1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KĨ THUẬT SỐ FPT

48 2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 679,09 KB

Nội dung

Tuy bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất địnhnhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gaygắt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cùng với áp lực của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 3

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 4

1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh 5

1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh 6

1.2 NHỮNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.3 CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC LÕI CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.4 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 10

1.4.2 Các yếu tố môi trường vi mô 12

PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Bán lẻ kĩ thuật số FPT 15

2.1 Giới thiệu công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT 15

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 15

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 16

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 16

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 19

2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bán lẻ kĩ thuật số FPT 20

2.2.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của FPT Shop 20

Nguồn nhân lực 20

Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh 21

Trang 3

Công nghệ và cơ sở vật chất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất 21

Năng lực marketing 21

Hình ảnh thương hiệu 22

Phân tích chuỗi giá trị và năng lực lõi của Công ty CP Bán lẻ kĩ thuật số FPT 22

Nhóm các hoạt động chính 22

2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của FPT Shop .25 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT 30

2.3.1 Điểm mạnh 30

2.3.2 Điểm yếu 31

PHẦN 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA FPT SHOP 33 3.1 Mục tiêu và định hướng chủ yếu của Công ty FPT shop 33

3.1.1 Dự báo mức tiêu thụ tại thị trường Việt Nam 33

3.1.2 Mục tiêu của FPT shop 34

3.1.3 Định hướng phát triển của FPT shop đến năm 2020 35

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 36

3.2.1 Chiến lược bán hàng 36

3.2.2 Quảng cáo trực tuyến 37

3.2.3 Xúc tiến thương mại 37

3.2.4 Kênh phân phối 38

3.2.5 Hoàn thiện website thương mại điện tử của FPT shop 39

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông, các nhà sản xuất điệnthoại di động, máy tính xách tay cũng không ngừng đưa ra các dòng sản phẩm mới vớinhiều tính năng, công dụng, mẫu mã đế phục vụ nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng Ngày càng có nhiều sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại diđộng, máy tính xách tay tại Việt Nam với hàng loạt showroom, siêu thị và cửa hàngbán lẻ làm cho thị trường kinh doanh ngành hàng này ngày càng trở nên sôi động vàcạnh tranh khốc liệt hơn, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng đầy cạm bẫy rủiro

Công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT (FPT Retail), trực thuộc tập đoàn FPT,được thành lập vào năm là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinhdoanh di động, máy tính xách tay, với những bước đi đúng đắn, cùng với việc tận dụngnhững lợi thế so với đổi thủ cạnh tranh, trung tâm đã vươn lên thành một trong nhữngnhà kinh doanh bán lẻ điện thoại di động, máy tính xách tay lớn nhất Việt Nam vớigần 300 cửa hàng trên toàn quốc Tuy bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất địnhnhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gaygắt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cùng với áp lực của các đối thủ tiềm ẩn sắp gianhập ngành bán lẻ, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chuỗi cửa hàng bán lẻ

kĩ thuật số FPT Shop là một tất yếu, nếu không làm được điều này FPT Shop không đủsức đứng vững trên thị trường và đảm bảo sự phát triến bền vững của công ty

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Trên cơ sở lý luận và thưc tiễn từ thực trạng hoạt động của chuỗi cửa hàng FPTShop để tìm ra các điểm mạnh, điếm yếu trong hoạt động kinh doanh của FPT Shop vàđưa ra các biện pháp khắc phục nhằm đưa ra biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa FPT Shop

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cửa hàng bán lẻ kĩ thuật số FPT Shop làm chủ thểkinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của trung tâm trong thời gian tới

Pham vi nghiên cứu:

- Hoạt động kinh doanh của trung tâm trong thời gian vừa qua (2010 - nay) với

250 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc

Trang 6

Đề tài đi sâu vào phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của chuỗi cửa hàng (môi trường ngành, các chính sách kinh doanh của đối thủcạnh tranh), qua đó đề ra các giải pháp về cạnh tranh cho chuỗi cửa hàng.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng các phương pháp như sau:

- Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên

- Phần đánh giá môi trường cạnh tranh được thực hiện từ nguồn thông tin thứcấp và thông tin sơ cấp

 Thông tin thứ cấp gồm thông tin từ các báo cáo của Công ty, các nguồn từTổng Cục thống kê Việt Nam, mạng Internet,

 Thông tin sơ cấp bằng cách lập bảng câu hỏi, điều tra online với số lượng

200 phiếu, sử dụng Google Biểu mẫu để tổng hợp số liệu thu thập

- Phần giải pháp được thực hiện dựa vào kết quả phân tích thực trạng, giải quyếtcác nguyên nhân gây ra điểm yếu, duy trì điểm mạnh năng lực cạnh tranh củaFPT Shop, các mục tiêu của FPT SHop trong tương lai

5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn có bố cụcnhư sau:

Phần 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phần 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT.

Phần 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT.

Trang 7

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP

LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.

PHẦN II Khái niệm về cạnh tranh.

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Hoạtđộng của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Đồng thời, cạnhtranh cũng động lực phát triển của nền kinh tế

Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển Thông qua cạnhtranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, côngnghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụtốt hơn Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp kinhdoanh kém hiệu quả Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới,nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình Nhờ vậy, hàng hóa trên thịtrường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn

Trong điều kiện cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển,doanh nghiệp đó phải bán được sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận Vì thế, cácdoanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu củakhách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sảnphẩm Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợinhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh

Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là cơ

sở và động lực cho sự phát triển Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh tranh vàđưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này

Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tưbản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thuđược lợi nhuận siêu ngạch”

Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu ngạchcủa nhà tư bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều kiện thuậnlợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùngsản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều

Trang 8

khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hànghóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất Do vậy, nhà kinh tế học P.Samuelson lại cho rằng:

“Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thịtrường”

Nhìn ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Cạnh tranhtrong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại chokhách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mìnhchứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình Trong cuộc tranh tài giữa các doanhnghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thếtrên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một vận tốc nhanhkhông thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng nhiều biến động

Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp,theo tác giả “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so vớiđối thủ về một lĩnh vực nhất định, quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đốithủ” Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới có tính chất toàn diện nhằm phục vụ kháchhàng một cách tốt nhất và ứng phó với những thay đổi ngày càng đi lên của thị trườngnhiều biến động của nền kinh tế thế giới

PHẦN III Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnhtranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong vàngoài nước Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất cácyếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt củasản phẩm, chi phí đầu vào Ngoài ra, theo lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét nănglực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng haythấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo đứng vững trước các đối thủkhác hay sản phẩm thay thế

Theo Michael E Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm cóquy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu kháchhàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnhtranh để duy trì và phát triển chính bản thân doanh nghiệp

Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động, quản

lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằmtạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và pháttriển trên thị trường

Trang 9

Thông thường người ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thôngqua các yếu tố nội tại như quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thịtrường, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ Tuynhiên, khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà nước và các thểchế trung gian) Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanhnghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được thể hiện ở chiến lượckinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổchức sản xuất, từ đổi mới công nghệ đến phương pháp quản lý phục vụ, từ đổi mới mặthàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị, quảng cáo

Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưngvẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nó, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến.Tuy thế, từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng khaithác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực,vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh;đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợithế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ

đó,chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghi

p tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững

PHẦN IV Khái niệm lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp ấykhác biệt và chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh màdoanh nghiệp có, hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh Việc tạo dựng và duy trì lợithế cạnh tranh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp

Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, laođộng là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra lợithế cạnh tranh

Theo Michael Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanhnghiệp có thể tạo ra cho khách hàng Lợi thế có thể dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủcạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc việc cung cấp nhữnglợi ích vượt trội so với đối thủ như về chất lượng, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịchvụ, khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn hoặc việc tập trung

vào một phân khúc thị trường hay nhiều thị trường để phát triển

Trang 10

Theo tác giả, lợi thế cạnh tranh là nền tảng cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp,những gì làm cho doanh nghiệp khác với đối thủ, nổi bật hơn mà các đối thủ cạnhtranh không làm được, hay bản thân doanh nghiệp thực hiện cách nổi trội hơn Lợi thếcạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chước của các đối thủ Vì vậy, đểduy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranhhiệu quả

PHẦN V Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phảitạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả Đặcbiệt giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới vànhững tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin, tínhquyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp càng rõ nét Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phùhợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thếcạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào vi cnâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngàycàng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh củaquốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn Vì thế, bên cạnh

nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm vĩ mô, Nhà nướccần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống phápluật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp;thông qua đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại, tạo

sựthuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh, năng lực cạnhtranh sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp Trong bối cảnh hội nhập kinh tếthế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, năng lực cạnhtranh càng mang tính quyết định hơn bao giờ hết Để có thể tồn tại và phát triển trongmôi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thíchhợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên trên các đối thủ Nỗ lực của mỗi doanhnghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành, của quốc gia

Trang 11

PHẦN VI NHỮNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện năng lực và lợi thế của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của kháchhàng để thu lợi ngày càng cao hơn Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp gồm:

Chất lượng nguồn nhân lực:

Đây là yếu tố có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp Trong đó, đối với người công nhân, chất lượng lao động (được thể hiện ở khảnăng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ) quyết định chất lượng sản phẩm, còn đối vớicán bộ quản lý, chất lượng lao động (được thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý, điềuhành công việc) quyết định hiệu quả công việc, khả năng tiết giảm chi phí, cắt giảmgiáthành sản phẩm

Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất:

Trong điều kiện kinh doanh toàn cầu hóa, việc ứng dụng công nghệ sản xuất hi nđại là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh của các doanh nghiệp Là ngành cótốc độ phát triển nhanh, việc kịp thời nắm bắt thông tin, đầu tư, ứng dụng công nghệmới, hiện đại vào sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất, nâng cao chấtlượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao nhu cầu thời trangthị trường nội địa và xuất khẩu

Năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại được đánh giá thông qua cáctiêu chí: khả năng trang bị công nghệ mới, mức độ đáp ứng và hiệu quả của công nghệtrong sản xuất

Năng lực tài chính:

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở

để xác định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp; tiềm lực tài chính với quy mô, cơcấu tài sản, nguồn vốn hợp lý với từng ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh, khảnăng thanh toán, khả năng sinh lời tốt, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiệnsức mạnh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, khả năng tài chính sẵn có để có thể đầu tư đổi mới công nghệ sảnxuất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết

Phát huy hiệu quả hoạt động tài chính để doanh nghiệp phát huy được năng lựcnội tại của mình Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính tốt, phát huy tốt tiềm lực đótất yếu sẽ thu được nguồn lợi nhuận cao, làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: Cơ cấu tài sản; cơ cấu nguồn vốn;khả năng thanh toán, các tỷ suất sinh lời,

Trang 12

Hình ảnh thương hiệu:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp có sứccạnh tranh trên thương trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần có thương hiệumạnh Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng Cần

có sản phẩm tốt không đơn thuần là có chất lượng cao mà đòi hỏi các sản phẩm phải

đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sảnphẩm còn phải mang nét đặc trưng văn hóa và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, tạo sựkhác biệt so với các doanh nghiệp khác Đạt đến điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp mộtlợi thế cạnh tranh rất mạnh của doanh nghiệp mà các doanh nghi p khác không thể bắtchước được

Mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ:

Mạng lưới phân phối đảm bảo hợp lý, đáp ứng được cho việc thực hiện thịtrường mục tiêu của doanh nghiệp Trong đó, thể hiện cho thấy phần thị trường tiêuthụ của doanh nghiệp hiện tham gia vào ngành đang nắm giữ trong mối tương quanvới các đối thủ cạnh tranh Tiêu chí phản ánh thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tạicủa doanh nghiệp, qua đó, có thể xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường sovới đối thủ cạnh tranh

Công tác nghiên cứu và phát triển:

Phản ánh quá trình đầu tư, nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng sảnphẩm, cũng như phát triển đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm, tạo ra sự khácbiệt so với đối thủ qua đó nâng cao năng lực cạnhtranh doanh nghiệp

Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thể hiện qua quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sảnphẩm có giá trị gia tăng cao cho sản phẩm sản xuất

Theo Michael Porter, chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt độngchuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giátrị các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ Khách hàng sẽ sẵnsàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ đánh giácao và ngược lại, nếu họ đánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp Do đó, hoạt động củadoanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm Các hoạtđộng chuyển hóa làm gia tăng giá trị gồm các các hoạt động chính, các hoạt động hỗtrợ và giá trị cận biên, trong đó:

Hoạt động chính gồm năm hoạt động :

Trang 13

Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tố đầu vào như quản lý vật tư, tồn

trữ, kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào

Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố

đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chấtlượng, vận hành vàbảo trì thiết bị

Hoạt động đầu ra: bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các khách

hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các đơnhàng

Marketing: xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và

kênh phân phối Đây là hoạt động có vai trò quan trọng, nếu thực hiện kém sẽlàm cho ba hoạt động trên kém theo

Dịch vụ hậu mãi: đây cũng là hoạt động quan trọng, ngày càng được các nhà

quản trị quan tâm Nó bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấnluyện khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng

Các hoạt động hỗ trợ gồm bốn hoạt động:

Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm và nhờ nó mà cáchoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn Dạng chung nhất của hoạt động hỗtrợ bao gồm các hoạt động như quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, kiểmsoát chi tiêu và cấu trúc hạ tầng của công ty

Nguồn nhân lực:

Bao gồm nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ phận Nhàquản trị các cấp là nguồn nhân lực quan trọng, có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp Mụcđích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả năng hiện tại và tiềm năngcủa từng nhà quản trị nhằm xem xét và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năngchuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy và những kết quả đạt được trong quátrình thực hiện các chức năng quản trị Đối với nhân viên thừa hành, việc phân tích donhà quản trị thực hiện nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn, đạo đức nghềnghiệp và kết quả đạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề nghiệp và các nhiệm

vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp, từ đó hoạch định các kế hoạch đàotạo, đào tạo lại, huấn luyện để nâng cao chất lượng

Phát triển công nghệ

Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động tạo giá trị trong một doanh nghiệp

Nó gắn liền với việc đổi mới và đầu tư công nghệ- kỹ thuật, khai thác và sử dụng thiết

bị mới, khả năng cạnh tranh công nghệ

Kiểm soát mua sắm chi tiêu

Trang 14

Đây là hoạt động thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giátrị của doanh nghiệp Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn tới yếu tố đầuvào có chất lượng tốt hơn với mức chi phí thấp

Cấu trúc hạ tầng

Đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá trị kể cả cáchoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác Cấu trúc hạ tầng của doanhnghiệp bao gồm các hoạt động như: tài chính và kế toán, những vấn đề pháp luật vàchính quyền, hệ thống thông tin và quản lý chung

Năng lực lõi của doanh nghiệp:

Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đưa ra đầu tiên khi bàn về quản trịchiến lược Theo ông, một doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định chiến lượckinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tận dụng những cơ hội vàvượt qua những thách thức của môi trường kinh doanh

Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì sự phát triển mang tính lâu dài và bềnvững của doanh nghiệp phải dựa cơ bản trên việc định vị rõ năng lực lõi: “Năng lực lõi

là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động vàmangđến cho doanh nghiệp những đặc thù riêng biệt”

Năng lực lõi được hiểu như sau: phải là năng lực mang đến cho khách hàngnhững giá trị có sức ảnh hưởng mạnh đến quá trình lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụcủa bạn; năng lực lõi phải khó bị sao chép - điều này cho phép doanh nghiệp cung cấpnhững sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, khi đối thủ cạnh tranh sao chép được sảnphẩm thì doanh nghiệp đã có đủ thời gian để cải tiến nó Điều này có nghĩa là doanhnghiệp luôn là người dẫn đầu và giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị trường; đồngthời nó là yếu tố giúp doanh nghiệp xâm nhập được vào các thị trường lớn nhiều tiềmnăng

Theo đó, năng lực lõi, theo tác giả có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất mộtviệc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo mộtphương thức nào đó Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sởtrường, là thế mạnh của doanh nghiệp Nó bao gồm cả phần “mềm” lẫn phần “cứng”,nghĩa là cả những nguồn lực hữu hình như tay nghề, trình độ người lao động, máy mócthiết bị, quy trình công nghệ lẫn nguồn lực vô hình như uy tín thương hiệu, tin cậy củangười tiêu dùng Việc nâng cao năng lực lõi giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnhtranh của mình

Trang 15

PHẦN VIII CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.

PHẦN IX Các yếu tố môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế luôn chứa dựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từngdoanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiếnlược của doanh nghiệp Yếu tố kinh tế được thể hiện đặc trưng bởi các biến số cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lạm phát, lãi suất,

tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống thuế, các biến động trên thị trườngchứng khoán, thất nghiệp, đầu tư nước ngoài

⇒ Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, đồng thời đây là yếu tố mà các doanh nghiệp khi xác lập kếhoạch, mục tiêu, nghiên cứu thị trường, đều cần tham khảo

Yếu tố Chính phủ, chính trị, pháp luật

Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật pháphiện hành, các xu hướng ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trongnước, trong khu vực và trên toàn thế giới Sự ổn định hay không về chế độ chính trị, hệthống pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ… tác động đến việchoạch định chiến lược và chương trình hành động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt cơhội và giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanhnghiệp

⇒ Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của ngành Các Doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố này đểhoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật và đầu tư phát triển lâudài

Yếu tố văn hóa - xã hội

Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập quán, thóiquen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ tăng dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập, tuổi thọ

và tỉ lệ sinh tự nhiên và sự phân bố dân cư Những biểu biết và thông tin về văn hoá xãhội và dân cư giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu quả

⇒ Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội có thể tác động tích cực hay tiêucực đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó, cần phải thường xuyên nắm bắt nhữngthay đổi trong môi trường văn hóa – xã hội để có những phản ứng kịp thời trước đốithủ cạnh tranh

Yếu tố tự nhiên

Trang 16

Những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh doanhcủa các doanh nghiệp Chính quyền ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môitrường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra,khách hàng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, những sản phẩmthỏa mãn các điều kiện môi trường trong quá trình sản xuất Do đó, đòi hỏi các nhàquản trị chiến lược phải có các biện pháp đảm bảo phù hợp

⇒ Yếu tố tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khiđầu tư nhà quản trị nào biết tận dụng kịp thời lợi thế của các yếu tố tự nhiên và tránhnhững thiệt hại do tác hại của các yếu tố này gây ra sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn các

đối thủ trong ngành

Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Ngày càng có nhiều công nghệ và kỹ thuật mới ra đời, tạo ra các cơ hội cũng nhưnguy cơ cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải xem xét công nghệ và kỹthuật mà mình đang sử dụng có bị lạc hậu không Việc áp dụng công nghệ và kỹ thuậtmới hiệu quả thường tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triểnban đầu hơn là doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu năm Vì vậy, việc triển khai côngnghệ phải ổn định tương đối và phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thờigian sử dụng công nghệ

Yếu tố công nghệ được xem là yếu tố rất năng động, hàm chứa nhiều cơ hội và

đe dọa đối với doanh nghiệp Áp lực và đe dọa của yếu tố công nghệ như: công nghệmới làm xuất hiện các sản phẩm thay thế đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngànhhiện hữu; sự phát triển của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời tạo

áp lực đổi mới công nghệ lên doanh nghiệp nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho nhữngngười mới xâm nhập ngành; sự bùng nổ của công nghệ mới làm rút ngắn vòng đờicông nghệ tạo áp lực rút ngắn thời gian khấu hao so với trước đây Bên cạnh những đedọa thì sự phát triển của công nghệ cũng tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tạo

ra sản phẩm chất lượng hơn, giá rẻ hơn làm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời cũng

có thể tạo ra thị trường mới cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

⇒ các yếu tố trong môi trường vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫnnhau, vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần xem xét trong mối quan

hệ tổng thể, từ đó, tiên đoán, dự báo và xây dựng các chính sách phát triển của doanhnghiệp cho phù hợp

PHẦN X Các yếu tố môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đốivới doanh nghiệp Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất

Trang 17

kinh doanh đó Có năm yếu tố cơ bản trong môi trường vi mô cần phân tích là: đối thủcạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn mới và sản phẩm thay thế, nhưsau:

Trang 18

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ tiềm năng

Đối thủ tiềm năng

Khách hàng

Khách hàng

Sẩn phẩm thay thế

Sẩn phẩm thay thế

Đây là một phần của công ty, khách hàng người mua sản phẩm, dịch vụ của công

ty, có được khách hàng trung thành là một lợi thế lớn của công ty Sự trung thành củakhách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng và mong

muốn làm tốt hơn Các doanh nghiệp cần lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại

và tương lai Các thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quantrọng cho việc hoạch định kế hoạch nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đếnmarketing

Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E Porter

⇒ Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thậpthông tin, định hướng tiêu thụ trong hiện tại và tương lai, làm cơ sở hoạch định kếhoạch sản xuất kinh doanh

Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung cấp chocông ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặthàng cụ thể hay dịch vụ nhất định Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh tronghoạt động của một doanh nghiệp Việc nghiên cứu để hiểu biết về những người cungcấp các nguồn lực cho doanh nghiệp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứumôi trường

⇒ Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp, là nguồn đầuvào góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng

Đối thủ tiềm ẩn mới

Trang 19

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mongmuốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết Mặc dù không phải bao giờdoanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, nhưng các doanh nghiệpcần đềphòng, nếu có thì cần các biện pháp để phòng chống.

Sản phẩm thay thế

Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành domức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn,doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé Vì vậy, các doanh nghiệp cần

không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn Phần lớn sản

phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ Muốn đạt được thành công,các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệmới vào chiến lược của mình

Đối thủ cạnh tranh

Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chức năng tương đương vàsẵn sàng thay thế nên việc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là quan trọng cho mộtdoanh nghiệp Các doanh nghiệp cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranhtrong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí Những doanh nghiệpcũng phải nhận ra rằng sự cạnh tranh không ổn định Ví dụ, những ngành trưởng thànhthường gặp sự cạnh tranh lớn khi tốc độ tăng trưởng giảm sút Những doanh nghiệpcạnh tranh mới cải tiến kỹ thuật thường thay đổi mức độ và bản chất cạnh tranh Cácdoanh nghiệp phải phân tích mỗi đối thủ cạnh tranh để có được hiểu biết về nhữnghành động và đáp ứng của họ Doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giánhững điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế của mình, từ đó, xây dựngcác chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ

Môi trường vi mô là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phầnlớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp diễn ra trong môi trường này Cácyếu tố chủ yếu cấu thành là: đối thủ cạnh tranh trong ngành, khách hàng, nhà cung cấp,các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Sức mạnh cạnh tranh của từng áp lực cạnhtranh trong ngành sẽ quy định mức độ của đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợinhuận của ngành Khi áp lực của yếu tố nào đó tăng lên sẽ tăng nguy cơ giảm lợinhuận của doanh nghiệp, ngược lại áp lực giảm sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tănglợi nhuận Như vậy, quá trình phân tích cần nhận ra bản chất và cơ chế tác động củacác áp lực để giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược thích ứng với các lực lượngcạnh tranh

Trang 21

PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN BÁN LẺ KĨ THUẬT SỐ FPT

PHẦN XI Giới thiệu công ty cổ phần Bán lẻ kĩ thuật số FPT

PHẦN XII Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT là thành viên của tập đoàn FPT ViệtNam Ra đời từ tháng 3 năm 2012 dưới hai thương hiệu chính là FPT Shop và F Studio

By FPT Sau gần 4 năm hoạt động , công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển hệthống các chuổi cửa hàng trên toàn quốc

Với phương châm gần gủi, thân thiện cộng với sự phục vụ tận tình chu đáo củađội ngũ nhân viên, FPT Shop tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thư giãn mỗi khibước chân vào Đến với Hệ thống FPT Shop, khách hàng được thỏa sức chọn lựa cácsản phẩm với chất lượng hàng chính hãng - điển hình với các sản phẩm: Điện thoại,máy tính xách tay, máy ảnh… thuộc các hãng như Sony, Nokia, Samsung, Dell, Acer,Lenovo, HP, Toshiba… với giá thành cạnh tranh

Danh dự là công ty đầu tiên tại Việt Nam được quyền phân phối các sản phẩmchính hãng theo chuẩn của Apple thông qua chuổi F Studio By FPT Chúng tôi mangđến cho khách hàng sự trải nghiệm về công nghệ với các dòng sản phẩm của Appletrong một không gian mua sắm tiện nghi, hiện đại bên cạnh đội ngũ nhân viên tư vấnnhiệt tình và chuyên nghiệp

FPT Shop là trung tâm bán lẻ đầu tiên của Việt Nam đuợc cấp chứng chỉ ISO9001:2000 về quản lý chất luợng theo tiêu chuẩn quốc tế FPT Shop đuợc công nhận làmột trong những Hệ thống bán lẻ phần mềm, phần cứng và thiết bị mạng lớn nhất ViệtNam

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BÁN LẺ KĨ THUẬT SỐ FPT

- Tên tiếng Anh: FPT DIGITAL RETAIL JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ trụ giao dịch: 261 Khánh Hội, P5, Q4, TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại : 1800 6601 / 0838345837

- Website: www.fptshop.com.vn

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0311609355 do Sở KHĐT TP.HCM cấpngày 08/03/2012

Trang 22

PHẦN XIII Lĩnh vực hoạt động

n g à n h

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông

trong các cửa hàng chuyên doanh 4741

Sửa chữa máy móc thiết bị (trừ gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi

Đại lý, môi giới, đấu giá(chi tiết: đại lý dich vụ viễn thông) 4610

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác 4530

Bán buôn vật liệu, các thiết bị lẳp đặt khác trong xây dựng 4663

Bán buôn đồ dùng khác trong gia đình (trừ kinh doanh dược phẩm) 4649

Bán buôn thiết bi và linh kiện điện tử, viễn thông 4652

Bán buôn máy vi tính và thiết bị ngoại vi và phân mêm 4651

Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu (chi tiết: dịch vụ giá

trị gia tăng trên mạng internet, dịch vụ truy cập dữ liệu, dịch

vụ xử lỷ sổ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ trao đổi dữliệu điện tử)

6329

Bảng 2.1: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của FPT Retail

Với phương châm “Nồ lực vì sự hài lòng của khách hàng”, FPT Bán Lẻ đã vàđang không ngừng đầu tư, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên cả nước nhàm đáp ứngtốt hơn nhu cầu của khách hàng

PHẦN XIV Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 23

Phòng

kế toán

Phòng tổng hợpPhòng kế hoạch và marketing TT

kinh doanh

Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bán lẻ

Phòng quản lý phát triển hệ thốngPhòng dịch vụ và bảo hànhPhòng đào tạoP chăm sóc khách hàng

Giám đốc

Cửa hàng bán lẻ

Hội đồng quản trị

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của FPT Retail

Cơ cấu của công ty được tổ chức theo trực tuyến chức năng Đây là mô hình mà

trong đó gíam đốc là người chịu trách nhiệm điều hành cao nhất tại công ty

- Giám đốc : quản lý điều hành mọi hoạt động đến các phòng ban, trực tiếp chỉ

đạo công tác cán bộ, tài chính kế toán và kinh doanh tiếp thị

- Phòng tổng hợp : Nhân sự gồm 5 người làm nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi

đánh giá nhận xét nhân viên, tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí cán bộ ,

quản lý hồ sơ, quản lý công văn đi đến, chịu trách nhiệm về các văn thư, lưu

trữ hồ sơ…

Trang 24

- Trung tâm kinh doanh : Tổ chức gồm 4 phòng trong đó có 1 giám đốc củatrung tâm, có trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý chuỗi của cửa hangtại khu vực miền bắc, đào tạo nhân viên đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lựccho chuỗi cửa hàng trong phạm vi phụ trách, xây dựng và phát triển dịch vụkhách hàng, xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho cửa hang, lên

kế hoạch bán hang định kỳ năm, quý, tháng chuỗi cửa hang

 Phòng quản lý phát triển hệ thống :làm nhiệm vụ lập kế hoạch và phát triển

hệ thống kinh doanh và dịch vụ theo chuỗi, thu nhận thông tin thị trường,đối thủ cạnh tranh và lập kế hoạch kinh doanh, thiết lập, duy trì và pháttriển hệ thống thông tin khách hàng, xây dựng và phát triển chính sách chotừng nhóm khách hàng và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động bán hàng vàkinh doanh

 Phòng đào tạo :sẽ nghiên cứu các thông tin di động, các sản phẩm IT, cácsản phẩm mới và update thông tin sản phẩm trên website, biên soạn tài liệugiảng dạy cẩm nang sản phẩm và hướng dẫn sử dụng nhanh (quick guide),

tổ chức đào tạo công nghệ của sản phẩm mới cho nhân viên bán hàng, bảohành, đại lý và các đối tác, các phòng ban có nhu cầu

 Phòng dịch vụ và bảo hành: thực hiện các hoạt động dịch vụ và bảo hành ởchuỗi cửa hàng, thực hiện và phát triển các dịch vụ gia tăng ( như sim, thẻcào, nạp nhạc chuông) và dịch vụ bảo hành, sửa chữa, quản lý, theo dõi và

hỗ trợ khách hàng, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về khách hàng

và xây dựng, thực hiện và phát triển chính sách kinh doanh dịch vụ

 Phòng chăm sóc khách hàng: thực hiện các công việc cập kế hoạch thăm dònhu cầu và chăm sóc khách hàng định kỳ, tiếp nhận các yêu cầu, khiếu nạicủa khách hàng, xử lý và báo cáo đối cho các bên có liên quan, xây dựng,thực hiện và phát triển các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm thỏa mãnnhu cầu khách hàng,đánh giá sự hài lòng của khách hàng của công ty

- Phòng kế toán: nhân sự gồm 5 người quản lý các hoạt động tài chính kế toáncủa công ty, báo cáo thống kê toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về côngtác tài chính trong công ty

- Trung tâm Marketing và kế hoạch: thực hiện xây dựng thương hiệu hệ thốngbán lẻ các thiết bị tin học viễn thông số 1 ở Việt Nam, quản lý và phân phốiviệc thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng cáo, quản lý và thắt chặtmối quan hệ với các đối tác cũ và phát triển các mối quan hệ với các đối tác

Ngày đăng: 02/05/2018, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w