Khởi động từ dòng thải của nhà máy

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn gói thầu cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy đạm phú mỹ (Trang 50)

5.5.1: Giới thiệu

Chỉ sau khi hoàn thành xong các hoạt động như đã mô tả ở những phần trên, quá trình khởi động ở trạm với dòng nước thải mới được bắt đầu.

Thời gian trạm xử lý nước thải bắt đầu hoạt động cần được thiết lập cẩn thận, bởi vì trạm không được và không nên chạy thử trước khi dòng chảy nước thải được đưa vào trạm xử lý.

Một khi trạm xử lý nước thải được chạy thử, thì nó không được dừng lại vì nếu không sẽ bị mất các lượng vi sinh hoạt tính và lượng sinh khối của quá trình phân hủy (cũng như mất thời gian )

Một nguyên nhân nữa cũng vô cùng quan trọng là việc kiểm tra các thiết bị cơ khí, điện và dụng cụ đo lường phải được thực hiện cẩn thận. tất cả các yêu cầu về hóa chất phải được cung cấp đầy đủ trước khi việc xử lý nước nhiễm dầu được bắt đầu.

5.5.2: Các hoạt động trong khâu khởi động:

Việc khởi động được bắt đầu với quá trình tiền xử lý bằng máy sàng rác tinh FS-101. Phần này có thể được khởi động và ngừng tùy thích trong suốt quá trình khởi động. Kết quả của việc điều chỉnh trong tiền xử lý hóa lý đạt được gần như ngay lập tức bởi hiệu quả của các đặc tính vốn có.

Quá trình xử lý vi sinh sẽ được bắt đầu trong suốt một thời gian dài. Đây là thời gian cần phải để số lượng vi khuẩn phát sinh và tự thích nghi. Trong suốt thời gian phát sinh và tự thích nghi đó, một dòng chảy nước thải ổn định sẽ dẫn vào hệ thống sinh học, để hệ thống sinh học được bắt đầu hoạt động.Và nó sẽ không ngừng.

Các thiết MBR chỉ có thể được khởi động một khi quá trình xử lý vi sinh đã được hoàn thành và nước qua xử lý sinh học có thể đạt chất lượng tốt

Chú ý:

Người vận hành nhà máy cần phải nhận ra rằng hệ thống xử lý sinh học không ngay lập tức sản xuất ra một dòng nước đã qua xử lý, thậm chí khi bùn hoạt hóa từ việc cài đặt một hệ thống xử lý nước thải tương tự để cung cấp cho hệ thống sinh học. Quá trình này sẽ mất một khoản thời gian từ 3-4 tuần( đối với trạm nước thải đơn giản) cho đến 2-6 tháng( đối với trạm

nước thải công nghiệp) trước khi khối lượng bùn hoạt hóa đã tự thích nghi với các điều kiện môi trường hiện tại.

Trong suốt thời gian để tự thích nghi, hiệu suất sẽ không thể đạt đến mức tối đa. Đây là điều chắc chắn xảy ra và cần phải chấp nhận. Không thể khởi động bất cứ hệ thống sinh học nào để ngay lập tức cho những dòng nước qua xử lý như đã định rõ, cho dù khi sử dụng nhiều khối lượng bùn hoạt hóa từ một nhà máy tương tự như thế để xử lý chất thải tương tự.

Thông thường, một bản thỏa thuận với các giới chức có thẩm quyền sẽ thiết lập về thời gian chống đỡ trong quá trình khởi động trước khi dòng nước thải đáp ứng các giá trị bảo hành. Trong suốt giai đoạn này, các dòng nước thải sẽ thải thẳng ra cống.

5.5.3 Những nguyên tắc bơm hóa chất:

Tham khảo trong tài liệu về Quy định hóa chất và sự tiêu thụ, an toàn hóa chất sẽ cung cấp những thông tin về các loại hóa chất yêu cầu, chất lượng, lượng bơm và sự tiêu thụ hàng năm.

5.5.3.1 Độ pH

Độ pH chính xác trong nước thải đặc biệt quan trọng trong suốt giai đoạn đầu của quá trình khởi động trong trạm, ở cả 2 trường hợp về độ cao và thấp của độ pH.

Bùn hoạt hóa có thể chỉ phát triển số lượng hợp lý khi độ pH trong nước thô ở trong khoảng 6,5- 8. Độ pH trên mức cho phép sẽ kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn. Hệ thống điều chỉnh độ pH cần được cài đặt phù hợp để lúc nào độ pH thích hợp trong nước thải được đưa vào các bể oxy hóa sinh học.

Các yêu cầu đối với nồng độ pH sẽ trở nên ít khắt khe một khi số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên.

Nồng độ pH đặc biệt cao sẽ chịu đựng khi vi khuẩn có thể trung hòa thông qua cơ cấu cân

bằng: CO2-

HCO3-:

CO2 + 2H2O -> HCO3- + H3O+ H3O+ + OH- -> 2H2O

CO2 + OH- -> HCO3-

Hệ thống sinh học hoàn thiện là hệ thống thích hợp cho nồng độ pH cao khoảng từ 10- 10,5. Đây là hệ thống cung cấp đủ lượng carbon dioxide phát sinh thông qua quá trình phân hủy hữu cơ.

Lượng pH nồng độ cao sẽ được tạo ra trong suốt quá trình vận hành thông thường của trạm,

bằng cách làm giảm dần lượng acid ở các dòng nước có độ pH cao dòng chưa qua xử lý( dòng nước thô)

Khả năng chịu đựng của hệ thống sinh học đối với nồng độ pH thấp rõ ràng sẽ ít hơn so với nồng độ cao, trừ khi chất axit có kết cấu trong tự nhiên và có thể bị vi khuẩn làm cho thối rửa.

Mức độ tối đa của sự ổn định của độ pH trong nước là vô cùng quan trọng. Những thay đổi thất thường trong nồng độ pH sẽ gây nhiều thiệt hại hơn so với khi nó ở mức cao nhất.

Độ pH càng ổn định, thì kết quả của quá trình xử lý sẽ càng tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt hơn hết, độ pH có lẫn chất cồn phải dao động từ 6,8 đến 8,5 là phù hợp với các bể chứa sinh hóa.

5.5.3.2 : Kiểm soát(điều chỉnh) chất dinh dưỡng

Dòng thải được bắt nguồn từ Nhà máy Phú Mỹ không chứa đủ chất phốt pho để đáp ứng yêu cầu của số lượng bùn khoán hoạt hóa. Và để lấp đầy chổ thiếu này, H3PO4 được cho xen vào nước thải, với tỷ lệ: BOD: N: P= 100:5:1

Số lượng H3PO4 không mang tính quyết định trong suốt giai đoạn khởi động.Tuy nhiên, tốt hơn hết là trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát sinh bùn hoạt hóa, ta nên cho một lượng nhỏ. Mức độ P ở mức vừa phải sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thiếu chất dinh dưỡng trong vòng quay sinh trưởng mau chóng của vi khuẩn.

Mỗi kg BOD nên pha với tỷ lệ: H3PO4: 0,00224 kg/m3 =2,24g/m3

Giả sử dòng thải không có chất dinh dưởng, trong trường hợp nước chưa xử lý(nước thô) có chứa một ít Phophat thì phải điều chỉnh tỉ lệ H3PO4 sao cho hợp lý

Trong trường hợp nồng độ photpho là ß ppm thì được tính toán theo công thức sau: H3PO4 = ( 7- ß) x 0.00032 kg H3PO4/kg. BOD

Hàm lượng H3PO4 có thể làm giảm sự tăng trưởng hoạt tính của bùn.

Một phần nhu cầu N và P được cung cấp bởi sự tuần hoàn của bùn hoạt tính. Đặt biệt là, một khi hệ thống vi sinh đi vào ổn định, thì tỉ lệ tối thiểu chất dinh dưởng cần cung cấp là:

BOD :Nkj :Ptot = 100:5 : 1 Có thể được xem xét.

Lượng bổ sung trong trường hợp này là H3PO4 : 0.064 kg H3PO4/kg BOD

Công thức tương ứng

H3PO4 : ( 2-ß) x 0.00124 kg H3PO4/kg BOD.

5.5.4 Khởi động bể thu gom và bể điều hòa.

Bể thu gom và bể điều hòa có mức nước thay đổi liên tục từ 0,3 đên 3m tính từ đáy bể. Mức nước max cách thành bể 0,5m.

Kiểm tra các van, đường ống, thiế bị đi kèm theo bể. Dọn vệ sinh sạch sẽ, chú ý làm sạch đường ống khí và đường ống nước.

Bổ sung nước sạch từ từ đến 0,3m nước. Sục khí và điều chỉnh các van khí cho phù hợp. Tiếp tục bổ sung nước sạch đến 1m nước và vận hành liên tục trong 24h. Theo dõi sự hoạt động của các thiế bị sục khí, song chắn rác, thiết bị tách rách, bơm bể gom, bơm bể điều hòa.

Khi chắc chắn các thiết bị trong bể này hoạt động ổn định mới tiến hành đưa nước thải từ hệ thống thu gom vào đầy bể.

Đặt chế độ bằng tay để vận hành bơm bể gom và bơm bể điều hòa. Khi nước thải đầy bể, ngừng cấp nước vào bể.

5.5.5 Khởi động các bể sinh học

Quá trình kích hoạt hệ thống vi sinh mất rất nhiều thời gian trong quá trình vận hành. Bước khởi động ổn định khối lượng vi sinh vật cho phù hợp với môi trường của các bể là rất quan trọng.

Sự tạo mầm bùn trong bể sục khí phải được tiến hành với lượng bùn nước thải tương tự như trong quá trình xử lý của nhà máy là tốt nhất. Nếu không có lượng bùn tương tự thì phải tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển cho các vi sinh vật tương ứng với loại chất thải cần xử lý. Trong điều kiện nhà máy, lượng bùn từ hệ thống xử lý nước thải cũ có thể coi là lượng bùn mầm cho quá trình xử lý.

Trước khi bể được bổ sung bùn mầm thì cần phải vận hành thử thiết bị và điền đầy bể bằng nước sạch ở mức nước 0,5-1m bể.

Lượng bùn từ hệ thống xử lý cũ phải đươc lọc cẩn thận tránh các vật chất cứng, thô ráp dễ gây hỏng màng. Bên cạnh đó có một lượng dung dịch chứa một số chủng vi sinh đặc thù cũng như tạo môi trường hóa chất thích hợp cho quá trình của vi sinh vật cũng được bổ sung.

Quá trình tạo bùn và tạo điều kiện tự nhiên cho sự thích nghi của vi sinh vật được tiến hành ít nhất 7 ngày (có thể lâu hơn), đủ thời gian để dung dịch bùn được phát triển có khối lượng phù hợp.

Tổng lượng bùn khô tuyệt đối (theo tấn) cần thiết cho tất cả hệ thống xử lý vi sinh bằng tổng khối lượng bùn trong từng bể, khối lượng bùn trong từng bể bằng nồng độ bùn cần duy trì trong một bể nhân với thể tích bể.

Tổng thể tích các bể khử Nito TK-103, bể đệm TK-104 và Bể MBR TK-105 lần lượt là: 147m3, 205 m3, (170+109)m3 với nồng độ bùn cần duy trì lần lượt là 11.500mg/l, 11.500mg/l, 15.000mg/l. Như vậy tổng sinh khối (bùn hay còn gọi là vi sinh) cần duy trì là 1,7 tấn, 2,4 tấn và 0,015*(170+109*0,6)=3,53 tấn.

Như vậy tổng lượng bùn bùn cho toàn hệ thống khi hoạt động ổn định là: 7,63 tấn.

Lượng bùn ban đầu bổ sung vào bể 1,1 tấn, lượng nước thải tương ứng bổ sung vào bể trong từng ngày chiếm từ 0,5-0,7 mét nước dâng trong bể cho tới khi đầy bể. Trong quá trình nuôi cấy này, các hóa chất bổ sung và lượng khí cung cấp tương tứng với lượng nước bổ sung.

Do hệ thống này không có các đường chảy tắt nên lượng nước vào có thể đầy bể nhưng vận hành theo cách sau: Đối với bể TK-103 và TK-104: Bổ sung nước sạch, bổ sung vi sinh vào các bể cho phù hợp với thể tích bể. Cho nước thải vào đầy bể TK-103, nước thải chảy tràn vào bể TK-104 đến 1-1,5m nước. Bơm nước sang bể TK-105 sao cho mực nước trong bể TK-105 đạt mức 1,5m nước. Dừng bơm nước, vận hành các máy khuấy chìm và máy sục khí chìm, máy thổi khí, bổ sung hóa chất tạo mầm. Lượng hóa chất bổ sung vào tương ứng với lượng nước thải trong bể. Dừng cấp hóa chất khi đủ, duy trì các máy hoạt động bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngày tiếp theo, bổ sung nước thải vào từ từ sao cho mức nước dâng trong ngày ở đồng loạt các bể từ 0,5-0,7m. Bổ sung lượng hóa chất tương ứng.

Chú ý rằng trong những ngày đầu này lượng vi sinh vật phát triển rất quan trọng, không khởi động hệ thống bơm bùn dư.

5.5.6 Khởi động các hệ thống phụ trợ

Các hệ thống phụ trợ khác được khởi động như hướng dẫn vận hành phần 4. Do đây là các hệ phản ứng ngay/thấy kết quả trực quan nên việc khởi động rất đơn giản và dễ dàng.

5.5.7 Chuyển chế độ vận hành

Sau khi khởi động và vận hành bằng tay ổn định, chuyển sang chế độ chạy tự động.

7. QUI TRÌNH DỪNG TRẠM XỬ LÝ. (SHUTDOWN)

Các nguyên lý và qui trình được mô tả trong mục này bao gồm an toàn, làm sạch hoặc dừng trạm xử lý mà không quan tâm đến các vấn đề xảy ra hằng ngày. Hơn nữa cần tham khảo tài liệu Hướng dẫn tự động hóa

Một phần của tài liệu sổ tay hướng dẫn gói thầu cải tạo và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhà máy đạm phú mỹ (Trang 50)