1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp Triển khai thương mại điện tử cho công ty trách nhiệm hữu hạn yên loan

106 475 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiCông nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…vv.Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng TMDT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát triển đã và đang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứng dụng và phát triển TMDT và trở thành điển hình trong lĩnh vực này như công ty Vietgo, công ty cổ phần vật giá với sàn giao dịch TMĐT :vatgia.com; công ty peaceoft solution với trang web: chodientu.vn, …vv. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng còn chưa khai thác hết các lợi ích của thương mại điện tử. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy Công Ty TNHH Yên Loan đã triển khai thương mại điện tử, song chỉ với mục đích giới thiệu công ty và sản phẩm là chính. Để website phát huy tối đa sức mạnh thương mại điển tử thì cần nhiều điều sửa đổi và bổ sung. Do vậy tôi chọn đề tài Triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH Yên Loan để tìm hiểu rỏ hơn và triển khai thương mại điện tử tốt hơn cho công ty trong thời gian tới.2. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quátMục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu việc triển khai TMĐT cho công ty TNHH Yên Loan, xây dựng Website bán hàng mới nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm vật liệu xây dựng và quảng bá hình ảnh của công ty đến với khách hàng, đối tác trên thị trường, phục vụ một cách có hiệu quả các hoạt động kinh doanh cho công ty.Mục tiêu cụ thểTìm hiểu, phân tích tình hình kinh doanh của công ty để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp.Nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp triển khai thương mại điện tử cho công ty.Xây dựng Website bán hàng cho công ty.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu : Công Ty TNHH Yên Loan.Phạm vi nghiên cứu : Về nội dung : tập trung tìm hiểu về việc triển khai thương mại điện tử cho công ty. Về không gian : Đề tài thực hiện tại thành phố Đông Hà nói chung và công ty TNHH Yên Loan nói riêng. Về thời gian : dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian là từ 1912014 – 52015.4. Phương pháp nguyên cứuLuận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo các ý kiến chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,…để hoàn thành luận văn này.5. Kết cấu đề tàiVới phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử.Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Yên LoanChương 3: Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Yên LoanPHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN1.1. Tổng quan về Thương Mại Điện Tử1.1.1. Các khái niệm Thương Mại Điện Tử.Các khái niệm cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến TMĐT bao gồm:Internet: Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử, và các nhóm thông tin.World Wide Web (WWW): Hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyền tải, truy cập, chia sẻ ... thông qua internet. Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Cho đến hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Thương mại điện tử. Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm truyền thông, Thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay world wide web. Theo quan điểm giao tiếp, Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng.Theo qua điểm môi truờng kinh doanh: Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng. Theo quan điểm cấu trúc: Thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet. Sau đây là một số khái niệm khác nhau về Thương mại điện tử : Thương mại điện tử là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện thông qua mạng máy tính có liên quan đến quyền sở hữu về sản phẩm hay dịch vụ. Theo định nghĩa rộng có nhiều định nghĩa khác về Thương mại điện tử như Thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và hoạt động kinh doanh liên quan đến cá tổ chức hay cá nhân hay Thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa.Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hóa; chuyển tiền điện tử EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử – EST (electronic share trading); vận đơn điện tử – E BL (electronic bill of lading); đấu giá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến – Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng hậu mãi… 1.1.2. Sự phát triển của Thương mại điện tửTừ khi Tim BernersLee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT. Chính Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994. Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997. Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997...Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng.Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ mộtđếnmột (onetoone) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí.Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo... qua mạng trước khi quyết định mua.Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng...Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet.Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất...) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống. Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn.TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua... của khách hàng.Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa vào Internet và TMĐT.Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng...Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều.Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng.TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT:Cấp độ 1 hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN YÊN LOAN

Lớp : K45THKT ThS Nguyễn Hoàng Hữu Thọ Niên khoá: 2011-2015

Huế, 05/2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Hoàng Hữu Thọ- người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng thực hiện đề tài cho tôi giải quyết những khó khăn, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn!

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Huế cùng các Thầy Cô - những người đã tận tình giảng dạy trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.

Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị, các cô bác trong công ty TNHH Yên Loan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khoá luận này.

Cùng gia đình và toàn thể các anh chị, các em và các bạn những người đã giúp

đỡ, đã chia sẻ, cổ vũ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ

VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt

TMĐT Thương Mại Điện Tử

CNTT Công Nghệ Thông Tin

Chữ viết tắt Tiếng anh Tiếng Việt

WWW World Wide Web Mạng lưới toàn cầu

WAP Wireless Application

Protocol

Giao thức ứng dụng khôngdây

ADSL Asymmetric Digital

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nguyên cứu 2

5 Kết cấu đề tài 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN 3

1.1 Tổng quan về Thương Mại Điện Tử 3

1.1.1 Các khái niệm Thương Mại Điện Tử 3

1.1.2 Sự phát triển của Thương mại điện tử 4

1.1.3 Đặc điểm của Thương Mại Điện Tử 7

1.1.4 Các hình thức giao dịch trong Thương Mại Điện Tử 9

1.1.5 Thanh toán trong Thương Mại Điện Tử 10

1.2 Quá trình kinh doanh TMĐT 14

1.2.1 Điều kiện áp dụng TMĐT 14

1.2.2 Các bước triển khai TMĐT 15

1.2.3 Các công đoạn của một giao dịch mua bán qua mạng 16

1.3 Lợi ích và hạn chế mà TMĐT mang lại 17

1.3.1 Lợi ích của TMĐT 17

1.3.2 Hạn chế của TMĐT 20

1.4 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử trên thế giới và Việt Nam 21

1.4.1 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử trên thế giới 21

1.4.2 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam 26

1.5 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử ở tỉnh Quảng Trị 32 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG

Trang 5

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH YÊN LOAN 36

2.1 Tổng quan về công ty 36

2.1.1 Giới thiệu 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 37

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 37

2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 38

2.2 Phân tích ma trận SWOT 39

2.3 Quy trình bán hàng hiện tại 40

2.4 Phân tích môi trường kinh doanh 41

2.4.1 Môi trường vĩ mô 41

2.4.2 Môi trường vi mô 44

2.5 Mức độ sẳn sàng của công ty cho việc phát triển Thương mại điện tử 54

2.6 Thực trạng ứng dụng Thương Mại Điện Tử của công ty 56

2.6.1 Thực trang website của công ty 56

2.6.2 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử 60

2.7 Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp 62

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở CÔNG TY 63

3.1 Quan điểm 63

3.2 Đề xuất các mục tiêu về TMĐT 66

3.3 Các giải pháp thúc đẩy TMĐT phát triển 66

3.3.1 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 67

3.3.2 Đề xuất giải pháp chiến lược dựa vào ma trận TOWS 68

3.3.3 Giải pháp E-marketing 70

3.3.4 Hoàn thiện Website cho công ty 71

3.3.4.1 Xây dựng website mới 71

3.3.4.2 Chức năng thanh toán trong Website 74

3.3.4.3 Quy trình đặt hàng 74

Trang 6

3.3.5 Marketing website 78

3.3.5.1 Chiến lược quảng cáo 78

3.3.5.2 Tối ưu hoá trên Ipad, trên điện thoại di động, mạng xã hội 81

3.3.5.3 Chiến lược hậu cần 81

3.4 Quy trình bán hàng đề xuât sau khi áp dụng TMĐT 83

3.5 Phân tích tính khả thi khi triển khai hệ thống thương mại điện tử 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Một mô hình thanh toán điện tử 11

Hình 2: Doanh số TMĐT B2C của Hoa Ky tính đến quý 3 năm 2014 22

Hình 3: Doanh số TMĐT B2C của Hàn Quốc tính đến quý 3 năm 2014 23

Hình 4: Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc 2013 - 2018 24

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Ấn Độ 2012 - 2017 25

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Indonesia 2012 – 2017 25

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng mua bán trực tuyến của Úc năm 2014 26

Hình 8: Tỷ lệ thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày 27

Hình 9: Tỷ lệ có mua sắm trực tuyến 28

Hình 10: Loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến 28

Hình 11: Các hình thức mua sắm trực tuyến của người dân 29

Hình 12: Các trở ngại hàng đầu trong mua sắm trực tuyến 30

Hình 13: Các hình thức thanh toán chủ yếu 31

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 37

Sơ đồ 1.2: Quy trình bán hàng hiện tại 40

Hình 14 Trang chủ website www.yenloan.com.vn 57

Hình 15 Trang shopping cart website www.yenloan.com.vn 57

Hình 16 : Giao diện trang chủ 71

Hình 17: Giao diện trang sản phẩm 72

Hình 18: Giao diện chi tiết sản phẩm 72

Hình 19: Khách hàng gửi thông tin hỏi về sản phẩm 73

Hình 20: Giao diện trang tin tức 73

Hình 21: Giao diện trang liên hệ 74

Hình 22: Chọn hàng cần mua 75

Hình 23: Kiểm tra thông tin/địa chỉ thanh toán 76

Trang 8

Hình 24: Xác nhận đơn hàng 76

Hình 25: Quy trình đặt hàng thông qua tài khoản Ngân lượng 77

Hình 26: Quy trình đặt hàng thông qua tài khoản Bảo kim 77

Hình 27: Thời gian mở email trong một ngày 79

Hình 28: Thời gian mở email trong một tuần 80

Hình 29: Website được tối ưu trên Ipad/di động 81

Sơ đồ 1.3: Quy trình bán hàng sau khi áp dụng TMĐT 83

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: So sánh Kết quả sản xuất kinh doanh 38

Bảng 2: Phân tích từ khóa sản phẩm bằng Google Keyword Planner 44

Bảng 3: Kết cấu doanh thu đối với từng nhóm sản phẩm (ĐVT: VND) 45

Bảng 4: Tình hình số lượng đại lý cấp 2 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 47

Bảng 5: Tình hình doanh thu bán sỉ, bán lẻ (ĐVT: VND) 48

Bảng 6: Điểm mạnh, điểm yếu của công ty cạnh tranh 50

Bảng 7: Ma trận BCG đối thủ cạnh tranh 52

Bảng 8: Đánh giá website 59

Trang 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộccách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng

đó Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mạiđiện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũvới rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn vàkhông bị giới hạn bởi không gian và thời gian…vv

Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêngTMDT lại là một điều khá mới mẻ dẫu rằng việc nắm bắt xu thế và phát triển đã vàđang ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp biết ứngdụng và phát triển TMDT và trở thành điển hình trong lĩnh vực này như công tyVietgo, công ty cổ phần vật giá với sàn giao dịch TMĐT :vatgia.com; công ty peaceoftsolution với trang web: chodientu.vn, …vv Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏcòn chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng còn chưa khai thác hết các lợi ích củathương mại điện tử

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy Công Ty TNHH Yên Loan đã triển khai thương mạiđiện tử, song chỉ với mục đích giới thiệu công ty và sản phẩm là chính Để websitephát huy tối đa sức mạnh thương mại điển tử thì cần nhiều điều sửa đổi và bổ sung Do

vậy tôi chọn đề tài "Triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH Yên Loan"

để tìm hiểu rỏ hơn và triển khai thương mại điện tử tốt hơn cho công ty trong thời giantới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu việc triển khai TMĐT cho công tyTNHH Yên Loan, xây dựng Website bán hàng mới nhằm mục đích giới thiệu các sảnphẩm vật liệu xây dựng và quảng bá hình ảnh của công ty đến với khách hàng, đối táctrên thị trường, phục vụ một cách có hiệu quả các hoạt động kinh doanh cho công ty

Trang 11

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu, phân tích tình hình kinh doanh của công ty để có cái nhìn tổng quan vềdoanh nghiệp

Nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp triển khai thương mại điện tử cho công ty

Xây dựng Website bán hàng cho công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Công Ty TNHH Yên Loan

4 Phương pháp nguyên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩntắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn Đồng thời số liệu nghiên cứu được lấy từnguồn thứ cấp và sơ cấp kết hợp các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, thamkhảo các ý kiến chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,…để hoànthành luận văn này

5 Kết cấu đề tài

Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH YênLoan

Chương 3: Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Yên Loan

Trang 12

PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN

1.1 Tổng quan về Thương Mại Điện Tử

1.1.1 Các khái niệm Thương Mại Điện Tử.

Các khái niệm cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến TMĐT bao gồm:

Internet: Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm

vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăngnhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử, và các nhóm thông tin

World Wide Web (WWW): Hệ thống các thông điệp dữ liệu được tạo ra, truyềntải, truy cập, chia sẻ thông qua internet

Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT giúp cho TMĐT pháttriển và hoạt động hiệu quả

Cho đến hiện tại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Thương mại điện tử Cácđịnh nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau Theo quan điểmtruyền thông, Thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tinhoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay world wide web Theo quanđiểm giao tiếp, Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tingiữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàngvới khách hàng.Theo qua điểm môi truờng kinh doanh: Thương mại điện tử bao gồmcác hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng Theo quan điểm cấu trúc:Thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: văn bản, trangweb, điện thoại Internet, video Internet

Sau đây là một số khái niệm khác nhau về Thương mại điện tử : Thương mạiđiện tử là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện thông qua mạng máy tính cóliên quan đến quyền sở hữu về sản phẩm hay dịch vụ Theo định nghĩa rộng có nhiềuđịnh nghĩa khác về Thương mại điện tử như Thương mại điện tử là toàn bộ chu trình

và hoạt động kinh doanh liên quan đến cá tổ chức hay cá nhân hay Thương mại điện tử

Trang 13

là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ

xử lý thông tin số hóa

Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm:mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung sốhóa; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử –EST (electronic share trading); vận đơn điện tử – E B/L (electronic bill of lading); đấugiá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm cácnguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến – Online procurement; marketing trực tiếp,dịch vụ khách hàng hậu mãi…

1.1.2 Sự phát triển của Thương mại điện tử

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân

đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ Cácdoanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia

sẻ thông tin, liên lạc với đối tác một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế Từ đó,doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet,WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT Chính Internet

và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạtđộng hiệu quả Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994 Công ty Netsscapetung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm

1995 Công ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997 Công ty IBM tung ra chiếndịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997

Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thốngbao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

 Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể sosánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thếgiới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadableelectronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng

Trang 14

 Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một(one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chiphí.

 Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụkèm theo qua mạng trước khi quyết định mua

 Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình đểnhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tựthiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng

 Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành choquảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãitrực tiếp cho người mua qua mạng Internet

 Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu

 Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượnglớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều

 Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn,với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống

 Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế(giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất ) cho người mua hơn là những trung giantrong thương mại truyền thống Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánhgiá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn

 TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đangphát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn

 Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tựđộng những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình,dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua của khách hàng

 Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụtương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụkhách hàng dựa vào Internet và TMĐT

Trang 15

 Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại nhưthông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng

 Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơnnhiều

 Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệukhách hàng đang bùng nổ Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho cácwebsite nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoahồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng

TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển Cách phân chia thứ nhất: 6cấp độ phát triển TMĐT:

Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng Ở mức độnày, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm

mà không có các chức năng phức tạp khác

Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúcphức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, ngườixem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện

Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch

vụ qua mạng Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục

vụ các giao dịch trên mạng Các giao dịch còn chậm và không an toàn

Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trongmạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự canthiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bịkhông dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giao thứctruyền không dây WAP (Wireless Application Protocol)

Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta

có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thôngtin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch

Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT

Trang 16

Cấp độ 1 – Thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanhnghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ Các hoạtđộng mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

Cấp độ 2 – Thương mại giao dịch (t-commerce, t = transaction: giao dịch) :doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng,

có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến

Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c = colaborating, connecting: tíchhợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạngnội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sựcan thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệuquả

1.1.3 Đặc điểm của Thương Mại Điện Tử

Tính cá nhân hóa

Trong tương lai, tất cả các trang web Thương mại điện tử thành công sẽ phân biệtđược khách hàng, không phải phân biệt bằng những thói quen mua hàng của khách.Những trang web Thương mại điện tử thu hút khách hàng sẽ là những trang có thểcung cấp cho khách hàng tính tương tác và tính cá nhân hóa cao Chúng sẽ sử dụng dữliệu về thói quen kích chuột của khách hàng để tạo ra những danh mục động trên

“đường kích chuột” của họ Về cơ bản, mỗi khách hàng sẽ xem và tìm ra sự khác nhaugiữa các site

Đáp ứng tức thời

Các khách hàng Thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà họ đặtmua ngay trong ngày Một nhược điểm chính của Thương mại điện tử từ doanh nghiệptới ngườii tiêu dùng (B2C) là khách hàng trên mạng phải mất một số ngày mới nhậnđược hàng đặt mua Các khách hàng đã quen mua hàng ở thế giới vật lý, nghĩa là họ đimua hàng và có thể mang luôn hàng về cùng họ Họ xem xét, họ mua và họ mangchúng về nhà Hầu hết những hàng hóa bán qua Thương mại điện tử (không kể nhữngsản phẩm kỹ thuật số như phần mềm) đều không thể cung cấp trực tuyến

Trang 17

Trong tương lai, các doanh nghiệp Thương mại điện tử sẽ giải quyết được vấn

đề này thông qua các chi nhánh địa phương Sau khi khách hàng chọn sản phẩm, cácsite thương mại điện tử sẽ gửi yêu cầu của người mua tới những cửa hàng gần nhất vớinhà hoặc cơ quan của họ Các site thương mại điện tử khác sẽ giao hàng từ một chinhánh địa phương ngay trong ngày hôm đó Giải pháp này giải quyết được 2 vấn đềđặt ra đối với khách hàng, đó là: Giá vận chuyển cao và thời gian vận chuyển lâu

Giá cả linh hoạt

Trong tương lai, giá hàng hóa trên các site Thương mại điện tử sẽ rất năng động.Mỗi một khách hàng sẽ trả một mức giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Kháchhàng đã mua bao nhiêu sản phẩm của doanh nghiệp trước đây? Khách hàng đã xembao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của doanh nghiệp? Khách hàng đặt hàng từđâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của doanh nghiệp với bao nhiêu ngườibạn của mình? Mức độ sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng với doanhnghiệp? Những điều này không khác lắm với một chuyến bay công tác: Trên chuyếnbay này, mọi hành khách đều bay trên cùng một chuyến bay từ New York đếnSanFrancisco nhưng trả các mức giá vé khác nhau Chính sách giá của các doanhnghiệp như Priceline.com và eBay.com hiện đang đi theo xu hướng này

Đáp ứng mọi lúc, mọi nơi

Khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi lúc, mọi nơi Bỏ qua khả năng dự đoán vềnhững mô hình mua Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian Xu hướng này sẽđược thực hiện thông qua các thiết bị truy cập Internet di động Các thiết bị Thươngmại điện tử di động như những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có khả năng truycập mạng Internet được sử dụng rộng rãi

Các điệp viên thông minh

Những phần mềm thông minh sẽ giúp khách hàng tìm ra những sản phẩm tốtnhất và giá cả hợp lý nhất Những “điệp viên thông minh” hoạt động độc lập này được

cá nhân hóa và chạy 24 giờ/ngày Khách hàng sẽ sử dụng những "điệp viên" này đểtìm ra giá cả hợp lý nhất cho một chiếc máy tính hoặc một chiếc máy in Các doanhnghiệp sử dụng các “điệp viên” này thay cho các hoạt động mua sắm của con người

Trang 18

Ví dụ, một doanh nghiệp có thể sử dụng một “điệp viên thông minh” để giảm sát khốilượng và mức độ sử dụng hàng trong kho và tự động đặt hàng khi lượng hàng trongkho đã giảm xuống mức tới hạn “Điệp viên thông minh” sẽ tự động tập hợp các thôngtin về các sản phẩm và đại lý phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, quyết định tìmnhà cung cấp nào và sản phẩm, chuyển những điều khoản giao dịch tới những ngườicung cấp này, và cuối cùng là gửi đơn đặt hàng và đưa ra những phương pháp thanhtoán tự động

Tất cả những đặc điểm trên là đặc tính nổi trội của Thương mại điện tử so với cáchình thức thương mại khác, nó đem lại cho xã hội cũng như người tiêu dùng và cácdoanh nghiệp rất nhiều lợi ích Và sau đây là những lợi ích đó

1.1.4 Các hình thức giao dịch trong Thương Mại Điện Tử

TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thànhphần tham gia hoạt động thương mại

Các hình thức giao dịch phổ biến

Business to Customer - B2C : Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanhnghiệp với khách hàng (Business to Customer B2C) thành phần tham gia hoạt độngthương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng Sửdụng trình duyệt (web browser) để tìm kiếm sản phẩm trên Internet Sử dụnggiỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách hàng đặt mua Thực hiệnthanh toán bằng điện tử

Business to Business - B2B: Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanhnghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B): thành phần tham gia hoạt độngthương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp Sửdụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua cácvấn đề về chất lượng, dịch vụ Marketing giữa hai đối tượng này là marketing côngnghiệp Hình thức này phổ biến nhanh hơn B2C Khách hàng là doanh nghiệp có đủđiều kiện tiếp cận và sử dụng Internet hay mạng máy tính Thanh toán bằng điện tử

Trang 19

Business to Government - B2G :Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chínhquyền Giao dịch này gồm khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính và nhận cá vănbản pháp quy.

Customer to Government - C2G: Giao dịch giữa các cá nhân với cơ quan chínhquyền, giao dịch này gồm xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà đất,…

Customer to Customer - C2C: Hình thức giao dịch giữa các cá nhân với nhauhay còn gọi là giao dịch Peer to Peer (P2P) Thành phần tham gia hoạt động Thươngmại điện tử là các cá nhân, tức người mau và người bán đều là cá nhân

Trang 20

1.1.5 Thanh toán trong Thương Mại Điện Tử

Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT Thiếu hạtầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó Có 2 loạithanh toán trực tuyến đó là : Thanh toán truyền thống và Thanh toán điện tử

Thanh toán truyền thống

Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và xác thực Tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống phổ biến nhất với các ưu điểm:Tiện lợi, dễ sử dụng và mang theo với số lượng nhỏ Được chấp nhận rộng rãi Nặcdanh: người thanh toán không cần khai báo họ tên Không có chi phí sử dụng Khôngthể lần theo dấu vết của tiền trong quá trình sử dụng Tuy nhiên tiền mặt dễ bị mất,cồng kềnh khi mang với số lượng lớn, khó kiểm đếm và quản lí

Các phương tiện thanh toán truyền thống khác gồm có séc, ngân phiếu thanhtoán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp một khoản tíndụng tại thời điểm mua hàng, các giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó

 Thẻ ghi nợ kết nối với một tài khoản tiền gửi không kì hạn Các giao dịch sẽrút tiền từ tài khoản này Hiện tại thanh toán bằng thẻ tín dụng rất phổ biến ở các nướcphát triển

 Thẻ tín dụng và các hình thức tương tự góp phần làm giảm nhu cầu về vốn lưuđộng, giảm rủi ro, có khả năng thanh toán toàn cầu, lưu trữ số liệu, dễ giải quyết tranhchấp, có độ tin cậy cao Thanh toán sử dụng thẻ tín dụng có chi phí cao Mặt kháccũng có một và rủi ro đối với ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán và cơ sởchấp nhận thanh toán

 Séc là loại hành thanh toán truyền thống phổ biến Đó là tài liệu viết (hoặc in)

và được giao cho người bán hàng yêu cầu tổ chức tài chính chuyển một khỏan tiền chobên có tên ghi trong séc Thời gian xử lí séc dài và chi phí xử lí cao

 Chuyển khoản là việc chuyển tiền trực tiếp giữa các ngân hàng Lệnh chi làhình thức thanh toán giống như séc nhưng khác ở chỗ việc thanh toán được đảm bảobởi bên thứ 3 Lệnh chi tránh được rủi ro, đảm bảo tính nặc danh

Thanh toán điện tử

Trang 21

Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ thương mại,

“thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông quacác thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.”

Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong Thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền

và nhận tiền hàng cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet

Hình 1: Một mô hình thanh toán điện tử

Lợi ích của thanh toán điện tử:

Lợi ích chung

Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử: Xét trên nhiều phương diện,

thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử Sự khác biệt cơbản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet chính là nhờkhả năng thanh toán trực tuyến này Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽhoàn thiện hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của

nó – các giao dịch hoàn toàn qua mạng, người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cánhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử lý tiền số tựđộng Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triểnthương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và khôngngừng tăng của mạng Internet

Trang 22

Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Thanh toán trong thương mại

điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa Người bán hàng

có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiến hành giao hàngmột cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất

Nhanh, an toàn: Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn,

đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toánbằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trongdân chúng về thanh toán hiện đại

Hiện đại hoá hệ thống thanh toán: Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện

tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng

mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường Quá trình giao dịch đượcđơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên

an toàn hơn Tiền số hóa không chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyểnmột nửa vòng trái đất chỉ trong chớp mắt bằng thời gian của ánh sáng Đây sẽ là một

cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet

Lợi ích đối với ngân hàng

Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh

- Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tácnghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng

- Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh

ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vicung cấp dịch vụ

Trang 23

Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm : Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn

tới từng người dân Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ "Ngân hàng điện tử",với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốcđộc cao và liên tục Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho kháchhàng như "phone banking", “home banking”, “Internet banking", chuyển, rút tiền,thanh toán tự động

Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh : "Ngân

hàng điện tử" giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi vàbền vững Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh một ngân kháchhàng có thể đi tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện giaodịch trong vài phút Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm đểcác ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình

Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa : Một lợi ích quan trọng khác mà ngân

hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược

“toàn cầu hoá”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh.Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sởhoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lượngkhách hàng lớn hơn Internet một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng cóthể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tưvào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng Theo cách này, các ngân hàng lớn đang vươn cánh taykhổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu

Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu : Thông quan

Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản,các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo Có thểngân hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiếtlập các trang web của riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giảiđáp ý kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bướcđầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu thế chung

Lợi ích đối với khách hàng

Trang 24

Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử

hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác Điềunày hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chiphí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trênInternet mà không cần tới văn phòng, trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả cũngtheo đó mà giảm đi rất nhiều Ví dụ: Ngân hàng ảo Wingspan.com và ngân hàng theokiểu truyền thống Bank One Đối với những tài khoản tiền gửi, Wingspan cho kháchhàng hưởng mức lãi suất là 4,5%/năm trong khi ở Bank One là 1%/năm Đối vớitrường hợp khách hàng muốn kiểm tra chi phí của các hoá đơn thanh toán điện tử củamình, Wingspan không đòi bất cứ một khoản phí nào, trong khi đó khách hàng phải trảphí cho Bank One là 4,95 Đô la Mỹ một tháng

Khách hàng tiết kiệm thời gian: Đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet

được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác Khách hàngkhông cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đilại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình Giờ đây, với dịch vụ ngân hàngđiện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thờiđiểm nào hoặc ở bất cứ đâu họ muốn

Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn : Khi khách

hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thôngtin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng vớingân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tàikhoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng,mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tíndụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng

 Trong thập kỷ vừa qua, thay đổi lớn nhất mà ngân hàng đem lại cho kháchhàng đó là ngân hàng điện tử, nó có thể đem lại một giải pháp mà từ trước đến naychưa hề có Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với một mức thờigian ít nhất và điều đó có thể tóm gọn trong cụm từ “sự tiện lợi”

1.2 Quá trình kinh doanh TMĐT

Trang 25

1.2.1 Điều kiện áp dụng TMĐT

Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có thể áp dụng TMĐT Thường thì TMĐT rấtthích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ có thể số hoá hoặchiển thị được bằng kỹ thuật số Nói chung TMĐT có thể áp dụng cho hầu hết các hãngkinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng vào giai đoạn thíchhợp Nếu như doanh nghiệp dự định tiến hành TMĐT, doanh nghiệp phải chuẩn bị kĩlưỡng về các mặt sau:

 Ý tưởng kinh doanh: doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi “mình sẽ bán cáigì”, “doanh thu của mình đến từ đâu”?

 Đánh giá rủi ro: sau khi đã có câu trả lời ở trên, doanh nghiệp phải quan sátxem đã có ai làm điều đó chưa? họ làm có thành công không? Và phải phân tích rủi rocho dự án của mình, trong trường hợp xấu nhất, chuyện gì sẽ xảy ra? Doanh nghiệp cóchấp nhận hay chịu đựng được rủi ro xấu nhất không?

 Tìm nguồn đầu tư: cuối cùng, nếu doanh nghiệp vẫn thấy dự án của mình khảthi, doanh nghiệp phải tìm cho được nguồn vốn cần thiềt để trang trải cho dự án trongthời gian chưa sinh lợi nhuận Chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy mới bước đầu đảm bảo kinhdoanh thành công trong lĩnh vực này

1.2.2 Các bước triển khai TMĐT

Các doanh nghiệp muốn áp dụng TMĐT vào kinh doanh thường phải triển khaiqua các bước như sau:

Bước 1: Chọn tên miền

Để có một website, việc đầu tiên là doanh nghiệp phải có một tên miền (domain).Sau đó, doanh nghiệp phải kiểm tra xem tên miền đó đã bị mua chưa tạiwww.domains.yahoo.com để tránh tình trạng tranh chấp tên miền Doanh nghiệp cóthể mua trực tiếp trên mạng, song phải có thẻ tín dụng để trả tiền, hoặc có thể nhờdịch vụ thiết kế web mua tên miền cho mình

Bước 2: Thiết kế website

Doanh nghiệp phải chuẩn bị nội dung, cấu trúc của website của mình Sau đó nhờđơn vị kỹ thuật thiết kế thành những trang web

Trang 26

Bước 3: Lưu trữ website (hosting)

Để website hiện diện trên Internet, doanh nghiệp phải trả tiền cho dịch vụ lưu trữwebsite Lưu trữ có nghĩa là có một máy chủ (server) chứa những file hình ảnh, nộidung, trang web… của doanh nghiệp và máy chủ này phải online suốt 24 giờ mỗingày, 7 ngày mỗi tuần Nếu máy chủ này có sự cố không hoạt động vào bất kỳ lúcnào, thì có nghĩa là website của doanh nghiệp cũng không thể hoạt động vào lúc đó vàngười truy cập sẽ không thể truy cập website của doanh nghiệp

Bước 4: Quản lý đầu vào, đầu ra, hệ thống phân phối, thanh toán…

Khi bán hàng trên mạng, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầu vào (sản phầm), đầu ra(khách hàng), hệ thống phân phối, giao nhận, thanh toán v.v… để mọi thứ đều có thểhoạt động tốt và trơn tru

Bước 5: Bảo vệ việc kinh doanh

Kinh doanh trên mạng có nhiều rủi ro và nguyên tắc Về mặt rủi ro, doanh nghiệp

có thể bị hacker phá website, thay đổi dữ liệu v.v… Về mặt nguyên tắc, có một số

“quy luật” doanh nghiệp nên tuân thủ, như việc thông tin rõ ràng, các tuyên bố(Privacy, Disclaimer, Payment Guidelines…) Khi website càng đầy đủ thông tin,thông tin càng rõ ràng về các điều kiện mua bán, trả hàng, thanh toán v.v… thì ngườimua hàng càng tin tưởng hơn

Bước 6: Thích ứng với công nghệ mới

Doanh nghiệp cũng phải lưu ý cập nhật công nghệ mới cho website và việc kinhdoanh trên mạng của mình, ít nhất mỗi năm một lần Vì trong công nghệ mạng vàInternet, tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh nên doanh nghiệp phải theo kịp thờiđại

1.2.3 Các công đoạn của một giao dịch mua bán qua mạng

Gồm có 6 công đoạn

1 Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanhtoán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website TMĐT Doanhnghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác

Trang 27

nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận

và số phiếu đặt hàng

2 Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặthàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanhnghiệp

3 Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thôngtin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ) đã được mã hoá đến máy chủ(Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạngInternet Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật

an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ khôngbiết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng)

4 Khi Trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mãthông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạngInternet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thươngmại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng củadoanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệuriêng biệt)

5 Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán(authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của kháchhàng (Issuer) Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toánđến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet

6 Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp nhữngthông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo chokhách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không Toàn bộ thời gianthực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 -

Trang 28

Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại

truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cungcấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp,khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêusản phẩm hơn

Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin,

chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống

Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong

phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởicác showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệmđược chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web

và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêmnhiều chi phí biến đổi

Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến

lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhucầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và

giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấugiá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành côngnày

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả

năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời giantung sản phẩm ra thị trường

Giảm chi phí thông tin liên lạc

Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính

(80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,

quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá

Trang 29

biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng

cố lòng trung thành

Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả

đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng

cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếutriển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện

chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóacác quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cậnthông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt độngkinh doanh

Lợi ích đối với người tiêu dùng

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép

khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép

người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách

hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm đượcmức giá phù hợp nhất

Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm

số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễdàng thông qua Internet

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách

hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua cáccông cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âmthanh, hình ảnh)

Trang 30

Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể

tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những mónhàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử

cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệuquả và nhanh chóng

“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các

đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến

khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

Lợi ích đối với xã hội

Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm

việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá

do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản

phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử.Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y

tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phíthấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụthành công điển hình

Trang 31

Toàn vẹn dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu và tính toàn vẹn của dữ liệu là một vấn đềnghiêm trọng Do sự xuất hiện của các virus máy tính dẫn đến đường truyền dữ liệu bịnghẽn, các tệp dữ liệu bị phá hủy tin tặc truy cập trái phép hệ thống để lấy cắp thôngtin, hủy hoại dữ liệu khiến cho khách hàng lo lắng về hệ thống thương mại điện tử.Lỗi lo lắng về nâng cấp hệ thống (system scalability): Sau một thời gian pháttriển hệ thống website thương mại điện tử, số lượng khách hàng truy cập ngày mộtđông sẽ dẫn đến tốc độ truy cập chậm lại, nghẽn mạng Kết quả là khách hàng rời bỏwebsite Để tránh xảy ra hiện tượng này, các hệ thống thương mại điện tử thường phảinâng cấp hệ thống Để duy trì một hệ thống có được 70 triệu truy cập trong vòng haituần mà không xảy ra tắc nghẽn cần phải trang bị một hệ thống phần cứng và phầnmềm không rẻ.

Nhóm hạn chế mang tính thương mại

Thương mại điện tử đòi hỏi phải đầu tư xứng đáng: Kinh nghiệm cho thấy cáccông ty thành công với thương mại điện tử thường có đầu tư lớn cho việc xây dựng hệthống Các doanh nghiệp nhỏ thường không thể cạnh tranh bằng giá cả nhất là khitham gia thị trường rộng lớn của thương mại điện tử Trong thương mại truyền thống,vấn đề trung thành với thương hiệu rất quan trọng nhưng trong thương mại điện tử vấn

đề này kém quan trọng hơn

Quá trình tìm kiếm thông tin của khách hàng trong thương mại điện tử khôngphải hiệu quả về chi phí Nhìn bề ngoài, các sản giao dịch điện tử có vẻ như là nơi chophép người bán và người mua trên toàn thế giới trao đổi thông tin mà không cần trunggian Nếu tiếp cận gần hơn sẽ thấy xuất hiện một hệ thống trung gian mới để đảm bảo

về chất lượng sản phẩm, những người dàn xếp, các cơ quan chứng thực để đảm bảotính hợp pháp của các giao dịch Các chi phí này được tính vào chi phí giao dịch

1.4 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử trên thế giới

Quy mô thị trường TMĐT B2C của Thế giới (Theo Báo cáo TMĐT Việt Nam2014)

 Hoa Kỳ

Trang 32

Cục Thống kê Dân số , Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố doanh thu bán lẻ trựctuyến tính đến quý 3 năm 2014 đạt 224,3 tỷ USD, ước tính tổng doanh thu bán lẻ năm

2014 sẽ đạt 305,5 tỷ USD Vào quý 3 năm 2014, doanh thu bán lẻ thương mại trựctuyến ước tính tăng 4% so với quý 2, và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Doanh thu bán lẻ trực tuyến quý 3 năm 2014 chiếm 6,1% tổng giá trị bán lẻ quý 3 củaHoa Kỳ

Trang 33

Hình 2: Doanh số TMĐT B2C của Hoa Ky tính đến quý 3 năm 2014

Nguồn: Cục Thống kê Dân số – Bộ Thương mại Hoa Kỳ (tỷ USD)

 Hàn Quốc

Báo cáo Mua sắm trực tuyến thường kỳ do Tổng cục Thống kê Hàn Quốc công

bố vào quý 3 năm 2014 cho biết, doanh số bán lẻ trực tuyến tại nước này tăng trưởng17,8% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 11,4 nghìn tỷ won (tương đương 10,5 tỷUSD) Thị phần bán lẻ trực tuyến so với tổng doanh thu bán lẻ đã tăng từ 10,9% năm

2013 lên12,8% quý 3 năm 2014 So với quý 3 năm 2013, thị phần mua sắm trực tuyếnquý 3 năm 2014 dành cho “Du lịch và dịch vụ”, “Đồ dùng trong nhà, thiết bị máy móc

và các vật dụng khác”, và “Các thiết bị điện tử truyền thông cho hộ gia đình” đã tănglần lượt như sau: 2,5%, 0,9%, và 0,5% Thị phần dành cho “Thực phẩm”, “Máy tính

và các thiết bị kèm theo”, “Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi” có sự giảm nhẹ,nhưng vẫn nằm trong nhóm những mặt hàng được mua sắm trực tuyến nhiều nhất

Trang 34

Hình 3: Doanh số TMĐT B2C của Hàn Quốc tính đến quý 3 năm 2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hàn quốc

 Trung Quốc

Báo cáo tình hình thị trường TMĐT Trung Quốc năm 2014 của eMarketer chobiết, doanh thu bán lẻ trực tuyến tại nước này tăng trưởng 63,9% so với năm trước,ước tính đạt 217,39 tỷ USD Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng nàycho đến năm 2018 Cũng theo báo cáo này, trong năm 2014, doanh thu bán lẻ trựctuyến của Trung Quốc chiếm hơn 50% tổng doanh thu của khu vực châu Á – TháiBình Dương Dự kiến đến năm 2018, con số này sẽ đạt mức 70% Theo Báo cáo sốliệu số 33 về sự phát triển của Internet của Trung tâm Mạng lưới thông tin InternetTrung Quốc, số lượng người mua hàng trực tuyến hiện nay ở nước này là 302 triệungười Theo một khảo sát của Group M vào tháng 6 năm 2014 cũng cho biết gần 75%người mua hàng trực tuyến nói rằng họ thích mua trực tuyến hơn mua sắm ở các cửahàng truyền thống

Trang 35

Hình 4: Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc 2013 - 2018

Nguồn: www.eMarketer.com

 Ấn Độ

Theo số liệu của trang Internetworldstats thì đến đầu năm 2014, số lượng người

sử dụng Internet tại Ấn Độ vào khoảng 195 triệu người, chiếm tỷ lệ 15,8% dân số Sốlượng người mua sắm trực tuyến hiện nay, theo Marketer là 30 triệu người Mức tăngtrưởng trong các giao dịch TMĐT năm 2014 là 31,5%, doanh số bán lẻ TMĐT B2Cđạt 20,7 tỷ USD eMarketer cũng cho biết trung bình mỗi người dân Ấn Độ bỏ ra 691USD để mua sắm trực tuyến

Trang 36

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Ấn Độ 2012 - 2017

Nguồn: www.eMarketer.com

 Indonesia

Indonesia là đất nước có dân cư đông thứ 4 trên thê giới, với mức ước tính năm

2014 là 253 triệu dân Trong đó có 29,8% dân số, tương đương với khoảng 74,6 triệungười sử dụng Internet Theo eMarketer thì số người dùng Internet ở Indonesia đangtăng với tốc độ trung bình 20% một năm trong giai đoạn 2013 – 2016 Hiện nay,khoảng 5,9 triệu người đã từng mua sắm trực tuyến ít nhất một lần Theo eMarketer

dư đoán thì doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2014 ở Indonesia sẽ đạt 2,6 tỷ USD,chiếm 0,6% tổng doanh số bán lẻ cả năm Các mặt hàng được mua sắm trực tuyếnnhiều nhất ở Indonesia là quần áo , giày dép, túi xách, đông hồ, vé máy bay, điện thoại

di động, đồ dùng cho xe ô tô

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Indonesia 2012 – 2017

Nguồn: www.eMarketer.com

Trang 37

 Úc

Theo Bảng chỉ số bán lẻ do Ngân hàng Trung ương Úc (NAB) công bố, thì doanhthu bán lẻ trực tuyến của Úc tăng từ 14,9 tỷ USD năm 2013 lên 16,3 tỷ USD vào năm

2014 Doanh thu bán lẻ trực tuyến hiện chiếm khoảng 6,6% tổng doanh thu bán lẻ của

Úc Cũng theo NAB các sản phẩm, dịch vụ như truyền thông, thực phẩm, thời trangđược mua sắm nhiều nhất ở nước này Mặt hàng hiện nay đang có mức tăng trưởngcao nhất là đồ chơi và trò chơi điện tử, tăng 39,4% trong tháng 11 mặc dù thị phần chỉchiếm 3% thị trường bán lẻ trực tuyến

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng mua bán trực tuyến của Úc năm 2014

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Úc

1.4.2 Thực trạng phát triển Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam

Khái niệm TMĐT không còn quá xa lạ tại Việt Nam, trong những năm gần đâyvới sự xuất hiện ngày càng nhiều của những website bán hàng, giao dịch online củacác doanh nghiệp trong và ngoài nước TMĐT dần chiếm một vị trí quan trọng trongnền kinh tế cả nước Với sự nở rộ của Internet và điện thoại di động (tính đến tháng12/2013 Việt Nam có khoảng 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% làsmartphone; gần 35 triệu người sử dụng Internet), các doanh nghiệp có nhiều cơ hộitiếp cận khách hàng Hàng loạt website thương mại điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặtđối với sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Trang 38

Và năm 2014, có thể được xem là năm bản lề đối với ngành thương mại điện tửtại Việt Nam Đây cũng chính là năm mà các doanh nghiệp trong nước chịu sức épcạnh tranh khá lớn từ các công ty nước ngoài đã và đang tìm cách xâm nhập thị trườngtrong nước như Rakuten của Nhật, Rocket Internet của Đức…

Tuy nhiên, với số người có khả năng kết nối Internet – yếu tố được xem nhưnền tảng trong mô hình TMĐT tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao Trong vòng 5năm ngắn ngủi, số người dùng Internet của Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi, từ 28 triệulên 43 triệu Ước tính đạt trên 40% dân số Một mức tăng có thể nói là tốt nhất nhìtrong khu vực Hay nói cách khác, miếng bánh của thị trường TMĐT cũng vì thế màtăng theo và hệ số tăng này tuyệt đối không nhỏ hơn 153%

Với số lượng người có khả năng kết nối khổng lồ như vậy và còn tăng mạnh dựkiến đến 43 triệu trong năm 2016 Thị trường TMĐT có quyền tự tin với sự đầu tưđúng mực thì tiềm năng là vô cùng to lớn

Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với hơn 900 người sử dụng Internettrên phạm vi toàn quốc, có 10% số người tham gia khảo sát cho biết thời lượng sửdụng Internet mỗi ngày là dưới 3 giờ 36% số người tham gia khảo sát sử dụng Internet

từ 3 – 5 giờ mỗi ngày

Hình 8: Tỷ lệ thời gian truy cập Internet trung bình mỗi ngày

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2014

Kết quả khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với người dân có mua sắm trựctuyến năm 2014 cho thấy, 58% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trựctuyến

Trang 39

Hình 9: Tỷ lệ có mua sắm trực tuyến

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2014

Loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến nhất là đồ công nghệ và điện tửchiếm 60%, tăng 25% so với năm 2013 Các mặt hàng được người tiêu dùng trựctuyến ưa chuộng khác là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (60%), sau đó đến đồ gia dụng(34%), sách và văn phòng phẩm (31%)…

Hình 10: Loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến

Trang 40

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2014

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 71% người tham gia khảo sát đã mua hàng trựctuyến thông qua website bán hàng hóa/ dịch vụ, tăng 10% so với năm 2013 Số người

sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 45% năm 2013lên 53% năm 2014 Số người mua qua các website mua hàng theo nhóm giảm mạnh từ51% năm 2013 xuống còn 35% năm 2014 25% đối tượng cho biết có mua hàng quacác sàn giao dịch TMĐT và 13% qua ứng dụng mobile trong năm 2014

Hình 11: Các hình thức mua sắm trực tuyến của người dân

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2014

Thực tế cho thấy hiện nay không chỉ các công ty lớn mới đẩy mạnh đầu tư vàolĩnh vực kinh doanh Internet mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tìm cáchtham gia vào thị trường này Tuy nhiên mặc dù thị trường còn rất lớn, nhưng sân chơinày không thực sự dành cho các doanh nghiệp nhỏ nếu không có hướng đi riêng vìkhông chỉ gặp trở ngại trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước màcon chịu sức ép cực lớn từ các công ty lớn của nước ngoài

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang có những rào cản gì?

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w