Hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam

74 448 2
Hợp tác công tư trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... người sử dụng sở hạ tầng 19 19 1.3 Mối quan hệ hợp tác công tư phát triển hạ tầng giao thông 1.3.1 Tác động hợp tác công tư đến phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam Hợp tác cơng tư mang lại lợi... đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng theo hình thức hợp tác công tư Việt Nam Chương CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THƠNG THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CƠNG TƯ Ở VIỆT NAM 1.1 Hạ tầng giao. .. lí luận đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng theo hình thức hợp tác công tư Việt Nam 7 Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng theo hình thức hợp tác cơng tư Việt Nam Chương

Ngày đăng: 29/04/2018, 01:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hạ tầng giao thông : là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng và phức tạp, là một hệ thống các công trình và vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã hội bao gồm các công trình và mạng lưới giao thông vận tải ( đường tỉnh lộ, quốc lộ, đường giao thông nông thân, đường giao thông đô thị,…).

  • Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những nhân tố giúp cho Việt Nam duy trì và đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế với tốc độ cao, cân đối với các vùng.

  • Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kinh tế - xã hội.

  • Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư nguồn lực đầu tư phát triển CSHTGT ngày càng lớn và đa dạng. Trong mười năm qua, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển CSHTGT chiếm khoảng 24,5% tổng đầu tư xã hội, bằng khoảng 9% GDP, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chiếm 65%. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, ngoài nguồn lực nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặt biệt là sự tham gia đóng góp tự nguyện của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng trong phát triển hạ tầng nông thôn. Nhiều hình thức đầu tư phát triển CSHTBT cùng các mô hình, phương thức đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hạ tầng được đa dạng hóa, mở rộng, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án giao thông theo hình thức BOT, BTO và BT ngày càng nhiều. Nhờ có sự đầu tư trên, hệ thống CSHTGT ở nước ta có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Nhiều công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo diện mạo mới của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

  • - Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cần khối lượng vốn lớn.

  • Đầu tư phát triển HTGT chủ yếu là từ vốn ngân sách nhà nước ( vốn ngân sách thường chiếm từ 60 – 70% tổng vốn đầu tư ). Do các công trình hạ tầng giao thông vận tải thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian xây dựng lâu, hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ đầu tư không cao, khó thu hồi vốn nên không hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh đó các công trình giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại của toàn xã hội, được mọi thành phần kinh tế tham gia khaithác một cách triệt để, khi hư hỏng lại ít ai quan tâm đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng để duy trì tuổi thọ cho chúng. Vì vậy nhà nước hàng năm đều trích ngân sách để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa khắc phục những công trình hư hỏng góp phần cải tạo bộ mặt giao thông đất nước.

  • - Đầu tư phát triển HTGT mang tính xã hội hoá cao, khó thu hồi vốn nhưng đem lạinhiều lợi ích cho nền kinh tế- xã hội.Tuy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông không đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ đầu nhưng lợi ích mà nền kinh tế xã hội được hưởng thì không thể cân đong đo đếm được. Có thể coi hoạt động đầu tư này là đầu tư cho phúc lợi xã hội, phục vụ nhu cầu của toàn thể cộng đồng.

  • - Sản phẩm đầu tư xây dựng các công trình giao thông là một loại hàng hoá công cộng, yêu cầu giá trị sử dụng bền lâu nhưng lại do nhiều thành phần tham gia khai thác sử dụng. Vì vậy nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành sản phẩm, lựa chọn đúng công nghệ thích hợp, hiện đại để cho ra các công trình đạt tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của nền kinh tế

  • - Đầu tư phát triển HTGT có tính rủi ro rất cao do chịu nhiều tác động ngẫu nhiên trong thời gian dài, có sự mâu thuẫn giữa công nghệ mới và vốn đầu tư, giữa công nghệ đắt tiền và khối lượng xây dựng không đảm bảo. Do đó trong quản lý cần loại trừ đến mức tối đa các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, nhà thầu khoán và tư vấn.

  • - Đầu tư xây dựng các công trình giao thông thường liên quan đến nhiều vùng lãnh thổ. Các nhà quản lý cần tính đến khả năng này để tăng cường việc đồng bộ hoá trong khai thác tối đa các tiềm năng của vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế để phát triển giao thông, nhằm giảm hao phí lao động xã hội.

  • - Xây dựng các công trình giao thông là một ngành cần thường xuyên tiếp nhận những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, của công nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

  • Trong quá trình xây dựng phát triển HTGT luôn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, vì có thể một công trình không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra thiệt hại về tính mạng và tải sản của rất nhiều người.

  • Xây dựng các công trình giao thông là một ngành có chu kỳ sản xuất dài, tiêu hao tài nguyên, vật lực, trí lực, khối lượng công việc lớn và thường thiếu vốn. Do đó việc xác định tiến độ đầu tư cần có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm. Đó là biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư tích cực nhất.

  • PPP (Public - Private Partner) là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án.

  • Hợp tác công tư - PPP (Public Private Partnerships) là mô hình hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong việc đầu tư cung cấp dịch vụ và hàng hóa công.

  • Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.

  • Hợp đồng BOT trong nhiều năm gần đây đã được sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở các nước nhất là các nước đang phát triển. Bởi vì, một mặt việc phát triển cơ sở hạ tầng được coi là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Mặt khác, nguồn vốn của nhà nước để đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau của cơ sở hạ tầng còn rất hạn hẹp, chưa thể đáp ứng đủ và càng chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu.

  • Cơ sở hình thành các thỏa thuận PPP xuất phát từ việc đầu tư các dự án/công trình kết cấu hạ tầng và/hoặc cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, như xây dựng và vận hành hệ thống đường bộ, cấp điện, cấp nước … Những dự án, dịch vụ này đòi hỏi đầu tư lớn nhưng khó sinh lời nên thường do nhà nước đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu sử dụng các công trình, dịch vụ công, đặc biệt là trước sức ép tăng trưởng kinh tế, luôn vượt quá khả năng thu xếp nguồn lực hữu hạn của nhà nước mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với tình huống này. Chính vì vậy mà một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng này là thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án, dịch vụ công thông qua đối tác nhà nước – tư nhân (PPP).

  • Để có thể hiểu rõ bản chất hợp đồng PPP trước hết phải đặt chúng trong mối quan hệ với khái niệm PPP nói chung. Theo đó, trên bình diện tổng quát, PPP là một cơ chế pháp lý có thể thích ứng tùy theo tính chất của dự án, loại hình quan hệ đối tác mà dự án đòi hỏi và cũng có thể thích ứng với từng phương thức cung cấp tài chính. Như vậy, PPP có thể áp dụng với nhiều trường hợp thực tiễn khác nhau. Khi sử dụng cho những dự án về cơ sở hạ tầng - trường hợp thường được sử dụng nhất - PPP được hiểu là phương thức huy động vốn của nhà đầu tư tư nhân để tài trợ, xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng thường do nhà nước thực hiện.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan