1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận hội đồng nhân dân

30 3,5K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã, là chính quyền cấp thấp nhất ở cơ sở có lịch sử lâu dài ở nước ta. Đây là cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp đến từng người dân là cầu nối chuyển tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND xã, phường, thị trấn gọi chung là HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Từ trước đến nay qua thực tiễn hoạt động vị trí, vai trò

Trang 1

có tốc độ đô thị hóa khá cao, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội khá lớn.Hiện nay Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn Nhìn chungHĐND cấp xã tại huyện A trong những năm qua đã đạt được những thành tựunhất định như ban hành các cơ chế cải cách hành chính, thực hiện giao dịchmột cửa liên thông…góp phần đưa Huyện A từng bước phát triển đi lên Tuynhiên HĐND cấp xã, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong cơ cấu, tổ chức vàhoạt động, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Chất lượng hoạt động của HĐND chưa phản ánh rõ nét qua các kỳ họp, nănglực, trình độ và nhận thức của đại biểu HĐND chưa xứng tầm với yêu cầu đòihỏi của nền kinh tế thị trường và nguyện vọng của cử tri Với mong muốn tìmhiểu sâu hơn về phương thức cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND nóichung cũng như HĐND cấp xã nói riêng qua đó đưa ra một số giải pháp hyvọng có thể góp một phần vào công cuộc đổi mới, hoàn thiện bộ máy cơ quan

Trang 2

quyền lực mà Nhà nước ta đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay nên em đã

mạnh dạn chọn vấn đề: “Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã – qua thực tiễn ở huyện A”,

Vậy Với kiến thức còn hạn chế của em, nên bài viết của em còn nhiềuthiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy Ngô ĐứcChiến, và các thầy cô giáo trong khoa, các anh chị đã trả qua công tác lãnhđạo, chỉ đạo điều hành tại các cơ quan hành chính nhà nước Để em đượchoàn thành tốt đề tài của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1 Mục đích và nhiệm vụ của Đề tài Tiểu luận.

Có mục đích nghiên cứu một cách hệ thống tổ chức và hoạt động củaHĐND cấp xã Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạtđộng HĐND cấp xã ở Huyện A Từ đó đánh giá đúng thực trạng để đưa ranhững quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và nângcao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã tại huyện A nói riêng, HĐND cáccấp nói chung trên phạm vi cả nước Để thực hiện mục đích nghiên cứu nóitrên đề tài tiểu luận có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức

và hoạt động của HĐND cấp xã Làm rõ vị trí, vai trò của HĐND cấp xãtrong tổ chức BMNN và trong hệ thống chính quyền cơ sở

- Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND

cấp xã tại ba loại hình đơn vị hành chính là xã, phường và thị trấn tại HuyệnA

- Đề tài sẽ khai thác trong thực tiễn để cung cấp những số liệu chính xác

về vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tại huyện A qua đó có sựđối chiếu với quy định của pháp luật, tìm ra các nguyên nhân và các giải phápđổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã tại địaphương này Đề tài sẽ cũng cố thêm cơ sở lý luận và kinh nghiêm thực tiễntrong vấn đề đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp

xã tại các địa phương khác trong phạm vi cả nước

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp

xã ở huyện A trong giai đoạn hiện nay

+ Không gian: Đề tài nghiên cứu về HĐND cấp xã ở huyện A

+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt độngcủa HĐND cấp xã ở huyện A trong nhiệm kỳ 2015 - 2021

3 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 4

Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của đềtài tiểu luận là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể: mô tả luật, phân tích, phân tích quy phạm, diễngiải và quy nạp, hệ thống hóa, mô hình hóa, tư duy lôgic và phương pháp lịch

sử Phương pháp phân tích được áp dụng để phân tích tổ chức và hoạt độngcủa HĐND cấp xã Phương pháp diễn giải và quy nạp được áp dụng nhằm lýgiải và rút ra những kết luận cần thiết sau mỗi lần nghiên cứu, phương pháplịch sử nhằm xem xét các vấn đề trong luận văn theo nguồn gốc xuất xứ vàquá trình phát triển của nó Các phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa, tưduy lôgic nhằm hỗ trợ các phương pháp nói trên để trình bày các vấn đề có hệthống, lôgic và dễ hiểu

4 Bố cục đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

đề tài tiểu luận gồm có 3 chương

- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhândân cấp xã

- Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp

xã ở huyện A

- Chương 3: Những giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện A

5 Đóng góp của đề tài

- Thông qua việc trình bày một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống về

tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tiểu luận góp phần làm rõ về khái niệm, vị trí, vai trò của HĐND cấp xã, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp

xã Đồng thời, luận văn phân tích những điểm tích cực và hạn chế về cách thức tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã tại huyện A

Trang 5

- Trong giai đoạn hiện nay, qua đó rút ra những hạt nhân hợp lý trong cơcấu tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã để tiếp tục hoàn thiện thêm cũngnhư khắc phục những điểm hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp góp phầnhoàn thiện tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã.

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN DÂN 1.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ quan đại diện của nhân dân

Cơ quan đại diện là một bộ phận không thể thiếu trong tổ chức chínhquyền của Nhà nước vô sản Việc nghiên cứu về cơ quan đại diện có một ýnghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dự ng chính quyền Công xã Pari làmột thực tiễn sinh động làm sáng tỏ quan điểm Mác - Lênin về Nhà nước vàpháp luật Công xã Pari, lần đầu tiên đã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, thànhlập ra hệ thống cơ quan đại diện mới, cơ quan đại diện này theo nghĩa của nóvừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan hành pháp Việc xuất hiện hình thứccông xã Pari có ý nghĩa rất lớn, làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin nóichung và lý luận về Nhà nước và pháp luật nói riêng, đặc biệt là để xây dựngmột học thuyết hoàn chỉnh về hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa Và mộtlần nữa, khi nghiên cứu về phong trào công nhân, Lênin đã phát hiện ra hìnhthức nhà nước Xô Viết và coi đó là mầm mống của một hình thức có thể sửdụng để tổ chức nhà nước vô sản ở Nga Hình thức nhà nước Xô viết là hìnhthức được sử dụng để tổ chức và thực hiện chính quyền của giai cấp vô sảnNga và các nước Cộng hoà khác ở Cap-ca-zơ, vùng Ban tích; sau này trởthành hình thức của Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết

Xô Viết xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc tổng bãi công của công nhân thànhphố Petrograt năm 1905, với tư cách là hội đồng đại biểu công nhân để đấutranh đòi lợi ích chính trị và kinh tế cho giai cấp Trong quá trình lãnh đạo vàxây dựng chính quyền Xô viết, Lênin đặc biệt nhấn mạnh quyền tham gia

Trang 7

quản lý nhà nước của người lao động, coi:“Sự tham gia của người lao động vào chính quyền như là mục đích của chính quyền Xô viết Và theo Người, việc thu hút được mọi người lao động tham gia vào quản lý là một trong những ưu thế quyết định của nền dân chủ xã hôi chủ nghĩa v.v Vì rằng, một thiểu số người tức là Đảng không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội”[33]

Tóm lại, xuất phát từ bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là một Nhà

nước dân chủ nên việc tổ chức và hoạt động của BMNN xã hội chủ nghĩaluôn đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực Chính vì lẽ đó, V.I.Lênin khi

nói về cơ quan đại diện đã khẳng định: “Chúng ta không thể quan niệm một nền dân chủ, dẫu là dân chủ vô sản, mà lại không có cơ quan đại diện”[33].

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện của nhân dân

- Năm 1911 Nguyễn Ái Quốc đã rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường

cứu nước Người đã đi nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, châu Phi, châu

Mỹ, châu Á; tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thếgiới Trong khi tìm hiểu, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý xem xétnhững vấn đề về chính quyền nhà nước, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cáchmạng xã hội Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, để thực thiquyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam mới

- Nhà nước Dân chủ Cộng hoà, ngày 3/9/1945, trong cuộc họp Chính

phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tiến hành tổ chức “càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” Tư tưởng Hồ Chí Minh

về bộ máy chính quyền địa phương cũng thể hiện rất rõ trong Hiến pháp

1946, đó là thiết chế HĐND, cơ quan đại diện của nhân dân địa phương.HĐND được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã HĐND quyết địnhnhững vấn đề thuộc địa phương mình, những kiến nghị ấy không được tráivới chỉ thị cấp trên Có thể nói, tổ chức chính quyền địa phương với hình ảnh

rõ nhất là thiết chế cơ quan đại diện - HĐND một cơ quan quyết định những

Trang 8

vấn đề có tính địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và phải chịu tráchnhiệm trước nhân dân địa phương.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TRONG LỊCH SỬ LẬP PHÁP CỦA NƯỚC TA.

Văn bản pháp luật đầu tiên về HĐND là Sắc lệnh số 63 - SL ngày 22tháng 11 năm 1945 về tổ chức, quyền hạn, cách làm việc của HĐND vàUBHC có hiệu lực thi hành ngày 8 tháng 12 năm 1945 Sau đó là các Sắc lệnhsửa đổi Sắc lệnh số 63: Sắc lệnh số 22A - SL ban hành ngày 18 tháng 02 năm

1946 về việc tổ chức các HĐND và UBHC do Chính phủ lâm thời ban hành,

để sửa đổi điều thứ 65 Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức cácHĐND và UBHC; Sắc lệnh số 10 về tổ chức HĐND và UBHC ở các xã,huyện, tỉnh và kỳ do Chủ tịch Chính phủ ban hành để sửa đổi Sắc lệnh số 63ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức HĐND và UBHC ở các xã, huyện, tỉnh

và kỳ Tiếp đến là Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946.Hiến pháp 1946 tuy chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về HĐND nhưng vaitrò quan trọng của HĐND, mối quan hệ giữa HĐND với cấp trên cũng đã

được xác định trong Điều thứ 59 “Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên” Ngày 29 tháng 4 năm 1958, Quốc hội nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa đã lần đầu tiên ban hành một đạo luật quy định về cáchthức tổ chức HĐND, đó là Luật tổ chức Chính quyền địa phương Theo quy

định tại Điều 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương thì “Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp và cách thức bầu cử do luật bầu cử quy định” Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, hoà bình

được lập lại ở miền Bắc, miền Nam còn nằm dưới sự kiểm soát của đế quốc

Mỹ Để đáp ứng và phục vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình

Trang 9

hình mới Quốc hội đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 Sau một thời giandài nghiên cứu, soạn thảo công phu, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đã ban hành Hiến pháp 1959 để thay thế Hiến pháp 1946 Trên cơ sởHiến pháp 1959, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBHC cáccấp tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II ngày 27 tháng 10 năm 1962 (hiệu lựcthi hành từ 11/11/1962 đến 09/7/1983) Ngày 30/12/1980 Quốc hội đã thôngqua Hiến pháp 1980 làm cơ sở cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa trongphạm vi cả nước, xây dựng và cũng cố BMNN thống nhất trong đó có tổ chứcchính quyền địa phương Thiết chế HĐND được quy định tại chương IX,Hiến pháp 1980 Sau khi Hiến pháp 1980 ra đời để cụ thể hoá các quy địnhcủa Hiến pháp 1980 về thiết chế HĐND, ngày 30 tháng 6 năm 1983, Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 5, đã thôngqua Luật tổ chức HĐND và UBND 1983, thay thế Luật tổ chức HĐND vàUBHC các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962 Những quy định trước đây tráivới Luật này đều bãi bỏ Để phát huy hơn nữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,tăng cường hiệu lực của cơ quan nhà nước ở địa phương tại kỳ họp thứ 5,Quốc hội khoá VIII đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 30tháng 6 năm 1989 (thay thế Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983) Từnăm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã được đề xướng thực hiện.Công cuộc đổi mới đã đặt ra yêu cầu phải “đổi mới” pháp luật để tạo cơ sởpháp lý cho việc thực hiện đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của BMNN là hết sức cần thiết.Hiến pháp 1992 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó Cũng như Hiến pháp

1980, thiết chế HĐND được quy định tại chương IX Việc chia đơn vị hànhchính vẫn giữ như trong Hiến pháp 1980 Đến ngày 19/06/2015 Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 9 đã thôngqua Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 Trong văn bản này thì tổ chức

Trang 10

và hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp đã được quyđịnh một cách cụ thể và rõ ràng.

1.3 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

1.3.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Vị trí, tính chất và chức năng của HĐND được quy định trong Điều 119,Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hoá trong Luật tổ chức HĐND và UBNDnăm 2015 Theo quy định tại Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm

2015 thì: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”.

1.3.2 Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Kế thừa các nội dung họp lý của Luật năm 2003; đồng thời bổ sungnhững điểm mới nhằm quy định chi tiết them về tổ chức và hoạt động củaHĐND, kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểuHĐND (về giám sát của HĐND do Luật hoạt động giám sát của Quốc hội vàHĐND quy định cụ thể) Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND cónhững nội dung mới sau:

Trang 11

Thứ nhất, quy định tiêu chuẩn, số lượng đại biểu HĐND các cấp

(chuyển từ Luật Bầu cử đại biểu HĐND hiện nay sang quy định tại Luật này),ừong đó có việc tăng thêm số lượng đại biểu HĐND ở thành phố Hà Nội vàthành phổ Hồ Chỉ Minh từ 95 lên 105 đại biểu

Thứ hai, tăng cường vai trò của Thường trực HĐND, bảo đảm hoạt động

thường xuyên giữa 2 kỳ họp HĐND; quy định rõ Thường trực HĐND họpthường kỳ mỗi tháng 1 lần

Thứ ba, thay chức danh ủy viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện

bằng chức danh Phó Chủ tịch HĐND; mở rộng thành viên Thường trựcHĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên làTrưởng Ban của HĐND; Thường trực HĐND cấp xã vẫn gồm Chủ tịch vàPhó Chủ tịch HĐND

Thứ tư, ở HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập thêm Ban

đô thị; ở HĐND cấp xã thành lập thêm 2 ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế

- Xã hội Thành viên các Ban HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm

Thứ năm, quy định đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách Theo đó,

Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có thể là đạibiểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng Bancủa HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; ởcấp xã, quy định Phó Chủ tịch HĐND cấp xã là đại biểu HĐND hoạt độngchuyên trách; Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và ủy viên của các Ban củaHĐND xã hoạt động kiêm nhiệm

Thứ sáu, quy định khi có từ 10% trở lên ừong tổng số cử tri trên địa bàn

cấp xã yêu cầu, Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm xem xét tổ chức

kỳ họp HĐND để bàn về nội dune kiến nghị của cử tri

Thứ bảy, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Tổ đại biểu HĐND;

HĐND cấp xã không thành lập Tổ đại biểu HĐND

1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Trang 12

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được ghi nhận trong Hiến pháp 1992

và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2015 Nhiệm vụ, quyền hạn củaHĐND từng cấp được quy định khá cụ thể trong Luật tổ chức HĐND vàUBND, trong đó nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã cũng được đề cậpđến một cách rõ ràng trong từng lĩnh vực, trong đó có sự phân biệt giữa nhiệm

vụ, quyền hạn của HĐND xã, thị trấn và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐNDphường

1.3.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn được quy định

rõ trong các lĩnh vự c đó là: trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực giáo dục, y tế, xãhội và đời sống, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, bảo vệ tài nguyên, môitrường, lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc thực hiệnchính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, lĩnh vực thi hành pháp luật vàtrong việc xây dựng chính quyền địa phương

1.3.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phương.

Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn như của HĐND xã, thị trấn đã nêu ởtrên, HĐND phường còn có thêm những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Quyết định biện pháp thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảmtrật tự giao thông đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn phường;

- Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện phápphòng, chống cháy, nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường, trật tự công cộng

và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý;

- Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân trênđịa bàn phường

1.3.4 Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã.

Thường trực HĐND cấp xã do HĐND cấp xã bầu ra tại kỳ họp HĐNDtrong số các đại biểu HĐND Thường trực của HĐND cấp xã bao gồm:

Trang 13

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND Các thành viên của UBND cấp xã khôngthể đồng thời là thành viên của Thường trực HĐND cấp xã Kết quả bầu cácthành viên của Thường trực HĐND cấp xã phải được Thường trực HĐND cấphuyện phê chuẩn.

1.3.5 Kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã.

Kỳ họp của HĐND chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động củaHĐND Bởi vì đây là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất củaHĐND HĐND làm việc tập trung và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp củamình

Tại kỳ họp HĐND thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các côngviệc quan trọng của địa phương; bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND,UBND, Thường trực HĐND Các quyết định của HĐND được thể hiện dướihình thức nghị quyết HĐND thường lệ mỗi năm họp hai kỳ Ngoài kỳ họpthường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo

đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhấtmột phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu Thường trực HĐNDquyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của HĐND chậm nhất là hai mươi ngày,

kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là mười ngày trước ngày khaimạc kỳ họp HĐND họp công khai Khi cần thiết, HĐND quyết định họp kíntheo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch UBND cùng cấp Ngàyhọp, nơi họp và chương trình của kỳ họp HĐND phải được thông báo chonhân dân biết, chậm nhất là năm ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Kỳ họpHĐND được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐNDtham gia Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp trên đã được bầu ở địaphương, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thểnhân dân ở địa phương và đại diện cử tri được mời tham dự kỳ họp HĐND,được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết Tài liệu cần thiết của kỳ họp

Trang 14

HĐND phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là năm ngày trước ngàykhai mạc kỳ họp.

1.3.6 Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Đại biểu HĐND cấp xã được nhân dân ở cấp xã tín nhiệm bầu ra làngười đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở cấp xã Vì vậy, đạibiểu HĐND phải gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật

và tham gia vào việc quản lý nhà nước

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ VỚI

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã

Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xãđược quy định tại Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2015 Điều 2

Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân Bcùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên UBND cấp xã chịu trách nhiệm

chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghịquyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện phápphát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện cácchính sách khác trên địa bàn”

1.4.2 Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Đảng ủy cấp

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là một nguyên tắc đã được ghi nhận

tại Điều 4 Hiến pháp 1992: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp

Trang 15

công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

-1.4.3 Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trò hết sức quan trọng Được quy định tại Điều

9 Hiến Pháp 1992 và Điều 9 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003.“Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng

và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước” Điều 9 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 cũng quy định:“Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước

và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước”

Mối quan hệ giữa HĐND cấp xã và MTTQ Việt Nam và các tổ chứcthành viên ở xã là quan hệ phối hợp HĐND cấp xã phối hợp chặt chẽ vớiMTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phương xây dựng mốiquan hệ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Mỗi năm hai lần vàogiữa năm và cuối năm, Chủ tịch HĐND cấp xã thông báo bằng văn bản đến

Uỷ ban MTTQ xã về tình hình hoạt động của HĐND cấp mình và nêu nhữngkiến nghị của HĐND với MTTQ Trong kỳ họp thường lệ của HĐND, Uỷ ban

Ngày đăng: 04/05/2018, 13:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam theo Hiến pháp1992, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức chính quyền địa phương ViệtNam theo Hiến pháp1992
5. Th.S Trần Việt Dũng (2009), Tập bài giảng chuyên đề Hoàn thiện bộ máy nhà nước, khoa Luật, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng chuyên đề Hoàn thiện bộmáy nhà nước
Tác giả: Th.S Trần Việt Dũng
Năm: 2009
6. Th.S Trần Việt Dũng (2007), Tập bài giảng môn Luật Hiến pháp Việt Nam, khoa Luật Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng môn Luật Hiến pháp ViệtNam
Tác giả: Th.S Trần Việt Dũng
Năm: 2007
7. Lê Tư Duyến, Chính quyền điạ phương ở Việt Nam và vấn đề đổi mới hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính quyền điạ phương ở Việt Nam và vấn đề đổi mớihiện nay
10. Quốc hội nước Việt Nam (1959), Hiến pháp năm 1959, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp năm 1959
Tác giả: Quốc hội nước Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1959
11. Quốc hội nước Việt Nam (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1980
Tác giả: Quốc hội nước Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1980
12. Quốc hội nước Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Tác giả: Quốc hội nước Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1992
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầucử đại biểu Hội đồng nhân dân
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luậtbầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
18. Quốc hội nước Việt Nam (2002), Nghị quyết số 51/2001/QH 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 51/2001/QH 10 vềviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992
Tác giả: Quốc hội nước Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2002
19. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
21. TS. Vũ Đức Khiển, Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy toàn diện vai trò của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạtđộng và phát huy toàn diện vai trò của chính quyền địa phương trong giaiđoạn mới
23. Đặng Đình Luyến, Một số vấn đề về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thực hiện thí điểm không tổchức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
24. Mác – Ăngghen, Mác – Ăngghen tuyển tập, tập VI, năm 1984, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mác – Ăngghen tuyển tập, tập VI
Nhà XB: NxbSự thật
1. Các bảng điều tra, số liệu của Hội đồng nhân dân cấp xã tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiệm kỳ 2004 – 2011 Khác
2. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 63 ngày 22/11 về tổ chức, quyền hạn, cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính Khác
3. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 51ngày 17/10 về việc ấn định thể lệ cuộc tổng tuyển cử Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w