TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA Y DƯỢC TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN KRÔNG PẮC -TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC
TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN KRÔNG PẮC -TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC
TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI HAI XÃ THUỘC HUYỆN KRÔNG PẮC -TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Người hướng dẫn đề tài: Thạc sĩ–Bác sĩ Trần Thị Thanh
Trang 3Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 01
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 03
1.1 Sơ lược về lịch sử bệnh suy dinh dưỡng protein- năng lượng 03
1.2 Tình hình SDD trên thế giới, ở khu vực Châu Á, và Việt Nam 04
1.2.1.Tình hình SDD trên thế giới 04
1.2.2.Tình hình SDD trong khu vực Châu Á và các vùng lân cận 04
1.2.3.Tình hình SDD tại Việt Nam 05
1.3 Các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây SDD ở Việt Nam 08
1.3.1 Các nguyên nhân gây SDD 08
1.3.2 Các yếu tố thuận lợi 09
1.4 Các phương pháp đánh giá SDD 09
1.4.1 Các phương pháp đánh giá trên lâm sàng 09
1.4.2 Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em trong cộng đồng 13
1.5 Mục tiêu và các biên pháp phòng chống SDD 17
1.5.1 Mục tiêu phòng chống SDD quốc gia 17
1.5.2 Các biện pháp phòng chống SDD 18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 20
2.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 20
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 20
2.3.2.1 Cỡ mẫu 20
2.3.2.2 Phương pháp lấy mẫu 21
2.3.2.3 Tiêu chí chọn vào mẫu 22
2.3.2.4 Tiêu chí loại trừ 23
Trang 42.4 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.4.1 Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ 23
2.4.1.1 Phương pháp tính tuổi 23
2.4.1.2 Xác định chỉ số cân nặng 23
2.4.2 Thu thập số liệu về các yếu tố liên quan tới tình hình SDD 24
2.5 Kỹ thuật chẩn đoán SDD 24
2.6 Xử lý và phân tích số liệu 25
2.6.1.Công cụ và lựa chọn thống kê xử lý số liệu 25
2.6.2 Khống chế các sai số thường gặp 25
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc 26
3.1.1 Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát 26
3.1.2 Tỉ lệ SDD chung ở 2 xã 27
3.1.3 Tỉ lệ SDD theo dân tộc 28
3.1.4 Tỉ lệ SDD theo mức độ 29
3.1.5 Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi 30
3.1.6 Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi giữa dân tộc kinh và dân tộc thiểu số 30
3.1.7 Tỉ lệ SDD theo giới tính 31
3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD 32
3.2.1 Độ tuổi của mẹ lúc sinh với tỉ lệ SDD 32
3.2.2 Cân nặng của trẻ lúc sinh với tỉ lệ SDD 33
3.2.3 Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD 34
3.2.4 Tình hình nuôi con 6 tháng đầu với tỉ lệ SDD 35
3.2.5 Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung với tỉ lệ SDD 36
3.2.6 Loại thực phẩm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD 37
3.2.7 Kiêng ăn khi bị bệnh với tỉ lệ SDD 38
3.2.8 Tiêm chủng với tỉ lệ SDD 39
3.2.9 Trình độ học vấn của mẹ với tỉ lệ SDD 40
3.2.10 Được nghe về SDD với tỉ lệ mắc bệnh 41
Trang 53.2.12 Số con trong gia đình với tỉ lệ SDD 42
3.2.13 Thứ tự con trong gia đình với tỉ lệ SDD 42
3.3 Một số chỉ tiêu kiến thức của bà mẹ về SDD ở trẻ em 43
3.3.1 Tỷ lệ các bà mẹ hiểu về nguyên nhân gây SDD 43
3.3.2 Tỷ lệ các bà mẹ biết tác hại SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi 44
3.3.3 Hiểu biết của các bà mẹ về phòng ngừa SDD của trẻ em 44
3.3.4 Tỷ lệ các cách tiếp cận GDSK của những bà mẹ được nghe SDD 44
Chương 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
4.1 Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc 45
4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD 48
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1 Kết luận 56
5.1.1 Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc 56
5.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD 56
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 3.9 Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD 34Bảng
Trang 8Số thứ tự Tên bảng Trang.
Biểu đồ 3.1 Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát 26
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi giữa dân tộc Kinh và dân tộc
thiểu số
31
Biểu đồ 3.8 Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD 34Biểu đồ 3.9 Tình hình nuôi con trong 6 tháng đầu với tỉ lệ SDD 35Biểu đồ 3.10 Thời điểm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD 36Biểu đồ 3.11 Loại thực phẩm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD 37Biểu đồ 3.12 Kiêng ăn khi bị bệnh với tỉ lệ SDD 38Biểu đồ 3.13 Mối quan hệ giữa tiêm chủng với tỉ lệ SDD 39Biểu đồ 3.14 Trình độ học vấn của mẹ với tỉ lệ SDD 40Biểu đồ 3.15 Số con trong gia đình với tỉ lệ SDD 42Biểu đồ 3.16 Số thứ tự của con trong gia đình với tỉ lệ SDD 43
Trang 9Số thứ
tự
Hình 2.1 Kỹ thuật cân trẻ ở hai tư thế đứng và nằm 24
Trang 101 ABS : Ăn bổ sung.
3 GDP : Gross Domestic -Tổng sản phẩm quốc nội
5 H/A : Height for age-Chiều cao theo tuổi
6 IFPRI : International Food Policy Research Insitute-Viện
Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốctế
7 MDB : Millennium Development- Goals Mục tiêu thiên niên
kỷ
8 NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ
9 NCHS : National Center for heath statistics-Quần thể tham khảo
của Hoa Kỳ
11 PEM : Protein Energy Malnutrition-Thiếu Protein năng lượng
12 SD : Standard devitation-Độ lệch chuẩn
16 UNICEFF : United Nations Children’s Fund- Quỹ bảo trợ nhi đồng
của Liên Hợp Quốc
19 VDDQG : Viện Dinh Dưỡng quốc gia
20 W/A : Weight for age-Cân nặng theo tuổi
21 W/H : Weight for height-Cân nặng theo chiều cao
22 WHO : World Heathy Organization- Tổ chức Y tế thế giới
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
inh dưỡng là một yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏecon người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 60tháng tuổi, giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ nhất Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnhhưởng tới quá trình phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ làm cho trẻ dễmắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng và có nguy cơ dẫn tới tử vong Suy dinh dưỡng(SDD) là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu cácchất dinh dưỡng đặc biệt là protein, và chất béo SDD đang là một trong số cácvấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt
là các nước kém và đang phát triển Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn coitrọng nhân tố con người là nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội do đó, vấn đề cải thiện tình trạng SDD và giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em là mộtmục tiêu được ghi nhận trong Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X Chính vì thế
mà trong suốt những năm qua, ngành Y tế đã và đang chú trọng triển khai cáchoạt động phòng chống, làm giảm tỉ lệ SDD ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi
Tại nước ta trong những năm qua nhờ sự nỗ lực của chương trình phòngchống SDD chúng ta đã làm thấp tỉ lệ này đến mức đáng kể Thực vậy, nếu vàonăm 1999 là 36.7% và năm 2000 là 33,8%, tới năm 2005 là 25.2% và hai nămgần đây là 19.9% (2008) và 18.9% (2009) [32]
Tuy nhiên, chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam về dinh dưỡng đãcảnh báo rằng “Tỉ lệ SDD và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam vẫn được xếp vàoloại cao nhất thế giới” Đối với khu vực Tây Nguyên tỉ lệ SDD năm 2009 là28.8%, riêng tỉnh Đắk Lắk là 29.1% (2008) và 28.4 % (2009) Tỉ lệ này so vớimục tiêu y tế quốc gia “Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỉ lệ SDD ở tất cả các tỉnh
Trang 12trong nước xuống ngưỡng 30%” thì con số trên đã ghi nhận sự cố gắng củangành Y tế tỉnh Nhưng thực chất tỉ lệ này còn giảm chậm, và so với mặt bằngchung của cả nước thì tỉ lệ này còn khá cao [7], [13], [32].
Krông Pắc là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk cách trung tâm thành phốBuôn Ma Thuột 30 Km về phía đông, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 32.4
% tổng dân số, đời sống vật chất, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, dân trí cònthấp, văn hóa đa dạng Sự quan tâm, kiến thức hiểu biết và kỹ năng thực hànhchăm sóc nuôi dưỡng con cái của người dân còn hạn chế [15]
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đồng thời nhận thấy rằngtrong những năm qua chưa có nhiều nghiên cứu cho huyện Krông Pắc Vì vậy đểgóp phần vào việc đánh giá tình hình SDD, tìm hiểu các vấn đề liên quan và giúpcho nhà lãnh đạo có thêm cơ sở để hoạch định chiến lược can thiệp nhằm giảm tỉ
lệ SDD ở địa bàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tỉ lệ Suy Dinh Dưỡng
ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã thuộc huyện Krông Pắc –Tỉnh Đắk Lắk năm 2010.”
Đề tài nghiên cứu gồm 2 mục tiêu chính:
1 Khảo sát tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã EaKnuêc vàHòa Đông tại huyện Krông Pắc - Tỉnh Đắk Lắk năm 2010
2 Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới tình hình SDD đó
Chương 1
Trang 13TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về lịch sử bệnh suy dinh dưỡng protein-năng lượng [5], [12], [35].
Suy dinh dưỡng Protein –Năng lượng là một bệnh lý xảy ra khi chế độ ănnghèo protein và năng lượng kèm theo tác động của bệnh nhiễm trùng Bệnh rất haygặp ở trẻ em các nước đang phát triển
Bệnh đã xuất hiện và đã được tìm hiểu, mô tả rất lâu trong lịch sử bệnh của
Y khoa
Từ năm 1908 Correa gọi SDD là “bệnh rắn nhỏ” vì những đứa trẻ mắc bệnh
có cơ thể nhỏ bé và da lằn màu sậm lẫn màu nhạt như da rắn
Vào năm 1926 Normet đã mô tả rất sớm căn bệnh này với tên Bouffisure(mắt trẻ bị phù trông bạnh ra) ở An Nam, bệnh gặp rất nhiều ở Trung bộ Việt Namtrước những công trình nghiên cứu của người Anh ở Biển Vàng (Ghana 1930-1933)
Năm 1931, một bác sĩ người Anh Cicely Williams đã dùng thuật ngữKwashior (từ một bộ lạc ở Ghana, có nghĩa là bệnh của đứa trẻ khi mẹ có em bé) để
mô tả hội chứng mà trước đó nhầm với Pellagra
Nhưng mãi sau các khảo sát của Brock và Autret ở nhiều nước Châu Phi(1951) và Trowell, Davies, Dean ở Uganda (1954) thuật ngữ Kwashior mới được sửdụng rộng rãi
Đến năm 1959, Jelife D.B đã dùng thuật ngữ “Thiếu dinh dưỡng năng lượng” (PEM: protein-Energy-Malnutrition) vì thấy mối liên quan chặt chẽ vớicác thể bệnh trên lâm sàng là phù và teo dét
protein-Tuy nhiên ngày nay, người ta cho rằng tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chấtdinh dưỡng hơn là chỉ đơn thuần là protein và năng lượng Do đó có thể định nghĩamột cách đầy đủ rõ ràng như sau:
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi(nhất là trẻ em dưới 3 tuổi) do thiếu nhiều các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm
và chất béo làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất-tầm thần-trí tuệ của trẻ [6],[28]
Trang 141.2 Tình hình về SDD trên thế giới, ở khu vực Châu Á và Việt Nam.
1.2.1 Tình hình SDD trên thế giới.
Theo WHO năm 2004, trên thế giới có 842 triệu người bị SDD trong đó có
10 triệu người ở các nước phát triển, 34 triệu người ở các nước trung gian và 798triệu ở các nước đang phát triển Đồng thời theo thống kê này, có khoảng 60 % cáctrường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi liên quan tới SDD [1]
Ngày 03/02/2006, ngân hàng thế giới World Bank đã đưa ra báo cáo mangtên “Hãy đặt vấn đề SDD vào trung tâm của sự phát triển” đã khẳng định hơn mộtnửa số trẻ em trên thế giới tử vong vì không có đủ dinh dưỡng Báo cáo cũng chỉ rarằng 50% trẻ em ở Nam Á đang trong tình trạng SDD nghiêm trọng, còn ở Châu Phithì con số này là 25%, và các nước khác như Indonesia, Urbekistan, Peru cũng nằmtrong tình trạng trên Theo các chuyên gia kinh tế khẳng định SDD đã làm chậm tốc
độ tăng trưởng GDP hằng năm ở các quốc gia nghèo là 3% và đối với nền kinh tếcủa các quốc gia đang phát triển là khoảng 2-3%/năm Do đó cải thiện được SDD sẽgiúp các nước này tăng GDP [2]
Năm 2007, thông báo của WHO xác định rõ tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
các nước đang phát triển là 500 triệu trẻ em, gây tử vong trung bình là 10 triệu/ năm
[28], [38]
Và gần đây nhất ngày 11/11/2009, theo lời của giám đốc điều hành
UNICEFF bà Anna M.Venman đã cảnh báo “nếu chúng ta không xem xét một cách
nghiêm túc các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng SDD ở bà mẹ và trẻ em trong giai đoạn hiên nay thì cái giá phải trả trong tương lai là rất cao” Thực vậy, vào năm
2009 có khoảng 200 triệu trẻ em đang sống ở các nước đang phát triển trong đó có
hơn 90% sống tại Châu Phi, Châu Á không được cung cấp dinh dưỡng Và hơn 1/3tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là do SDD, nguyên nhân ở đây chính là donhững trẻ này không đủ sinh lực, thiếu năng lượng, và sức đề kháng để chống bệnh[18], [37]
1.2.2 Tình SDD trong khu vực Châu Á và các vùng lân cận.
Trong thời gian gần đây cộng đồng thế giới đã ghi nhận các tiến bộ tương đốikhả quan trong việc giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em trong khu vực Châu Á Nếu vào năm
Trang 151990 là 44 %, thì tới năm 2008 là 30% Trong khi đó ở Châu Phi tỉ lệ SDD giảmxuống còn rất chậm 1990 (38%) tới 2008 (34%) [18]
Vào ngày 3/5/2006 tại Hà Nội, báo cáo của UNICEFF với tên gọi “Tiến bộcho trẻ em” đã nhận định hai khu vực đó là: Đông Nam Á, Thái Bình Dương (khuvực1), Châu Mỹ La Tinh, CariBe (khu vực 2) đã đạt được mục tiêu Thiên Niên Kỷ(MDG) về giảm tỉ lệ SDD Cụ thể tỉ lệ SDD ở khu vực 1 giảm là 15% và khu vực 2giảm là 7% Báo cáo trên cũng khẳng định Việt Nam giảm tỉ lệ SDD/ năm đứng thứ
3 trong khu vực Châu Á sau Trung Quốc và Malayxia Tuy nhiên tỉ lệ SDD củaViệt Nam còn rất cao trong khu vực: 23.4% (2006), trong khi đó là 8% ở TrungQuốc, 11% ở Malayxia, và 13% ở Mông Cổ [4]
1.2.3 Tình hình SDD tại Việt Nam.
Năm 2006, theo đánh giá của UNICEFF trong khu vực Châu Á-Thái BìnhDương, Việt Nam là quốc gia duy nhất có tỷ SDD giảm nhanh nhất mỗi năm trungbình khoảng 2%, tỉ lệ SDD ở Việt Nam đã giảm một cách đáng kể trong 2 thập kỷ
từ 51.2% năm 1985 xuống 25.2% năm 2005 [4],[32]
Tuy vậy, vào ngày 17/1/2008 tại Hà Nội các chuyên gia hàng đầu về dinhdưỡng quốc tế và Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng SDD bà mẹ vàtrẻ em Việt Nam hiện nay Theo TS Jennifer Bryce-Trường ĐH Johns HopkinBlooberg: “Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em VN xếp vào loại cao nhấtthế giới, 90% trẻ SDD thấp còi trên thế giới tập trung ở các nước nghèo, trong đó
có VN” [13]
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng quốc gia tình hình SDD trẻ em dưới 5thể nhẹ cân ở các khu vực trong cả nước theo các mức độ năm 2009 và 2010 nhưsau [32]
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ - 2009
Trang 16Prevelence of undernutrition by severity, 2009, by 7 ecological region.
Tỉnh, thành phố N
SDD cân/tuổi (%)-UnderweightChung
Total
Độ IModerate
Độ IISevere
Độ IIIVerysevere
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ - 2010
Prevelence of undernutrition by severity, 2010, by 6 ecological region.
Tỉnh, thành phố
N
SDD cân/tuổi (%)-UnderweightChung
Total
Độ IModerate
Độ IISevere
Độ IIIVerysevere
Trang 17Qua các bảng thống kê Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ
năm 2009 và 2010, chúng ta thấy: tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi cả nước năm 2008
là 19.9%, 2009 là 18.9% và năm 2010 là 17.5%
Như vậy so với mục tiêu đã đặt ra của “Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giaiđoạn 2001-2010” của Bộ Y Tế, chúng ta không những đã đạt mà còn vượt chỉ tiêulàm hạ SDD trước 2 năm Qua 10 năm nhờ thực hiện tốt chương trình phòng chốngSDD (2000-2009), mỗi năm gần 2% trẻ em thoát khỏi tình trạng SDD
Hình 1.1 Diễn biến SDD qua các năm 1999-2009
(Nguồn http://www.viendinhduong.vn)
Tuy nhiên, tỉ lệ SDD ở trẻ em vẫn còn có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng
Cụ thể, tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở khu vực Tây Nguyên là caonhất nước trong cả 2 năm 28.5% (2009) và 24.7% (2010), trong khi đó tỉ lệ này ởkhu vực Đông Nam Bộ là 16.4% (2009) và 10.7% (2010) là khu vực có tỉ lệ SDDthấp nhất nước Ngay ở các tỉnh khác nhau, nhất là giữa khu vực nông thôn và thànhthị cũng có sự chênh lệch khá lớn về tỉ lệ SDD
Năm 2009, tỉ lệ SDD thấp nhất nước tập chung ở các thành phố lớn như HàNội: 12.6%, Đà Nẵng: 9.9%, Tp.HCM: 12.6%, vẫn còn rất cao ở KonTum: 29.5%,Đắk Nông: 29.4%, Lào Cai: 27.5% [32]
Năm 2010, sự chênh lệch này vẫn không thay đổi cụ thể Hà Nội: 10.8%, ĐàNẵng: 7.8%, Tp.HCM: 6.8%, và KonTum vẫn là 28.3%, Đắk Nông: 26.9%, LàoCai: 26% [32]
Mặc dù tỉ lệ SDD ở khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn là cao nhất nước28.5% (2009) và 24.7% (2010) song để đạt được con số như trên đã là sự nỗ lực rấtlớn của các ban ngành đặc biệt là là ngành Y tế Nhờ triển khai các chương trìnhphòng chống SDD, chúng ta đã làm hạ thấp tỉ lệ này từ các con số rất cao 49.1% (1999),
Trang 1840.2% (2002), 34.5% (2005), 28.5% (2009), 24.7% (2010) Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk
tỉ lệ SDD cũng còn khá cao: 28.4% (2009), 27% (2010) đứng sau Kon Tom: 29.5%(2009), 28.3% (2010) [32]
Vào ngày 28/02/2009 tại xã EaYông, Trung tâm Y tế Dự phòng huyệnKrông Pắc tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động triển khai “Dự án Dinh dưỡng ViệtNam – Hà Lan giai đoạn 2006 – 2009” Từ năm 2006, huyện Krông Pắc được chọnlàm điểm triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực triển khai có hiệu quả hoạtđộng cải thiện bền vững tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em ở 10 tỉnh khókhăn” tại 5 xã Ea Yông, Hòa An, Ea Hiu, Hòa Tiến và Ea Yiêng do chính phủ HàLan tài trợ từ 2006 -2009 Qua 3 năm triển khai thực hiện Dự án, tỷ lệ suy dinhdưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 30% xuống 28,8% Mặc dù tỉ lệ có giảm nhưngcòn khá chậm và còn cao so với mặt bằng chung trên cả nước [22]
Để làm giảm sự khác biệt tỉ lệ SDD giữa các vùng trong nước, các tỉnh thuộckhu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, vẫn còn nhiều thách thức, đòihỏi các nhà quản lý cần phải nghiên cứu và phân tích tìm giải pháp can thiệp tiếptheo
1.3 Các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây SDD ở trẻ em.
1.3.1 Nguyên nhân.
Nguyên nhân SDD ở trẻ em có rất nhiều nhưng theo Hội Nghị Dinh DưỡngQuốc Tế nhận đinh có 2 yếu tố chính sau [6], [20], [27], [28]
1.3.1.1 Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng.
- Suy dinh dưỡng bào thai do mẹ ăn kiêng quá mức khi mang thai
- Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò pha loãnghoặc nuôi bằng nước cháo có đường
- Cho trẻ ăn quá sớm hay quá muộn, nuôi trẻ với thức ăn không cân đối với ôvuông thức ăn
o Ăn bổ sung quá sớm (trước 4 tháng), trẻ sẽ không hấp thu được gâyrối loạn tiêu hóa, đồng thời không tận dụng được nguồn sữa mẹ
o Ăn bổ sung quá muộn (sau 6 tháng), trẻ sẽ dễ bị xanh xao, còi cọc vìlúc này dinh dưỡng từ mẹ đưa vào bắt đầu giảm và không đủ nhu cầu
Trang 19dinh dưỡng của trẻ.
- Trẻ bị ốm không ép cho trẻ ăn, mà kiêng ăn quá mức
1.3.1.2.Các nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
- SDD thường gặp ở những trẻ sau khi bị các bệnh nhiễm khuẩn như: ViêmPhổi, tiêu chảy, Lao, nhiễm giun…
- Trẻ không được chủng ngừa theo lịch, nhất là đối với các bệnh bắt buộc
Hiện nay đã thấy rõ SDD và nhiễm khuẩn có mối liên hệ trong cộng đồng.SDD làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm nặng hơnmức độ SDD
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm khuẩn
o Hệ tim mạch: Tim bẩm sinh
o Hệ thần kinh: Não úng thủy (Hydrocephalie), tật đầu nhỏ(Microcephalie), bãi não
o Bệnh nhiễm sắc thể: Hội chứng Down
- Gia đình đông con
- Dịch vụ chăm sóc y tế kém
1.4 Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em [20], [27], [28].
1.4.1 Các phương pháp đánh giá SDD trên lâm sàng.
Trang 201.4.1.1 Suy dinh dưỡng bào thai.
Định nghĩa: Suy dinh dưỡng bào thai là hiện tượng trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng
dưới 2500 gram
Nguyên nhân:
- Mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai do chế độ dinh dưỡng kém
- Mẹ mắc các bệnh mãn tính trong thời gian mang thai (tim mạch, phổi, thiếumáu, suy dinh dưỡng …)
Lâm sàng: Suy dinh dưỡng bào thai có 3 mức độ
- Nhẹ: Cận nặng giảm <2500g, chiều cao và vòng đầu bình thường (CC:
48-50 cm, VĐ:34-35 cm)
- Vừa: Cân nặng giảm, chiều cao giảm, vòng đầu bình thường
- Nặng: Giảm cả 3 chỉ số: Cân nặng, chiều cao, vòng đầu, cuống rốn teo nhỏ,vàng
1.4.1.2 Thể phù KWASHIORKOR.
Là hiện tượng trẻ bị SDD do ăn quá nhiều bột, gọi là “no giả tạo” Trẻ đượcnuôi dưỡng bằng chế độ ăn mà khối lượng thức ăn tuy nhiều nhưng mất cân bằng vềcác chất, thừa đường (glucid) nhưng lại thiếu chất béo (lipid) và đặc biệt là thiếuchất đạm Ở trẻ này lúc đầu không có hiện tượng sụt cân nhưng chủ yếu là xanh, cơnhão (Sugar baby)
Nguyên nhân.
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải ăn bằng cháo đặc hay bột đặc
- Sau khi dứt sữa mẹ chế độ nuôi chỉ toàn bột
Lâm sàng.
- Cân nặng còn khoảng 60 đến 80%.
- Trẻ phù từ chân tới mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mền ấn lõm Trong cáctrường hợp nặng gây tràn dịch các màng
- Cơ nhẽo đôi khi che lấp do phù
- Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc
- Rối loạn sắc tố da: Thường gặp ở nếp gấp cổ, nách, háng, khuỷu tay, khuỷuchân mông… với đặc điểm
Trang 21 Có thể là chấm hoặc nốt hoặc tập chung thành từng mảng to, nhỏkhông đồng đều.
Thay đổi từ màu: Đỏ nâu nâu đen
Đây là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do da thiếu dinhdưỡng bị khô, bong vẩy dễ bị hăm đỏ, lở loét
- Tóc thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mền, dễ gẫy
- Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống, lỏng và có nhầy mỡ
- Gan to thoái hóa mỡ, loãng xương do thiếu Vitamin D và Calci và có thể tổnthương nhiều cơ quan khác…
Nguyên nhân:
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải nuôi bằng cháo loãng hay bột loãngthay sữa
- Trẻ được bú bằng sữa mẹ nhưng từ tháng thứ 4, không được ăn bổ sung hoặc
ăn bổ sung nhưng không đúng cách thiếu dinh dưỡng
Trang 22- Trẻ mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy… mà mẹ bắt ăn kiêng.
- Trẻ bị sốt kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng
Triệu chứng lâm sàng.
- Cân nặng còn dưới 60 % (-4SD).
- Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới dabụng, mông, chi má
- Cơ nhẽo làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ
- Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, hay quấy khóc không chịuchơi
- Trẻ kém ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống
- Gan to hoặc bình thường
Hình 1.4 SDD thể teo dét MARASMUS.
(Nguồn http://www.5minutec.consult.com/5mc/30488)
1.4.1.4 Thể phối hợp giữa KWASHIORKOR & MARASMUS.
- Trọng lượng còn < 60 % (< -4SD)
- Trẻ phù nhưng cơ thể là gầy đét
- Kém ăn hay rối loạn tiêu hóa
- Các triệu chứng kèm theo trong SDD nặng là :
Thiếu máu
Thiếu vitamin, đặc biệt vitamin A làm cho trẻ khô mắt dễ mù vĩnhviễn
Trang 231.4.2 Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em trong cộng đồng [20], [27], [28].
Để đánh giá, phân loại SDD trong cộng đồng, theo WHO nên sử dụng cácchỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), vàcân nặng theo chiều cao (W/H)
Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, cụ thểcủa một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân (Percetile) hoặc giá trị độlệch chuẩn SD (Standard Dervation)
Sau đó để nhận định các kết quả này, ta chọn một quần thể tham chiếu để sosánh Thực tế đã có nhiều bằng chứng cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôidưỡng tốt thì có thể đạt được các kích thước gần như nhau mà không phụ thuộc vàogiống nòi, chính vì vậy mà WHO khuyến nghị dùng quần thể tham khảo NCHS(National Center of Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận định tình trạng SDD củatrẻ em Điều này không có nghĩa đây là một quần thể đạt chuẩn mà chỉ là công cụđối chiếu để lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc tế Cụ thể trong cộngđồng chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau:
1.4.2.1 Cân nặng theo tuổi (W/A): Là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất Trẻ
có W/A thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mãn tính hay cấp tính,trường hợp này còn được gọi trẻ nhẹ cân (Underweight) thể nhẹ cân Ta có cácđánh giá
- Theo tác giả GOMEZ (1956)
80 % chuẩn Trẻ bình thường71- 80 % chuẩn Trẻ SDD nhẹ
61- 70 % chuẩn Trẻ SDD vừa
60 % chuẩn Trẻ SDD nặng
- Dựa vào phân bố thống kê:
Thường lấy âm 2 lần độ lệch chuẩn -2SD chỉ số trung bình của quần thể tham chiếulàm giới hạn ngưỡng (Cut off point) Khi số liệu điều tra thấp hơn -2SD so với giátrị của trẻ cùng tuổi, cùng giới thì gọi là SDD Từ đó ta có thang phân độ SDD nhưsau:
Trang 24Chỉ số Mức độ
Từ dưới -2SD đến -3SD SDD độ I
Từ dưới -3SD đến -4SD SDD độ IIDưới -4SD SDD độ III
- Ngoài ra, có thể tính theo độ lệch chuẩn (Z score hay SD score)
Z score hay SD score = (Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu) / Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu.
1.4.2.2 Chiều cao theo tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi phản ảnh sự tăng trưởng về
chiều cao, H/A thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tíchlũy Trẻ có H/A thấp gọi là trẻ SDD cũ hay mãn tính (Past or chronic ProteinEnergy Malnutrition) hoặc trẻ bị còi cọc (Stunting) Thể thấp còi
- Theo tác giả GOMEZ (1956)
1.4.2.3 Cân nặng theo chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh trọng
lượng với cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫntới mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng Trẻ có W/H thấpgọi trẻ SDD cấp (Current Protein Energy Malnutrition) hay gầy mòn (Wasting) Thểgầy mòm
-Theo tác giả GOMEZ (1956)
71-80 % chuẩn Trẻ SDD nhẹ
61-80% chuẩn Trẻ SDD vừa
60 % chuẩn Trẻ SDD nặng
Trang 25-Tính theo SD (Standard Dervation)
1.4.2.4 Phân loại theo WHO.
Theo WHO có thể phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi theo bảng sau đây để nhận định ý nghĩa sức khỏe trong cộng đồng
Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ %
4.2.5 Phân loại theo WATERLOW.
Để có thể sắp xếp ưu tiên trước sau trong điều trị, WATERLOW đã phối hợp
2 chỉ số nhân trắc là cân năng/chiều cao, và chiều cao/tuổi để chia SDD thành 3nhóm như sau
W/HH/A
80% < 80%
90% Trẻ bình thường Suy dinh dưỡng cấp
< 90% SDD mãn, di chứng SDD mãn, tiến triển
Suy dinh dưỡng cấp: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đáp ứng với nhu cầu
do đó W/H <80 % gây SDD, nhưng chưa ảnh hưởng tới chiều cao, H/A 90% đạtchuẩn Vì vậy nếu được điều chỉnh chế độ ăn kịp thời trẻ sẽ phục hồi Trường hợpnày cần giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ
Suy dinh dưỡng mãn, tiến triển: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đầy đủ,
kéo dài nhiều ngày, gây sụt cân và giảm chiều cao: W/H <80 % và H/A < 90% Đây
là đứa trẻ bị đói thật sự, cần giúp đỡ bà mẹ cả về kiến thức dinh dưỡng và kinh tếgia đình
Trang 26Suy dinh dưỡng mãn, di chứng: Trẻ đã được điều chỉnh chế độ ăn do đó cân
nặng đã được phục hồi: W/H 80%, nhưng chiều cao thì không phục hồi, đây làđứa trẻ có di chứng lùn: H/A< 90% Những trẻ SDD mãn di chứng là những trẻthiếu ăn triền miên, thể này có tỷ lệ cao ở những nước đang phát triển, nhất là cáckhu lao động nghèo, trại mồ côi
4.2.6 Theo cách phân loại SDD của WIJNAND KLAVER
Vùng 1 W/H
W/AH/A
1.4.2.7 Phân loại theo WELLCOME.
Wellcome phối hợp giữa các chỉ số nhân trắc học và các triệu chứng biểuhiện trên lâm sàng để phân loại các SDD nặng là KWASHIORKOR &MARASMUS
Trang 27Cân nặng % so với cân
4.2.8.1.Theo lớp mỡ dưới da.
Căn cứ vào sự mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mặt và mông người ta chia SDD
ra làm các độ:
SDD độ I: Chỉ mất lớp mỡ dưới da bụng
SDD độ II: Mất lớp mỡ dưới da bụng và mông
SDD độ III: Mất lớp mỡ dưới da bụng, da mông, má
1.5 Mục tiêu và các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng.
1.5.1 Mục tiêu phòng chống SDD của quốc gia [7], [9], [30].
- Mục tiêu chung của năm 2010
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em về cân nặng và chiều cao, giảm suydinh dưỡng xuống mức trung bình theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, thanhtoán suy dinh dưỡng mức rất cao ở tất cả các vùng sinh thái, khống chế vấn đề thừacân/ béo phì ở trẻ em
Trang 28- Chỉ tiêu chuyên môn năm 2010
Đến năm 2010, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) ở trẻ em dưới 5
tuổi trên cả nước xuống dưới 20%, giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi
xuống dưới 25%, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng <2500 gram giảm còn 7%
Đưa toàn bộ những tỉnh có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao trên 30%
(thể nhẹ cân) hiện nay xuống dưới ngưỡng 30% (không có tỉnh nào trong
toàn quốc có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) cao trên 30% vàonăm 2010)
Khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi trên cả nước dưới5%
- Mục tiêu chung của năm 2015 và năm 2020
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc xuống 14% (năm 2015) và dưới 10% vào năm 2020
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốcxuống dưới 25% (năm 2015) và dưới 20% (năm 2020)
Khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc ở mứcdưới 5%
1.5.2 Các biện pháp phòng chống SDD [3], [17], [29], [31], [36].
Muốn phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động vàthay đổi thực hành của mỗi gia đình Do đó, chương trình phòng chống SDD là lấygia đình là đối tượng thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Mọi giađình cần hưởng ứng và thực hiện 8 nội dung cụ thể như sau:
1 Chăm sóc ăn uống của phụ nữ có thai để đạt được mức tăng cân 10-12cân trong thời gian có thai Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi uốnván
2 Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹtrong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng tuổi
3 Cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm, ăm sam) từ tháng thứ 5 Tô màu bát bột, tăngthêm chất béo (dầu, mỡ, lạc vừng) ăn nhiều bữa Trẻ từ 4-6 tháng, tìnhtrạng SDD bắt đầu xuất hiện và tăng cao dần theo tuổi Ở giai đoạn này
Trang 29có sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng trẻ bắt đầu ăn sam và cũng là giai đoạntrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn Do đó cần tập trung vào giai đoạn nàynhiều nhất.
4 Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uốngviên sắt/acid folic hằng ngày Trẻ từ 6- 36 tháng uống vitamin A liều cao
2 năm một lần Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêmđường hô hấp) Thực hiện tiêm phòng đầy đủ Chăm sóc và nuôi dưỡnghợp lý trẻ bị bệnh
5 Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để cóthêm thực phẩm cải thiện bữa ăn gia đình Chú ý nuôi gà, vịt đẻ trứng,trồng rau ngót, đu đủ, gấc
6 Phấn đấu bữa ăn nào cũng có 4 món cân đối Ngoài cơm (cung cấp nănglượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng,chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, chất béo)
và nước canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ănngon miệng
7 Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửatay trước khi ăn và sau khi đại tiện Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ănkhông là nguồn gây bệnh
8 Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hóa, năng động, lànhmạnh Có biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khỏe của trẻ Không có trẻsuy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba
Ngoài ra cũng cần tiến hành song song các việc làm như sau:
1 Giáo dục truyền thông dinh dưỡng trên mọi phương tiện đại chúng nhưtruyền hình, truyền thanh, tờ rơi và mạnh mẽ nhất là đội ngũ cộng tácviên dinh dưỡng
2 Đối với vị thành niên, và phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ cần giáo dục tốt vềchế độ dinh dưỡng, giáo dục về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản,phòng ngừa mang thai sớm, ngoài ý muốn
3 Cần có sự phối hợp liên ngành một cách chặt chẽ ở từng cấp
Trang 304 Tăng cường công tác theo dõi giám sát các hoặt động và đánh giá hiệuquả các can thiệp thực hiện mục tiêu phòng chống SDD.
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã Hòa Đông và xã EaKnuêc thuộc huyện KrôngPắc
2.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011
2.3 Phương pháp thực hiện nghiên cứu [16], [19], [26].
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu.
Đề tài được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang sectional surveys)
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát.
: Mức ý nghĩa thống kê (ở đây chọn = 5%)
P: Tỉ lệ SDD ở TE dưới 5 tuổi của nghiên cứu khác, lấy P=0,284 (28.4%)
theo kết quả báo cáo của VDDQG tỉ lệ SDD ở tỉnh Đắk Lắk 2009
Từ đó cỡ mẫu của quần thể thu được là:
2 2
2 ( 1 )
P P Z
Trang 31Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần phải
dưới 5 tuổi Và thực tế trong nghiên cứu chúng tôi đã khảo sát được 418 trẻ em dưới
5 tuổi
2.3.2.2 Phương pháp lấy mẫu:
- Bước 1: Lập danh sách 16 xã thuộc huyện Krông Pắc
- Bước 2: Chọn ngẫu nhiên ra 2 xã bất kỳ thuộc 16 xã đó
- Bước 3: Trong mỗi xã được chọn, cỡ mẫu sẽ được lấy theo phương phápmẫu ngẫu nhiên hệ thống Cụ thể như sau:
a)Tìm mẫu thích hợp cho mỗi xã theo công thức:
Trong đó:
n i : Là cỡ mẫu thích hợp của xã i (i=1,2).
Ni : Dân số thực (danh sách trẻ dưới 5 tuổi) của xã i(i=1,2).
N: Tổng dân số thực (số trẻ dưới 5 tuổi) của cả hai xã
n: Cỡ mẫu tối thiểu trong tính toán (Dự định khảo sát tối thiểu 400 trẻ).
Áp dụng công thức trên vào thực tế ta có:
Xã Hòa Đông (n 1 , N1,), trong đó N1 = 1200 trẻ , N=2705 trẻ
177 2705
1200 400
n
Xã EaKnuêc (n 2, N2,), trong đó N2 =1505 trẻ, N=2705 trẻ
223 2705
1505 400
05 0 (
) 284 0 1 ( 284 0 96
n N
k
Trang 32Áp dụng công thức trên vào thực tế ta có:
Xã Hòa Đông (k 1, N1), trong đó N1 = 1200 trẻ
7 177
c) Tiến hành chọn ngẫu nhiên đứa trẻ đầu tiên trong danh sách trẻ của xã
Sau khi xác định được n i và k:
Ta tiến hành chọn ngẫu nhiên đứa trẻ đầu tiên bằng cách chọn ngẫunhiên đơn
Những đối tượng tiếp theo sẽ được quy ước chọn theo hướng tay phảicủa nhà có trẻ đầu tiên này nhưng cứ bỏ đi 1 số hộ bằng khoảng cách
mẫu (k).
Nếu gia đình được chọn không có trẻ em dưới 5 tuổi thì sẽ được chọnthay thế bằng gia đình kế bên
Gia đình được chọn nào có cùng lúc 2 hay nhiều trẻ nhỏ hơn 5 tuổi ta
sẽ khảo sát hết nếu người nuôi dưỡng trẻ có mặt
Quy trình cứ tiếp tục như vậy cho tới khi đủ cỡ mẫu n i
2.3.2.3 Tiêu chí chọn vào mẫu:
Trẻ dưới 5 tuổi có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên 3 tháng, ngay thời điểmđiều tra
2.3.2.4 Tiêu chí loại trừ:
Không nằm trong nghiên cứu gồm các trường hợp sau:
Trang 331 Người chăm sóc chính không hợp tác phỏng vấn.
2 Những trẻ có khuyết tật (di chứng bại liệt, mất chi ) hoặc có các bệnh lýnhư tim bẩm sinh, Down không chọn vào cỡ mẫu
2.3.2.5 Các loại biến số chính.
Đề tài gồm hai loại biến số chính:
1 Biến độc lập: Tuổi, giới tính, dân tộc, số con trong một gia đình, thứ tự
con, trẻ có bị SDD bào thai hay không, trình độ học vấn của bố mẹ…
2 Biến phụ thuộc: Gồm hai loại biến số là SDD và không SDD.
2.4 Phương pháp thu thập số liệu.
2.4.1 Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
2.4.1.1 Phương pháp tính tuổi [8].
Hiện nay có nhiều cách tính tuổi khác nhau, nhưng cách tính theo WHO năm
1983 đang được áp dụng nhiều nhất, cách tính tuổi bằng cách quy về tháng hoặcnăm gần nhất:
Từ khi trẻ đẻ ra sống đến khi được 29 ngày = Trẻ được 1 tháng tuổi
Từ 1 tháng đến 1 tháng 29 ngày = trẻ được 2 tháng tuổi
Từ 2 tháng đến 2 tháng 29 ngày = trẻ được 3 tháng tuổi
………
Từ 59 tháng đến 59 tháng 29 ngày = trẻ được 60 tháng tuổi
2.4.1.2 Xác định chỉ số cân nặng của trẻ.
Do đề tài của chúng tôi chỉ khảo sát SDD thể nhẹ cân nên công cụ thu thập
số liệu có như sau:
Cân trẻ em SECA lòng máng với độ chính xác 0.1 kg
Cân người lớn và trẻ em lớn: Cân SECA điện tử độ chính xác 0.1 kg
Cân được hiệu chỉnh chung cho tất cả xã, hằng ngày kiểm tra cân 1 lần Thực hành kỹ thuật cân trẻ như sau: [8]
Bước 1: Người nhà và trẻ sẽ được giải thích đầy đủ trước khi tiến hành cân.Bước 2: Khi cân trẻ được cởi bỏ quần áo, mũ, giày dép Nếu trời ấm thì cởibớt quần áo Vào mùa rét nên cân ở nơi kín gió, cởi bớt quần áo nhưng chú
ý đề phòng trẻ bị lạnh
Trang 34Bước 3: Người mẹ đặt trẻ nằm hoặc ngồi ngay ngắn giữa lòng máng, chú ýkiểm tra sao cho đứa trẻ được an toàn.
Bước 4: Khi cân phải dỗ trẻ, đọc nhanh kết quả ngay khi trẻ đã ngồi haynằm yên Trong trường hợp trẻ quấy khóc không cân được, có thể cân mẹtrước rồi cân mẹ bế trẻ, sau đó trừ cân nặng của mẹ để được số cân thực củatrẻ
Bước 5: Số cân nặng được ghi theo Kg và một số lẻ, ví dụ như 8.5Kg
Hình 2.1 Kỹ thuật cân trẻ ở hai tư thế đứng và nằm
( Nguồn Quy trình kỹ thuật đánh giá SDD trẻ em ở tuyến huyện-xã[] )
2.4.2 Thu thập số liệu về các yếu tố liên quan tới tình hình SDD.
Thông tin về các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ được thu thậpthông qua việc phóng vấn trực tiếp các bà mẹ theo bộ câu hỏi do bộ môn Y tếcộng đồng Khoa Y-Dược Đại Học Tây Nguyên biên soạn
2.5 Kỹ thuật chẩn đoán SDD [6], [20], [27], [28]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng kỹ thuật chẩn đoán theo chỉ số cânnặng theo tuổi (W/A) Phân độ trẻ bị SDD theo phân độ của WHO, dựa vào độlệch chuẩn SD với quần thể tham chiếu của Hoa Kỳ NCHS (điểm ngưỡng -2SD).Thống nhất như sau:
Trang 352.6.1.Công cụ và lựa chọn thống kê để xử lý số liệu.
• Sử dụng chương trình EPI-INFO 6.04 để nhập, xử lý, phân tích số liệu
• Dùng test 2 để kiểm định thống kê khi so sánh 2 tỷ lệ
2.6.2 Khống chế các sai số thường gặp.
2.6.2.1 Sai số ngẫu nhiên:
Hạn chế sai số ngẫu nhiên bằng cách chọn mẫu đủ lớn và tuân thủ đúngphương pháp chọn mẫu
2.6.2.2 Sai số hệ thống.
Sai số lựa chọn: Hạn chế sai số lựa chọn bằng cách chọn đúng đối tượng
vào nghiên cứu và đúng độ tuổi
Sai số thu thập thông tin: Hạn chế bằng cách tập huấn cho các điều tra viên
về kỹ năng phỏng vấn, chuẩn hóa các công cụ thu thập số liệu
Chương 3
Trang 36KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả khảo sát tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc.
3.1.1 Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát.
Biểu đồ 3.1: Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát
Trang 38Bảng 3.2 và biểu đồ 3.3 ta thấy: Tỉ lệ SDD ở trẻ em dân tộc thiểu số
(40.88%) cao hơn ở trẻ em dân tộc Kinh (24.89%) Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với P < 0.05
3.1.4 Tỉ lệ SDD theo mức độ.