1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác định thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã ea bar và cuôr k nia huyện buôn đôn tỉnh đăk lăk năm 2010 2011

66 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 617,5 KB

Nội dung

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ nước ta có khoảng 50-60 triệu người nhiễm giun sán, trong đó các bệnhgiun truyền qua đất có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em; ước tính trên toàn quốc sốngười nh

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu ÁBP: Biện pháp

TTGD: Truyền thông giáo dục

WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới

(+): Dương tính;

(%): Phần trăm

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 2.1 Một số thông tin về 2 xã nghiên cứu 17Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh 2 xã 27Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo nhóm tuổi của học sinh 2 xã 28Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo giới của học sinh 2 xã 29Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất theo dân tộc của học sinh 2 xã 31Bảng 3.5 Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm giun TQĐ của học sinh 2 xã 32Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh biết tên về các loại giun TQĐ 33Bảng 3.7 Hiểu biết của học sinh về đường lây truyền của bệnh giun TQĐ 34Bảng 3.8 Hiểu biết của học sinh về tác hại của bệnh giun TQĐ 35Bảng 3.9 Hiểu biết của học sinh về phòng chống bệnh giun TQĐ 35Bảng 3.10 Tỷ lệ các loại hố xí được sử dụng tại gia đình của học sinh 36Bảng 3.11 Tỷ lệ uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước khi

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk 18

Trang 3

Hình 2.2 Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn 19

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh 2 xã 21Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo giới của học sinh 2 xã 30Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ theo dân tộc của học sinh 2 xã 31Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm giun TQĐ của học sinh 2 xã 32

Trang 4

là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura)và giun móc/

mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) lưu hành ở khắp nơi trên

Trang 5

thế giới; đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam[17], [22]

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 1,4 tỷ người nhiễmgiun đũa, 1 tỷ người nhiễm giun tóc và 1,2 tỷ người nhiễm giun móc/mỏ, gâynhiều tác hại về lâm sàng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhất làtrẻ em, làm suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển về thể chất và trí tuệcũng như khả năng học tập, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếpdẫn đến tử vong [16], [22]

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có điều kiện tự nhiên, tập quánsinh hoạt và canh tác cũng như điều kiện vệ sinh môi trường rất thuận lợi chobệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm Theo số liệu thống kê chưa đầy

đủ nước ta có khoảng 50-60 triệu người nhiễm giun sán, trong đó các bệnhgiun truyền qua đất có tỷ lệ nhiễm cao ở trẻ em; ước tính trên toàn quốc sốngười nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu và giun móc

20 triệu; nhiều vùng số người bị nhiễm cùng lúc 2-3 loài giun lên tới 60-70%làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sức lao động của nhân dân[2]

Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk dân số 61.308 người gồm 7 xã và 90thôn bản; có 16 trường tiểu học, trong đó xã Ea Bar và Cuôr K Nia trẻ em đang

độ tuổi đi học dễ nhiễm bệnh giun sán do tình trạng vệ sinh môi trường cònnhiều bất cập, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom đúng cách, người dân cóthói quen ăn rau sống, uống nước lã, đi chân đất Bệnh giun truyền qua đất táchại đến mọi lứa tuổi, nhưng quan trọng nhất vẫn là trẻ em ở các trường tiểu học

vì ở lứa tuổi này các em thường bị suy dinh dưỡng do đang qua thời kỳ pháttriển mạnh về thể chất và trí tuệ [8]

Tuy nhiên hiện nay bệnh giun sán vẫn được coi là "căn bệnh bị lãng quên" do triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm, dễ bị che lấp bởi nhiều bệnh

Trang 6

cấp tính khác nên không được quan tâm đúng mức và chưa có quy mô phòngchống Hoạt động phòng chống bệnh giun sán chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của

Tổ chức Y tế thế giới thông qua mô hình tẩy giun cho học sinh ở các trườngtiểu học, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thông qua chương trình phòngchống bệnh truyền nhiễm Xuất phát từ yêu cầu thực tế với mong muốn gópphần làm giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại các bệnh

giun truyền qua đất ở trẻ em, đề tài nghiên cứu: “Xác định thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại hai xã Ea Bar và Cuôr K Nia huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk năm 2010-2011” được tiến hành với 2 mục

tiêu như sau:

1 Xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học tạiđiểm nghiên cứu

2 Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học về phòngchống nhiễm giun truyền qua đất tại điểm nghiên cứu

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Lịch sử nghiên cứu các bệnh giun truyền qua đất

Trên thế giới các bệnh giun truyền qua đất có lịch sử xuất hiện rất sớm,

y học cổ đã ghi nhận bệnh giun đũa, giun tóc và tác hại gây thiếu máu củagiun móc/mỏ Nhiều năm tiếp theo có các nghiên cứu về chu kỳ giun đũa, giuntóc, giun móc/mỏ trên cơ thể người: Grassi (1887), Looss (1898-1911), Stewart(1916); nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở nhiều vùng địa lý khác nhau:Bowman, Garrison (1917), Chester, Dershimer (1918); nghiên cứu về phân bố vàbệnh học của giun móc/mỏ: Fukusluma (1952), Gerritsen (1954), Komiya-Suzuki(1956), Roche và Lecyriss (1966) [17], [22]

1.1.1 Giun đũa

Giun đũa được EdWard Tyson (Anh Quốc) lần đầu tiên chính thức mô

tả vào năm 1683, với hình dạng giống như giun ở đất và được đặt tên là

"Lumbricus teres" Sau đó các nhà khoa học đã đặt với nhiều tên khác nhau như Ascaris Lumbricoides (Linnaeus, 1758), Lumbricoides vulgaris (Merat,

1821)… đến năm 1915 Uỷ ban Quốc tế gồm 66 thành viên của các nước đã

chính thức xác nhận tên giun đũa trên danh mục động vật học là Ascaris lumbricoides [12], [17]

1.1.2 Giun tóc

Giun tóc được mô tả lần đầu tiên bởi Linnaeus vào năm 1771, tiếp theo chu

kỳ của giun tóc được Grassi xác định năm 1887 và được Fulleborn hoàn chỉnhvào năm 1923 Tình hình nhiễm giun tóc trên thế giới được Corn tổng hợp năm

1938 và được đánh giá là loại giun phổ biến

Giun tóc có nhiều tên gọi khác nhau như Ascaris trichiura (Linnaeus 1771), Trichocephalus hominis, Trichocephalus Suis (Schrank 1788),

Trang 8

Trichophalus apri (Ginelin 1790), Trichophalus dispa (Rodolphi 1802), Masligodes hominis (Zeder 1803), Trichocephalus crenatus (Rudolphi 1809), Trichiuris trichiura (Stiles 1901); trong đó Trichiuris trichiura được các chuyên

gia Châu Mỹ thống nhất là tên gọi chính thức vào năm 1941 [18]

1.1.3 Giun móc/mỏ

Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu cổ và đến thế kỷ 17được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt (1629), Pison vàMagraff (1648) Năm 1843, Dubini đã phát hiện thấy giun móc ở tử thi một bệnh

nhân ở Milan đặt tên là Ancylostoma duodenale Tiếp sau đó, một số tác giả khác

như Prunez (1847), Bilharz (1852), Criesinger (1854) cũng phát hiện tương tự và

mô tả thêm; tuy nhiên, tên gọi Ancylostoma duodenale được các nhà khoa học

thống nhất trong danh mục động vật học vào năm 1915 [17]

Năm 1898, Loss đã xác định được cơ chế nhiễm bệnh qua da của giun móc,

đến năm 1902 Stiles C.W đã tìm thấy Necator americanus và đặt tên là giun mỏ cũng ký sinh ở tá tràng nhưng phổ biến hơn Ancylostoma duodenale ở một số nơi

[18]

Ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã có những điều tra đầu tiên ởngười qua các công trình nghiên cứu của Mathis, Léger, Salamon, Nerew vàMaurriquand… đặc biệt là công trình của Mathis, Léger (1911) đã điều tra cơ bản,toàn diện về các loại giun truyền qua đất Từ năm 1954 đến nay đã có hàng ngàncông trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về các bệnh giun như nghiên cứu điềutra cơ bản, nghiên cứu về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch tễ, bệnh học

và biện pháp phòng chống [17], [18]

1.2 Dịch tễ học bệnh giun truyền qua đất

1.2.1 Dịch tễ học của bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides)

Bệnh giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới do số lượng lớn trứng giunđũa được thải ra ngoài theo phân và có sức đề kháng cao với ngoại cảnh Ở

Trang 9

vùng ôn đới, bệnh thường gặp ở trẻ em và những người có nghề nghiệp tiếpxúc với đất; ở vùng nhiệt đới, nhất là Viễn Đông tỷ lệ nhiễm chiếm 70-90%

do có nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của trứng, người dân thiếu

ý thức vệ sinh cá nhân và tập quán sử dụng phân người trong nông nghiệp ỞViệt Nam, tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc 70-85% và miền Nam 18-35%, tỷ lệ nhiễm

ở nông thôn cao hơn thành thị [10], [12], [18]

Theo các nghiên cứu nuôi giun tại phòng thí nghiệm, mỗi ngày một congiun đũa cái có thể đẻ tới 23-24 vạn trứng Trứng giun đũa không có khả năngphát triển trong cơ thể người mà chỉ phát triển ở ngoại cảnh với điều kiệnnhiệt độ, độ ẩm và oxy thích hợp [10], [22]

- Nhiệt độ thuận lợi 24-250C sau 12-15 ngày trứng non phát triển đếngiai đoạn ấu trùng, có khả năng gây nhiễm cho người Nhiệt độ thấp hoặc caolàm tỷ lệ trứng hỏng tăng; trứng giun đũa bị huỷ hoại ở nhiệt độ trên 60°C và

có thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 0°C, nhiệt độ -12°C có khả năng diệt trứng giunđũa

- Ẩm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt nhất cho trứng giun đũa pháttriển

- Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển

Khi trứng giun đũa bị nằm sâu dưới nước dần dần sẽ bị hỏng, trong hố

xí nước trứng giun sẽ bị hỏng sau 2 tháng Hoá chất Formol 6%, thuốc tím rửarau sống, cresyl rửa sàn nhà cũng không có khả năng diệt trứng giun đũa Một

số nước đã dùng dung dịch Iod 10% để diệt trứng giun sán trong rau sống, tuynhiên thường để lại vị khó chịu, nếu không được rửa lại cẩn thận bằng nướcsạch Trong thiên nhiên trứng giun đũa thường bị huỷ hoại bởi ánh nắng mặttrời và điều kiện thời tiết khô hanh [10], [17]

1.2.2 Dịch tễ học bệnh giun tóc (Trichuris trichiura)

Trang 10

Bệnh giun tóc lưu hành khắp nơi trên thế giới, sinh thái gần giống vớigiun đũa nên những vùng có giun đũa là có giun tóc Ở Việt Nam có khí hậunóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển, tỷ lệ nhiễm có khácnhau tuỳ vùng: miền Bắc cao nhất 52% và miền Nam thấp hơn 3-5%.

Về phương diện dịch tễ, bệnh giun tóc liên hệ mật thiết với độ ẩm củađất, nơi bóng cây rậm rạp có điều kiện trứng sống để cho phôi thai xuất hiện.Trong một ngày, một con giun tóc cái có thể đẻ trứng tới 2.000 con, nhiệt độthích hợp nhất để trứng giun tóc phát triển ở ngoại cảnh là 25-30°C, trên 50°Ctrứng sẽ bị hỏng

Do có vỏ dày, trứng giun tóc có sức đề kháng cao hơn trứng giun đũa.Trong điều kiện mặt trời chiếu sáng như nhau, trong khi trứng giun đũa bịchết 100% thì trứng giun tóc chỉ bị chết 45% Trứng giun tóc vẫn có khả năngphát triển trong dung dịch acid chlohydric 10% tới 3 tuần lễ, trong dung dịchacid nitric 10%, formalin 10% tới 9 ngày Tuy nhiên cũng như trứng giun đũa,trứng giun tóc dễ bị hỏng dưới tác động của tia tử ngoại hoặc ánh sáng mặttrời [10], [12], [17], [18]

1.2.3 Dịch tễ học bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)

Bệnh giun móc/mỏ phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, xứ lạnh

ít gặp hơn tập trung chủ yếu ở các hầm mỏ Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sựphát triển của ấu trùng và lan truyền bệnh quanh năm, thường vào mùa mưa.Thiếu vệ sinh cá nhân (đi tiêu bừa bãi) và sử dụng phân tươi bón ruộng làm chođất bị nhiễm rất nhiều ấu trùng giun móc; tập quán chân đất, tay tiếp xúc với đấtkhi làm việc của những người nông dân và trẻ em tạo điều kiện cho bệnh luôn táinhiễm

Nước ta phân bố địa lý phức tạp nên tỷ lệ nhiễm giun móc thay đổi tùyvùng; miền Bắc ở vùng đồng bằng, không ngập nước, sử dụng phân người bón

Trang 11

hoa màu, tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 40-50%, nhưng ở vùng đồng bằng cấy lúa,ngập nước hay miền núi tỷ lệ nhiễm chỉ từ 10-20%; miền Nam tỷ lệ nhiễm chungkhoảng 10%, chủ yếu ở các nơi làm rẫy hay vườn cao su Nghề nghiệp tiếp xúcvới đất hoặc phân dễ nhiễm bệnh như nông dân trồng hoa màu, công nhân khaithác mỏ, làm gạch ngói, đồn điền cao su; không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễmgiữa nam và nữ.

Tỷ lệ nhiễm giun móc chịu ảnh hưởng rõ rệt của những yếu tố địa lý, độ

tuổi và mức độ tiếp xúc với đất Một con giun móc cái Ancylostoma duodenale

đẻ khoảng 10.000-25.000 trứng mỗi ngày Một con giun mỏ cái Necator americanus đẻ khoảng 5.000-10.000 trứng mỗi ngày [18] Theo Phan Văn

Trọng (1999-2000) tỷ lệ nhiễm chung giun móc/mỏ 60,4%, vùng trồng raumàu tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng trồng cây công nghiệp và vùng trồng lúa nước[20], [21]

1.3 Tình hình nhiễm giun truyền qua đất

1.3.1 Tình hình nhiễm giun trên thế giới

1.3.1.1 Nhiễm giun đũa

Giun đũa phổ biến và phân bố rộng trên thế giới với mức độ khác nhau,những nước nhiệt đới tỷ lệ nhiễm cao hơn những nước ôn đới có khí hậu lạnhkhô

Các nước Châu Âu do điều kiện khí hậu lạnh, khô làm cho sự phát triểntrứng giun đũa ở ngoại cảnh bị hạn chế nhiều Theo các nghiên cứu ở vùngngoại ô Matscơva thì qua mùa lạnh số trứng giun đũa sống sót chỉ còn 1-2%,phải tới mãi tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau mới có điều kiện phát triển thànhtrứng có ấu trùng Ngoài ra các nước Châu Âu có mức sống cao, điều kiệnmôi trường sạch, phân được xử lý trong các hố xí tự hoại, không có thói quen

sử dụng phân người làm phân bón do đó bệnh giun đũa hầu như không còn, tỷ

lệ nhiễm dưới 1% Tuy nhiên trong Thế chiến II (1939-1945), tỷ lệ nhiễm

Trang 12

bệnh giun đũa khá cao; theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ở Italia tỷ lệnhiễm giun đũa trẻ em tới 12-75%, ở nông thôn Hà Lan nhiễm 45%; ở Pháp,Đức, Bồ Đào Nha tỷ lệ nhiễm bệnh giun đũa cũng cao nhưng khi hết chiếntranh thì bệnh giun đũa giảm nhanh

Các nước Châu Phi và Châu Mỹ La tinh do vấn đề ô nhiễm môi trường,khí hậu nóng ẩm và đời sống người dân còn thấp nên tỷ lệ bệnh giun đũa hiệnvẫn còn xấp xỉ 8% (Châu Mỹ La tinh), 12% (Châu Phi)

Các nước Châu Á tỷ lệ nhiễm giun đũa còn cao ở các nước Ấn Độ,Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Myanma, có nhiều vùng tỷ lệ nhiễmgiun đũa lên tới 50% dân số [10], [17], [18]

1.3.1.2 Nhiễm giun tóc

Cũng như giun đũa, giun tóc phân bố rộng ở các nước có khí hậu nóng

ẩm, nền nông nghiệp lạc hậu, điều kiện vệ sinh môi trường sống chưa đượccải thiện

Số người nhiễm giun tóc ở Châu Á khoảng 227 triệu, Châu Phi 28triệu, Châu Âu 34 triệu, Liên Xô (cũ) 27 triệu, Nam Mỹ 34 triệu Theo thống

kê của Hiệp hội vì sự phát triển trẻ em (1997), trên thế giới có tới 902 triệungười nhiễm giun tóc [2], [3]

1.3.1.3 Nhiễm giun móc/mỏ

Bệnh giun móc phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,điều kiện lan truyền phụ thuộc vào nghề nghiệp; xứ lạnh bệnh lưu hành ở cácvùng mỏ than do có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho mầm bệnh giun móc/mỏphát triển, tuy nhiên hiện nay điều kiện lao động của công nhân mỏ than đượccải thiện tốt nên bệnh này đã giảm nhiều Ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đớibệnh giun móc/mỏ liên quan tới nông dân trồng hoa màu hoặc cây côngnghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá [20]; năm 1998, theo Tổ chức Y

tế thế giới số người nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới là 1,2 tỷ người [16]

Trang 13

1.3.2 Tình hình nhiễm giun ở Việt Nam

Việt Nam tỷ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất rất cao; theo Lê DuySáu và CS (1999) tỷ lệ nhiễm giun chung ở một vùng tỉnh Yên Bái 94,29% [14],theo Cấn Thị Cứu và cộng sự (1975-1980) người dân tộc miền núi có tỷ lệnhiễm giun chung là 99,61% [3], theo Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương

và CS, tỷ lệ nhiễm giun chung ở 10 tỉnh ven biển miền Trung-Việt Nam là44,27-78,76% [19] Năm 1998, ước tính trên toàn quốc số người nhiễm giunđũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc/mỏ là 40 triệungười [8]

1.3.2.1 Nhiễm giun đũa

Giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh giun truyền qua đất ở ViệtNam; theo số liệu thống kê của Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội (1998) tỷ lệnhiễm giun ở miền Bắc: vùng đồng bằng 80-95%, trung du 80-90%, vùng núi50-70%, ven biển 70%; miền Trung: vùng đồng bằng 70,5%, vùng núi 38,4%,ven biển 12,5%; đồng bằng miền Nam 45-60%; Tây Nguyên 10-20%.Nguyên nhân nhiễm bệnh phân bố không đều là do ở miền Bắc 90% nông dân

sử dụng phân tươi để bón lúa và hoa màu [2], [8]

Tỷ lệ nhiễm giun thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp, đặc biệt tỷ lệnhiễm cao ở trẻ em và nông dân tiếp xúc với phân, đất Các em nhỏ 4 thángtuổi đã tìm thấy trứng giun đũa trong phân; kết quả điều tra học sinh phổthông cơ sở nội ngoại thành Hà Nội (1995) Hoàng Tân Dân, Trương Thị KimPhượng và CS cho kết quả nhiễm giun đũa 62,47% [4]; theo Cấn Thị Cứu(1980) điều tra tại cộng đồng tỉnh Quảng Ninh cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa

là 88,39% [3]

Đánh giá độ ô nhiễm thường tiến hành xét nghiệm tìm trứng giun đũakhuyếch tán ra môi trường đất; kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Thế,Nguyễn Nhân Kim (1963) tại Hà Nội thấy trứng giun đũa ở sàn nhà sàn lớp

Trang 14

học, bàn học sinh; ở nông thôn tìm thấy trứng giun đũa ở sân, lối đi, trong nềnnhà, trên bàn, trên ghế với tỷ lệ 3 trứng giun/100g đất, đặc biệt số trứng tănglên 19 lần ở khu vực xung quanh hố xí Vấn đề sử dụng phân người bón hoamàu và các gia súc (chó, lợn, gà) cũng là nguồn khuyếch tán trứng giun đũa ramôi trường; mùa lạnh ở nước ta chưa đủ diệt trứng giun đũa do đó ngoại cảnhcũng là nguồn ủ trứng giun đũa quanh năm [10], [17], [18].

1.3.2.2 Nhiễm giun tóc

Sự phân bố của giun tóc tương tự như giun đũa chủ yếu ở vùng đồngbằng đông người, sử dụng phân người trong canh tác nông nghiệp; miền Bắc:vùng đồng bằng 58-89%, trung du 38-41%, vùng núi 29-52%, ven biển 28-75%; miền Trung: vùng đồng bằng 27-47%, ven biển 12,7%; miền Nam:vùng đồng bằng 0,5-1,2%, ven biển 68%, Tây Nguyên 47% [18]

Bệnh giun tóc có ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiễm theo lứa tuổi khác vớibệnh giun đũa ở một số điểm: lứa tuổi nhỏ dưới 1 tuổi hầu như không nhiễmgiun tóc, như vậy giun tóc không nhiễm sớm như giun đũa có thể do mầmbệnh là trứng giun tóc có mật độ khuyếch tán ở ngoại cảnh thấp hơn so vớigiun đũa; lứa tuổi 2-3 tuổi vẫn có mức độ nhiễm giun tóc thấp, chứng tỏ giuntóc thường nhiễm muộn; lứa tuổi trên 3 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tóc tuy tăng dầntheo tuổi nhưng không có hiện tượng tăng vọt và đột biến Mặt khác, tuổi thọcủa giun tóc kéo dài hơn nhiều so với giun đũa nên giun tóc khó tự hết vàkhông có hiện tượng giảm nhiễm giun tóc tự nhiên theo tuổi; Smirnov chorằng, tuổi thọ giun tóc kéo dài khoảng 6 năm, căn cứ vào đặc điểm tỷ lệnhiễm giun tóc còn cao ở những người nhiều tuổi và tái nhiễm không hoàntoàn dễ dàng, có thể dự đoán tuổi thọ của giun tóc dài hơn thời hạn 6 nămnhiều Tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa nam và nữ xấp xỉ bằng nhau [8], [16]

Trứng giun tóc giống trứng giun đũa là phân bố ở ngoại cảnh một cáchtương đối tập trung quanh nhà, quanh hố xí hay những chỗ có liên quan mật

Trang 15

thiết đến phân người; nhưng khác ở chỗ trứng giun tóc có hình thể dễ nhận,các gia súc ít nhiễm giun tóc nên ít có sự lẫn lộn giữa trứng giun tóc củangười và trứng giun tóc của gia súc Vì vậy, có thể dựa vào sự có mặt củatrứng giun tóc ở ngoại cảnh để đánh giá mức độ ô nhiễm ngoại cảnh chínhxác hơn là dựa vào sự có mặt của trứng giun đũa.

Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra sựkhuyếch tán của trứng giun tóc ở ngoại cảnh với 16,6% mẫu đất tìm thấytrứng giun, 6,8-33,5 trứng/100 gam đất, 30% phân ủ có trứng giun chưa bịphân huỷ và trên 380 ruồi được xét nghiệm thấy có 1 trứng giun [10], [17],[18]

1.3.2.3 Nhiễm giun móc/mỏ

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nước ta thay đổi tuỳ theo miền, vùng địalý; miền Bắc: vùng đồng bằng 3-60%, trung du 59-64%, vùng núi 61%, venbiển 67%; miền Trung: vùng đồng bằng 36%, vùng núi 66%, ven biển 69%;miền Nam: vùng đồng bằng 52%, ven biển 68%, Tây Nguyên 47%

Nhiễm giun móc/mỏ phụ thuộc vào nghề nghiệp, tuổi, giới; nông dâncác vùng trồng rau màu, cây công nghiệp, công nhân vùng mỏ có tỷ lệ nhiễmcao; tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao; nữ giới chiếm cao hơn nam giới.Tính chất thổ nhưỡng của địa phương cũng ảnh hưởng đến phân bố của bệnhnhư đất phù sa ven sông, đất màu, đất vùng ven biển có tỷ lệ nhiễm cao

Kết quả điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc/mỏ ở ngoại cảnh miềnBắc thấy vùng đồng bằng 100-140 ấu trùng/100 gam đất, trung du 8-35 ấutrùng/100 gam đất, vùng núi 0,2-0,7 ấu trùng/100 gam đất Mức độ phân bốbệnh còn phụ thuộc vào tính chất thổ nhưỡng của địa phương, phương thứccanh tác trong nông nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân,tình trạng sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi [8]

Ở nước ta, trong hai loại giun móc và giun mỏ thì giun mỏ Necator

Trang 16

americanus chiếm 95% các trường hợp nhiễm bệnh, giun móc Ancylostoma duodenale là loài chủ yếu phân bố ở các nước ôn đới [10], [12].

1.3.3 Tình hình nhiễm giun ở Tây Nguyên

Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất khá cao, hàng đầu làgiun móc/mỏ, kế đến là giun đũa, giun tóc tỷ lệ nhiễm thấp hơn khác hẳn vớicác vùng khu vực phía Bắc nhiễm cao nhất là giun đũa rồi mới đến giun tóc,giun móc/mỏ

Kết quả điều tra cơ bản tình hình nhiễm giun sán của Nguyễn Văn Khá,Nguyễn Văn Chương, Triệu Nguyên Trung và CS (2002-2004), cho thấy tỉnhĐăk Lăk xét nghiệm 2.845 mẫu phân, tỷ lệ nhiễm giun chung 46,32%, trong

đó giun đũa 6,80%, giun tóc 0,56%, giun móc 39,76%; tỷ lệ nhiễm giun nhóm5-9 tuổi 40,91%, trong đó giun đũa 10,37%, giun tóc 1,75%, giun móc25,79%; tỷ lệ nhiễm giun nhóm 10-14 tuổi 50,99%, trong đó giun đũa 7,15%,giun tóc 1,74%, giun móc 43,21%; tỷ lệ nhiễm giun chung ở nam giới50,79%, trong đó giun đũa 7,45%, giun tóc 1,29%, giun móc 43,37%; tỷ lệnhiễm giun chung ở nữ giới 49,17%, trong đó giun đũa 7,46%, giun tóc1,19%, giun móc 41,83% [9]

Trương Quang Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Tuyến nghiên cứu tình hìnhnhiễm giun truyền qua đất trên 358 em học sinh ở trường tiểu học thuộc tỉnhThừa Thiên Huế thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 55,86%, trong đó giun đũa46,37%, giun tóc 20,39%, giun móc 2,23%; tỷ lệ đơn nhiễm 33,78%, đanhiễm 2 loại giun 18,72%, đa nhiễm 3 loại giun 3,36% [1]

1.3.4 Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) phòng chống giun truyền qua đất

Kết quả nghiên cứu về đường lây truyền bệnh, tác hại và các biện phápphòng chống giun truyền qua đất của các tác giả rất khác nhau tùy theo thờigian, địa điểm và đối tượng điều tra:

Trang 17

Phan Văn Trọng (1999-2000) đường lây truyền của giun vào cơ thểngười qua đường tiêu hoá 8,8%, qua da 1,5%, không biết 89,1% [29]; 86,7%người không biết tác hại của nhiễm giun móc/mỏ; 10,6% người cho là gầyyếu; 2,7% người cho là thiếu máu [21]

Nguyễn Văn Khá và CS (2002-2004) điều tra kiến thức phòng chốnggiun sán của các dân tộc tại tỉnh Đăk Lăk có 46,17% người cho tác hại củabệnh giun sán là đau bụng; 25,83% người cho là ốm yếu; 23,33% người trảlời không biết ; 47,17% cho là ăn, uống chín, 32,17% rửa tay trước khi ăn,43,16% không biết; 14,33% có tẩy giun hàng năm, 85,67% không tẩy giunhàng năm, 48,83% ăn rau sống, uống nước lã, 42,67% không biết; 9,16% nhà

có hố xí và 80,84% nhà không có hố xí [9]

1.4 Tác hại của bệnh giun truyền qua đất

Bệnh giun truyền qua đất làm thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, giảm khảnăng lao động và sự tập trung tư tưởng; ở trẻ em gây còi cọc, thiếu máu, chậmlớn, chậm phát triển trí tuệ; ở phụ nữ có thai làm tăng tỷ lệ tử vong cho bà mẹ

Theo thống kê của Đỗ Dương Thái, Hoàng Tân Dân (1976) thì mật độnhiễm giun đũa của người Việt Nam là 7-8 con giun Tuy nhiên, trong cáctrường hợp mổ tắc ruột do giun, số lượng giun có thể lên tới 1.000 con nênvấn đề chiếm thức ăn của giun đũa là rất quan trọng, đưa đến tình trạng suydinh dưỡng đáng kể ở trẻ em

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (1967), mỗi người trung bình

Trang 18

có 26 con giun thì mỗi ngày phải hao tốn 4 g protein, ngoài ra giun đũa còngây ra rối loạn thẩm thấu thức ăn qua việc gây tổn thương viêm niêm mạcruột và chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin D [10], [18].

1.4.1.2 Tắc ruột do giun

Số lượng giun nhiều và do điều kiện pH ruột bị rối loạn, giun đũa còn

có thể gây ra tình trạng tắc ruột, giun phát tán ra ống mật lên gan, chui vàoống tụy, vào ruột thừa, đôi khi còn gặp thủng ruột viêm phúc mạc do giunđũa

Năm 1962 tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phải xử lý 115 trườnghợp giun gây tắc ruột, 336 trường hợp giun chui ống mật [10], [17]

1.4.1.3 Hội chứng Loeffler

Hội chứng Loeffler là do ấu trùng giun đũa gây ra khi tồn tại ở phổigồm các triệu chứng: ho, sốt, đau ngực dữ dội, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao30-40%; X quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phổi, các triệu chứngtrên sẽ hết sau 6-7 ngày, khi các ấu trùng rời phổi để lên vùng vòm hầumiệng Gần đây người ta đã lưu ý tới các triệu chứng viêm màng não do ấutrùng giun đũa gây ra [10], [17]

1.4.2 Tác hại của giun tóc

1.4.2.1 Gây dị ứng cho cơ thể

Khi ký sinh, phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột gâykích thích cơ quan thụ cảm của ruột và gây phản xạ có hại tới chức năng của

hàng loạt các cơ quan khác do tiết ra các chất ngoại tiết và nội tiết trong quá

trình ký sinh Vai trò của giun tóc trong việc gây nhiễm trùng thứ phát đãđược nêu bởi nhiều tác giả; các bệnh thương hàn, tả thường phối hợp với giuntóc trong đa số các trường hợp, bệnh thường tiến triển nặng và gây tử vong; ởnơi giun tóc ký sinh thường thấy ổ chảy máu, ổ hoại tử niêm mạc, chảy máu,

loét, hoại tử [10], [17].

Trang 19

1.4.2.2 Triệu chứng lâm sàng

Hầu hết bệnh nhân nhiễm giun tóc biểu hiện lâm sàng không rõ rệt, trừnhững bệnh nhân nhiễm trên 50 con giun tóc trở lên; trong những trường hợpnhẹ, giun tóc thường chỉ gây đau bụng, buồn nôn, táo bón, khó tiêu, đau lưng,nhức đầu và chán ăn, tỷ lệ bạch cầu ái toan có tăng nhưng không cao

Tại nơi ký sinh, số lượng giun tóc ít thì tổn thương niêm mạc ruộtkhông đáng kể, nếu nhiễm nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc; trường hợpnhiễm trên 100 giun tóc, niêm mạc đại tràng hình thành những đám loét lớnphủ bởi màng mủ lẫn máu, phải gạt bỏ màng mủ mới thấy được tổn thương cụthể Trong quá trình ký sinh, giun tóc kích thích các tổn thương ở ruột già gâyhội chứng giống lỵ, bệnh nhân đau bụng vùng đại tràng, đại tiện nhiều lầntrong ngày, có cảm giác mót rặn, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờnhư máu cá Tình trạng kích thích niêm mạc và mót rặn kéo dài có thể dẫn tớitrĩ ngoại Những thương tổn niêm mạc ruột có thể gây nhiễm trùng thứ phátbởi trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn sinh mủ

Giun tóc có thể vào ruột thừa gây viêm, tuy nhiên qua nhiều trường hợp

mổ tử thi bệnh nhân chết vì các nguyên nhân khác nhau vẫn thấy giun tóc ởruột thừa nhưng không thấy hiện tượng ruột thừa bị viêm Những người cógiun tóc còn có thể bị nổi mẩn dị ứng, số lượng giun tóc nhiễm nhiều có thểgây thiếu máu nhược sắc, tim có tiếng thổi tâm thu và bệnh nhân bị phù nhẹ;theo nghiên cứu của Graig, Faust và Hoeppli, giun tóc có thể tiết ra nhữngmen phân giải tổ chức [10], [17]

1.4.3 Tác hại của giun móc/mỏ

1.4.3.1 Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da

Khi ấu trùng giun móc/mỏ xuyên qua da có thể gây hiện tượng viêm datại nơi xâm nhập với biểu hiện ngứa, xuất hiện nhiều nốt màu đỏ có thể mấtnhanh sau 1-2 ngày, nếu có bội nhiễm vi khuẩn có thể kéo dài 1-2 tuần do

Trang 20

tình trạng lỡ loét da Hiện tượng viêm da thường do Necator americanus gây

ra hơn là Ancylostoma duodenale, ngứa và viêm da thường rõ rệt hơn trong trường hợp ấu trùng giun móc động vật như giun móc chó A Caninum xâm

nhập qua da người [10], [17]

1.4.3.2 Giai đoạn ký sinh tại ruột

Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng và phần đầu ruột non là vùng giàumạch máu, do đó giun rất dễ dàng hút máu của vật chủ; phương thức hút máucủa giun móc/mỏ lại lãng phí nên vật chủ mất máu nhiều và nhanh chóng dẫntới tình trạng thiếu máu Theo bộ môn Ký sinh trùng, khoa Y, Trường Đại học

Stanfor (1995): một giun móc Ancylostoma duodenale hút 0,2-0,34 ml máu/ngày, một giun mỏ Necator americanus hút 0,03-0,05 ml máu/ngày Qua

thực nghiệm: Cabresa và Adami thấy số máu của một giun móc hút bằng 5lần một giun mỏ trong ngày, với người nhiễm 500 giun móc thì mỗi ngày cóthể mất từ 40-80 ml máu Thiếu máu do giun móc/mỏ là loại thiếu máu nhượcsắc, protein toàn phần, đặc biệt gama-globulin trong máu giảm nhiều, tỷ lệbạch cầu ái toan tăng từ 5-12%

Ngoài tác hại hút máu, giun móc/mỏ còn tiết ra chất chống đông máu

và chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu, gây tăng thêm tìnhtrạng thiếu máu của cơ thể vật chủ Trường hợp nhiễm giun móc/mỏ kéo dàikhông được điều trị, các triệu chứng thiếu máu ngày càng tăng; bệnh nhânthường có cảm giác mệt mỏi, đánh trống ngực, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, khóthở ; dấu hiệu thiếu máu biểu hiện da xanh bủng, niêm mạc nhợt, có thể phùnhẹ toàn thân, mạch nhanh, huyết áp hạ; biểu hiện nặng thường xảy ra ở phụ

nữ nông thôn dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đẻ non hoặc vô sinh;viêm loét hành tá tràng thường gặp ở người bị nhiễm giun mỏ hơn giun mócnhư đau vùng thượng vị kèm theo triệu chứng khó tiêu, ăn mất ngon hoặc ỉa

lỏng; nếu được điều trị tốt thì bệnh loét hành tá tràng cũng dần khỏi [10],

Trang 21

[17], [18].

1.5 Phòng chống bệnh giun truyền qua đất

1 5.1 Chiến lược phòng chống nhiễm giun trên thế giới

Tổ chức Y tế thế giới đã có đường lối rõ ràng trong công tác phòngchống các bệnh giun truyền qua đất, cụ thể là nhiều chương trình phòng

chống qui mô lớn và “Hiệp hội vì sự phát triển của trẻ em” đã ra đời tập hợp

các nhà tài trợ, các tổ chức, các Viện nghiên cứu để tìm cách nâng cao sứckhỏe và học tập cho trẻ em lứa tuổi đi học ở các nước đang phát triển qua việcphòng chống các bệnh giun truyền qua đất Năm 1996, Tổ chức Y tế thế giớikhuyến cáo rằng bất kỳ chương trình nào phòng chống các bệnh giun truyềnqua đất đều phải bắt đầu bằng điều tra cơ bản để có cơ sở vững chắc cho việcđánh giá hiện trạng và nhu cầu can thiệp ở cộng đồng, đưa ra các số liệu thiếtyếu giúp cho việc xây dựng các chương trình phòng chống ở các tuyến; điềutra theo dõi đánh giá hiệu quả của chương trình phòng chống

Theo Tổ chức Y tế thế giới có 3 chiến lược sử dụng hoá trị liệu để điềutrị các loại giun tại cộng đồng là: (i) điều trị toàn dân không phân biệt tuổi,giới, tình trạng nhiễm hoặc các đặc điểm xã hội khác; (ii) điều trị nhóm đốitượng được xác định theo tuổi, giới hoặc các đặc điểm xã hội khác mà khôngphụ thuộc vào tình trạng nhiễm; (iii) điều trị chọn lọc cho từng cá nhân dựatrên chẩn đoán đang nhiễm bệnh [10], [16], [22]

1.5.2 Chiến lược phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam

1.5.2.1 Nguyên tắc chung

Có kế hoạch lâu dài và ngắn hạn nối tiếp nhau, tiến hành trên quy môrộng lớn, có trọng tâm trọng điểm; xã hội hoá việc phòng chống giun sán,lồng ghép vào các hoạt động y tế, sức khoẻ và phát triển kinh tế-xã hội; tuyêntruyền giáo dục sức khoẻ làm thay đổi hành vi và sử dụng tổng hợp các biệnpháp có thể

Trang 22

1.5.2.2 Mục tiêu chính

Giảm tỷ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại.

1.5.2.3 Chiến lược và các giải pháp trong phòng chống giun sán

Chiến lược: phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết vệ sinh môi trường,

huy động cộng đồng tham gia và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nhằm thayđổi hành vi có hại cũng như ý thức tự phòng chống bệnh giun sán; tăng cường

vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống trong gia đình và nơi công cộng;điều trị cho đối tượng có nguy cơ cao và điều trị mở rộng khi có nhu cầu;nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phác đồ điều trị có hiệu quả, nghiên cứu cácthể bệnh khó và tăng cường trang thiết bị phát hiện sớm những trường hợpgiun sán nội tạng [2]

mổ gia súc, chợ, hàng ăn, nhà ăn tập thể; diệt ruồi nhặng, gián và gió bụi làm

ô nhiễm thức ăn; đặc biệt chú ý những cơ sở, người chế biến, bảo quản, sảnxuất thực phẩm, lưu thông thực phẩm

- Truyền thông giáo dục sức khoẻ: nguyên nhân, tác hại của bệnh giunsán và nguy cơ nhiễm bệnh; cách phòng chống phù hợp với địa phương vàcộng đồng; giáo dục học đường nâng cao ý thức phòng bệnh cho học sinh

- Phát hiện bệnh: bằng các phương pháp chẩn đoán vùng dịch tễ, chẩn

Trang 23

đoán bệnh nhân, xét nghiệm tìm ký sinh trùng trực tiếp hoặc gián tiếp; ưu tiênnhững người có biểu hiện bệnh giun sán và các đối tượng có nguy cơ cao.

- Điều trị: điều trị cá thể người bệnh và điều trị hàng loạt những đốitượng có nguy cơ nhiễm giun cao, lựa chọn thuốc điều trị có hiệu quả chỉ cầnuống một lần duy nhất hoặc rất ngắn ngày nhưng tác dụng với 2-3 loại giun, íttác dụng phụ, giá cả phải chăng và được cộng đồng chấp nhận [2]

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Hai xã Ea Bar và Cuôr K Nia thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăkđược chọn nghiên cứu có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và vệ sinh môitrường tương tự nhau; nghề nghiệp của người dân chủ yếu là trồng lúa, càphê, hoa màu hoặc thu hái lâm thổ sản

Bảng 2.1 Một số thông tin về 2 xã nghiên cứu

Trang 24

Krông Năng

MDRăk

Ea Kar Krông Păk

KHÁNH HOÀ

LÂM ĐỒNG ĐĂK NÔNG

Điểm nghiên cứu

Trang 25

Krông Na

Ea Huar

Ea Wer Tân Hòa

CuôrKNia EaBar

Hình 2.2 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BUÔN ĐÔN

Điểm nghiên cứu

Trang 26

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh tiểu học tại 2 xã

2.3 Thời gian nghiên cứu

Tháng 09 năm 2010 đến tháng 05 năm 2011

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu ngang mô tả: tỷ lệ nhiễm giun chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa,giun tóc, giun móc/mỏ; kiến thức, thái độ và thực hành của các em học sinh

về phòng chống bệnh giun truyền qua đất [5], [23]

2.4.2 Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun

2.4.2.1 Chọn mẫu

- Tại mỗi xã, chọn chủ đích 1 trường tiểu học.

- Chọn mẫu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP): lấy mẫu toànthể học sinh tiểu học khối lớp 4 và lớp 5

- Chọn mẫu điều tra xét nghiệm phân: lấy mẫu theo phương pháp tính

cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu ngang mô tả

2.4.2.2 Cỡ mẫu

Theo phương pháp tính cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu ngang mô

tả, số cá thể cần khảo sát cho 1 điểm nghiên cứu để xác định tỷ lệ nhiễm giuntruyền qua đất là:

n =  

2

)1(

22/1

d

p P

 (2.1)

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu đạt được

p: tỷ lệ nhiễm giun chung từ kết quả điều tra trước (p = 0,75)

Trang 27

1 - p = (1 – 0,75 = 0,25), tỷ lệ không nhiễm giun

d: mức sai số cho phép (%) giữa tỷ lệ thu đựơc từ mẫu và tỷ lệ của quầnthể (d = 0,05)

Z1   / 2 tra từ bảng Z với giá trị (1   /2) được chọn (CI 95%, Z

Tổng số mẫu xét nghiệm phân ở hai điểm nghiên cứu là 630 em, trong

đó xã Ea Bar: 315 em và xã Cuôr K Nia: 315 em

2.4.3 Mẫu điều tra KAP của học sinh về phòng chống giun truyền qua đất

Điều tra KAP chọn tất cả học sinh khối lớp 4 và lớp 5 vì các em đã qua

3 năm học có được một số hiểu biết về sức khỏe, cũng là độ tuổi năng động,

dễ tiếp cận, dễ thay đổi hành vi thông qua giáo dục sức khỏe của gia đình, nhàtrường và cộng đồng

2.4.4 Các kỹ thuật thu thập thông tin

2.4.4.1 Kỹ thuật xét nghiệm phân

Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân Kato (do Kato và Miura đưa ra năm1954) là phương pháp tập trung trứng bằng cách tăng số lượng phân để xácđịnh tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất [16], [22]

Trang 28

26mm28mm đã được ngâm 24 giờ trong dung dịch xanh malachite.

- Dung dịch xanh malachite gồm 100% nước cất, 100% glycerin, 1phần dung dịch xanh malachite 3%

- Kính hiển vi quang học, vật kính 10, thị kính 10

Kỹ thuật tiến hành

- Lấy bệnh phẩm: phân được lấy đựng vào lọ sạch dán nhãn ghi mã

nghiên cứu, khối lượng phân lấy bằng hạt đậu đen, phân lấy xong được xétnghiệm ngay tại cộng đồng trong vòng 24 giờ

- Kỹ thuật Kato: lấy lượng phân từ 60-70mg đặt lên lên trên phiến kính;

phủ mảnh cellophane đã ngâm trong dung dịch xanh malachite lên phân; dùngnút cao su ấn nhẹ trên mặt giấy cellophane để dàn phân đều trên lam kính saocho mặt giấy phẳng và phân dàn đều ra rìa của mảnh cellophane, để tiêu bảnkhô ở nhiệt độ phòng 250c, ẩm độ 75%, 30 phút đến 1 giờ sau đó lấy tiêu bảnđem soi trên kính hiển vi quang học; ở Việt Nam mùa hè tiêu bản chỉ cần để15-30 phút, mùa mưa và mùa thu đông có thể để 30 phút đến 1 giờ hoặc lâuhơn; nếu để tiêu bản khô quá trứng giun móc có thể biến dạng khó nhận,ngược lại để tiêu bản ướt chưa đủ độ trong cần thiết cũng khó soi; tiêu bản đạtyêu cầu soi được khi đặt lên tờ báo có thể đọc được chữ ở dưới

2.4.4.2 Kỹ thuật điều tra KAP

Vật liệu

- Bộ câu hỏi điều tra KAP cho học sinh tiểu học được xây dựng dựa

vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng

Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên

- Nội dung gồm các câu hỏi đóng dễ hiểu phù hợp với các đối tượng

điều tra và quan sát các em học sinh khi phỏng vấn KAP theo phiếu (Phụ lục)

Kỹ thuật điều tra KAP

- Phỏng vấn trực tiếp tất cả học sinh khối lớp 4 và lớp 5.

Trang 29

- Quan sát hố xí sử dụng tại hộ gia đình của học sinh.

- Để hạn chế sai số, chúng tôi tập huấn kỹ năng thành thạo cho các điềutra viên của đội nghiên cứu và trước khi phỏng vấn KAP, điều tra thử 15 emhọc sinh để hoàn chỉnh kỹ năng phỏng vấn hoặc sửa đổi câu hỏi cho phù hợpvới hiểu biết của học sinh

2.4.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.5.1 Thu thập mẫu phân để xét nghiệm

- Đội nghiên cứu gồm gồm 6 thành viên (1 Thạc sĩ, 1 sinh viên, 2 Cử

nhân và 2 Kỹ thuật viên) của Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh được tập huấn

kỹ cách thu thập mẫu phân, kỹ thuật xét nghiệm, phương pháp điều trị đặc hiệucho học sinh

- Các thành viên của đội nghiên cứu đến địa điểm được chọn trước 1

ngày để phát lọ cho học sinh và hướng dẫn cho các em cách lấy phân (khốilượng, vị trí lấy phân, thời gian lấy phân là buổi sáng của ngày hôm sau)

- Khi thu thập được mẫu phân, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngaytrong ngày bằng kỹ thuật Kato và những em học sinh có kết quả nhiễm giun

sẽ được điều trị một liều duy nhất Mebendazole 400mg

- Ghi nhận kết quả xét nghiệm phân của học sinh vào phiếu xét nghiệmtheo phiếu (Phụ lục)

2.4.5.2 Điều tra kiến thức, thái đô và thực hành (KAP) của học sinh

Quan sát, phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận thông tin vào phiếu (phụ lục)tất cả các học sinh khối lớp 4 và lớp 5 tại điểm nghiên cứu

2.4.6 Các chỉ số nghiên cứu

2.4.6.1 Nhóm chỉ số mô tả tỷ lệ nhiễm giun của học sinh

Tỷ lệ nhiễm giun chung; tỷ lệ nhiễm từng loại giun; tỷ lệ nhiễm giuntheo giới tính; tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi; tỷ lệ nhiễm giun theo nhómdân tộc; tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm

Trang 30

- Công thức dùng để xác định tỷ lệ nhiễm giun [21], [31].

+ Tỷ lệ nhiễm giun chung =

Tổng số người XN dương tính

(Hoặc 1 loại hoặc 2 loại hoặc 3 loại)

x 100 Tổng số người được XN

+ Tỷ lệ nhiễm giun đũa

=

Tổng số người nhiễm giun đũa

(Hoặc tóc hoặc móc/mỏ)

x 100Tổng số người được XN

+ Tỷ lệ đơn nhiễm =

Tổng số người nhiễm 1 loại giun

(Hoặc đũa hoặc tóc hoặc móc/mỏ)

Tổng số người nhiễm giun

x 100

+ Tỷ lệ nhiễm 2 loại giun =

Tổng số người nhiễm 2 loại giun

(Hoặc đũa+tóc, hoặc móc/mỏ+tóc,

hoặc đũa+ móc/mỏ) x 100

Tổng số người nhiễm giun

+ Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun =

Tổng số người nhiễm 3 loại giun

(đũa, tóc, móc/mỏ) x 100

Tổng số người nhiễm giun

2.4.6.2 Nhóm chỉ số mô tả kết quả điều tra KAP

Nhóm chỉ số về kiến thức

- Tỷ lệ học sinh biết tên về các loài giun (giun đũa, giun tóc, giun móc/

mỏ).

- Hiểu biết của học sinh về đường lây truyền của bệnh giun (qua da

hoặc đường ăn uống)

Trang 31

- Hiểu biết của học sinh về tác hại của bệnh giun (đau bụng, rối loạn

tiêu hóa, giun chui ống mật, thiếu máu, gầy yếu, chậm lớn, giảm trí nhớ, họckém)

- Hiểu biết của học sinh về cách phòng chống nhiễm giun truyền qua

đất (sử dụng hố xí hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện; không

ăn rau sống; sử dụng nguồn nước sạch; uống thuốc tẩy giun…)

Nhóm chỉ số về thái độ và thực hành

- Các loại hố xí được sử dụng tại gia đình của học sinh (có hố xí hợp vệsinh; có hố xí không hợp vệ sinh; không có hố xí)

- Uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước lúc điều tra

- Thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh (không ăn rau sống; rửa taytrước khi ăn và sau khi đại tiện; thường xuyên cắt móng tay)

- Sử dụng tính các tham số của mẫu: tỷ lệ %, Test 2, p

2.4.8 Một số thuật ngữ dùng trong nghiên cứu

- Hố xí hợp vệ sinh: là loại hố xí tự hoại, bán tự hoại dội nước hoặc hố

xí hai ngăn hợp vệ sinh

- Biết tên về các loài giun: là biết từ một trở lên trong các loài giun

được liệt kê theo phiếu (phụ lục)

- Biết đường lây truyền của bệnh giun: là biết từ một trở lên trong các

Trang 32

đường lây truyền được liệt kê theo phiếu (phụ lục).

- Biết tác hại của bệnh giun: là biết từ 1 trở lên trong các tác hại của

bệnh giun được liệt kê theo phiếu (phụ lục)

- Biết biện pháp phòng chống giun: là biết từ một trở lên trong các biện

pháp phòng chống nhiễm giun được liệt kê theo phiếu (phụ lục)

- Thường xuyên cắt móng tay: có cắt móng tay mỗi tháng một lần.

2.4.9 Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số

- Có thể gặp sai số trong quá trình thực hiện như lấy phân không đúngqui cách, thời gian từ khi lấy phân đến khi xét nghiệm sau 2-3 ngày có thểlàm trứng giun móc nở thành ấu trùng hoặc học sinh không hiểu câu hỏi KAP

- Biện pháp khắc phục: giải thích rõ mục đích ý nghĩa, lợi ích nghiên cứu

để đối tượng được nghiên cứu hợp tác; cố gắng xét nghiệm phân ngay trongngày sau khi thu thập được mẫu; bộ câu hỏi KAP cần phải soạn kỹ và dùng từ dễhiểu, tập diễn nhiều lần trước khi thực hiện, phối hợp với người địa phương (cán

bộ y tế xã hoặc y tế thôn bản) cùng đi phỏng vấn

2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục vụ sức khoẻ cộng đồng

- Đối tượng nghiên cứu đồng ý hợp tác trong nghiên cứu

- Tất cả các trường hợp xét nghiệm (+) được điều trị miễn phí một liềuthuốc tẩy giun Mebendazol 400 mg và được trạm y tế xã theo dõi sau điều trị

Trang 33

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tỷ lệ nhiễm giun TQĐ (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ) của học sinh tiểu học

Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh 2 xã

(+)

TL (%)

Số (+)

TL (%)

Số (+)

TL (%)

Số (+)

TL (%)

Ea Bar 315 164 52,06 5 1,59 2 0,63 157 49,84Cuôr K Nia 315 74 23,49 3 0,95 3 0,95 68 21,58

P < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05

Ngày đăng: 04/05/2018, 09:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Quang Ánh và CS (2004), Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Y học thực hành (447), Bộ Y tế, tr.83-87 Khác
2. Lê Đình Công (1998), Tình hình nhiễm giun sán hiện nay ở Việt Nam, phương hướng kế hoạch phòng chống các bệnh giun sán năm (1998-2000) và đến năm 2005, Thông tin phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (2) Khác
3. Cấn Thị Cứu (2000), Đánh giá thực trạng và biến động theo thời gian (1976-1996) nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) ở tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Khác
4. Hoàng Tân Dân, Trương Kim Phượng (1996), Tìm hiểu tình trạng nhiễm giun đường ruột liên quan tới môi trường sống của nhân dân 2 xã Nhật Tân, Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà nam, Tập san nghiên cứu khoa học chuyên đề, tr.16-23 Khác
5. Đỗ Văn Dũng (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích thống kê với phần mềm stata 8.0, Bộ môn dân số-thống kê y học và tin học, khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Khác
6. Dự án phòng chống giun sán (1998), Tài liệu tập huấn đặc điểm dịch tễ, bệnh học, điều trị và kỹ thuật chẩn đoán trong phòng chống một số bệnh giun sán chính ở Việt Nam (tài liệu dành cho cán bộ Y tế tuyến tỉnh), Bộ Y tế, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định, Hoàng Thị Diệu Hương và CS (2006), Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử Khác
8. Hoàng Thị Kim và CS (1998), Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam, Thông tin phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (2), tr.9-19 Khác
9. Nguyễn Văn Khá, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và CS, Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán đường ruột ở 3 tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số địa bàn, Kỷ yếu CTNCKH Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (2001-2005), tr.155-163 Khác
10. Ký sinh trùng Y học (2001), Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y Học Hà Nội, tr.131-151 Khác
11. Nguyễn Thanh Liêm, Đặng Phương Kiệt, Lê Bích Thuỷ (2000), Cách tiến hành công trình nghiên cứu Y học, Nxb Y học, Hà Nội Khác
12. Trần Xuân Mai, Nguyễn Vĩnh Niên, Nguyễn Long Giang (1994), Ký sinh trùng Y học, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế Tp Hồ Chí Minh, tr.125- 143 Khác
14. Lê Duy Sáu, Nguyễn Văn Phòng, Triệu Kim Đang và CS (2001), Đánh giá tình hình nhiễm giun sán đường ruột ở vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái, Kỷ yếu CTNCKH Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (1996-2000), tr.622-627 Khác
15. Phạm Song, Đào Ngọc Phong, Ngô Văn Toàn (2001), Nghiên cứu hệ thống Y tế-Phương pháp nghiên cứu Y học, Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội Khác
16. Tổ chức Y tế thế giới (2000), Hướng dẫn công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun, Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội Khác
17. Đỗ Dương Thái và CS (1974), Ký sinh trùng và bệnh Ký sinh trùng ở người, Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội Khác
18. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1974), Công trình nghiên cứu Ký sinh trùng ở Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội Khác
19. Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá (2001), Nghiên cứu sự phân bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền Trung-Việt Nam, Kỷ yếu CTNCKH Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương (1996-2000), tr.601-607 Khác
20. Phan Văn Trọng (2000), Nghiên cứu một số đặc điểm giun móc/mỏ ở tỉnh Đăk Lăk và đánh giá hiệu quả biện pháp điều trị đặc hiệu, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Khác
21. Phan Văn Trọng và CS (2004), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm giun truyền qua đất ở dân cư phường Tân Tiến, Tp Ban Mê Thuột và xã Cưsuê huyện CưMgar tỉnh Đăk lăk, Tạp chí Y học thực hành (5), Bộ Y tế, tr.28-30 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w