1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn thi luật kinh tế có lời giải

9 691 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Các câu hỏi lý thuyết bộ môn luật kinh tế, luật phá sản có lời giải Câu hỏi đúng sai và giarni thích Tài liệu dùng để ôn thi giữa kì và cuối kì do sv Khoa Luật ĐHQGHN biên tập Tài liệu đã được kiểm tra , chuẩn với luật Doanh nghiệp và luật phá sản 2014

Trang 1

I Phần lý thuyết:

1 Phân biệt pháp nhân và thể nhân, trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn.

- Pháp nhân và thể nhân:

Thể nhân: có thể hiểu là một cá nhân, con người cụ thể trong xã hội Thể nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (trừ những người bị mất, không

có, có một phần hay hạn chế năng lực hành vi)

Pháp nhân: không phải là con người thực, mà là một khái niệm pháp lý Điều 84, Bộ luật Dân sự 2005: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1 Được thành lập hợp pháp;

2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Vì là một khái niệm pháp lý chứ không phải con người thực nên pháp nhân chỉ có năng lực pháp luật chứ không thể có năng lực hành vi (năng lực pháp luật là khả năng pháp luật cho phép để thực hiện quyền và nghĩa vụ, còn năng lực hành vi

là khả năng của bản thân cá nhân để tự xác lập quyền và nghĩa vụ cho mình Năng lực hành vi gắn với cá nhân cụ thể)

Trong các điều kiện để thành lập pháp nhân thì điều kiện có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó là điều kiện quan trọng nhất, đặc biệt có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm của các loại hình doanh nghiệp

Ví dụ: ông A là một thể nhân Nếu ông A thành lập một công ty TNHH B một thành viên, kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, có đầy đủ các điều kiện và đăng kí kinh doanh hợp pháp, do ông A làm chủ, thì khi đó công

ty TNHH B là một pháp nhân Công ty mới là pháp nhân chứ không phải ông A

- Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn: người ta thường nói đến khái niệm trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn trong hoạt động của doanh nghiệp

Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp vào công

ty Nghĩa là nghĩa vụ về tài sản của một người đối với hoạt động của công ty chỉ

có thể có giá trị lớn nhất bằng giá trị phần vốn góp của người đó vào công ty Các loại hình công ty mà trong đó thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn là công ty TNHH, công ty cổ phần Thành viên góp vốn của công ty hợp danh cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình vào công ty

Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm không bị giới hạn Trách nhiệm vô hạn thường được đặt ra với các loại hình doanh nghiệp mà trong đó không có sự tách

Trang 2

bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và của người sở hữu doanh nghiệp Thông thường, các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân như cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân…phải chịu trách nhiệm vô hạn định về các khoản

nợ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn

về các hoạt động của công ty

Ví dụ: ông A thành lập công ty TNHH một thành viên B, chuyên mua bán sắt vụn :) Nếu trong quá trình hoạt động, không may công ty TNHH B bị thua lỗ dẫn đến phá sản thì ông A chỉ phải trả nợ bằng sản nghiệp của công ty, đem hết tài sản của còn lại của công ty ra để thanh toán nợ Trường hợp không thanh toán hết

nợ, dù đã dùng toàn bộ tài sản của công ty, ông A không phải chịu bất cứ trách nhiệm cá nhân nào với khoản nợ đó

Ngược lại, ông A thành lập một doanh nghiệp tư nhân, nếu lâm vào tình trạng phá sản, ngoài việc trả nợ bằng tài sản của doanh nghiệp, ông A còn phải dùng tài sản của cá nhân mình để trả nợ (trả đến lúc nào hết nợ thì thôi đấy ạ)

2 So sánh doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và hộ kinh doanh cá thể (HKDCT):

- Giống: Không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm vô hạn về các

nghĩa vụ tài sản

- Khác:

• Về người thành lập:

+ DNTN do 1 cá nhân thành lập và làm chủ

+ HKDCT do 1 cá nhân hay một nhóm kinh doanh thành lập Trong trường hợp do một người thành lập thì người này làm chủ hộ kinh doanh Trường hợp do một nhóm kinh doanh thành lập thì nhóm này cử người đại diện làm chủ hộ và quản lý hoạt động của HKDCT

• Về quy mô:

+ DNTN không bị giới hạn số lao động

+ HKDCT chỉ được sử dụng không quá 10 lao động Nếu sử dụng hơn 10 lao động thì phải đăng kí thành lập DNTN

• Về luật điều chỉnh:

+ DNTN thành lập và hoạt động theo quy định của LDN 2005

+ HKDCT thành lập và hoạt động theo quy định tại nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 66 – HĐBT ngày 02.03.1992

3 So sánh công ty TNHH hai thành viên trở lên và CTCP

- Giống: Thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005; là các pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ do hoạt động của mình; có nhiều

Trang 3

cá nhân cùng tham gia kinh doanh, chia nhau hưởng lợi nhuận và trách nhiệm theo phần vốn góp

- Khác:

• Về giới hạn thành viên:

+ Ct TNHH hai thành viên trở lên tất nhiên là có tối thiểu 02 thành viên, tối đa 50 thành viên

+ CTCP có tối thiểu 03 thành viên, tối đa không giới hạn

• Về cơ cấu tổ chức, quản trị:

+ Ct TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Đối với Cty có từ 11 thành viên trở lên thì bắt buộc phải có Ban kiểm soát

+ CTCP có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Đối với CTCP có trên 11 thành viên là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% vốn tổng số cổ phần của công ty thì phải có Ban kiểm soát

• Vốn:

+ cty TNHH:

Thành viên Ct TNHH hai thành viên trở lên phải góp đủ và đúng hạn phần vốn như đã cam kết và được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Nếu thành viên có ý định chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác thì trước tiên phải chào bán cho các thành viên khác theo phần vốn góp của kọ trong công ty với cùng điều kiện Chỉ khi các thành viên không mua hoặ mua không hết trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày chào bán, thì thành viên mới được chuyển nhượng cho người khác không phải thành viên trong công ty

Cty TNHH không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

+ cty cổ phần

Thành viên của CTCP góp vốn bằng cách mua cổ phần của công ty Thành viên sáng lập của CTCP phải đăng kí mua 20% cổ phần phổ thông, và phải góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh Nếu sau 90 ngày mà không góp đủ số vốn đã đăng kí thì những thành viên sáng lập còn lại phải mua nốt phần còn lại theo tỉ lệ góp vốn của họ Trong trường hợp các thành viên sáng lập không mua, hoặc mua không hết thì người ngoài được mua số cổ phần đó, người này đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công

ty, còn thành viên không mua cổ phần đương nhiên không còn tư cách cổ đông Số

cổ phần còn lại phải được chào bán sau khi đã góp đủ 20% vốn điều lệ, và phải bán hết trong ba năm

Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông, trừ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong ba năm đầu tiên

Công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu

Nói chung thì cơ cấu quản trị và cách thức quản lý của công ty cổ phần phức tạp hơn công ty trách nhiệm hữu hạn rất nhiều Mà nó dài quá, các bạn thấy

Trang 4

cần nữa thì tự chép tiếp đi, cái gì nó cũng khác nhau thế này, bạn Chi vịt gãy tay mất

4 So sánh công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân.

- Giống nhau: Đều đăng kí và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005

- Khác nhau:

• Về chủ thể thành lập và quản lý:

+ DNTN do một cá nhân thành lập và quản lý theo LDN 2005

+ Cty TNHH do một thành viên là cá nhân hoặc tổ chức thành lập và hoạt động theo LDN 2005

• Về tư cách pháp nhân:

+ DNTN không có tư cách pháp nhân Chủ dn phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động và các nghĩa vụ tài sản của dn

+ Cty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân Chủ sở hữu của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt động và các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty

• Về cơ cấu tổ chức, quản trị:

+ Chủ DNTN là người đại diện cho DNTN trước pháp luật, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của DNTN Chủ DNTN có thể tự mình trực tiếp quản lý công ty hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này thì chủ DNTN vẫn là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chủ sở hữu Cty TNHH một thành viên là người đại diện cho cty trước pháp luật, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty Tuy nhiên công ty TNHH một thành viên vẫn có Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, kiểm soát viên…Nói chung cơ cấu tổ chức quản trị của công ty TNHH một thành viên phức tạp hơn so với DNTN rất nhiều, do tính TNHH của chủ sở hữu công ty nên pháp luật phải quy định về loại hình doanh nghiệp này chặt chẽ hơn so với loại hình DNTN

5 So sánh giữa phá sản với giải thể doanh nghiệp:

- Giống: Cùng là các thủ tục dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp

và phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công

- Khác:

• Về lý do: Lý do giải thể không đồng nhất với tất cả các loại hình doanh nghiệp và rộng hơn nhiều so với lý do phá sản

Trang 5

Giải thể có thể là do tự nguyện hoặc bắt buộc, vì nhiều lý do khác nhau: mục tiêu hoạt động đã hoàn thành, bị thu hồi giấy phép…

Phá sản chỉ xảy ra do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu

• Về bản chất pháp lý và cơ quan có thẩm quyền thực hiện:

Giải thể là một thủ tục hành chính, là một giải pháp mang tính chất tổ chức

do người chủ doanh nghiệp quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định

Phá sản là một thủ tục tư pháp, chỉ toà án có thẩm quyền quyết định theo thủ tục tư pháp đặc biệt do luật Phá sản quy định

• Về hậu quả:

Giải thể dẫn đến hậu quả là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, xoá tên doanh nghiệp, hợp tác xã khỏi sổ đăng kí kinh doanh

Phá sản không phải bao giờ cũng dẫn đến hậu quả là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp mà có thể chỉ dẫn đến việc thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp

• Thái độ của nhà nước đối với chủ doanh nghiệp trong hai trường hợp trên

là khác nhau:

Đối với giải thể: Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị đặt ra vấn đề về giới hạn quyền tự do kinh doanh sau khi doanh nghiệp bị giải thể

Đối với phá sản: pháp luật nhiều nước quy định cấm chủ sở hữu của doanh nghiệp bị phá sản không được kinh doanh cùng một ngành nghề một thời gian nhất định sau khi doanh nghiệp bị phá sản

6 Vai trò và ý nghĩa của Luật Phá sản:

tìm giáo trình Luật thương mại tập II của trường ĐH Luật giở trang 362,

7 So sánh giữa chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại

- Giống: Cả hai đều là trách nhiệm vật chất, là sự gánh chịu những hậu quả

về mặt vật chất của bên có lỗi

- Khác:

• Về căn cứ phát sinh:

+Đối với phạt HĐ là 2 yếu tố: hành vi vi phạm và lỗi Không cần phải có hậu quả thực tế xảy ra

+Đối với bồi thường thiệt hại thì phải có đủ 4 yếu tố: hành vi vi phạm, lỗi, thiệt hại thực tế, và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thực tế

• Chức năng:

+ Phạt HĐ: chủ yếu là nhằm phòng ngừa, trừng phạt

Trang 6

+ Bồi thường thiệt hại: chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích cho bên bị thiệt hại

8 Các trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng:

- Có sự kiện bất khả kháng: Là sự kiện xảy ra ngoài ý chí của bên vi phạm (thiên tai, bão lụt…)

- Vi phạm hợp đồng do lỗi của bên còn lại (bên có nghĩa vụ giao vật theo hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ giao vật, nên bên có nghĩa vụ giao tiền theo hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ giao tiền)

- vi phạm do lỗi của bên thứ 3: trong trường hợp do lỗi của bên thứ 3 mà hợp đồng bị vi phạm thì các bên cũng không phải chịu trách nhiệm vật chất

- xem cụ thể trong luật dân sự

9 Hợp đồng vô hiệu và cách xử lý hợp đồng vô hiệu So sánh hợp đồng

vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần.

- Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các điều kiện này giống với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự (Theo điều 410 và 122 của BLDS) Các điều kiện đó là:

+ Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự

+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

+ Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện

+ Đối với các hợp đồng mà pháp luật có yêu cầu về hình thức ( phải được công chứng, chứng thực…) thì phải đáp ứng các yêu cầu đó

+ Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng: bổ sung ý “người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện”: hoàn toàn tự nguyện nghĩa là việc tham gia hợp đồng

là ý chí đích thực của người tham gia Bộ luật Dân sự 2005 tiên liệu các trường hợp vô hiệu do người tham gia không được thể hiện ý chí đích thực: Vô hiệu do giả tạo, vô hiệu do bị nhầm lẫn, vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ Các bạn có thể chép điều 129, 131, 132 Bộ luật Dân sự vào

- Cách xử lý hợp đồng vô hiệu: Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được

bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường (khoản 2 điều 137, BLDS)

- So sánh hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần:

Trang 7

Vô hiệu toàn bộ là toàn bộ hợp đồng bị vô hiệu (các trường hợp vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng) Trong trường hợp này, toàn bộ hợp đồng không có giá trị

Vô hiệu từng phần là hợp đồng có một hoặc một vài phần bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng (có thể ở các điều khoản không quan trọng của hợp đồng) Trong trường hợp này, chỉ điểu khoản nào vô hiệu thì điều khoản đó không có giá trị, còn các điều khoản khác vẫn có thể được thực hiện bình thường

II Câu hỏi đúng sai.

1 Sai Chỉ cần đăng kí kinh doanh Căn cứ: điều 13, 15, LDN

2 Sai Đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện ( Phòng Đăng kí kinh

doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Trường hợp không có Phòng Đăng kí kinh doanh thì là Phòng Tài chính – kế hoạch) Căn cứ: khoản 1, điều 6 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 quy định về Đăng kí kinh doanh

3 Đúng HKDCT có từ 10 lao động trở lên phải đăng kí DNTN và hoạt động theo

LDN

4 Sai Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng tách biệt với tài sản của chủ

doanh nghiệp, không đủ điều kiện là pháp nhân theo quy định về điều kiện được công nhận la pháp nhân ở đ84, BLDS 2005

5 Đúng Căn cứ: k1, đ141, LDN.

6 Đúng Căn cứ: điểm a, k1, đ130, LDN

7 Đúng Căn cứ: điểm b, k1, đ130, LDN

8 Sai Thành viên hợp danh của cty HD vẫn có thể làm chủ DNTN hoặc thành

viên hợp danh của cty HD khác nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty Căn cứ: k1, đ133, LDN

9 Đúng Căn cứ: điểm a, k1, đ140, LDN

10 Quy định tại điểm a, k1, đ130 LDN: công ty hợp danh “phải có ít nhất hai

thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.”

Theo một quyển sách mà bạn Chi vịt đã từng đọc (của luật sư Nguyễn Mạnh Bách) thì điều này có thể được hiểu là có thể có một thành viên hợp danh và một thành viên hợp vốn Có nghĩa là câu trả lời cho câu 10, theo luật sư NMB sẽ là Sai

Tuy nhiên bạn Chi vịt lại hiểu điều luật này có nghĩa là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh Có nghĩa là câu trả lời phải là Đúng

Trang 8

Quán triệt tinh thần của thầy Cương: “mình phải là người luật sư giỏi nhất thế giới, và chỉ có một đức tin, là tin vào chính bản thân mình”, bạn Chi vịt xin được bảo lưu ý kiến

Các bạn trẻ cũng nên tin vào chính mình mà lựa chọn đi thôi Cơ hội của các bạn là 50:50 :D

Bonus thông tin: Luật sư Nguyễn Mạnh Bách rất nổi tiếng, nên chắc sách của ông í cũng nhiều người đọc Theo suy luận của cá nhân Chi vịt thì trong câu này ý của người ra đề là trả lời Sai Nhưng nếu đi thi, bạn Chi vịt vẫn trả lời Đúng Tuỳ các bạn Dù sao thì các bạn thi viết nên cũng không có cơ hội tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình với thầy cô, mà điểm thì là thầy cô cho :)

11 Đúng Căn cứ: k1, đ63, LDN

12 Sai Số thành viên tối đa của cty TNHH hai thành viên trở lên là 50 thành viên.

Căn cứ: điểm a, k1, đ38, LDN

13 Sai Căn cứ: điều 44, LDN

14 Sai Căn cứ: k3, đ38, LDN

15 Sai Chỉ những công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên mới bắt buộc phải có

ban kiểm soát Dưới 11 thành viên thì có thể có, có thể không Căn cứ: Đoạn 1, đ46, LDN

16 Câu này trùng câu 13

17 Đúng Căn cứ: Đoạn 2, đ95, LDN

18 Sai Cổ đông cũng có thể là tổ chức Căn cứ: điểm b, k1, đ77, LDN.

19 Đúng Căn cứ: k1, đ116 LDN

20 Đúng Căn cứ: k3, đ82, LDN

21 Sai Trong dn nhà nước, nhà nước có thể sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn.

Xin thông báo với các bạn trẻ là tôi không có LDN nhà nước trong tay, hơn nữa luật này đã hết hiệu lực, các DNNN đang trong lộ trình cổ phần hoá và chuyển sang hoạt động theo LDN Vì thế chẳng có lý do gì để tôi phải đi mua hay in cái luật đấy ra cả Mà muốn mua chắc cũng chẳng tìm được Nên tất cả những câu về doanh nghiệp nhà nước tôi k thể đưa ra căn cứ pháp luật cho các bạn được Các bạn tự lên mạng search nhé

22 Chắc là sai 

23 Đúng Căn cứ: k1, đ2, Luật Phá sản.

24 Đúng Căn cứ: Đ3, LPS

25 Sai Hờ hờ Đơn giản vì chẳng có cái quy định nào như thế cả.

26 Sai Vì ưu tiên số một bao giờ cũng là các khoản thuế, các nghĩa vụ về tài sản

đối với nhà nước Lười giở luật quá nên cũng không biết nó ở điều nào nữa T _T

27 Sai Vì chủ DNTN và thành viên hợp danh của cty HD phải chịu trách nhiệm

liên đới, vô hạn về nghĩa vụ tài sản của DN Căn cứ: k1, đ141 và điểm b, k1, đ130, LDN

Trang 9

28 Sai Thành viên hợp vốn trong cty hd phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

của cty trong giới hạn phần vốn góp vào cty Căn cứ: điểm c, đ130, LDN

29 Sai Toà án chỉ tiến hành mở thủ tục phá sản trên cơ sở xem xét Đơn Yêu cầu

mở thủ tục phá sản của những người có quyền và nghĩa vụ nộp Đơn Yêu cầu mở thủ tục phá sản Căn cứ: các đ5, 7, 13, 14, 15, 16, 17, 18, LPS

30 Đúng Căn cứ: trang 343, giáo trình LTM tập 2 của ĐH Luật Tự chép nhé.

31 Sai Hợp đồng vô hiệu từng phần thì chỉ những phần vô hiệu là không có hiệu

lực Các phần còn lại vẫn có giá trị bình thường

32 Sai Căn cứ phạt hợp đồng chỉ là hành vi vi phạm và lỗi Không cần phải có

thiệt hại thực tế

Còn hai câu về doanh nghiệp nhà nước và câu 50:50 các bạn đành chấp nhận rủi ro vậy nhé 

Ngày đăng: 29/04/2018, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w