1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTL logistics toàn cầu hợp đồng nhập khẩu

25 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 76,81 KB

Nội dung

Tổ chức thực hiện nhập khẩu một lô hàngMỞ ĐẦUKinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đất nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia. Nhận thức được rõ ràng điều đó nên chúng em muốn đi tìm hiểu một hoạt động nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài để hiểu rõ hơn về ngành xuất nhập khẩu vô cùng đa dạng hiện nay. Đề tài nghiên cứu: “Tổ chức thực hiện một lô hàng nhập khẩu.”Sinh viên tham gia nghiên cứu: Nguyễn Thị Trang – 65490Vũ Anh Thư 65567Trong đó, Nguyễn Thị Trang đóng vai nhà nhập khẩu. Nêu các công việc trong hoạt động nhập khẩu lô hang theo điều kiện của hợp đồng (book tàu (nếu có), nhận chứng từ, đổi lệnh giao hàng, làm thủ tục hải quan, lấy hàng, nêu các chứng từ và thủ tục cần thiết trong việc nhập khẩu loại hàng theo hợp đồng tại Việt Nam), các chi phí mà người nhập khẩu phải chịu. Tìm lịch tàu và book tàu và đưa ra 3 hãng tàu có khai thác tuyến đường theo hợp đồng, các chuyến tàu phù hợp và lý do lựa chọn hãng tàu chuyến tàu. Sinh viên trong vai nhà nhập khẩu sẽ đính kèm ít nhất 2 chứng từ là Commercial Invoice và Packing list trong bài.Vũ Anh Thư đóng vai hãng tàu trong quấ trình nhập khẩu lô hàng, nêu được các công việc của hãng tàu trong việc nhập khẩu 1 lô hàng (gửi Arrival Notice, cấp lệnh giao hàng), các chi phí mà hãng tàu thu đối với người nhập khẩu trong hợp đồng. NỘI DUNGCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1.1.Định nghĩa về nhập khẩuNhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tư số 04TMĐT ngày 3071993 của Bộ Thương mại định nghĩa: “Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đến thiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài”.Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau.Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa.Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.1.2.Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩuThị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩu của mình.•Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguôn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của doanh nghiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng phu thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng.•Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.1 Định nghĩa về nhập khẩu 2

1.2 Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu 3

1.3 Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa 4

Chương 2: NỘI DUNG 4

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu, quy trình chung của nhập khẩu 4

2.1.1 Vai trò của nhập khẩu 4

2.1.2 Các bên tham gia 5

2.1.3 Quy trình chung 7

2.2 Đối với người nhập khẩu 12

2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa 12

2.2.2 Các chi phí mà nguời nhập khẩu phải chịu 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIF: Cost, Insurance and Freight FOB: Free On Board XNK: Xuất nhập khẩu

Trang 2

MỞ ĐẦU

Kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đấtnước Kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thôngqua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa Trao đổi hàng hoá là một hình thức củacác mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ngườisản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia Kinh doanh xuất nhập khẩu

là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công laođộng quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước

Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc,kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triểnkinh tế của mọi quốc gia Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứchưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới Kinhdoanh xuất nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sảnxuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia

Nhận thức được rõ ràng điều đó nên chúng em muốn đi tìm hiểu một hoạt độngnhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài để hiểu rõ hơn về ngành xuất nhập khẩu vô cùng

đa dạng hiện nay

Đề tài nghiên cứu: “Tổ chức thực hiện một lô hàng nhập khẩu.”

Sinh viên tham gia nghiên cứu: Nguyễn Thị Trang –

Vũ Anh Thư - 65567Trong đó, Nguyễn Thị Trang đóng vai nhà nhập khẩu Nêu các công việc tronghoạt động nhập khẩu lô hang theo điều kiện của hợp đồng (book tàu (nếu có), nhậnchứng từ, đổi lệnh giao hàng, làm thủ tục hải quan, lấy hàng, nêu các chứng từ và thủtục cần thiết trong việc nhập khẩu loại hàng theo hợp đồng tại Việt Nam), các chi phí

mà người nhập khẩu phải chịu Tìm lịch tàu và book tàu và đưa ra 3 hãng tàu có khaithác tuyến đường theo hợp đồng, các chuyến tàu phù hợp và lý do lựa chọn hãng tàu/chuyến tàu Sinh viên trong vai nhà nhập khẩu sẽ đính kèm ít nhất 2 chứng từ làCommercial Invoice và Packing list trong bài

Trang 3

Vũ Anh Thư đóng vai hãng tàu trong quấ trình nhập khẩu lô hàng, nêu được cáccông việc của hãng tàu trong việc nhập khẩu 1 lô hàng (gửi Arrival Notice, cấp lệnhgiao hàng), các chi phí mà hãng tàu thu đối với người nhập khẩu trong hợp đồng.

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NỘI DUNG

NGHIÊN CỨU1.1 Định nghĩa về nhập khẩu

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trìnhtrao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làmôi giới Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệbuôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài

Nếu xét trên phạm vi hẹp thì tại Điều 2 Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993của Bộ Thương mại định nghĩa: “Kinh doanh nhập khẩu thiết bị là toàn bộ quá trìnhgiao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán thiết bị và dịch vụ có liên quan đếnthiết bị trong quan hệ bạn hàng với nước ngoài”

Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế,các Công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địa hoặc táixuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau

Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ

để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mởrộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết sự khan hiếmhàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa

Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngànhkinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo vật tư,thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốcgia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao động quốc tế, kết hợp hàihoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

1.2 Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu từnhiều nước khác nhau Dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau mà các

Trang 5

doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường nhập khẩucủa mình.

Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguôn nhập khẩu), đầu ra (kháchhàng) của doanh nghiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêudùng trong nước Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đadạng phu thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi vàđáp ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng

Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụngnhiều phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là dohai bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trongkinh doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD đểthanh toán Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giáhối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ

Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhậpkhẩu có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chiphối bởi các hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khácnhau

Việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóngthông qua các phương tiện công nghệ hiện đại hơn như Telex, Fax Đặc biệttrong thời đại thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạngInternet hiện đại là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh

 Về phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khẩu liên quan trực tiếpđến yếu tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia,

có khối lượng lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không,đường sắt và vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tảI lớn …Do đó hoạtđộng nhập khẩu đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 6

1.3 Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa 1

Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạmpháp luật quốc tế Việt Nam…

Các Công ước về vận đơn, vận tải, Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hànghóa…

Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế

Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải;Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi chủ hàng XNK

Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư

Chương 2: NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu, quy trình chung của nhập khẩu

2.1.1 Vai trò của nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành ngoại thương Có thể hiểu đó làviệc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táisản xuất nhằm mục đích thu lợi Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữanền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới Hiện nay khi các nước đều có xuhướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hòa nhập với nền kinh

tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng

Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triểnvượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều

về trình độ phát triển trong xã hội

1http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/co-so-phap-ly-va-nguyen-tac-cua-giao-nhan-hang-hoa-34152/

Trang 7

Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra độnglực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sựphát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.

Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóngcửa, chế độ tự cấp, tự túc

Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quáhiện đại mà trong nước không thể sản xuất được)

Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoàinước khác nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huyđược lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa

2.1.2 Các bên tham gia 2

Một quy trình nhập khẩu thông thường gồm có 3 chủ thể chính tham gia vào quátrình này, bao gồm: bên bán (nhà xuất khẩu), bên mua (nhà nhập khẩu), người vậnchuyển Hợp đồng mua bán và hợp đồng vận chuyển là cơ sở pháp lý để phân địnhtrách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên

Nói chung, trách nhiệm của các bên liên quan được phân định như sau:

Trách nhiệm của người bán (bên xuất khẩu): Phải chuẩn bị hàng hoá theođúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng, chất lượng, quy cách,loại hàng, bao bì đóng gói và tập kết hàng, giao hàng theo điều kiện đã đượcquy định cụ thể trong hợp đồng Ngoài ra, người bán phải làm các thủ tục hảiquan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định phẩm chất, đóng gói bao bìphải chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông thường (Trừ trường hợp bênxuất khẩu bán hàng theo điều kiện E, Incoterm 2010) Cuối cùng, người bánphải lấy được vận tải đơn Nếu bán hàng theo điều kiện CIF người bán còn cótrách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm đểchuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua

2 Tham khảo tại

http://bvlaw.vn/legal-cafe/186-trach-nhiem-cua-cac-ben-trong-hoat-dong-xuat-nhap-khau.html

Trang 8

Trách nhiệm của người mua (bên nhập khẩu): Nhận hàng của ngườichuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vận chuyển

và hợp đồng mua bán ngoại thương, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bảnkết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàugây lên (nếu có), nếu có sai lệch về số lượng hàng đã nhập khác với hợp đồngmua bán nhưng đúng với hợp đồng vận chuyển thì người mua bảo lưu quyềnkhiếu nại đối với người bán Nếu phẩm chất, số lượng hàng hoá được nhận cósai lệch với vận tải đơn thì người mua căn cứ vào biên bản trên bảo lưu quyềnkhiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở Ngoài ra, người mua còn có tráchnhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua hàng theo giá CIF và mua bảohiểm, thuê tàu trả cước phí vận chuyển hàng hoá nếu mua hàng theo giá FOBhay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển nhượng nếu mua hàngtheo giá CIF

Trách nhiệm của người vận chuyển: Chuẩn bị phương tiện chuyên chởtheo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúngquy định theo hợp đồng vận chuyển Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàuchở hàng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thân tàu và P and I Người vậnchuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng Vận đơn (Bill ofLading) là một chứng từ vận chuyển hàng hải trên biển do người vận chuyểncấp cho người gửi hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa người vậnchuyển, người gửi hàng và người nhận hàng Người vận chuyển phải chịu tráchnhiệm với những rủi ro xảy ra đối với hàng hoá theo quy định và phải có tráchnhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô hàng hoá chuyên chở trong hành trình từ cảng điđến cảng đích

Trang 9

xắp xếp các việc phải làm, ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịpthời ghi lại các diễn biến của các bước thực hiện Quá trình thực hiện hợp đồng là rấtphức tạp đòi hỏi phải tuân thủ luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảoquyền lợi của quốc gia, uy tín của doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện cố gắngkhông để xảy ra những sai sót dẫn đến khiếu nại, đồng thời phải tính toán, tiết kiệm cáckhoản chi phí lưu thông, và điều quan trọng là phải giám sát và yêu cầu đối tác thựchiện đúng các nghĩa vụ của họ trong hợp đồng Nếu có những vấn đề phức tạp phátsing các bên phải kịp thời bàn bạc trao đổi, giải quyết kịp thời Các bước thực hiện hợpđồng gồm có:

Bước 1 Thuê tàu chở hàng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức nàođược tiến hành dựa vào ba căn cứ: điều khoản của hợp đồng, đặc điểm của hàng hoá,điều kiện vận tải Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là FOB thì bên nhập khẩu phải thuêtàu để chở hàng, nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CIF thì bên nhập khẩu không phảithuê tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người mua

Tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn phương thứcthuê tàu cho phù hợp: thuê tàu chợ, tàu chuyến hay tàu bao Nếu nhập khẩu thườngxuyên với khối lượng lớn thì nên thuê bao Nếu nhập khẩu không thường xuyên, nhưng

Thuê tàu (nếu có)

Trang 10

khối lượng lớn thì nên thuê tàu chuyến Nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì thuê tàuchợ.

Người nhập khẩu là người giao dịch với hãng tàu hay đại lý vận tải nhưng khôngphải là người giao hanfgneen phải có nghiệp vụ chỉ định hãng tàu cho người xuất khẩu.nghiệp vụ chỉ định tàu được thực hiện theo các bước sau:

Lựa chọn và lấp thông báo chỉ định tàu bao gồm tên tàu, số hiệu, tênchuyến, lịch trình, quốc tịch, cảng đi, cảng đến, ngày dự kiến đi và đến Đặc biệt

là tên người phụ trách của hãng hay đại lý vận tải kèm theo điện thoại và faxliên hệ tại quốc gia bên xuất khẩu

Theo dõi và giám sát việc liên hệ giữa ahnxg tàu, đại lí vận tải và nhàxuất khẩu

Thanh toán cước phí trả trước hay trả sau theo yêu cầu và ủy quyền chobên xuất khẩu lấy vận đơn

Bước 2 Nhận chứng từ

Nhận các giấy tờ, chứng từ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ người bán quamail, Fax, Telex hoặc chuyển phát nhanh… gồm:

Chứng từ bắt buộc:

Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice

Phiếu đóng gói hàng hóa - Packing list

Chứng từ thường có

 Vận đơn - Bill of Lading

 Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

 Giấy chứng nhận xuất xứ - Certificate of Origin

 Chứng thư kiểm dịch - Phytosanitary Certificate

Nếu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ L/C thì sau khi người nhậpkhẩu thanh toán tiền cho Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ giao lại bộ chứng từ cho ngườinhập khẩu

Bước 3 Nhận Arival Notice

Trước khi hàng về đến Việt Nam, dù đi bằng đường không hay đường biển thìcũng sẽ có Giấy báo (tàu) đến (Arrival Notice) thông báo cho người nhập khẩu biết về

Trang 11

chi tiết lô hàng cũng như thời gian, địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theoviệc yêu cầu đến nhận hàng.

Bước 4 Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục hảiquan Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước chủ yếu sau:

Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hoá lên tờkhai hải quan một cách trung thực và chính xác Tờ khai phải được xuất trìnhcùng một số chứng từ khác: Giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bản

kê khai chi tiết, vận đơn

Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cầnthiết Hàng hoá nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểmtra Chủ hàng chịu chi phí, nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng

Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiển tra các giấy tờ vàhàng hoá, hải quan đưa ra quyết định: cho hàng được phép qua biên giới (thôngquan), hoặc cho hàng qua với một số điều kiện kèm theo hoặc hàng không đượcnhận, Chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan

Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ khai báo các chi tiết liênquan đến hàng hóa trên tờ khai hải quan (Customss declarrtion) để cơ quan hải quankiểm tra các thủ tục giấy tờ Yêu cầu việc khai hải quan là phải chính xác và trungthực

Nội dung của tờ khai hải quan là :

- Loại hàng

- Tên hàng

- Số lượng

- Tên phương tiện vận tải ( tên hãng tàu, tên tàu )

- Xuất xứ hàng hóa ( nhập từ nước nào )

Bộ chứng từ khai hải quan hàng nhập bao gồm :

- Tờ khai hải quan hàng nhập 2 bản chính

- Hợp đồng ngoại thương 1 bản sao

- Hóa đơn thương mại 1 bản chính, 1 bản sao

- Phiếu đóng gói 1 bản chính, 1 bản sao

- Vận đơn 1 bản sao

Trang 12

- Giấy giới thiệu 1 bản chính.

Ngoài ra, tùy vào loại hình nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu… mà có thêm một sốchứng từ khác như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, giấy kiểm dịch, phụlục tờ khai, tờ khai trị giá GATT…

Bước 5 Nhận hàng

Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làm cáccông việc sau:

Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao hàng

Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá nhập khẩutừng quý, từng năm, cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ,vận chuyển, giao nhận

Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng (vận đơn, lệnh giaohàng, ) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải

Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần)

về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trongviệc giao nhận

Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp,bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu

Thông báo cho đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng hoá

Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc giao trực tiếp cho cácđơn vị đặt hàng

Kiểm tra hàng hoá: Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải được kiểmtra Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình Nếuphát hiện dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bảngiám định Cơ quan giao thông kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng

ra phương tiện vận tải Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trongvận đơn cũng phải kiểm tra hàng hoá và lập thư dự kháng nếu thấy nghi ngờhoặc thật sự hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt hoặc không đúng như hợp đồng.Bước 6 Khiếu nại và xử lý khiếu nại (nếu có)

Ngày đăng: 28/04/2018, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w