1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược đại dương xanh – đại dương đỏ trong kinh doanh

12 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 137 KB

Nội dung

Còn đại dương xanh phá vỡ những nguyên tắc cạnh tranh để tạo ra những thị trường mới hoặc... Thành công rực rỡ của Attila cũng là một chiến lược Đại dương xanh... Tuy

Trang 1

CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH – ĐẠI DƯƠNG ĐỎ TRONG KINH

DOANH

Một số lý luận về “Chiến luợc Đại dương xanh”:

Khi bắt đầu suy nghĩ về một chiến lược Marketing, ba điểm cơ bản thường được các nhà quản trị nhắc tới là: tối đa hóa lợi nhuận, sản phẩm có tính cạnh tranh và phải thể hiện được quan điểm tập trung Tuy nhiên, những yếu tố trên lại thường đòi hỏi các công ty phải có một dòng sản phẩm nổi trội và luôn tạo được sự khác biệt về công nghệ hay bao bì sản phẩm.v.v…để đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn khác Vì thế mà các công ty thường khó tránh khỏi việc đầu tư một khoản vốn lớn cho công việc kinh doanh của mình và sau đó cố gắng sư dụng các chiến lược Marketing đã biết như 4Ps, 7P, 4C, SWOT để quảng bá sản phẩm Nhưng đối với một doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ sức cạnh tranh với các công ty khổng lồ thì làm thế nào để có thể thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình? Tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết khi một chiến lược Marketing mới ra đời với tên gọi: Chiến lược Đại Dương Xanh (Blue Ocean Strategy) Đối nghịch với “ Đại dương xanh” là “ Đại dương đỏ”

"Đại dương xanh" – “ Đại dương đỏ” trong kinh doanh:

Trang 2

Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao Trong

mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi chưa được thiết lập Có thể hiểu một cách khác về Chiến lược Đại dương xanh là mỗi doanh nghiệp tự nghiên cứu, tạo mới cho mình một thị trường mà ở đó chưa có đối thủ cạnh tranh thay vì phải cạnh tranh gay gắt trong môi trường kinh doanh hiện tại, còn gọi là “đại dương đỏ”

Đại dương đỏ là thị trường thông thường, truyền thống, đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh và đã được khai thác rất sâu Trong đại dương đỏ, các ranh giới đã được thiết lập và chấp nhận, quy luật cạnh tranh đều được xác định rõ ràng Các công ty phải tìm cách vượt trội hơn để chiếm được thị phần lớn hơn trong thị trường Khi đã có nhiều người nhảy vào thị trường, thị trường này sẽ bị phân khúc ra nhỏ hơn Do đó, khả năng thu lợi nhuận và tăng trưởng sẽ có đi xuống

Nếu như trong môi trường kinh doanh đại dương đỏ, các cuộc cạnh tranh

sẽ khiến doanh nghiệp phải lao vào cuộc đua giảm giá, giảm lợi nhuận và dẫn tới thua lỗ, phá sản thì tại đại dương xanh, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh về chất

lượng và những nhu cầu mới về dịch vụ khách hàng, cạnh tranh theo hướng cả

hai bên cùng có lợi

Nếu như trong đại dương đỏ, các công ty làm theo một phương pháp thông thường là tìm cách đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo dựng một vị thế phòng thủ trong trật tự ngành thì trong đại dương xanh, các công ty theo đuổi chiến lược logic khác biệt: đó là đổi mới giá trị Đổi mới giá trị được coi là nền tảng của chiến lược đại dương xanh, tức là tạo ra bước đột phá về mặt giá trị, rồi qua đó, mở ra những thị trường mới chưa có cạnh tranh Yếu tố then chốt trong việc đổi mới giá trị là theo đuổi chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí thấp

Đại dương đỏ chật hẹp và luôn đông đúc những con cá mập sẵn sàng cấu

xé nhau hoặc nuốt chưng những chú cá con chập chững ra khơi Còn đại dương xanh phá vỡ những nguyên tắc cạnh tranh để tạo ra những thị trường mới hoặc

Trang 3

những khoảng trống mới không có cạnh tranh Khi tạo ra một đại dương xanh, bạn là người tạo ra luật mới thay vì để những con cá mập “già đời” thiết lập nguyên tắc cuộc chơi Khi đó, bạn sẽ vô hiệu hóa tính cạnh tranh của những con cá mập này Hai tác giả của cuốn “Chiến lược đại dương xanh” luôn nhắc đi nhắc lại một điều: “Cách cạnh tranh tốt nhất là làm cho đối thủ không cạnh tranh nữa”

Với tình trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành kinh doanh, việc cạnh tranh để chiếm lĩnh một phần của thị trường đang thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao Các công ty cần tiến xa hơn chứ không chỉ cạnh tranh với đối thủ Để nắm bắt những cơ hội mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cần tạo ra những đại dương xanh

Chiến lược "Đại dương xanh" tạo ra một bước đột phá về giá trị cho cả người mua và cho công ty của bạn, từ đó mở ra những thị trường mới không có cạnh tranh - những Đại dương xanh Sự đổi mới giá trị đươc coi là nền tảng của chiến lược "Đại dương xanh" vì nhờ nó mà công ty chuyển từ tâp trung nguồn lực vào đánh bại đối thủ cạnh tranh sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không quan trọng nữa

Tuy nhiên, ngày nay đa phần các Đại dương xanh chưa được xác định trên bản đồ Việc hoạch định chiến lược trong mấy chục năm qua tập trung nhiều hơn vào các chiến lược Đại đương đỏ với nền tảng là cạnh tranh Kết quả là, người ta hiểu khá rõ về cách thức cạnh tranh khôn ngoan trong một thị trường khốc liệt:

từ phân tích cấu trúc kinh té cơ bản của ngành kinh doanh hiện tại tới lựa chọn một vị thế chiến lược nhờ chi phí thấp hay khác biêt khóa hoặc tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh tranh Do đó, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là hiểu thấu đáo và áp dụng linh hoạt chiến lược Đại dương xanh được coi là khá

"mới mẻ" này

Một số thí dụ về các doanh nhiệp Việt Nam thực thi “Chiến lược Đại duơng xanh” và phân tích:

Trang 4

Thực tế ở Việt Nam đã có rất nhiều Doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh Trong đó phải kể tới Xmen, Bailey, Attila, Nouvo, THP Group… và còn nhiều, nhiều lắm những ví dụ tương tự như thế này:

1 X-men : không cạnh tranh với 2 ông lớn Unilever và P&G, X-men nhắm đến thị trường dầu gội cho nam, trong khi Romano tự trói mình với "Phong cách Ý" X-men tạo một thị trường riêng cho nam, và đặc biệt là thị trường "nữ mua nam xài" X-men thành công lớn, và bây giờ nhìn 2 ông lớn lạch bạch chạy theo với Clear for men,

2 Bailey : một sự pha trộn giữa rượu mạnh và sữa tươi Là rượu dành cho quý bà, quý cô Vẫn là rượu mạnh nhưng lại không quá thô lỗ, vẫn giữ nét dịu dàng với sữa tươi Bailey đã mê hoặc bao nhiêu quý cô khắp nơi trên thế giới, và giờ đây đang tiến tới các quán cafe ở VN

3 Attila : nắm bắt được nhu cầu chạy xe tay ga, với giá của xe số SYM đã cho ra đời xe Attila với giá rất rẻ so với Spacy của Honda lúc đó, giá tương đương một chiếc Dream, trong khi kiểu dáng thì tương tự Spacy, và là xe tay ga Thành công rực rỡ của Attila cũng là một chiến lược Đại dương xanh

4 Phở 24 sau khi nhận thấy thị trường phở cao cấp rất tiềm năng, chưa có doanh nghiệp nào khai thác đã quyết định mở các cưa hàng phở cao cấp tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Phở 24 thành công như vậy là đã quyết định giảm bớt các thành phần không cần thiết trong bát phở như đường, muối, số lượng món trong thực đơn, gia tăng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, sự tận tình phục vụ của nhân viên.v.v loại bỏ mì chính và các hóa chất có hại cho người tiêu dùng và tạo mới là tạo không gian thiết kế đẹp cho quán ăn; nhượng quyền thương mại thương hiệu phở 24 để nhanh chóng mở rộng các cưa hàng của mình ở nhiều nơi

5 THP Group là điển hình của chiến lược Đại Dương cả Xanh và Đỏ Đỏ : Laser được tạo ra khi trên thị trường đã có đại gia Heineken đang là "trùm" trong phân khúc bia cao cấp Laser được định vị là đối thủ trực tiếp với Heineken Kết quả : Laser thất hại thảm bại, và đến nay hầu như hoàn toàn biến mất trên thị trường Trà xanh Không độ, một sản phẩm mà tôi cảm thấy rất tâm đắc với cách

Trang 5

làm của THP Có lẽ rút kinh nghiệm từ thất bại cay đắng của Laser, THP đã thay đổi cách nghĩ, cách làm và đã tạo ra được 1 "đại dương xanh" cho riêng mình, 1 thị trường mà ở đó, trà xanh không độ là số 1

 Trên đây là một số thí dụ về các doanh nghiệp đã thực thi thành công

“Chiến lược Đại dương xanh” Tuy nhiên tôi muốn phân tích kỹ hơn về một doanh nghiệp đã thực thi thành công “Chiến lược đại dương xanh” đó

là: Chiến dịch đại dương xanh của Công ty hàng gia dụng quốc tế ICP:

Những năm gần đây, Xmen trở thành một hiện tượng thành công thương hiệu đáng học hỏi trên thị trường Việt Nam Là một tân binh trong thị trường hoá

mỹ phẩm nổi tiếng khốc liệt và dường như chỉ là sân chơi cho các thương hiệu

đa quốc gia, Xmen đã vụt nổi lên như một ngôi sao sáng Một kinh điển về Marketing khi biết khai thác phân khúc tiêu dùng rất sáng tạo và có các hoạt động truyền thông ấn tượng Chỉ mới bắt đầu hiện diện trên thị trường từ năm

2005, đến nay Xmen đã là thương hiệu chiếm thị phần dầu gội cho nam giới cao nhất tại Việt Nam Bạn có ngạc nhiên không khi Xmen là sản phẩm của công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế ICP - không phải là một công ty mỹ phẩm, hay dầu gội nào cả Vậy vì sao, tới bây giờ, chỉ sau 3 năm, nó chiếm tới 60% phân khúc thị trường dầu gội nam Tất cả, là những chiến lược hết sức độc đáo Ở đây, tôi không nói sâu về các chiến lược nhỏ lẻ, mà nói về một chiến lược, một chiến lược chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ICP trong cái thị trường này

Nói đến thị trường dầu gội, từ trước tới giờ, luôn nói tới thị trường dầu gội dành cho nữ Phải nói rằng, chúng ta, những người đàn ông, luôn dùng dầu gội đầu của phụ nữ Đến như hình ảnh bao bì, hay là quảng cáo trên truyền hình, đài báo, cũng đều là nữ cả Các đại gia như Unilever gắn liền với những thương hiệu mà khách hàng đi đâu cũng thấy: Sunsilk, Clear, Dove, Lifebuoy; P&G (Procter

& Gamble) không kém cạnh với Pantene và Head & Shoulders từ trước tới giờ luôn làm mưa làm gió trên thị trường dầu gội Họ chính là những kẻ khuấy đảo

Trang 6

thị trường dầu gội với tiềm lực vô cùng mạnh, vì thế, thị phần của họ cũng rất là cao

Tuy nhiên, càng ngày, họ càng nhận thấy có một khe hở rất lớn trong cái thị trường rộng lớn này Một đại dương xanh mãu mỡ Tuy nhiên, họ lại đang bị cuốn trong cái đại dương đỏ đầy mồ hôi và nước mắt kia Sự cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu tên tuổi khác đã làm cho họ không thể còn rảnh tay để sờ mó tới phân khúc thị trường kia Người ta có một câu so sánh rất hay, trong đại dương đỏ, những con cá lớn đang tranh đất một cách khốc liệt, nhuộm đỏ cái đại dương mà trước đó nó có màu xanh Họ biết là thế, nhưng họ không thể nhúng tay vào Vì họ biết, nếu họ chỉ cần lơi tay ở đại dương đỏ kia Họ có thể sẽ bị những con cá khác ăn thịt Nếu không, thì cũng sẽ bị thương nghiêm trọng (tổn hại thương hiệu, chất lượng sản phẩm) Vì thế, họ đều không dám nghĩ tới việc

sẽ vươn tay tới thị trường kia

Thị trường dầu gội cứ thế diễn ra với sự cạnh tranh khốc liệt của các đại gia Họ để quên mất ngay bên cạnh họ có một kho tàng rất lớn Tuy nhiên, có một con cá nhỏ đã nhìn ra nó, để ý nó, và đang tìm cách chiếm lấy nó ICP thực chất là một công ty cổ phần hàng gia dụng quốc tế Không phải là một công ty

Nhưng tận dụng được lợi thế Unza chưa thực sự coi trọng Romano ICP nhảy vào thị trường này với chiến dịch có tên là “mặt trận phía Đông” với sản phẩm hướng tới là nam giới (để phân biệt với mặt trận phía Tây của Unza) Quả thực, với một đại dương xanh đầy mãu mỡ phì nhiêu, nhưng cũng đầy cạm bẫy thư thách ICP đã chọn những cách thực Marketing tốt nhất để tạo ra sự khác biệt lớn đối với các loại dầu gội đầu cũ mà nam giới vẫn hay dùng

X-Men xâm nhập thị trường một cách vô cùng ngoạn mục Cách đây khoảng 2 năm, khi X-Men bắt đầu xâm nhập thị trường, có một câu slogan rất hay: Đàn ông đích thực Nó đã làm bừng tỉnh cánh mày râu, làm sôi động các diễn đàn, các bài báo Với sự vươn cao của chiến dịch quảng cáo, X-Men đã đánh vào tâm lý người phụ nữ, vừa đập thẳng vào sỹ diện của người đàn ông

Trang 7

Tuy nhiên, khi con cá nhỏ từng bước lớn mạnh Bênh cạnh đó, các con cá lớn cũng đã nhận thức được cái miếng bánh màu mỡ mà mình bỏ quên kia Unilever nhảy vào một cách cũng ngoạn mục không kém Vốn là một tập đoàn có nền tài chính vô cùng mạnh Sở hữu những thương hiệu hàng đầu trong thị trường dầu gôi Unilever đang cố gắng nhuộm đỏ cái đại dương xanh mà ICP đã

nỗ lực độc chiếm Cuộc chiến thực ra không hề cần sức Một bên là Romano với tên tuổi đã được khẳng định đối với nam giới Một bên X-Men đang độc chiếm thị trường với hơn 60% thị phần Và một CEARmen đang thời kỳ sung sức sẵn sàng lật đổ các đại gia trong ngành dầu gội Nam kia

Vừa rồi, Unilever nhảy vào thị trường dầu gội nam với đại sứ thương hiệu

vô cùng đặc biệt: Bi Rain Hình ảnh Rain gắn liền với sản phẩm này đã làm cho sản phẩm này trở thành đối thủ đe doạ trực tiếp tới ngôi vị bá chủ của X-Men Ngoài ra, chiến dịch “quà tặng yêu thương” được quảng cáo rất rầm rộ hứa hẹn

sẽ đem thị phần không nhỏ tới cho CLEARmen

Mặc dù, trước khi Xmen hiện diện, trên thị trường trong nước đã có ít nhất là hai thương hiệu cũng dành cho nam giới là Romano và Komachi Sự đột phá cuả Xmen chính là hoạt động truyền thông sáng tạo khi nhấn mạnh yếu tố “dầu gội riêng cho nam giới” Xét về định vị, Xmen đang chọn cho mình một phần trong cái bánh dầu gội đầu Phần cái bánh không kém phần hấp dẫn với hàng chục triệu người, nếu tạm ước số người là nam giới ở độ tuổi từ 14, 15 tuổi trở lên Với một bộ máy kinh doanh tốt, Xmen đã bao phủ thị trường từ thành thị đến thôn quê một cách ấn tượng Đây cũng chính là bầu sữa thúc đẩy ICP phát triển thêm các thương hiệu mới Cũng cần nhắc lại một chút trong quá khứ ICP

ra đời vào năm 2001 và trình làng hai dòng sản phẩm là Vegy, nước rưa rau quả và Occlean, nước rưa chén Tuy nhiên, hai dòng sản phẩm này của ICP không mấy thành công Khi tung ra Xmen, lĩnh vực kinh doanh của ICP vẫn còn nằm trong lĩnh vực hoá mỹ phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cơ thể

Theo dấu chân “người anh hùng” ICP ta có thể quan sát thấy các bài bản truyền thông Marketing được ứng dụng rất xuất sắc Trước hết là về hình ảnh, tên nhãn hiệu, thông điệp truyền thông, các hoạt động truyền thông từ TVC, báo chí,

Trang 8

website đều rất đáng để học hỏi Hoàn toàn có thể liệt kê ra đây các bài bản Marketing mà ICP sư dụng như luôn gắn Xmen với “Bản lĩnh đàn ông”, từ tài trợ chiếu phim hành động của Hollywood, gắn thương hiệu với các giá trị có sức liên tưởng cao như Lovite Paris, Hatrick (Hattrick là từ hầu hết giới chơi thể thao nào cũng biết), gắn các thương hiệu với tính thời sự cao như mũ bảo hiểm (Dr.Men), ấn tượng với loạt của hàng cùng khai trương trong thời gian ngắn Xseries, …

 Từ câu chuyện của các doanh nghiệp Việt Nam ta thấy các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cảm nhận rõ hơn, về những thách thức và những cả những yếu kém của mình trên đại dương lớn Các lớp sóng thị trường gia tăng ngày càng nhanh, mạnh cả về tốc độ và chiều kích Trong khi đó, tư duy đại dương xanh đã trở thành lối tư duy của kinh doanh trong thế kỷ

21 Vì vậy, các doanh nghiệp cần xanh hóa tư duy chiến lược và khả năng hành động của tổ chức Những bài học về sự thành công của ICP với nhãn hàng Xmen, của Tribeco với nhãn hàng nước hoa quả, của SYM với nhãn hàng Atila, Phở 24, THP Group chính là những tấm gương sáng cho các Doanh nghiệp đi sau học tập, noi theo Thực hiện chiến lược đại dương xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua khả năng tư duy thông thường của các đối thủ trong ngành, đồng thời hành động chiến lược phải chủ động nhất quán và mạnh mẽ, khai phá hải trình mới Hãy nhớ đừng chạy theo những gì số đông đang làm Hãy suy nghĩ và tạo ra cho mình 1 đại dương xanh, 1 hướng đi khác biệt và chắc chắn, bạn sẽ thành công

"Chiến lược đại dương xanh" không phải là nơi diễn ra sự cạnh tranh đối đầu khốc liệt, mà là sự cạnh tranh bằng trí tuệ, tạo ra những điều chưa ai làm hoặc nghĩ đến

Câu 2: Phân tích 1 thí dụ về 1 doanh nghiệp tại Việt Nam tạo được sự khác biệt thông qua kênh phân phối

Trong kinh doanh, hệ thống phân phối giống như hệ thống kênh mương đem nước về làm tươi mát các cánh đồng Để nước đến được với từng cánh đồng

Trang 9

thì cần phải thông dòng ở tất cả các nhánh kênh mương Nước có chảy nhanh, chảy mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như độ lớn của kênh mương, độ dốc của dòng chảy, mức độ cản trở của dòng nước… Doanh nghiệp chúng ta sản xuất sản phẩm muốn đưa được sản phẩm tiếp cận được khách hàng mục tiêu phải nhờ qua kênh phân phối Hệ thống kênh phân phối là các cá nhân, các tổ chức kinh doanh độc lập hay các phương tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến thị trường, để đáp ứng nhanh nhất cho người tiêu dùng Kênh phân phối là tập hợp những trung gian được nhà sản xuất chọn lọc và quyết định để đưa sản phẩm ra thị trường sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất

Và nói tới Công ty có sự khác biệt trong hệ thống kênh phân phối Theo tôi, đó là Trung Nguyên - đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn

Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công

ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại

Khởi đầu từ xâm nhập vào thị trường café hòa tan, cạnh tranh khốc liệt với các đại gia đã có thương hiệu: Nelse, Cty cổ phần Cà phê Biên Hòa, , Công ty

CP sữa Việt Nam- Vinamilk, Maccoffee( Singapore)… Bằng cách nào, Trung Nguyên lại đạt được thành công rực rỡ như vậy Theo tôi, một phần quan trọng trong thành công của Trung Nguyên bởi vì họ đã xây dựng được sự khác biệt thông qua hệ thống phân phối

Trang 10

Năm 1998, sau khởi đầu thất bại khi tiếp cận thị trường Sài Gòn họ đã khai trương quán café cho uống miễn phí 10 ngày Thông qua hoạt động này Trung Nguyên đã giới thiệu đến khách hàng sản phẩm cafe của mình,đồng thời hướng dẫn khách cách thưởng thức cafe “theo kiểu Trung Nguyên” Sáu tháng sau đó, cái tên Cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một hiện tượng Trung Nguyên trên mảnh đất Sài Gòn năng động và đầy cạnh tranh.Trung Nguyên đã duy trì sự phát triển ấy bằng “Tam giác chiến lược”-cứ một quán phát triển thì mở thêm 2 quán liền đó để những người quản lý duy trì sự kiểm soát ,thiết kế, sự phục vụ và chất lượng cafe ở các quán Bên cạnh đó giảm chi phí quản lý và chi phí hàng tồn kho trong lúc còn khó khăn về vốn Trung Nguyên đã thực hiện một cuộc xâm nhập thị trường ngoạn mục nhất trong lịch sư xây dựng thương hiệu Việt Nam Có thể nói, cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của xây dựng thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian qua Chỉ trong vòng 5 năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã có mặt tại mọi miền đất nước Cách thức thành công của họ chính là Franchise (hay nói chính xác hơn là theo đặc trưng cơ bản của phương thức franchise)

Franchise hay nhượng quyền thương mại là hình thức bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền sư dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản phẩm dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay % doanh thu trong thời gian nhất định

Franchise đã xuất hiện ở mọi khu vực trên thế giới và tại đa số các quốc gia với 16.000 hệ thống trên toàn cầu Nhượng quyền thương mại, hay Franchise là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, dịch vụ sư dụng Tuy nhiên, những năm 1996, khi mà ở Việt Nam từ trước đến nay chưa có một mô hình franchising nào, Trung Nguyên đã tự học hỏi, tự bươn trải để áp dụng thành công tại Việt Nam

Để được trưng biển Trung Nguyên, các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty Họ sẽ phải bài trí quán theo một phong các thống nhất,

Ngày đăng: 03/05/2018, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w