Trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Đồng” để hiểu thêm và đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
1.1 Khái niệm và vai trò của thương mại điện tử 3
1.1.1 Các khái niệm 3
1.1.2 Vai trò của thương mại điện tử 6
1.2 Các hình thức hoạt động thương mại điện tử 9
1.3 Phạm vi của thương mại điện tử 11
1.4 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử 13
1.4.1 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh 14
1.4.2 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử 17
1.4.2.1 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 17
1.4.2.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B e-commerce) 20
1.5.2.4 Các mô hình đặc trưng trong kinh doanh thương mại điện tử 22
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thương mại điện tử 22
1.5.1 Yếu tố bên trong 23
1.5.2 Yếu tố bên ngoài 24
1.5.2.1 Các yếu tố kinh tế 24
1.5.2.2 Các yếu tố văn hóa – xã hội 25
1.5.2.3 Các nhân tố quốc tế 27
1.6 Một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác 29
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 40
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 40
2.1.1 Lịch sử hình thành 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 41
2.1.3 Quá trình phát triển 42
Trang 22.1.4 Triết lý kinh doanh 42
2.2 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 44
2.3 QUY MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 44
2.4 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 45
2.4.1 Quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng B2C 45
2.4.1.1 Vai trò của quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng trong TMĐT B2C 45
2.4.1.2 Các bước quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng TMĐT B2C 46
2.4.1.3 Thực trạng triển khai quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng B2C tại Công ty TNHH Hiệp Đồng 54
2.4.1.4 Kết quả trắc nghiệm mô hình nghiên cứu 58
2.4.2 Quy trình đặt hàng và phương thức thanh toán 63
2.4.3 Quá trình mua hàng của khách hàng 64
2.5 HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY 65
2.6 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 72
2.6.1 Các yếu tố chính tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp 72
2.6.2 Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Hiệp Đồng 77
2.6.2.1 Soạn thảo kế hoạch kinh doanh TMĐT 77
2.6.2.2 Hoạch định chiến lược 78
2.6.2.3 Chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu 79
2.6.2.4 Tiếp thị trực tuyến 80
2.6.2.5 Chiến lược quảng cáo - Sử dụng viral marketing 80
2.6.2.6 Con người & Hệ thống (People & Process) 82
2.6.2.7 Niềm tin 84
Trang 32.6.2.9 Nghiên cứu thị trường đúng đắn, hợp lý 85
Trang 42.6.2.10 Xác định luồng xuất - nhập khẩu cho các nhóm hàng và
thị trường 86
2.6.2.11 Biết cách khách hàng quyết định mua, bán 86
2.6.2.12 Kiểm tra độ tin cậy của khách hàng 87
2.6.2.13 Chọn các cách phân phối 87
2.6.3 Phương châm phát triển 87
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY TNHH HIỆP ĐỒNG 89
3.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của Công ty TNHH Hiệp Đồng 89
3.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh doanh TMĐT 90 3.2.1 Thuận lợi 90
3.2.2 Khó khăn 91
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình kinh doanh TMĐT tại công ty TNHH Hiệp Đồng 92
3.3.1 Doanh nghiệp cần phải chủ động trong phát triển thương mại trực tuyến 93
3.3.2 Tăng cường vai trò của nhà nước 94
3.3.3 Nâng cao nhận thức và trau dồi trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ quản trị và các nhân viên trong công ty 97
3.3.4 Tin học hoá hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp 98
3.3.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng 99
3.3.6 Hoàn thiện quy trình xử lý và thực hiện đơn hàng 102
3.3.7 Xây dựng chính sách, kế hoạch cho quy trình thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp hơn 106
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tửtrên thế giới đã góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịchtruyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Sự ra đời củathương mại điện tử đã đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống mới nhằmphát triển kinh tế, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụthanh toán điện tử
Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạngInternet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thếgiới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn.Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin
về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau
ở mọi nơi trên thế giới - những nơi mà có thể kết nối Internet Khi đó vớichi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, các doanh nghiệp có thu đượcnhiều lợi ích như:
• Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác;
• Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không
bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người, những doanh nghiệp kết nối Internet có thể xem được thông tin này vào bất
Trang 6hợp đồng giữa người bán và người mua Thương mại điện tử giúp giảmthấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị Bằng Internet/web, một nhân viênbán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tửtrên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên đượccập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗithời Qua đó thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cốmối quan hệ giữa các nhân tố tham gia vào quá trình thương mại Thôngqua mạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục vớinhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng vàliên tục.
Trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề đặt ra đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trườngkinh doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên
là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuấtkinh doanh của mình
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Mô hình kinh doanh thương mại điện tử của công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Đồng” để hiểu thêm và
đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống thươngmại điện tử ở Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm và vai trò của thương mại điện tử
1.1.1 Các khái niệm
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ chomục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ cáchoạt động kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử”(electronic commerce hay e-commerce); "thương mại trực tuyến" (onlinetrade); "thương mại điều khiển học" (cyber trade); "thương mại không giấytờ" (paperless commerce hoặc paperless trade); “thương mại Internet”(Internet commerce) hay “thương mại số hoá” (digital commerce) Trong đềtài này, tôi sẽ sử dụng thống nhất một thuật ngữ “thương mại điện tử”(electronic commerce), thuật ngữ được dùng phổ biến trong tài liệu của các
tổ chức trong và ngoài nước cũng như trong các tài liệu nghiên cứu khác
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu
về TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng
để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác
về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ
Trang 8Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầuhết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ làmột trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT sau: Thương mại điện
tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản (text), âm thanh và hình ảnh Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong
đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tàichính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử;chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thươngmại được thực hiện thông qua mạng Internet Các tổ chức như: Tổ chứcThương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra cáckhái niệm về thương mại điện tử theo hướng này TMĐT được nói đến ởđây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internetvới phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Có thể nói rằng TMĐT đangtrở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con
Trang 9Theo WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
Khái niệm về TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên
Hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩahẹp TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thôngqua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác nhưđiện thoại, fax, telex Hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại đượcthực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chụcnăm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày Theo nghĩa hẹp thìTMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quảrất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiếnhàng trên mạng máy tính mở như Internet Trên thực tế, chính các hoạtđộng thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữThương mại điện tử
Theo định nghĩa rộng rãi nhất, giản dị nhất và đã được chấp nhận phổbiến, thì thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử đểlàm thương mại Nói chính xác hơn, thương mại điện tử là việc trao đổithông tin thương mại thông qua các công nghệ điện tử, mà nói chung làkhông cần in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giaodịch
Trang 10Mô hình kinh doanh là mô hình mà doanh nghiệp tiến hành kinh
doanh nhằm đạt được chiến lược kinh doanh đã đề ra ( Rappa 2003 &Turban 2004)
Mô hình kinh doanh điện tử: cho biết vai trò và mối quan hệ doanh
nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp trong việc cung cấp hàng hóa,dịch vụ thông tin, trao đổi thanh toán và những lợi lích khác mà các bên cóthể đạt được (Weill and Vitale 2001)
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử: là mô hình kinh doanh
có sử dụng và tận dụng tối đa hóa lợi ích của internet và website (Timmers,1998)
1.1.2 Vai trò của thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhânrộng trên phạm vi thế giới Cho dù các nguồn nghiên cứu khác nhau đưa ranhững con số chênh lệch khá lớn về ước tính về giá trị TMĐT toàn cầu,những con số này vẫn cho thấy một tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 60-70%
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu cấp thiết,cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoátiền tệ và phương án an toàn thông tin , mà hoạt động thực tế của nó còntạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mạitruyền thống không thể nào sánh kịp
TMĐT mang tới những đột phá lớn về hiệu quả và tăng khả năng hộinhập của DN trên cả thị trường trong và ngoài nước
TMĐT sẽ giảm bớt các rào cản đối với việc cung cấp các dịch vụ hỗtrợ kinh doanh, giúp cho DN có khả năng tiếp nhận các dịch vụ này một
Trang 11TMĐT tạo được sự kết nối và mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ,
DN và người tiêu dùng trong việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ.Chính vì vậy, việc ứng dụng TMĐT có tầm quan trọng đặc biệt và khác hẳn
so với việc áp dụng các phương thức kinh doanh khác trên thị trường Cụthể là:
Ứng dụng và phát triển TMĐT sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng trởthành một nước công nghiệp hiện đại, tạo ra diện mạo mới, làm thay đổimọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia Trên thực tế, kinh doanhTMĐT không chỉ là một cuộc cải cách các phương thức kinh doanh màthực chất là một cuộc đổi mới về cơ cấu và phương thức vận động của nềnkinh tế Đây là phương thức kinh doanh mà mọi hoạt động có liên quan đếnthương mại đều được đưa lên mạng, mở rộng cơ hội mua bán hàng hoá vàdịch vụ, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả giao dịch, nâng cao năng lựccạnh tranh của các quốc gia cũng như của DN trên thị trường toàn cầu
Theo phương thức kinh doanh TMĐT, khoảng cách giữa người bánvới người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng được thu hẹp rấtnhiều Người sản xuất, người bán hàng có thể giới thiệu hàng hoá của mìnhtrên mạng, người mua có thể nhìn thấy sản phẩm, biết được đặc tính củasản phẩm Sự ra đời và phát triển của TMĐT đã làm giảm đáng kể chi phílao động của toàn xã hội
Kinh doanh TMĐT giúp DN nắm được các thông tin thị trường mộtcách đầy đủ, phong phú và từ đó có thể xây dựng được cho mình một chiếnlược sản xuất – kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trườngtrong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế Điều này có tầm quantrọng đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, một lực lượng có vai trò nhưđộng lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế
Trang 12TMĐT giúp DN có thể giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.Bằng các phương tiện hiện đại (Internet/Web), một nhân viên bán hàng cóthể cùng một lúc giao dịch được với nhiều khách hàng, một trang Web của
DN có thể giới thiệu đến nhiều khách hàng nhiều thông tin về DN, nhiềuthông tin về các sản phẩm của DN làm phong phú thêm điều kiện lựa chọncủa khách hàng
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, việc ápdụng phương thức kinh doanh TMĐT sẽ làm tăng thêm khả năng cạnhtranh cho DN Internet có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn và công
ty nhỏ, kể cả các DN tư nhân và cá nhân người sản xuất Vì đây là sân chơibình đẳng nên các DN dù nhỏ nhưng thông qua Website của mình họ cũng
có thể đạt được một doanh thu lớn mà điều này là khó có thể có trong việc
áp dụng các phương thức kinh doanh truyền thống Mặt khác, khi áp dụngphương thức TMĐT, doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu của kháchhàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng như các thông tin cần thiết chokhách hàng một cách nhanh chóng nhất
Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT sẽ giúp cho các DN sớmtiếp cận với kinh tế số hoá, tạo cho các nước đang phát triển một bước tiếnnhảy vọt để theo kịp các nước khác trong thời gian ngắn nhất Trong điềukiện hội nhập WTO của nước ta hiện nay, việc thiếu các phương tiện kỹthuật đủ mạnh và lực lượng cán bộ đủ năng lực đang là khó khăn lớn để các
DN thực hiện hiệu quả phương thức kinh doanh thương mại hiện đại này
Tóm lại, đối với các DN, lợi ích lớn nhất mà TMĐT mang lại cho họchính là sự tiết kiệm chi phí và sự thuận lợi của các bên khi tham gia giaodịch Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyềnthống, ví dụ: gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người
Trang 13có chi phí rất rẻ, một DN có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạtcác khách hàng với mức chi phí bỏ ra chỉ bằng chi phí đối với một kháchhàng Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau,giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cáchkhác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý Điều này cho phép các DNtiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng và chi phí giaodịch Bên cạnh đó, DN có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, liên lạc với đốitác và khách hàng ở bất kỳ đâu với chi phí thấp hơn so với phương thức tiếpcận thị trường truyền thống Những lợi ích này chỉ có được với những DNthực sự nhận thức được giá trị của TMĐT.
1.2 Các hình thức hoạt động thương mại điện tử
- Thư tín điện tử: Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơquan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách
“trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử (electronic mail, gọi tắt
là e-mail) Đây là một thứ thông tin dưới dạng “phi cấu trúc” (unstructuredform), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận (làđiều khác với “trao đổi dữ liệu điện tử” sẽ nói dưới đây)
- Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử (electronic payment) là việcthanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay choviệc trao tay tiền mặt, việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tàikhoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v đã quenthuộc lâu nay thực chất đều là các dạng thanh toán điện tử
+ Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic DataInterchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tửgiữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử
+ Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơiphát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do
Trang 14sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi cả mộtnước cũng như giữa các quốc gia Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật
số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digital cash).Công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hoákhoá công khai/bí mật” (Public/Private Key Cryptography) Tiền mặtInternet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng Internet đểchuyển cho người bán hàng
+ Túi tiền điện tử (electronic purse; còn gọi tắt là “ví điện tử”) nóiđơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh (smartcard, còn có tên gọi là thẻ giữ tiền: stored value card) Tiền được trả cho bất
cứ ai đọc được thẻ đó Kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật
“mã hoá khoá công khai/bí mật” tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiềnmặt Internet”
+ Thẻ khôn minh (smart card, còn gọi là “thẻ thông minh”) nhìn bềngoài tương tự như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì cho dải
từ, lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền sốhoá Tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ nhưxác nhận thanh toán hoá đơn) được xác thực là “đúng”
+ Giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking), và giao dịch chứngkhoán số hoá (digital securities trading) Hệ thống thanh toán điện tử củangân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống: (1) thanh toán giữangân hàng với khách hàng (qua điện thoại, các điểm bán lẻ, các ki-ốt, giaodịch cá nhân tại nhà, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet,chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin ), (2) thanh toán giữa ngân hàngvới các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ), (3) thanh toán trong nội bộmột hệ thống ngân hàng, (4) thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ
Trang 15- Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic datainterchange, gọi tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấutrúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác,giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cáchnày một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là
dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước khuôn dạngcấu trúc của các thông tin)
- Bán lẻ hàng hoá hữu hình: Tận dụng tính đa năng phương tiện(multimedia) của môi trường Web và Java, người bán hàng xây dựng trênmạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng Người
sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thịtrên màn hình, xác nhận mua hàng, và trả tiền bằng thanh toán điện tử Lúcđầu, việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồiđặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web Nhưng cótrường hợp muốn lựa chọn giữa nhiều hàng hoá ở các trang Web khác nhau(của cùng một cửa hàng) thì hàng hoá miêu tả nằm ở một trang, đơn đặthàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái
Để khắc phục, các hãng đưa ra loại phần mềm mới gọi là “xe muahàng” (shopping cart, shopping trolley), hoặc “giỏ mua hàng” (shoppingbasket, shopping bag) mà trên màn hình cũng có dạng tương tự như giỏmua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửahàng, siêu thị Vì là hàng hoá hữu hình, nên tất yếu sau đó các cửa hàngphải dùng tới các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới taykhách Điều quan trọng nhất là: khách hàng có thể mua hàng tại nhà (homeshopping), mà không phải đích thân đi tới cửa hàng
1.3 Phạm vi của thương mại điện tử
Trang 16Thương mại điện tử bao trùm nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau Một
số lĩnh vực cơ bản liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử, bao gồm:
- Lĩnh vực công nghệ: Cơ sở để thực hiện thương mại điện tử là cácmạng thông tin toàn cầu, nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu thị trường,các hoạt động giao dịch liên tổ chức và các quá trình kinh doanh Trong sốcác mạng này, Internet đóng vai trò quan trọng nhất Ngoài ra, có nhiềumạng thông tin khác như mạng giá trị gia tăng, mạng trao đổi dữ liệu điệntử, cũng đóng vai trò quan trọng
- Lĩnh vực marketing và “tạo ra khách hàng mới”: Thương mại điện
tử tạo ra những kênh liên kết mới với khách hàng, tạo ra cơ hội mới để xúctiến, quảng bá các sản phẩm thông qua các phương tiện mới Thương mạiđiện tử mở rộng biên giới của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cậntrực tiếp với khách hàng của mình
- Lĩnh vực kinh tế: Thương mại điện tử là yếu tố cơ bản của nền kinh
tế mới, một nền kinh tế dựa trên cơ sở thông tin, hình thành từ các cơ quan
và các tổ chức kinh tế mới Thương mại điện tử tạo ra các thị trường và cáchoạt động mới được mô tả bằng những dòng thông tin trực tiếp, sự xuấthiện của những trung gian mới, sự thay đổi của các quy luật kinh tế và cácchức năng thị trường
- Sự liên kết điện tử: Thương mại điện tử cung cấp các mối liên kếtmới nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn cho các hoạt động kinh tế, bao gồm: a)Giao diện giữa các doanh nghiệp và khách hàng; b) Sự liên kết giữa doanhnghiệp với các kênh kinh doanh của nó; c) Sự phối hợp giữa các bộ phậnkhác nhau trong nội bộ doanh nghiệp
- Giá trị gia tăng của thông tin: Thương mại điện tử thúc đẩy sự táchrời các chuỗi giá trị trên cơ sở thông tin khỏi các chuỗi giá trị gia tăng vật
Trang 17ra những phương thức mới để thu thập, tổng hợp, đóng gói, phân phốithông tin về thị trường cũng như đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp.
- Phát triển thị trường: Mạng thông tin toàn cầu giúp thương mại điện
tử có cơ hội hình thành các thị trường điện tử phù hợp với người mua vàngười bán
- Cơ sở hạ tầng dịch vụ: Thương mại điện tử đòi hỏi những dịch vụkhác nhau để hỗ trợ các chức năng tiềm tàng, các hoạt động, các yêu cầu vàcác ứng dụng của nó Để thực hiện các dịch vụ này, đòi hỏi phải xây dựng
cơ sở hạ tầng phù hợp như hạ tầng về mã khóa công cộng, về thanh toán vàngân hàng, về dịch vụ thông tin cho các tổ chức, về công cụ tìm kiếm, truylục dữ liệu, tổ chức thông tin, tổng hợp thông tin, hạ tầng cho việc xử lýgiao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B - Business-to-Business), chia sẻthông tin từ danh mục hàng hoá của nhà cung ứng và phối hợp các chuỗicung ứng
- Luật pháp, tính riêng tư và các chính sách công cộng: Toàn bộnhững thay đổi về cấu trúc, tổ chức, quá trình và công nghệ do thương mạiđiện tử đưa lại đòi hỏi phải có một khuôn khổ mới, cụ thể hoá các nhu cầu
về luật pháp, tính riêng tư và chính sách công cộng Đây là một nhiệm vụrất khó khăn bởi số lượng và tính phức tạp của các lĩnh vực có liên quan;nhưng nó cũng là một khía cạnh cần được quan tâm đầu tiên khi áp dụngthương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia Việc cụthể hoá các vấn đề liên quan cũng đòi hỏi phải có sự cân nhắc khi tiếp cận
để vừa đảm bảo quyền lợi, vừa tránh những xung đột tiềm tàng giữa cácbên tham gia thương mại điện tử
1.4 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Trang 18Mô hình kinh doanh là bố trí các hoạt động kế hoạch hoá (trong một
số trường hợp được nói đến như các quá trình kinh doanh) nhằm mục đíchthu lợi nhuận trên một thị trường Mô hình kinh doanh là trọng tâm của một
kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là tài liệu mô tả mô hình kinhdoanh của một doanh nghiệp Một mô hình kinh doanh thương mại điện tửnhằm mục đích khai thác và tận dụng những đặc trưng riêng có của Internet
và Web
1.4.1 Các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh
Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất
cứ lĩnh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào tám yếu
tố cơ bản là:
- Mục tiêu giá trị: Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốtyếu của mô hình kinh doanh Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sảnphẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng Đứng từ góc độ khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị thươngmại điện tử bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm màdoanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, giảm bớt chiphí trong việc kiểm tra giá cả và sự thuận tiện trong giao dịch thông quaquá trình quản lý phân phối sản phẩm
- Mô hình doanh thu: Mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp
có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư.Chức năng của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và thu đượcdoanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác Bản thân cáckhoản lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự thành công của một doanhnghiệp Một doanh nghiệp được xem là kinh doanh thành công cần tạo ramức lợi nhuận lớn hơn các hình thức đầu tư khác Bằng không, doanh
Trang 19Thực tế có nhiều mô hình doanh thu thương mại điện tử được áp dụngnhưng chủ yếu tập trung vào một (hoặc là sự phối hợp của một số) trong sốcác mô hình cơ bản sau: mô hình quảng cáo, mô hình đăng ký (subscriptionmodel), mô hình phí giao dịch, mô hình bán hàng và mô hình liên kết.
- Cơ hội thị trường: Thuật ngữ cơ hội thị trường nhằm để chỉ tiềmnăng thị trường của một doanh nghiệp (thị trường là phạm vi giá trị thươngmại thực tế hoặc tiềm năng mà ở đó doanh nghiệp dự định hoạt động) vàtoàn bộ cơ hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được
từ thị trường đó Cơ hội thị trường thường được phân nhỏ theo các vị trí đặcbiệt của doanh nghiệp trên thị trường Cơ hội thị trường thực tế được hiểu
là khoản doanh thu doanh nghiệp có khả năng thu được ở mỗi vị trí thịtrường mà doanh nghiệp có thể giành được
- Môi trường cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệpnhằm nói đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanhcác sản phẩm cùng loại trên cùng thị trường Môi trường cạnh tranh củamột doanh nghiệp chịu tác động bởi các nhân tố như: có bao nhiêu đối thủcạnh tranh đang hoạt động, phạm vi hoạt động của các đối thủ đó ra sao, thịphần của mỗi đối thủ như thế nào, lợi nhuận mà họ thu được là bao nhiêu
và mức giá mà các đối thủ định ra cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu.Môi trường cạnh tranh là một trong các căn cứ quan trọng để đánh giátiềm năng của thị trường Nếu trên một đoạn thị trường sản phẩm nhất định,
có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau, đó là dấu hiệu đoạn thị trường này đãbão hoà và lợi nhuận khó có thể thu được Ngược lại, nếu thị trường có rất
ít đối thủ cạnh tranh thì đó là dấu hiệu của, hoặc một đoạn thị trường hầunhư chưa được khai thác, hoặc khó có thể thành công trên thị trường này vì
nó không có khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Như vậy, việc
Trang 20phân tích yếu tố môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp quyết định nênđầu tư vào đoạn thị trường nào có lợi nhất.
- Lợi thế cạnh tranh: Hiểu theo nghĩa chung nhất, lợi thế cạnh tranhcủa một doanh nghiệp là khả năng sản xuất một loại sản phẩm có chấtlượng cao hơn và/hoặc tung ra thị trường một sản phẩm có mức giá thấphơn hầu hết (hoặc toàn bộ) các đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên trong thực tế,các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau về phạm vi hoạt động Một sốdoanh nghiệp có khả năng hoạt động trên phạm vi toàn cầu trong khi một sốkhác chỉ có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc khu vực Nhữngdoanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao hơn ở cácmức giá thấp trên phạm vi toàn cầu là các doanh nghiệp có lợi thế cạnhtranh thực sự Đây là điều mà các đối thủ của họ không thể làm được, cho
dù điều đó chỉ xảy ra trong ngắn hạn
Trong một số trường hợp, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn cótính chất đòn bẩy Đó là khi doanh nghiệp sử dụng các lợi thế cạnh tranhhiện có để tạo ra các lợi thế ở các thị trường phụ cận Tính chất đòn bẩy nàygiúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động cũng như mởrộng lĩnh vực kinh doanh của mình
- Chiến lược thị trường: Trong quá trình hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, chiến lược và việc thực hiện chiến lược marketing thườngđược các doanh nghiệp rất coi trọng Mọi khái niệm và ý tưởng kinh doanh
sẽ đều trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không thể đưa các sản phẩm haydoanh nghiệp của mình tới các khách hàng tiềm năng Toàn bộ các hoạtđộng mà doanh nghiệp thực hiện nhằm xúc tiến các sản phẩm và dịch vụcủa mình cho các khách hàng tiềm năng gọi là hoạt động marketing củadoanh nghiệp
Trang 21- Sự phát triển của tổ chức: Trong kinh doanh, việc đầu tư thườngđược bắt đầu từ những người có đầu óc kinh doanh, biết nhìn xa trông rộng.Tuy nhiên, nếu chỉ mình họ sẽ khó có thể biến các ý tưởng của mình trởthành các doanh nghiệp giá trị hàng triệu đôla Để có một doanh nghiệptăng trưởng, phát triển nhanh chóng, đặc biệt đối với các doanh nghiệpthương mại điện tử, cần phải có đủ các nguồn lực và có một kế hoạch kinhdoanh hoàn chỉnh Nói cách khác, mọi doanh nghiệp, nhất là các doanhnghiệp mới, cần có một hệ thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả các
kế hoạch và chiến lược kinh doanh
- Đội ngũ quản lý: Đội ngũ quản trị là trong các nhân tố quan trọngnhất của một mô hình kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng các mẫu côngviệc trong doanh nghiệp
Một đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đốivới các nhà đầu tư bên ngoài, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễnbiến thị trường và có kinh nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch kinhdoanh Đội ngũ quản trị giỏi tuy không thể cứu vãn một mô hình kinhdoanh yếu nhưng họ có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc
mô hình kinh doanh nếu điều đó cần thiết
Đứng đầu đội ngũ quản trị của hầu hết các doanh nghiệp là những nhàquản trị cao cấp hoặc các giám đốc Kỹ năng và trình độ của các nhà quảntrị này là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp.Tuy nhiên, vấn đề là làm sao có thể tìm được những người vừa có khả năng
và kinh nghiệm để có thể vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vàoquản lý các mô hình kinh doanh mới
1.4.2 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
1.4.2.1 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trang 22Thương mại điện tử B2C là một trong những hình thức TMĐT rấtphổ biến Mô hình kinh doanh TMĐT B2C đề cập đến các nội dung sau:
và các kênh bán hàng truyền thống không có sự khác nhau đáng kể Tuynhiên, các doanh nghiệp thực hiện TMĐT có thể cung cấp thêm các dịch vụkhác mà thương mại truyền thống không có điều kiện và khả năng
b Các mô hình TMĐT B2C
Để hiểu được bản chất của TMĐT B2C, trước tiên chúng ta nghiên
Trang 23* Mô hình TMĐT B2C từ phía khách hàng
Quá trình bắt đầu bằng các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng
và cuối cùng là các bước hậu mua hàng
Quá trình tiền mua hàng bao gồm các hoạt động tìm kiếm thông tin
và phát hiện các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của KH và lựa chọn SP từnhóm những SP xác định trên cơ sở tiêu chí so sánh
Quá trình mua hàng mô tả dòng các thông tin và các tài liệu có liênquan đến việc mua hàng và thương lượng giữa KH và người bán về nhữngđiều khoản cụ thể như giá cả, điều kiện mua hàng và cơ chế thanh toán, vàtiếp đến là việc khách hàng thực hiện thanh toán
Giai đoạn hậu mua hàng là các hoạt động dịch vụ KH để giải quyếtcác khiếu nại của KH, các dịch vụ đi kèm hoặc KH có thể trả lại SP
* Mô hình TMĐT B2C từ phía công ty
Mô hình TMĐT B2C từ phía công ty mô tả chu trình quản lý việcmua hàng của KH, tức là các hoạt động công ty cần thực hiện để đáp ứngcác nhu cầu của KH trong quá trình mua hàng: hoàn thành đơn hàng vàgiao hàng cho KH cũng như thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinhdoanh của công ty Để hiểu rõ mô hình TMĐT B2C từ phía công ty, trướctiên chúng ta phải nghiên cứu chuỗi cung cấp và xu hướng biến động gầnđây của quản lý chuỗi cung cấp cũng như tác động của TMĐT vào quản lýchuỗi cung cấp Ngoài ra phải quản lý đơn hàng trong TMĐT B2C Cáchoạt động trong quản lý đơn hàng TMĐT B2C bao gồm: đảm bảo việcthanh toán của KH, kiểm tra hàng hóa có trong kho, chuyển hàng, bảohiểm, sản xuất, các dịch vụ của nhà máy, mua và công tác kho vận, liên lạcvới KH, hoàn trả, dự báo nhu cầu, kế toán
c Các công cụ hỗ trợ KH trong TMĐT B2C
Trang 24Trong TMĐT, KH có nhiều công cụ hỗ trợ khi ra quyết định muahàng và trong suốt quá trình mua hàng KH cần phải cân nhắc mua nhữngsản phẩm dịch vụ gì, từ công ty nào, trang web nào và sử dụng những dịch
vụ nào… Đó là:
- Cổng mua hàng
- Robot mua hàng (shopbot)
- Các trang web xếp hạng kinh doanh
- Các trang web xác minh độ tin cậy
- Các loại công cụ hỗ trợ KH khác như: cộng đồng KH
d Dịch vụ KH và quản trị quan hệ KH
Dịch vụ KH và quản trị quan hệ KH có các chức năng sau: Cung cấpcác công cụ hỗ trợ tìm kiếm và so sánh Cung cấp các sản phẩm và dịch vụmiễn phí Cung cấp các thông tin và dịch vụ chuyên môn hóa Cho phép
KH đặt hàng các sản phẩm và dịch vụ cá nhân hóa Hỗ trợ KH theo dõi tàikhoản hoặc tình trạng đơn hàng của mình
Các công cụ cung cấp dịch vụ KH như: các trang web cá nhân hóa,các câu hỏi thường gặp, các công cụ theo dõi, phòng chat, e-mail và tựđộng trả lời
1.4.2.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (B2B e-commerce)
Trang 25bất kỳ một tổ chức nào: tổ chức tư hay công, tổ chức kinh doanh thu lợinhuận hay phi lợi nhuận.
b Đặc điểm
Đặc điểm chính của TMĐT B2B là các công ty cố gắng tự động hóaquá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này TMĐT B2B đượcthực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc thông qua một đốitác kinh doanh trực tuyến thứ ba Đối tác trung gian này có thể là tổ chức, làngười hoặc là một hệ thống điện tử Đặc điểm chung của các hoạt động củaB2B nằm trong chuỗi cung cấp của công ty sản xuất hoặc thương mại
TMĐT B2B giúp cho quá trình giao dịch trong chuỗi cung cấp hiệuquả hơn do việc đem lại ít sự thay đổi, hoặc thay đổi hoàn hảo hơn và loạitrừ những người trung gian
TMĐT B2B có 2 loại giao dịch cơ bản: mua hàng ngay lập tức vàmua hàng chiến lược
c Đối tượng tham gia và các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B
Đối tượng tham gia vào TMĐT B2B gồm: người bán, người mua,người trung gian, cổng giao dịch, dịch vụ thanh toán, người cung cấp hậucần, mạng Internet, giao thức giao dịch, dịch vụ an ninh, quá trình hợp táctrong nội bộ
Các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B là: sản phẩm, khách hàng,nhà cung cấp, quá trình sản xuất, vận chuyển, tồn kho, chuỗi cung cấp, đốithủ cạnh tranh, bán hàng và tiếp thị, quá trình cung cấp hàng hóa và thựchiện
d Các phương thức trong TMĐT B2B
Gồm có:
Trang 26- Phương thức lấy công ty làm trung tâm (bán hàng trực tiếp từ log, đấu giá trong TMĐT B2B, đấu thầu điện tử).
Ca-ta Thương mại điện tử trong doanh nghiệp (TMĐT giữa DN và ngườilao động B2E, nội dung của TMĐT giữa các bộ phận chức năng hay trong 1
bộ phận chức năng, marketing điện tử nội bộ, cổng giao dịch trong DN)
- TMĐT giữa các doanh nghiệp (hậu cần điện tử cho DN, hoàn thiệnđơn đặt hàng, quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa)
- Trao đổi tài liệu điện tử (EDI)
1.5.2.4 Các mô hình đặc trưng trong kinh doanh thương mại điện tử
Bao gồm:
Mô hình kinh doanh giữa các người tiêu dùng (customertocustomer C2C): Đây là mô hình mà người tiêu dùng có thể sử dụng để bán các hànghoá của mình cho người tiêu dùng khác với sự giúp đỡ của một doanhnghiệp kinh doanh trực tuyến
Mô hình kinh doanh ngang hàng (peer to peer P2P): mô hình kinh doanhngang hàng (P2P) cũng hoạt động với mục tiêu liên kết những người sửdụng, cho phép họ chia sẻ các tệp tin và các tài nguyên khác trên máy tính
mà không cần truy cập vào một máy chủ chung Điểm nổi bật của loại hìnhP2P là cho phép các cá nhân có thể tự mình tạo lập các thông tin hữu ích đểnhững cá nhân khác sử dụng bằng cách kết nối họ với nhau trên Web Điểmkhác biệt cơ bản so với loại hình C2C là P2P không liên kết những người
sử dụng với mục đích mua bán hàng hoá, dịch vụ mà chủ yếu là để chia sẻcác thông tin và các loại tài nguyên khác
- Mô hình thương mại di động (M-commerce)
Trang 27Phát triển hoạt động thương mại nói chung là hoạt động hết sức quantrọng để giúp các quốc gia có điều kiện để phát triển sản xuất xã hội và tăngcường khả năng hợp tác với nước ngoài Từ nhiều năm nay, Đảng ta đã chủtrương phát triển thương mại trong nước cũng như thương mại với nướcngoài để tạo tiền đề cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện chủ trương trên, Chính phủ đã tạo mọi điều kiện để các
DN có thể ứng dụng hiệu quả các phương thức kinh doanh thương mại, đặcbiệt là phương thức kinh doanh TMĐT Tuy nhiên, các DN Việt Nam thựchiện các phương thức kinh doanh thương mại nói chung và TMĐT nóiriêng trong điều kiện quốc tế và trong nước diễn biến phức tạp, thuận lợi vàthách thức đan xen
1.5.1 Yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động thương mại điện tửbao gồm:
- Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm tốt hay kém sẽ là điều kiện đểkhách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn
- Giá thành: giá thành hợp lý, sẽ kích cầu người mua, từ đó sẽ đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp
- Xúc tiến thương mại: Trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay thìviêc mở rộng kinh doanh gặp phải rất nhiều khó khăn như: chi phí thuê địađiểm, thuê nhân viên, quảng cáo… Mặt khác hiện nay internet phát triễn rấtmạnh vì vậy tận dụng thế mạnh của internet để kinh doanh là một giải pháphữu hiệu Nếu bạn muốn đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng thìbạn phải biết cách xúc tiến công việc kinh doanh trực tuyến (thương mạiđiện tử) sao cho hiệu quả
Trang 28- Quy trình bán hàng: Quản trị bán hàng trong B2C về cơ bản là các hoạtđộng backoffice có liên quan mật thiết với các Frontoffice bao gồm: quảntrị đặt hàng, quản trị thực hiện đơn hàng, xử lý thanh toán, xử lý sau bán.
- Mô hình giao dịch: Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng 1 haynhiều mô hình giao dịch vào hoạt động kinh doanh Xét trên góc độ thươngmại truyền thống một doanh nghiệp có thể vừa tiến hành bán buôn và bán lẻthông qua các hệ thống phân phối hoặc các công ty con của mình Mặt kháccũng có doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với các doanhnghiệp khác (như đặt hàng từ các đối tác để mua nguyên vật liệu ) để sảnxuất hàng hoá và bán lẻ cho khách hàng
- Lợi nhuận: Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽchọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức làdoanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phíthêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm Trong cạnh cạnh tranh hoànhảo, doanh thu biên bằng giá Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quântối thiểu, lợi nhuận bị âm Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanhnghiệp lỗ ít nhất
1.5.2 Yếu tố bên ngoài
1.5.2.1 Các yếu tố kinh tế
Trong môi trường hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ở bất
kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu Bởi lẽ, sựhình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnhhưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạtđộng kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mạinói riêng Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạtđộng thương mại điện tử bao gồm:
Trang 29- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát, phản ảnh cácnguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế Yếu tố này liênquan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại, do đó đến phát triểnTMĐT và các cơ hội kinh doanh.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nềnkinh tế quốc dân: yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thuhẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển ngành thương mại, thểhiện ở tổng mức lưu chuyển và cơ cấu hàng hóa lưu chuyền trên thịtrường… Chính sự gia tăng quy mô và cơ cấu hàng hóa kinh doanh sẽ ảnhhưởng và làm thay đổi phương thức giao dịch kinh doanh trong đó cóTMĐT
- Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân:yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng,đến thu nhập, tích lũy và khả năng cân đối tiền – hàng trong thương mại
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền: yếu tố nàychứng tỏ sự ổn định của đồng tiền nội địa cũng như việc lựa chọn ngoại tệtrong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi củachiến lược phát triển thương mại và TMĐT
- Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư: thu nhập là lượng tiền
mà người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ trong mộtkhoảng thời gian nhất định Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trangtrải cho những nhu cầu khác nhau với những tỉ lệ khác nhau, mức độ ưutiên khác nhau Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toántrong tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho thực hiện TMĐT
1.5.2.2 Các yếu tố văn hóa – xã hội
Trong quá trình xây dựng và thực hiện TMĐT cần phải xem xét đếnyếu tố văn hóa – xã hội theo một phạm vi rất rộng nhằm tìm ra những cơ
Trang 30hội, cũng như những đe dọa tiềm tàng cho sự phát triển của TMĐT Mỗimột sự thay đổi các yếu tố văn hóa – xã hội đều có thể ảnh hưởng đến môitrường cho thực hiện TMĐT Những yếu tố văn hóa – xã hội thường thayđổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra, song ảnhhưởng không kém phần sâu sắc đến môi trường kinh doanh Sự xung đột vềvăn hóa, xã hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làmcho các yếu tố văn hóa – xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội và xúc tiến TMĐT trong giai đoạn hiện nay.Thực tế, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôngiáo, tín ngưỡng… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường.
Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, về trình độ, về dân tộc… có thể tạo
ra những cản trở hoặc thuận lợi khi thực hiện sự dung hòa về lợi ích kinh tếgiữa các bên, trong hoạt động kinh tế Vì vậy, trong quá trình xây dựng vàthực hiện TMĐT đòi hỏi phải khéo léo giải quyết hài hòa lợi ích giữa cácbên, cũng như cần phải nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ những nội dung chủyếu của môi trường văn hóa – xã hội sau đây:
- Dân số và sự biến động về dân số: dân số thể hiện số lượng ngườihiện có trên thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến dung lượng của thịtrường Thông thường, dân số càng lớn, thì nhu cầu về nhóm sản phẩmcàng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ giao dịchqua TMĐT càng lớn Cùng với số lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướngvận động của nó cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng,phương thức tiêu dùng, phương tiện giao dịch, thông tin nói chung vàTMĐT nói riêng Mặt khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lýcũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từngvùng Điều này, ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới, hoặc làm mất đi cơhội hiện tại trong hoạt động TMĐT
Trang 31- Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội: nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân
cư sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và phương thức ứng xử của họ đối vớiTMĐT Do đó, cần phải thỏa mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cáchtương xứng và phải được xem xét khi xây dựng, phát triển TMĐT
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa: cũng như vị trínghề nghiệp và tầng lớp xã hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc,tôn giáo có sự khác nhau Điều này dẫn tới quan điểm và cách ứng xử đốivới TMĐT mang tính đa dạng và phong phú
1.5.2.3 Các nhân tố quốc tế
Trong điều kiện thế giới đang có những thay đổi rất lớn về kinh tế,chính trị và khoa học công nghệ, việc nghiên cứu, lựa chọn và áp dụngphương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ phải chịu ảnh hưởng củanhững nhân tố sau:
- Toàn cầu hóa: Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế khuvực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết Toàn cầu hóa thựcchất là một quá trình quốc tế hóa kinh tế đã phát triển đến quy mô toàn cầu
và bao gồm trong nó hai quá trình phát triển song song là tự do hóa kinh tế
và hội nhập quốc tế Xu thế chung này đòi hỏi các DN phải quan tâmnghiên cứu, ứng dụng và phát triển TMĐT để có thể cạnh tranh và thâmnhập một cách hiệu quả vào thị trường tự do có tính chất toàn cầu
Trang 32- Thị trường khu vực phát triển mạnh: Trong những năm gần đây,khu vực hóa kinh tế - thương mại đã trở thành trào lưu chung ở khắp cácchâu lục Nhiều khu vực mậu dịch tự do được hình thành (AFTA, ACFTA,APEC) đã tạo cho hoạt động thương mại của các quốc gia trong khu vựcđược tiến hành một cách tự do Việc thực hiện tự do hóa thương mại khuvực đang trở thành tiền đề quan trọng cho việc hình thành một thị trường tự
do toàn cầu Thông qua việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do sẽ giúp chocác DN ở các nước có thêm sức mạnh, có thêm điều kiện thuận lợi để vươn
ra thị trường thế giới Mặt khác, liên kết khu vực sẽ giúp cho các DN ở cácnước thành viên có thể liên kết với nhau để cạnh tranh với các đối tác là cáccông ty, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới Trong bối cảnh đó, các DNViệt Nam cần quan tâm và ứng dụng phát triển TMĐT nhằm chiếm lĩnh thịtrường trong khu vực, từ đó vươn ra thị trường các nước khác
- Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ: Trải qua nhiềuthập kỷ, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển Đến cuối thế kỷ 20,đầu thế kỷ 21, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã cónhững bước đột phá mạnh Sự phát triển của công nghệ thông tin đã có ảnhhưởng lớn đến việc định hình phương thức tiến hành hoạt động thương mại(đặc biệt là TMĐT), cách tổ chức kinh doanh và các bước của tiến trình sảnxuất Việc sử dụng Internet và các ứng dụng của nó sẽ làm biến đổi phươngthức kinh doanh, làm thay đổi cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng vàkiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của các bên tham gia
Trang 33- Nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số: Đây là nền kinh tế mà theo đóhàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đạt mức cao.Điều này là một tiền đề quan trọng cho việc ứng dụng và phát triển phươngthức kinh doanh TMĐT ở mỗi DN Như vậy, bối cảnh quốc tế đang cónhiều nhân tố thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển hoạt động TMĐTnhưng cũng đặt ra cho các DN Việt Nam những thách thức không nhỏ ViệtNam là nước đang phát triển, năng suất lao động chưa cao, lợi thế so sánh
là sức lao động và tài nguyên thiên nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệđang ở trình độ thấp Để đáp ứng được những đòi hỏi về việc ứng dụng vàphát triển hoạt động TMĐT, Chính phủ và các DN Việt Nam cần một sự nỗlực lớn thì mới có thể ứng dụng và phát triển thành công phương thức kinhdoanh này
1.6 Một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác
Thương mại điện tử ở Việt nam, nếu xét theo nghĩa rộng (bao gồm cảcác phương tiện truyền thống như: điện thoại, telex, fax hay việc sử dụngmáy tính như một công cụ độc lập) thì đã hình thành từ lâu Tuy nhiên, nếuxét theo nghĩa chặt chẽ hơn (thương mại điện tử chủ yếu là tiến hành traođổi dữ liệu và mua bán dung liệu, hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet vàcác phân mạng của nó) thì sự tham gia của Việt nam chỉ mới bắt đầu từcuối năm 1997 Tuy những điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự pháttriển của thương mại điện tử chưa hình thành đầy đủ, nhưng do các hoạtđộng hội nhập của nước ta cùng với xu thế phát triển chung của thế giới,Việt nam đã bắt đầu có những bước đi nhất định để tham gia vào thươngmại điện tử:
- Nghị quyết số 26/NQ/TƯ, 30/3/1991 của Bộ chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển một
số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn điện tử, tin học ” Nghị quyết Hội
Trang 34nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương (khoá VII), 30/7/1994 xác định:
“Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như công nghệthông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân”.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII nhấn mạnh: “ứng dụng côngnghệ thông tin trong tất cả lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo sự chuyển biến rõrệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế Hình thành mạngthông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” Để thế chếhoá về mặt Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày4/8/1993 về “Phát triển công nghệ thông tin ở Việt nam trong những năm90”
- Tháng 11/1997, Việt nam chính thức kết nối vào mạng Internet.Ngày 05/03/1997, Nghị định 21/CP được ban hành kèm theo quy chế tạmthời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt nam Đến nay Việtnam đã có khoảng hơn 200.000 máy tính có thể truy cập vào Internet, chủyếu là ở các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Từ đó đến nay khái niệm thương mại điện tử được đề cập nhiều trêncác phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo
- Là thành viên của ASEAN và APEC, Việt nam đã tham gia cácbuổi thảo luận và cam kết quốc tế về thương mại điện tử ở hai tổ chức này
+ ASEAN: Sau khi gia nhập tổ chức này, Việt nam đã tham gia hộinghị ASEAN về thương mại điện tử vào tháng 10/1997 Việt nam cũngtham gia hoạt động trong Tiểu ban điều phối về thương mại điện tử (CCEC)của ASEAN Tiểu ban này tại cuộc họp lần thứ hai (9/1998) đã thông quabản “Các nguyên tắc chỉ đạo về thương mại điện tử ASEAN”
+ APEC: Việt nam đã thoả thuận tham gia vào “Chương trình hànhđộng về thương mại điện tử APEC”
Trang 35- Để xúc tiến hoạt động thương mại điện tử tại Việt nam, tháng6/1998, Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin thành lập Tổ công tácthương mại điện tử nằm trong ban này Đến tháng 12/1998, Bộ thương mại(cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao là đầu mối chủ trì phối hợp cáchoạt động về thương mại điện tử) đã thành lập Ban thương mại điện tử trựcthuộc Bộ với các chức năng giúp Bộ trưởng quản lý chung và xây dựngchiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia; quản lý các dự án, cácchương trình quốc gia liên quan đến thương mại điện tử ; triển khai thươngmại điện tử trong phạm vi trách nhiệm của Bộ; phối hợp nghiên cứu cácphương án tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu nhằm tăng cườngthương mại điện tử Việt nam, phù hợp với các quy định quốc tế
- Trên phạm vi toàn quốc cũng đã diễn ra rất nhiều buổi hội thảo vềthương mại điện tử:
+ 3/1999: Bộ thương mại đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế lần thứnhất
+ 6/1999: Tổng cục Bưu điện phối hợp với Bộ thương mại tổ chứchội thảo quốc tế lần thứ hai
+ 5/7/2000: Tại Hà Nội, Bộ thương mại phối hợp với Bộ Khoa Công nghệ-Môi trường, dự án Công nghệ thông tin Việt nam – Canada,Tổng cục Bưu điện đã tổ chức buổi Hội thảo về thương mại điện tử
học-+ Trong tháng 7 và tháng 9 năm 2000, Bộ thương mại, PhòngThương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) và VASC cũng đã tổ chứcmột số buổi hội thảo về thương mại điện tử tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh
- Bộ thương mại đã mở một số buổi tập huấn để nâng cao nhận thứcchung về thương mại điện tử cho các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên hầuhết các tỉnh và thành phố trong cả nước và vẫn đang xúc tiến phối hợp vớicác Bộ khác tiếp tục mở các lớp tập huấn như vậy cho các doanh nghiệp
Trang 36- Nhằm định hướng tiếp cận thương mại điện tử một cách có hệthống và trên quan điểm chiến lược, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộthương mại chủ trì phối hợp các Bộ, ngành có liên quan hình thành một sốtài liệu mang tính định hướng quốc gia
+ Đầu 4/1999, Bộ thương mại đã trình Chính phủ bản “Đề án thànhlập Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử” với sự đóng góp của các Bộ,ngành có liên quan
+ Cuối 4/1999, Bộ thương mại cùng Tổng cục Bưu điện trình Chínhphủ bản “Phương án từng bước tham gia và áp dụng thương mại điện tử”
- Giữa năm 1999, Chính phủ giao cho Bộ thương mại chủ trì dự ánquốc gia “Kỹ thuật thương mại điện tử” Dự án này được phân thành 14tiểu dự án, bao gồm các mặt hạ tầng cơ sở của thương mại điện tử, đồngthời với các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và thử nghiệm.Một số tiểu dự án nhận được sự hỗ trợ từ phía các đối tác nước ngoài
- Trong năm 2000, Chính phủ giao cho Bộ thương mại làm đầu mốiđàm phán với các nước ASEAN xây dựng Hiệp định khung E-ASEAN vàhiệp định này sau đó đã được lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN ký tạiSingapore ngày 24/11/2000
- Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ vềxây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2001 - 2005 nhằmtạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu
tư, kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm
- Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị có chỉ thị số 58-CT/TW về “Đẩymạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá và hiện đại hoá” Thực hiện chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ
Trang 37- Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ cũng ký một loạt quyết định
và nghị định nhằm mở rộng việc sử dụng hệ thống thông tin điện tử tạo tiền
đề cho sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai: Quyết định19/2001/QĐ-TTg, quyết định 81/2001/QĐ-TTg, Nghị định số 55/2001/NĐ/
CP Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX tháng 04/2001 cũng đã khẳngđịnh quyết tâm phải phát triển thương mại điện tử ở Việt nam Đây chính làkim chỉ nam quan trọng mở đường và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sựphát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt nam -Quyết định 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2001nhằm thiết lập hệ thống thông tin từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địaphương phục vụ công tác điều hành các hoạt động của Chính phủ Đề án
112 này cũng nằm trong quá trình thực hiện cam kết của Chính phủ Việtnam với các nước ASEAN theo hiệp định khung e-ASEAN
- Cuối năm 2001, Bộ thương mại đã hoàn thành và trình lên Chínhphủ bản đề án Phát triển thương mại điện tử tại Việt nam giai đoạn 2001-
2005 Bản đề án này giúp Chính phủ có những đánh giá về hiện trạng banđầu về tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới
Từ những đánh giá này, Chính phủ cũng có những định hướng thống nhất
và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử ởViệt nam Có thể coi Bản đề án trên là một bước đi quan trọng và thiết thựcthể hiện quyết tâm của Việt nam hội nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số củakhu vực và thế giới Như vậy, nhận thức được tầm quan trọng của thươngmại điện tử trong thời đại mới Việt nam đã có những mối quan tâm nhấtđịnh nhằm phát triển hình thức này tại Việt nam Tuy nhiên, do trình độphát triển của nền kinh tế còn thấp, những điều kiện cơ sở hạ tầng cho sựphát triển của thương mại điện tử còn chưa hình thành đầy đủ nên nhữngbước đi của Việt nam phần nào còn mang nặng tính “hưởng ứng”, “thămdò”
Trang 38Các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh tạiViệt nam hiện nay vẫn diễn ra khá lẻ tẻ, yếu ớt Các doanh nghiệp vẫn chủyếu giao dịch với nhau bằng điện thoại, fax và mới đây là e-mail Hiện nay
cả nước có khoảng 1500 Website doanh nghiệp, nhưng nhìn chung cácWebsite này còn khá đơn điệu, chủ yếu là để quảng cáo Số đơn vị cóquảng cáo trên Web cũng chỉ có vài ngàn Đến nay, ở Việt nam ngoài cáctổng công ty lớn như : Bưu điện, Hàng không, Du lịch thì hầu hết các doanhnghiệp đều chưa nghĩ đến việc thiết kế một trang Web nhằm mục đính kinhdoanh Nói một cách lạc quan, thương mại điện tử trong các doanh nghiệpViệt nam mới chỉ dừng lại ở mức tiền giao dịch, việc mua bán trên mạnghầu như chưa có Về phía người dân, đa số còn khá xa lạ với Internet, chỉmột bộ phận nhỏ dân chúng (chủ yếu là tầng lớp trí thức) thường xuyên tiếpcận với Internet để gửi e-mail, tìm nguồn thông tin hay để giải trí Một bộphận khác, chủ yếu ở tuổi thanh thiếu niên, chỉ biết đến Internet qua dịch vụtrò chuyện qua mạng (chat) và các dịch vụ giải trí khác Hiểu biết và nhậnthức của đông đảo mọi người đối với thương mại điện tử vẫn còn chưa rõràng hoặc chưa đầy đủ, cá biệt có người nhìn nhận vấn đề hoàn toàn sailệch Ở Việt nam cũng đã bắt đầu xuất hiện các của hàng ảo trên mạng(Cypermall, siêu thị máy tính BLUE SKY, siêu thị nhà đất ) Tuy nhiênmức độ mua hàng từ mạng tại Việt nam vẫn còn khá nhỏ nên các cửa hàngnày cũng chỉ giới hạn mục tiêu giai đoạn của mình là để giới thiệu, làmquen với khách hàng một phương thức mua bán mới mà chưa thể nghĩ đếnlợi nhuận trong giai đoạn này Chính vì việc thương mại điện tử mới chỉ bắtđầu “chớm” phát triển ở Việt nam nên theo báo cáo của IDC-tập đoàn dữliệu quốc tế - thì doanh số thương mại điện tử ở Việt nam năm 1999 mớichỉ dừng lại ở con số 2 triệu Baht (khoảng 60.000 USD) so với 1,229 tỷBaht ở Thái Lan; 38,38 tỷ Baht ở Singapore
Trang 39Tóm lại, những dấu hiệu đầu tiên của thương mại điện tử đã bắt đầuhình thành ở Việt nam Tuy nhiên, quy mô của nó còn hết sức nhỏ bé vàvẫn chưa có những ảnh hưởng nào đáng kể làm thay đổi cách thức kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như cách thức sinh hoạt của người dân.Những bước đi đầu tiên của Nhà nước nhằm thúc đẩy hình thức thương mạiđiện tử mới chỉ ở bề nổi Các hoạt động nhằm hướng vào xây dựng một môitrường toàn diện và thực sự cho thương mại điện tử (chủ yếu là môi trườngCông nghệ thông tin, môi trường pháp lý, môi trường thanh toán tài chính
và môi trường xã hội) thì hầu như chưa có hoặc chưa được tiến hành mộtcách có hệ thống
Hiện nay, xét về tất cả các mặt, môi trường cho thương mại điện tửđúng nghĩa chưa hình thành ở Việt nam Nhưng trong khi đó, với tư cách làthành viên APEC và ASEAN, Việt nam đã có các cam kết tham gia Tìnhhuống đó cho thấy Việt nam “không thể sớm cũng không thể muộn” triểnkhai theo hướng thương mại điện tử
Không thể sớm có nghĩa là: Để có thể thực sự tham gia một cách cóhiệu quả, đóng góp thực tế vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt độngthương mại, vào việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá (mà không phải chỉtham gia một cách “phô diễn”), cần sớm bắt tay vào xây dựng hạ tầng cơ sởcho thương mại điện tử, bao gồm: trước hết là hạ tầng cơ sở pháp lý, tiếp đó
là hạ tầng kinh tế chuẩn hoá, song song với đó là phát triển và nâng cao hạtầng công nghệ thông tin (tính toán và viễn thông) sao cho cập cách về cảhai mặt: trình độ công nghệ và tính phổ cập (đông đảo doanh nghiệp và dânchúng có thể có điều kiện phương tiện thiết bị và phương tiện tiền bạc đểtruy cập vào mạng thông tin toàn quốc và quốc tế); hạ tầng nhân lực thươngmại điện tử (đông đảo doanh nghiệp và dân chúng có đủ năng lực kỹ thuật
để làm việc trên mạng thông tin) Không thể muộn nghĩa là: Ngay bây giờ
đã phải nhận thức đầy đủ về tính tất yếu và mức độ tác động của “kinh tế số
Trang 40hoá” nói chung và “thương mại điện tử nói riêng”, tiếp đó triển khai xâydựng một chiến lược quốc gia về hình thành nền “kinh tế số hoá” và nền
“thương mại điện tử” ở Việt nam làm định hướng chỉ đạo lâu dài, sau đóthiết lập một chương trình hành động trước mắt phù hợp với tình hình thực
tế ở Việt nam và các thoả thuận mà Việt nam đã cam kết Trên cơ sở đó,triển khai nhanh việc phổ cập, đào tạo, thử nghiệm v v Trong hai nhánhhoạt động trên đây, nên coi trọng nhánh chuẩn bị môi trường lâu dài, tránh
sa vào các hoạt động “phô diễn” ít hiệu quả, mà có thể đưa lại các hiệu quảkhông mong muốn
Để làm việc trên, nên thành lập ngay một “đầu mối quốc gia” về
“kinh tế số hoá” và “thương mại điện tử” Một Hội đồng quốc gia về
“thương mại điện tử” gồm đại diện của nhiều Bộ, ngành và giới có liênquan là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhìn nhận từnhiều góc cạnh Vì hội đồng là một tổ chức mang tính tư vấn là chủ yếu,nên theo kinh nghiệm các nước, sẽ cần tới một Ủy ban quốc gia có chứcnăng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo và xử lý giải quyết Hội đồng và
Ủy ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trình hành độngtrước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược và chương trình đó; tránhđược các xu hướng thiếu toàn diện hoặc cho là chưa thể làm gì với thươngmại điện tử Hoặc ngược lại, tiến hành một cách vội vã, nặng “phô diễn”,không thu được kết quả mong muốn và để lại hậu quả khó khắc phục saunày, nhất là các hệ quả an ninh trên bối cảnh của công cuộc vừa xây dựngvừa bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh Trong khi vạch chiếnlược “kinh tế số hoá” và “thương mại điện tử”, cũng như lập chương trìnhhành động và các phương án tham gia thương mại điện tử, Hội đồng quốcgia và Uỷ ban quốc gia về thương mại điện tử sẽ tham khảo chiến lược vàchương trình đã có của các nước, đặc biệt là các nước có trình độ phát triển