1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KINH TẾ DU LỊCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH

27 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 61,76 KB

Nội dung

Du lịch chính là trung tâm, làphương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin với nhau, tiếp xúc và hoà quện vớinhau về văn hoá, mọi người có thể thông qua nó tìm hiểu, khám phá thế giới.Chí

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói Bước vào thế kỷ 21,ngành du lịch ngày càng có những thay đổi rõ ràng Trên thế giới, du lịch đãtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho thu nhập kinh tếquốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng Trongnhững năm qua, hoạt động du lịch ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt20.500 tỉ đồng so với năm 1991 gấp gần 9,4 lần Hoạt động du lịch đã tạo raviệc làm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã xác định : “ Phát triển du lịch thực sự trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn” Trong quá trình phát triển chúng ta cầnphải thấy được vai trò của các đối tượng, các thành phần và vị trí của nó trongphát triển du lịch của toàn ngành Xác định được vai trò, vị trí và mối quan hệgiữa chúng với nhau và với quá trình phát triển của du lịch có nghĩa là cầnphải hiểu được làm thế nào để trong quá trình phát triển du lịch mà ta khônglàm tổn hại đến các yếu tố khác Du lịch là một ngành được cho là có quan hệqua lại rộng rãi nhất với các ngành khác, nó là ngành có quan hệ liên ngành,liên nghề và kết nối các quốc gia với nhau Du lịch chính là trung tâm, làphương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin với nhau, tiếp xúc và hoà quện vớinhau về văn hoá, mọi người có thể thông qua nó tìm hiểu, khám phá thế giới.Chính vì du lịch có tầm quan trọng như vậy nên để du lịch có thể phát triểnbền vững, chúng ta cần có chính sách, kế hoạch phát triển cụ thể sao cho sựphát triển của nó không làm tổn hại đến các nhân tố hình thành nên kinh tế, tựnhiên, và văn hoá xã hội Sự phát triển của du lịch phải song song với sự pháttriển của các thành phần khác trong xã hội trong quan hệ tương hỗ các bên

Trang 3

cùng có lợi Sự phát triển của du lịch cũng phải đem lại lợi ích cho người dân

và đặc biệt là cư dân bản địa – nơi có các nguồn tài nguyên du lịch

Hiện nay sự phát triển của du lịch ở Việt Nam nói chung và ở QuảngNinh nói riêng đang chịu hậu quả của việc quy hoạch, phát triển du lịch mộtcách tự phát chỉ vì mục đích thương mại trước mắt mà không có tầm nhìn xa

về tương lại và hậu quả có thể xảy ra Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh là mộttrong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới, là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch

và là điểm đến lý tưởng của du khách, song nó cũng không thể trách khỏinhững vấn đề chung bất cập trong khai thác và phát triển của du lịch Vậy nênbước sang thế kỷ 21 – thế kỷ của nền kinh tế tri thức, du lịch Quảng Ninh phảiphát triển trên cơ sở phát triển bền vững

PHẦN 1 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH

1.1 Khái niệm về phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự pháttriển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triểntrong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiềuquốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù về kinh tế, xãhội, chính trị, địa lý, văn hóa… để hoạch định chiến lược phù hợp nhất vớiquốc gia đó

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vàonăm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hộiBảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung

Trang 4

rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới pháttriển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tácđộng đến môi trường sinh thái học".

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáoBrundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường

và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi

rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo

đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường đượcbảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội,nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mụcđích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường

Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bềnvững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồntài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phảiđáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năngcủa chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”

1.2 Khái niệm về du lịch bền vững

Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm về vấn đề này Khái niệm về du lịchbền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp về du lịch mềm củanhững năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gầnđây

Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì “Du lịchbền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch

Trang 5

mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng các nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị vềmôi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de janeiro 1992 “Du lịchbền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầuhiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việcbảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các nhucầu về kinh tế – xã hội, thẩm mỹ của con người đồng thời vẫn duy trì được sựtoàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái vàcác hệ thống hỗ trợ cho cuôc sống con người”

Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, song phần lớn ý kiến chorằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoánhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác là đápứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong hiện tại và không làm tổnhại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

1.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

Du lịch hiện đang được coi là một ngành kinh tế lớn và phát triển nhanhnhất trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế,bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng như có tác động đến mọi khíacạnh về tài nguyên và môi trường Sự phát triển bền vững của ngành du lịchhay bất kỳ một ngành nào khác đều nằm trong sự phát triển bền vững về kinh

tế – xã hội nói chung, cần đạt được ba mục tiêu cơ bản :

Bền vững về kinh tế

Bền vững về tài nguyên và môi trường

Bền vững về văn hóa - xã hội

Cũng trên cơ sở này, du lịch bền vững đặt ra những mục tiêu sau:

Trang 6

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

Như vậy phát triển du lịch bền vững đã được xem như là sự phát triển

ổn định lâu dài của ngành du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cựcvào sự tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt

là người dân địa phương Nếu không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địaphương thì sẽ không có lí do để họ bảo vệ những gì du khách muốn đượchướng từ du lịch Mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ dulịch thì họ sẽ có lí do để bảo vệ nguồn tài nguyên này bằng cách bảo vệ tàinguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách dulịch tiếp tục tới Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là một phương cách tích cực trongcông cuộc xoá đói giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho ngườidân địa phương, góp phần tăng cường kinh tế ở những vùng còn nhiều khókhăn

1.4 Các nguyên tắc phát triển du lịch bề vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt

và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao

Vì vậy phát triển du lịch bền vững phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Khai thác và sử sụng các nguồn tài nguyên du lịch một các hợp lý Hạnchế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu chất thải từhoạt động du lịch ra môi trường

Trang 7

- Phát triển du lịch phải luôn gắn liền với tính đa dạng tài nguyên và môitrường.

- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoàgiữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểmtheo hướng du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo,phát huy giá trị của tài nguyên du lịch

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xãhội

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và anninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,

cá nhân kinh doanh du lịch

- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cưtrong phát triển du lịch

- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng báhình ảnh đất nước, con người Việt Nam

- Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cườngthu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

1.5 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở Quảng Ninh

a. Về kinh tế

- Thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch nội địa và tăng trưởng khách du lịch

từ các thị trường trọng điểm nhằm tăng thu nhập từ du lịch, đóng gópvào ngân sách quốc gia; hướng đến đón 7,2 triệu lượt khách quốc tế, và

35 triệu lượt khách nội địa; góp phần tạo dựng Việt Nam trở trành điểmđến du lịch hấp dẫn và chất lượng với du khách

- Phấn đấu đến năm 2015 tổng số khách du lịch đạt 8-9 triệu lượt (kháchquốc tế 3,5-4 triệu lượt), thời gian lưu trú bình quân của khách du lịchđạt từ 1,8-2 ngày/khách; chi tiêu bình quân của du khách đạt 90-100

Trang 8

USD/khách; ngành kinh tế du lịch đóng góp từ 9-10% vào GDP toàntỉnh.

- Đến năm 2020 tổng số khách du lịch đạt 10-10,5 triệu lượt (khách quốc

tế 4-4,5 triệu lượt), thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đạt từ2-2,2 ngày/khách; chi tiêu bình quân của du khách đạt 100-110USD/khách; ngành kinh tế du lịch đóng góp từ 10-11% vào GDP

- Định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tiếp tục đưa du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, động lực quan trọng trong các hoạt động kinhtế

- Phát triển du lịch vào việc bảo tồn di sản văn hóa, vào hòa bình và sựhiểu biết lẫn nhau

- Tạo sự liên kết giữa các nền văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước ViệtNam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng vươn tầm khu vực quốc tế

- Có nhiều sân chơi du lịch hấp dẫn, tạo hình ảnh đẹp của du lịch Hạ Longtrong trí nhớ của du khách, xứng đáng Hạ Long là một trong bảy kỳquan thiên nhiên thế giới trong giai đoạn bình chọn mới

c. Về môi trường

Trang 9

- Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung đạtquy chuẩn môi trường là 50 - 60%; khu du lich, khách sạn có hệ thống

xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường quốc tế là 100%

- Thu gom và xử lý 50% chất thải rắn du lịch sinh thái

- Tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 56%; trong đó giữ vững tỷ lệ che phủ rừng sinhthái 29,76%

- Hướng tới nguồn nhiên liệu xanh,sạch trong hoạt động các khách sạntrên địa bàn tỉnh

PHẦN 2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở QUẢNG NINH

2.1 Khái quát khu vực du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tếtrọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của ViệtNam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCOcông nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo; với di tích văn hóa Yên Tử,bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài

Trang 10

Thơ thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao,

du lịch văn hóa tâm linh

Theo CNN, vịnh Hạ Long nằm ở phía Bắc Việt Nam là một trongnhững địa điểm đi thuyền hấp dẫn nhất trên thế giới Nước biển bao quanhkhoảng 2.000 đảo, có diện tích 1.500 km2, tạo nên một không gian riêng.Những dòng nước lặng lẽ trong vịnh luôn luôn tuyệt vời để bơi lội Nhữnghang động đá vôi bí ẩn trên những hòn đảo lớn và hoàng hôn đẹp lạ thường làhai điều không thể bỏ qua ở vịnh Hạ Long CNN đánh giá Vịnh Hạ Long làđiểm du lịch bằng thuyền với những ấn tượng tuyệt vời của các đảo đá, khônggian riêng, yên bình,…

Khu du lịch đảo Tuần Châu: mới được xây dựng, cách trung tâmthành phố Hạ Long khoảng 8 km Toàn bộ Khu du lịch có diện tích khoảng

220 ha, được kiến tạo bởi những ngọn đồi thoai thoải Tuần Châu có rất nhiềuhạng mục công trình đã và đang được xây dựng Từ ngoài cổng đi vào là khubiệt thự do khách hàng tự xây dựng, hạ tầng cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế Đitiếp vào trong, khu phố ẩm thực với năm nhà hàng và nhà tròn được thiết kếtheo kiến trúc cung đình rất đẹp cùng một lúc có thể phục vụ trên 1.000 thựckhách với những món ăn Âu, Á và dân tộc do các đầu bếp nổi tiếng trongnước và ngoài nước thực hiện Vào khu trung tâm du khách sẽ choáng ngợpbởi câu lạc bộ biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển được xây dựng rất hiện đại

và độc đáo

Khu di tích danh thắng Yên Tử: bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp

và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏđến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông

Bí Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử

có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển.Từ xưa, núi rừng Yên

Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt Vẻ đẹp

Trang 11

của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống

am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường Bãi Biển Trà Cổ: bãi biển được mệnh danh là "trữ tình nhất ViệtNam" - một vẻ đẹp còn vẹn nguyên, hài hòa, bình dị với bãi cát trắng mịnmàng trải dài phẳng lặng trong nền nước biển xanh biếc bốn mùa Đến đây,bạn sẽ tìm được những khoảnh khắc bình yên, thơ mộng và tha hồ thả hồnmình vào nắng, vào gió Cùng với đó là Nhà thờ Trà Cổ: thuộc phường Trà

Cổ, thị xã Móng Cái, được xây dựng từ thế kỷ 19 và được trùng tu lại năm

1995 Nơi đây có hàng trăm bức phù điêu và một quả chuông 80 năm tuổi.Một công trình kiến trúc đẹp và khá đồ sộ với hàng trăm bức phù điêu đượckhôi phục đã trả lại cho nhà thờ dáng vẻ cổ kính như xưa Đây là môt trongnhững điểm tham quan nổi tiếng của vùng Trà Cổ, Móng Cái

Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ănđược chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, như rượu ngán HạLong, rượu nếp ngâm Hoành Bồ, Cà Sáy Tiên Yên, chả mực… trong đó cónhững đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sásùng, rau câu

2.2 Giải pháp phát triển du lịch bề vững ở Quảng Ninh trên phương diện kinh tế

2.2.1 Thực trạng – thuận lợi – khó khăn

a. Thực trạng

Về phát triển dịch vụ Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm về du lịch củaViệt Nam và khu vực Đông Nam Á Trong giai đoạn 2001-2010, tổng lượng

Trang 12

khách du lịch đến với Quảng Ninh tăng trưởng bình quân đạt ở mức11,84%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 13,48%, tổng doanh thu du lịch tăngbình quân 24,5% Năm 2012, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón 7 triệu lượtkhách, tăng 8,5%, trong đó khách du lịch quốc tế đạt gần 2,5 triệu lượt, tăng9%; tổng doanh thu đạt 4.347 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ Không chỉ

có vậy, theo thông tin mới nhất, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2013, Quảng Ninh

đã đón gần 5,3 triệu lượt khách du lịch, bằng 70,3% kế hoạch năm và tăng12% so với cùng kì năm ngoái Những con số ấn tượng trên đã cho thấy sứcthu hút về du lịch của tỉnh Quảng Ninh

b. Thuận lợi

Sự phát triển của ngành du lịch là động lực mạnh mẽ giúp chuyểndịch cơ cấu của Quảng Ninh, du lịch tạo ra một nguồn việc làm lớn đối vớinhân dân địa phương Nhận thức được vai trò của du lịch đối với sự phát triểnchung của kinh tế xã hội, tỉnh ủy Quảng Ninh cũng đã có sự quan tâm nhấtđịnh đến việc đầu tư phát triển, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, lướiđiện cho vùng xa xôi như kéo điện lưới ra đảo Cô Tô, hoàn thiện Dự án nângcấp cải tạo QL 18 đoạn Mông Dương – Móng Cái; xây dựng mở rộng Dự án

QL 18 đoạn Uông Bí – Hạ Long

c. Khó khăn

Tỷ lệ khách quay trở lại du lịch Quảng Ninh nhìn chung là thấp Sốngày lưu trú bình quân của khách là 1,5 ngày Số ngày lưu trú bình quân thấpcho thấy sản phẩm du lịch và chấtt lượng phuc vụ của du lịch Quảng Ninhchưa đủ để hấp dẫn du khách Công tác quản lý nhà nước đối với du lịch cònmột số hạn chế: thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ Số lượng các khách sạn có quy

Trang 13

mô lớn còn chưa nhiều, chưa có các trung tâm vui chơi – giải trí lớn đáp ứngđược nhu cầu của khách du lịch Nguồn lao động hiện nay nhìn chung cònchưa có nhiều kĩ thuật chuyên môn, khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữcòn hạn chế.

• Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch.Hoàn thiện xây dựng quy hoạch chi tiết 4 trung tâm du lịch của tỉnh gồm:Trung tâm du lịch Hạ Long, Trung tâm du lịch Vân Đồn, Trung tâm dulịch Móng Cái - Trà Cổ, Trung tâm du lịch Uông Bí - Đông Triều - QuảngYên; phát triển mở rộng không gian du lịch biển đảo Vân Đồn - Cô Tô -Vịnh Bái Tử Long kết nối với Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh

Hạ Long Đồng thời phát triển thêm các không gian du lịch mới Đặc biệt,đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, tập trung vào hạ tầng phục vụ

du lịch như: Giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông… Chú trọngđầu tư vào một số công trình lớn, hiện đại, mang tầm quốc tế, các cơ sởthiết yếu để phát triển du lịch như: Cảng tàu quốc tế tại Hạ Long, Vân

Ngày đăng: 30/04/2018, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w