giáp vụ rất tốt
Theo Tạ Thu Cúc (2008), lá cải bẹ xanh rất lớn, mặt lá nhẵn láng như cải thìa đếnhăn nheo như cải bẹ, cải bẹ xanh diềm lá gợn sóng hoặc trơn Lá có 2 phần chủ
Trang 15yếu: cuống lá và phiến lá Cuống lá rộng, dày Phiến lá của cải bẹ xanh rộnglớn.
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), nhóm cải bẹ xanh có cuống lá hơi tròn,phiến lá hơi dài và dẹp, bản lá mỏng, có màu xanh vàng hoặc xanh thẫm, lànhóm rau chịu nóng và chịu ẩm khá nên thường được trồng để giải quyết raugiáp vụ
2.4.4 Hoa - Quả - Hạt
Theo Tạ Thu Cúc (2008), đặc điểm hoa cải bẹ xanh tương tự như họ thập tự.Hoa màu vàng khi nở có 4 cánh điều nhau, thụ phấn nhờ côn trùng (ong) Vìvậy khi sản xuất hạt giống cần phải gieo trồng ở những nơi riêng biệt
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), khi ra hoa có 1 cành với các bông hoa màuvàng nhạt chiều dài khoảng 1 cm Hoa lưỡng tính hoàn chỉnh
Theo Tạ Thu Cúc (2008), quả của cải bẹ xanh thuộc loại quả giác có 2 mảnh vỏ.Khi quả chín già và khô, quả tách làm hai, hạt rơi ra ngoài Vì vậy khi thu hoạchquả giống cần thu hoạch khi quả chín vàng Hạt cải bẹ xanh rất nhỏ, màu nâu đỏhoặc nâu sẫm Hạt nhẵn hoặc dạng lưới
2.5 Phân bố và diện tích trồng trồng rau ở Việt Nam
Theo Trần Thị Ba (2008), trong thời gian 8 năm gần đây diện tích rau củaĐBSCL phát triển nhanh chóng ngày càng có tính chuyên biệt cao Năm 2007,ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cảnước), lớn nhất cả nước Việt Nam Các tỉnh có diện tích trồng rau lớn như TiềnGiang 31.994 ha, An Giang 31.052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427
ha, Vĩnh Long 15.000 ha
2.6 Sơ lược về sự sinh trưởng và phát triển của cải bẹ xanh
2.6.1 Nhiệt độ
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh có khả năng chịu đựng cao vớikhí hậu nóng ẩm Trong mùa lạnh, cải bẹ xanh sinh trưởng nhanh và cho năngsuất cao trên đất nhiều mùn, thoát nước tốt Nhiệt độ thích hợp cho cải bẹ xanh
là 15 – 20 0C, nhiệt độ để cải bẹ xanh nở hoa và kết hạt thuận lợi là 20 – 25 0C
Trang 16trồng xen để tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích Ánh sáng mạnh cùng vớinhiệt độ cao sẽ làm rau cải sinh trưởng không tốt, cây nhỏ bé, còi cọc, dẫn đếnnăng suất và chất lượng giảm.
2.6.3 Nước
Theo Tạ Thu Cúc (2008), các giống cải bẹ xanh có hệ rễ cạn, lá trên cây nhiều
và lớn vì vậy cây cần độ ẩm thường xuyên trong thời gian sinh trưởng Độ ẩmđất từ 70 - 85% và độ ẩm không khí cao sẽ có lợi cho sự sinh trưởng thân lá.Đất khô, thiếu ẩm sẽ làm cho cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm Thiếunước nghiêm trọng sẽ làm cho cây cải bẹ xanh có vị đắng, ăn không ngon.Đất ẩm ướt, rễ cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh phá hại Mặt khácnước trong đất nhiều sẽ làm cho chất lượng, độ ngọt và độ giòn của cải bẹ xanh
bị giảm
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cây cải bẹ xanh không ưa nhiều nước, nếuđất quá ẩm kéo dài 3 – 5 ngày sẽ làm cho rễ cây bị ngộ độc và phải sống trongđiều kiện yếm khí, không tốt trong quá trình phát triển của rễ
2.6.4 Đất đai và dinh dưỡng
2.6.4.1 Đất đai
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), cải bẹ xanh sinh trưởng được trên nhiều loạiđất khác nhau nhưng sinh trưởng tốt nhất trên nền đất tươi xốp, thoát nước tốt,mùn cao, độ pH từ 5,5 – 7,0
Theo Tạ Thu Cúc (2008), cải bẹ xanh có thể sinh trưởng trên nhiều đất nhưngtốt nhất nên gieo trồng trên đất tốt, màu mỡ và tươi xốp Độ chua của đất (pH)vừa phải, đất cần phải phơi ải, cày bừa kỹ, sạnh cỏ dại Không gieo trồng cải bẹxanh ở những nơi gần khu công nghiệp, hầm mỏ, gần nguồn nước thải thànhphố…
2.6.4.2 Chất dinh dưỡng
Theo Tạ Thu Cúc (2008), nhìn chung tất cả các loài cây cải đều có thời giansinh trưởng ngắn nhưng năng suất lại cao nên không thể xem nhẹ vấn đề dinhdưỡng cho cây
Đạm rất cần thiết cho cải bẹ xanh trong suốt thời gian sinh trưởng Đạm làmcho cải bẹ xanh sinh trưởng tốt, lá lớn, cây to Thiếu đạm cây vàng, lá nhỏ, năngsuất và chất lượng giảm
Lân và kali sẽ giúp cây sinh trưởng cân đối, tăng chất lượng sản phẩm Ở nhữngruộng sản xuất hạt giống phải bón lân đầy đủ Lân làm tăng chất lượng và năngsuất hạt giống cải bẹ xanh
Trang 172.7 Kỹ thuật canh tác cây cải bẹ xanh
2.7.1 Thời vụ
Theo Trần Thị Ba (2008), cây cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm, mùa nắngcần có đủ nước tưới để cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưanhưng có nhiều sâu bệnh cần lưu ý phòng trừ Mùa mưa (tháng 5 – tháng 10dương lịch) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá nhưng bán được giácao
Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (2000), vụ mùa trồng cải bẹ xanh:
Vụ Đông Xuân (còn gọi là vụ cải mùa): gieo hạt từ tháng 8 đế tháng 11 dươnglịch Cây giống được khoảng 25 ngày tuổi thì nhổ để cấy ra ruộng sản xuất
Vụ Xuân Hè (hay gọi là vụ cải chiêm): gieo từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch.Tuổi cây giống 30 – 35 ngày thậm chí đến 40 ngày thì nhổ cây để ăn hoặc bán.Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cải bẹ xanh có thể trồng quanh năm nhưngnăng suất cao thường là ở vụ Đông Xuân Vào mùa mưa nên làm giàn che đểbảo vệ cây tránh dập lá
2.7.2 Giống
Theo Trần Thị Ba (2008), sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt,thích hợp với sản xuất và tiêu thụ Cải bẹ xanh để giống dễ dàng trong vụ ĐôngXuân từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch, vì vậy nông dân có thể tự để giống
Do cải bẹ xanh là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, quatuyển lựa của nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng ở mỗi địaphương
Cải bẹ xanh ta: thời gian từ gieo đến thu hoạch là khoảng 40 ngày đến 45 ngày,
lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹt, năng suất cao và ăn ngon Giống củaViện Khoa Học Miền Nam, công ty giống Miền Nam
Cải bẹ xanh mốc hay cải bẹ xanh tiều: cây to, lá xanh đạm, bẹ to, tròn, năngsuất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian thu hoạchkhoảng 40 ngày đến 45 ngày sau khi gieo như cải bẹ xanh Trang Nông
Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), ở Việt Nam có nhiều giống cải như: cải bẹxanh Hà Nội, cải Tiền Giang Các giống chọn lọc có cải bẹ xanh vàng TG1 củaViện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam
2.7.3 Làm đất, trồng cây
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cây cải bẹ xanh được trồng trên nhiều loạiđất khác nhau Đất phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi lên luống Luống rộng 0,8 –
Trang 181,0 m, mùa mưa lên luống cao hơn, khoảng 20 cm Đất trước khi gieo trồng bón
5 – 6 kg vôi bột cho 100 m2 đất để hạn chế nấm và tuyến trùng Mùa mưa nênche phủ đất bằng rơm, trấu hoặc nilon
Cải bẹ xanh thường được trồng bằng cây con hoặc gieo vãi, trồng cây conkhoảng cách 15 x 20 cm Nếu gieo vãi, khi cây con có 2 – 3 lá thật thì nhổ tỉa để
ăn ngay, còn lại để khoảng cách 12 x 15 cm thu hoạch về sau
Theo Tạ Thu Cúc (2008), tùy theo cách trồng ta có thể làm luống hẹp hoặcrộng Nếu gieo ươm cây giống rồi trồng thì làm luống hẹp 1 – 1,2 m Nếu gieothẳng thì làm luống rộng để tăng hiệu quả sử dụng đất đai, luống rộng từ 1,2 –1,5 m Chiều cao luống tùy theo mùa vụ, thời tiết khô ráo, mưa ít thì làm luốngthấp khoảng 15 – 20 cm Khi gieo trồng trong mùa mưa cần lên luống cao từ 25– 30 cm
Theo Trần Thị Ba (2008), gieo hạt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ công cấy, nhưngtốn hạt giống và công tỉa Lượng hạt gieo sạ cho 1.000 m2 khoảng 500 gram.Hạt giống ngâm trong nước 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước, ủ ấm một đêm rồi đemgieo hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hạt khô Tưới dầm liếp trước khigieo, sau khi gieo rải lớp tro trấu mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ kiến, các loạisâu hại khác (sâu non, bọ nhẩy, dế, kiến…) Trên liếp phủ một lớp rơm mỏng vàtưới đủ ẩm
Gieo cây con: lượng hạt giống cần thiết để đủ cây con cấy trên 1.000 m2 khoảng
100 – 150 g, gieo trên 70 m2 đất Liếp ương nơi khô ráo có đầy để ánh nắng.Cây con có 3 – 4 lá thật khoảng 15 – 20 ngày tuổi thì đem cấy, mật độ 25.000 –30.000 cây/1000 m2 Trồng khoảng cách (15 – 20 cm ) x 15 cm, 1 hốc 1 cây đểruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh Liếp rộng 1 m cấy được 6 – 8 hàng cải,cấy dày, cây cao, thân lá nhỏ, năng suất cao
2.7.4 Sử dụng phân bón và cách bón
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cải bẹ xanh bón lót 1,3 – 1,5 tấn phânchuồng hoai mục + 14 – 15 kg super lân Bón thúc 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 6 kgurê + 7 – 10 kg KCl, hòa nước tưới
Theo Tạ Thu Cúc (2008), khối lượng các loại phân bón cho 1000 m2 đất gieotrồng như sau:
Phân hữu cơ và phân hóa học hoai mục: 1,3 – 1,5 tấn Không được dùng phântươi, phân chưa hoai bón cho rau và rau cải
Phân Đạm Urê: 13 – 20 kg
Phân Supe Photphat: 30 kg
Trang 19Phân Clorua Kali: 17 kg
Nếu là phân Sunphat Kali: 20 kg
Có thể thay thế các loại phân bón trên bằng các loại phân bón: NPK tổng hợp,
Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (2000), cải bẹ xanh là loại cây rấtngắn ngày nên khi để cây rau bị đói phân, đói nước, năng suất giảm rất đáng kể
Do vậy phải bón thúc cho cải cho cải từ 3 – 4 lần bằng phân đạm Urê với lượngkhoảng 45 – 100 kg/ha
2.7.5 Tưới nước
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), cải bẹ xanh là cây ngắn ngày
và rất cần nước để sinh trưởng nên phải giữ ẩm thường xuyên sau khi trồng,mỗi ngày tưới 1 lần, sau đó 2 – 3 ngày tưới 1 lần, kết hợp các lần tưới với cácđợt bón phân Nhặt cỏ dại và xới xáo vun gốc từ 1 – 2 lần
Theo Tạ Thu Cúc (2008), sau khi gieo phải tưới nước để hạt nẩy mầm Có thểtưới bằng thùng gương sen, tưới phun mưa, nếu đất bằng phẳng có thể tướirãnh Phải dùng nước sạch để tưới Ở những ruộng mới trồng, ngoài những cáchtưới trên còn có thể bằng gào, tưới cách gốc 5 – 7 cm Cần phải giữ ẩm thườngxuyên thì mới đảm bảo được năng suất cao và chất lượng rau ngon
2.7.6 Phòng trừ sâu bệnh
Theo Tạ Thu Cúc (2008), biện pháp phòng trừ thực hiện đầy đủ chương trìnhtổng hợp Coi trọng các biện pháp luân canh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cânđối… khi cần thiết dùng thuốc bảo vệ thực vật, phải tuân theo sự hướng dẫn củangành bảo vệ thực vật
Theo Trần Thị Ba (2008), thì các biện pháp canh tác như sau:
Luân canh: để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển và gây hại nặng,không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất Nên luâncanh bắt buộc với các cây khác họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau giavị… tốt nhất nên luân canh với các cây họ hòa thảo như: bắp, lúa nước chẳnghạn
Trang 20Theo Trần Khắc Thi và ctv (2009), có thể trồng xen cây cải bẹ xanh, cải ngọtvới các cây trồng khác nhằm gián đoạn nguồn thức ăn và xua đuổi sâu hại Luâncanh rau với các cây trồng khác như: lúa nước, cây họ cà, cây họ đậu… để hạnchế sự gây hại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
2.7.7 Thu hoạch
Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2002), cho biết khi thu hoạch cần loại
bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý rửa sạch, không bị dập nát cho vàobao bì sạch để sử dụng Nếu làm đúng theo quy trình trên có thể đạt 15 – 20tấn/ha
Theo Tạ Thu Cúc (2008), khi xác định thời điểm thu hoạch cần căn cứ vào đặcđiểm của giống, thời gian sinh trưởng và đặc biệt là cách sử dụng Ví dụ: rau cải
bẹ xanh dùng để ăn sống thì thu hoạch có 1 – 2 lá thật Nếu dùng cải bẹ xanh để
ăn gỏi cá thì thu hoạch khi cây có 5 – 7 lá Cải bẹ xanh dùng để luộc, xào, nấucanh thì sau khi gieo 30 – 35 ngày có thể thu hoạch
Khi thu hoạch cần chọn ngày nắng ráo, mát trời có thể nhổ cả cây hoặc dùngdao cắt sát gốc Sau khi thu hoạch cần nhanh chóng chuyển về nơi mát để làmsạch Tỉa bỏ lá già vàng úa, rửa sạch trong nước mát Thao tác trong quá trìnhthu hoạch, làm sạch, vận chuyển nhẹ nhàng Sau khi thu hoạch cải mất nước rấtnhanh, vì vậy cần nhanh chóng vận chuyển đến nơi tiêu thụ
2.8 Sơ lược đặc điểm sâu bệnh hại trên cây cải bẹ xanh
2.8.1 Sâu hại thường gặp trên cải bẹ xanh
2.8.1.1 Sâu tơ (Plutella xylostella)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), sâu tơ có tên gọi khác là sâu
dù, sâu chỉ, sâu đu, sâu bay, sâu kén mỏng, sâu bướm muỗi Bướm có chiều dàisải cánh 12 – 15 mm, màu nâu xám, cánh sau có màu xám và có lông nhỏ, dàimịn Trứng hình bầu dục có màu vàng nhạt được đẻ khắp cây thành cụm rời 10– 15 trứng hoặc thành ổ 50 – 70 trứng Sâu dạng hình thoi, hai đầu nhọn, phânđốt rất rõ, chiều dài trung bình 10 mm, màu xanh lá cây Nhộng màu nâu đượcđược bọc trong kén mỏng màu trắng xốp nằm dưới mặt lá
Vòng đời sâu tơ khoảng 15 – 17 ngày Sâu tơ mới nở đục lá tạo thành rãnh, ởtuổi lớn ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lổ Mùa mưa sâu tơ giảm mật số rấtrõ
Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăm mồi, nhóm ong
ký sinh, vi sinh vật gây bệnh
Trang 21Biện pháp canh tác: bố trí thời vụ thích hợp, vụ Đông Xuân ít sâu hơn vụ Xuân
Hè Luân canh với cây khác không cùng ký chủ, dùng bẫy dính màu vàng theodõi bướm sâu tơ, trồng xen với cây họ cà để đuổi được bướm sâu tơ, tưới phun
mù sẽ giảm mật số bướm
Dùng thuốc hóa học gốc cúc ở liều thấp kết hợp với thuốc vi sinh để hạn chếmức thấp nhất số lần phun thuốc hóa học trên vụ như: Success, Alphan
2.8.1.2 Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng là loại bướm đêmrất to, cánh nâu đên giữa có một vạch trắng Trứng đẻ thành từng ổ hình tròn ởdưới mặt phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xanhxám với khoang đen lớn ở phía sau lưng sau đầu, ăn thủng lá có dạng bất địnhhoặc cắn đứt cây con
Biện pháp phòng trừ: làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộngsống trong đất, xử lý bằng thuốc hạt Có thể ngắt ổ trứng hoặc ngắt sâu non tậptrung Khi sử dụng thuốc hóa học thì nên thay đổi loại thuốc thường xuyên:Peran, Polytrin, Cyperan
2.8.1.3 Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng là loại bướm đêmmàu trắng xám hơi ngã nâu Sâu non có màu xanh nhạt da bóng loáng, trên lưng
có 5 sọc, 2 sọc ở 2 bên hông rất to và đậm, sọc ở giữa lưng có màu đen xen kẽmàu trắng Sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ bất dạng trên lá non.Mặc dù sâu gây hại tương đối, nhưng ngoài thiên nhiên cũng có nhiều loại thiênđịch cũng như bệnh tấn công làm chúng giảm mật số đáng kể, một số loài nhưong ký sinh, ruồi ký sinh
Ngoài ra, ngắt bỏ ổ trứng sẽ diệt phần lớn sâu non sắp nở Thăm đồng thườngxuyên, phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ có hiệu quả cao Phun các loại thuốctương tự như đối với sâu ăn tạp Nên thay đổi luân phiên thuốc thường xuyên,phun vào chiều mát hay sáng sớm
2.8.1.4 Bọ nhảy (Phyllotreta striolata)
Theo Trần Văn Hai và Phạm Hoàng Oanh (2007), thành trùng của bọ nhảy rấtnhỏ, dài 1,8 – 2,4 mm, hình bầu dục, giữa cánh cứng có sọc cong, hình dángtương tự như vỏ đậu phộng, màu vàng nhạt chạy theo cánh Đốt đùi chân saukhỏe giúp thành trùng nhảy xa Thành trùng đẻ trứng dưới đất và trên rễ cây, đôikhi rải rác trên lá Mỗi con đẻ 25 – 200 trứng Ấu trùng hình ống màu vàng nhạtdài khoảng 4 mm, cạp rễ, làm nhộng dưới đất ở độ sâu 3 – 7 cm Bọ nhảy xuấthiện rộ và phá hại mạnh nhất vào tháng 4 – 5 khi bắt đầu có mưa