đã và đang tích cực trong việc chỉ đạo phát triển – kinh tế xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân thực hiện Luật hôn nhân gia đình để hướng tới xây dựng gia đình bền vững, ngày càng nân
Trang 1Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
BÀI THU HOẠCH
I Phần mở đầu:
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề gia đình và đã lấy ngày 28/6 hàng năm là “ngày gia đình Việt Nam” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh “phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình CNH – HĐH Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Ngày 10/5/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 106/2005/QĐ - TTG về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 khẳng định
“gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
Tuy nhiên các vấn đề tảo hôn, ly hôn, bạo lực gia đình tác động không nhỏ đến mục tiêu xây dựng gia đình mới: bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của màu sắc phong kiến lạc hậu và vừa mang sức nặng kìm hãm văn hoá phát triển Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề tảo hôn còn cản trở sự phát triển lành mạnh của con người, của giống nòi, tâm sinh lý, nhận thức, học vấn, nghèo nàn lạc hậu, phúc lợi xã hội…
Vấn đề tảo hôn ở thôn thôn Noh Prông – xã – huyện Krông Bông- tỉnh Đăk Lăk” vẫn xảy ra rất phổ biến và nó đang đe dọa đến chất lượng giống nòi của người Mông cũng như vấn đề phát triển Kinh tế- xã hội của thôn Noh Prông nói riêng và của xã nói chung Nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn trên tôi xin chọn chủ đề “Thực trạng và các giải pháp xóa bỏ tình trạng tảo hôn tại thôn Noh Prông – xã – huyện Krông Bông- tỉnh Đăk Lăk”
Trong quá trình viết bài, không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy kính mong quý thầy cô, quý cấp, các ban, ngành xem xét và đóng góp thêm ý kiến
để bài thu hoạch đạt được kết quả cao Tôi xin chân thành cảm ơn!
II Phần nội dung:
1 Đặc điểm tình hình:
Trang 2Xã được thành lập ngày 24/9/1976, nguyên là vùng căn cứ kháng chiến cũ của huyện Krông Bông Nằm ở phía đông của huyện, có đường tỉnh
lộ 12 chạy qua với diện tích tự nhiên 14.050 ha Tổng dân số 8.420 người có
12 dân tộc anh em sinh sống Kinh, Ê Đê, Mnông, Vân kiều, Mông, Mường, Tày, Nùng, Thái, Cơ ho, Giẻ chiêng, Khơ me ; trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm 55,7% Về dân cư được phân bổ thành 11 thôn, buôn Trong đó có 04 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, 06 thôn người kinh từ Quảng Nam vào xây dựng vùng kinh tế mới, 1 thôn là đồng bào Mông di cư từ các tỉnh phía bắc vào năm 2002 Thôn Noh Prông chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống, chiếm 95% số dân trong thôn Thôn có 361 hộ với 2.176 khẩu, bình quân mỗi hộ gia đình có từ 5 đến 7 người Tại nơi đây tình hình tảo hôn, ly hôn của người dân diễn ra rất phổ biến Đời sống của nhân dân sản xuất chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp nhưng điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, đất đai kém độ phì nhiêu, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, giao thông đi lại khó khăn
* Về thuận lợi:
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban tự quản thôn, nhân dân các dân tộc xã đã và đang tích cực trong việc chỉ đạo phát triển – kinh tế xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân thực hiện Luật hôn nhân gia đình để hướng tới xây dựng gia đình bền vững, ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn xã Nhận thức của người dân về hôn nhân và gia đình được nâng lên rõ rệt
* Về khó khăn:
Thôn Noh Prông đồng bào dân tộc Mông chiếm 95%, điều kiện kinh tế khó khăn, là 01 trong 03 thôn, buôn vùng 3 của xã Tỉ lệ hộ nghèo trong thôn chiếm tỉ lệ cao 22,44%, hộ cận nghèo 17,17% năm 2013 Vì vậy công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân đặc biệt khó khăn Hơn nữa tảo hôn giống như thói quen ăn sâu trong nhận thức của người dân, không có dư luận xã hội lên án, tảo hôn được xem là chuyện bình thường ở trong thôn
2 Thực trạng vấn đề tảo hôn:
a Những kết quả đạt được:
- Công tác chỉ đạo điều hành:
Hàng năm Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề và chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết về công tác Dân số - KHHGĐ, thực hiện Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, ngày 28 tháng 03 năm 2013 về Quy định chi tiết thi hành
Trang 3một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài, thực hiện Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới
và công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em UBND xã xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai kịp thời các văn bản của Nhà nước, các cấp liên quan đến vấn đề hôn nhân, gia đình đến các thôn, buôn trên địa bàn Đồng thời chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, ban Dân số - KHHGĐ triển khai thực hiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước Năm 2013 Tư pháp xã đã xác nhận tình trạng hôn nhân 72 trường hợp; đăng ký kết hôn 76 trường hợp Riêng thôn Noh Prông đăng ký kết hôn 19 trường hợp theo luật định
- Công tác tuyên truyền:
Xã đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền Trong năm 2013 UBND
xã chỉ đạo Tư Pháp xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền các văn bản luật, kết quả tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình, những quy định về đăng ký kết hôn và khai sinh; tầm quan trọng và các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ; tác hại của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; quyền, trách nhiệm và lợi ích trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình đến 11 thôn, buôn trên địa bàn xã, kết quả có 1.015 người tham dự
Ban DS – KHHGĐ tham mưu cho UBND xã tổ chức ra quân chiến dịch truyền thông, lồng ghép dân số KHHGĐ năm 2013 trong 5 ngày, khám và cấp phát thuốc cho 90 trường hợp Nội dung tuyên truyền còn được thực hiện lồng ghép với các hoạt động văn hóa của các ban ngành, đoàn thể xã, của thôn, buôn, lồng ghép trong cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hoặc thông qua các tổ hòa giải ở các thôn, buôn Để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng trong việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, các tài liệu truyền thông được cấp phát đến tận tay người dân
Những đối tượng chuẩn bị kết hôn được tư pháp xã tư vấn tiền hôn nhân, làm giấy đăng ký kết hôn Nhằm gắn trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong việc thực hiện những quy định của nhà nước về Luật Hôn nhân và Gia đình, bài trừ nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống Đồng thời đưa quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ
em vào hương ước , là một trong những tiêu chuẩn xét chọn gia đình văn hoá Qua đó cũng đạt được những kết quả bước đầu khả quan, giảm tỉ lệ tảo hôn, tăng tỉ lệ đăng ký kết hôn; nâng cao hiểu biết về Luật Hôn nhân và Gia đình,
về sức khỏe sinh sản và KHHGĐ; tăng tỉ lệ trẻ được đăng ký khai sinh; giảm tỉ
lệ sinh con thứ 3 trở lên; giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi; tăng tỉ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại…
Trang 4- Ngoài ra xã còn tạo điều kiện cho dự án DA 18 (đây là tổ chức phi chính phủ) tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề hôn nhân và gia đình, hỗ trợ cả về vật chất
và tinh thần
- Phong tục cưới, hỏi: Ngoài những phong tục tốt đẹp của người Mông được duy trì như xem trước ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới, đám cưới thường tổ chức vào mùa Xuân bởi họ quan niệm rằng đó là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở và tình yêu của con người cũng không nằm ngoài vòng quay
đó Tục lệ cưới hỏi của người Mông trải qua ba nghi lễ: gạ hỏi, dẫn cưới, và đón dâu Hủ tục lạc hậu như “ngủ thăm” dần dần xóa bỏ
- Hiệu quả đạt được:
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật hôn nhân gia đình nhận thức của nhân dân về chấp hành Luật hôn nhân gia đình ngày càng nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn cao Đây là vấn đề mà đòi hỏi chính quyền và nhân dân tiếp tục quan tâm, góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã nói chung và ở thôn Noh Prông nói riêng
* Nguyên nhân đạt được kết quả:
- Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà nước và các ngành, các cấp đã có nhiều văn bản ban hành như Pháp lệnh Dân số, chiến lược Dân
số, các chỉ thị Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình tạo cơ sở cho xã triển khai nhiệm vụ
và được cụ thể hóa đến các thôn, buôn
- Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền xã về phát triển kinh tế
- xã hội nâng cao thu nhập mức sống và nhận thức của nhân dân Đây là nguyên nhân cơ bản vì đời sống kinh tế phát triển thì nhận thức con người càng tăng lên, vai trò trách nhiệm gia đình ngày càng lớn trong việc giáo dục con cái cũng như việc quan tâm đầu tư cho con ăn học
b Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, hậu quả của thực trạng tảo hôn:
Tảo hôn, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình “ là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật” Như vậy nam, nữ muốn kết hôn với nhau ngoài yếu tố tự nguyện còn phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi theo quy định của pháp luật Theo quy
Trang 5định tại điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “điều kiện kết hôn nam phải từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”
Luật quy định độ tuổi kết hôn như trên là có cơ sở khoa học, dựa trên các nghiên cứu về sự phát triển của con người, vì ở độ tuổi này nam, nữ mới thực
sự phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý và điều quan trọng là họ có thể đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ khi bước vào cuộc sống gia đình Tuân thủ quy định về độ tuổi kết hôn là cơ sở hạnh phúc gia đình bền vững Tuy nhiên thực tế trong cuộc sống tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại khá nhiều
Theo số liệu Báo cáo của Ban DS-KHHGĐ xã và đối chiếu với Tư pháp xã tỉ lệ tảo hôn từ năm 2011 đến quý I/2014 ở thôn Noh Prông như sau:
Năm Tổng cặp kết hôn Tảo hôn Tỷ lệ %
Quý
I/2014
Nhìn vào bảng số liệu thống kê ta thấy tình trạng tảo hôn từ năm 2011 đến năm 2013 giảm dần Tuy nhiên quý I/2014 tình trạng tảo hôn lại tăng đây
là vấn đề thách thức đặt ra cần tăng cường sự quan tâm hơn nửa của Đảng, của chính quyền để hạn chế thấp nhất tình trạng tảo hôn tại thôn và tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn tại thôn Noh Prông và trên địa bàn xã
Theo kết quả điều tra của Uỷ ban dân số xã, năm 2013 tảo hôn ở tuổi 15 chiếm 10%; lứa tuổi 16 chiếm 20%; lứa tuổi 17 chiếm 40%; lứa tuổi 18 đối với nam chiếm 20% Như vậy tảo hôn trong thôn Noh Prông chủ yếu ở độ tuổi
17
Với các trường hợp tảo hôn trong xã , UBND xã đã tiến hành lập biên bản và xử phạt hành chính Nhưng trên thực tế vấn đề này cũng khó thực hiện bởi vì họ không có tiền để nộp phạt, hoặc nộp phạt nhưng họ vẫn chung sống với nhau, có trường hợp họ chung sống với nhau có con khi đủ tuổi mới
đi đăng ký kết hôn Những năm 2000 khi mới di cư vào ở thôn Noh Prông, nhiều em người Mông mới 14 tuổi nhưng gia đình cũng chấp nhận cho cưới nhau, có trường hợp gia đình cấm đoán họ rủ nhau đi tự tử
Trang 6Các trường hợp tảo hôn phần lớn rơi vào các gia đình kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức thấp Vì vậy khi cưới nhau thường sinh nhiều con, chính vấn đề này lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói, kìm hãm sự phát triển kinh tế
- Công tác quản lý giáo dục của gia đình đối với con cái trong độ tuổi vị thành niên cũng chưa tốt, một số gia đình mải làm ăn, không quan tâm đến sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của con em mình, hay một số gia đình bố mẹ ly hôn, cãi vã nhau tạo nên tâm lý chán chường, bất cần, buông thả mình ở một số em Vì vậy, nhiều em đã làm mẹ, làm vợ khi đang độ tuổi
vị thành niên
- Phong tục “ngủ thăm” vẫn còn, khi hai bên yêu nhau có ý định lập gia đình người con gái về nhà người yêu ở ba ngày, khi đó hai bên gia đình gặp gỡ
để bàn chuyện hỏi, cưới Tuy nhiên tục lệ này cũng cần được xóa bỏ bởi vì có nhiều chàng trai lợi dụng điều này mà làm hại nhiều cô gái người Mông
* Hậu quả của tình trạng tảo hôn:
- Về kinh tế:
Các trường hợp tảo hôn, sau khi lấy nhau, hầu hết các đôi vợ chồng này chưa thể sống tự lập vì tuổi quá nhỏ nên không thể tự trang trải cuộc sống gia đình Những trường hợp được bố mẹ tách ở riêng thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do chưa có kinh nghiệm về phát triển kinh tế, xây dựng gia đình Có nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để lấy vợ lấy chồng, mất cơ hội học tập, kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo
- Về chính trị:
Địa phương khó khăn trong việc quản lý dân số và thực hiện các chính sách phát ttriển kinh tế xã hội Chính vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức thấp nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo
- Về xã hội:
+ Khi những cặp vợ chồng này sinh con do còn trẻ chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức về cuộc sống nên đứa trẻ sinh ra khó có thể phát triển một cách toàn diện bởi không được chăm sóc đầy đủ, chu đáo, không được dạy dỗ, học hành tử tế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nòi giống và cuộc sống người dân cũng như phát triển kinh tế Những đứa trẻ này dễ đi theo vết xe đổ của cha mẹ và lại có thể là tiếp tục tảo hôn
Trang 7+ Mặt khác khi mang thai ở tuổi vị thành niên cơ thể người mẹ chưa phát triển toàn diện, chưa đủ điều kiện về sức khoẻ và kiến thức chăm sóc thai nhi cũng như bà mẹ nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi và khi sinh con ở tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra
+ Vì thiếu hiểu biết về cuộc sống gia đình, cách ứng xử, kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm
mẹ nên các cặp vợ chồng trẻ thường xảy ra mâu thuẫn, gia đình không có hạnh phúc có thể dẫn đến ly hôn Và từ đó sẽ có nhiều đứa trẻ bị cha, mẹ bỏ rơi không nơi nương tựa phải đi lang thang hay có cha hoặc mẹ nhưng vẫn không được dạy dỗ chu đáo… nên dễ sa vào các tệ nạn xã hội Đây chính là một gánh nặng cho xã hội chúng ta
c Nguyên nhân của nạn tảo hôn:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật để giải phóng sức lao động, tâm lý “ nên kết hôn sớm là để có thêm nhân lực lao động trong gia đình” Bên cạnh đó tình trạng kết hôn sớm còn do quan hệ tình dục và mang thai trước hôn nhân đang
có chiều hướng gia tăng
- Điều kiện kinh tế khó khăn làm cho một số gia đình không đủ sức chi phí cho con học hành, thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu để nuôi dạy con cái nên tình trạng trẻ em bỏ học, thất học vẫn còn xảy ra dẫn đến kết hôn sớm
- Việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ, các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình khi bước vào
độ tuổi vị thành niên
- Việc thiếu kiên quyết trong quản lý đăng ký kết hôn của chính quyền địa phương, hơn nữa người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình
- Công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn, do bất đồng ngôn ngữ, phần lớn trường hợp tảo hôn đều rơi vào các hộ nghèo, thiếu niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng còn khó khăn Tuyên truyền chưa sâu rộng , công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên còn ít, mới chỉ dừng lại ở góc độ nhà trường
* Nguyên nhân khách quan:
Trang 8- Do phong tục tập quán lâu đời, ăn sâu vào nếp sống của người dân trong thôn Việc tảo hôn là bình thường trong cuộc sống đối với họ Họ chưa nhận thức được những hậu quả của đằng sau việc tảo hôn
- Do pháp luật xử lí chưa nghiêm: tình trạng lơi lỏng pháp luật, thực thi pháp luật chưa kiên quyết, việc quản lý đăng ký kết hôn còn lỏng lẻo dẫn đến
sự tồn tại dai dẳng của hiện tượng tảo hôn trong cộng đồng các dân tộc thiểu
số Chế tài của luật HN & GĐ còn chưa nghiêm khắc, mới chỉ dừng lại ở việc
xử phạt hành chính
- Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh (internet, phim ảnh, băng đĩa…) được giới trẻ cập nhật dễ dàng, dẫn đến việc tiếp cận với các phim ảnh đồi trụy và gây nên những ham muốn về tình dục của các bạn trẻ, đó là con đường dẫn đến quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên – thanh niên Quan hệ tình dục không lành mạnh và không an toàn trước hôn nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn buộc hai bên gia đình phải tổ chức lễ cưới Như vậy chúng ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nạn tảo hôn ở thôn Noh Prông song nguyên nhân chủ yếu vẫn là
do điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức thấp, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng
Để xóa bỏ hoàn toàn nạn tảo hôn cần sự tham gia của toàn thể xã hội, trong đó cần sự phối hợp, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa của chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội về chính sách pháp luật, chính sách dân số Cần tăng cường nâng cao nhận thức của trẻ vị thành niên, thanh niên Đồng thời nêu cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân số để từng bước nâng cao chất lượng dân
số, cải thiện sức khỏe cộng đồng Đồng thời quan tâm phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao mức sống của người dân
3 Một số giải pháp:
Một là, Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền xã
đối với công tác hôn nhân, gia đình, nâng cao năng lực công tác thực tiễn của đội ngũ cán bộ cộng tác viên dân số gia đình ở thôn, buôn; Hàng năm tổ chức tập huấn cho cộng tác viên dân số, y tế thôn, buôn để nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông vận động, chuyển đổi hành vi Tiếp tục triển khai công tác xây dựng hương ước, qui ước thôn, buôn lồng ghép các mục tiêu dân số hôn nhân, gia đình và trẻ em Quan tâm xây dựng và nhân rộng, các gia đình tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Phát huy vai trò gia đình và cá nhân trong việc thực hiện Luật
Trang 9Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới và các chính sách pháp luật khác của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ
Hai là, Đẩy mạnh công tác truyền thống, vận động, giáo dục.
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục phải mở rộng theo hướng xã hội hoá Huy động tối đa các tổ chức, cá nhân, có nhân dân tham gia tuyên truyền, vận động các chính sách dân số gia đình và trẻ em qua nhiều hình thức, nhiều kênh như: qua truyền thông đại chúng, tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị của các ngành, đoàn thể Đồng thời tăng cường hoạt động của đội cộng tác viên dân số Lồng ghép công tác giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản cho thanh thiếu niênkhông chỉ ở nhà trường phổ thông mà cả hệ thống chính trị xã phải vào cuộc, lồng ghép tuyên truyền tại các Lễ hội, họp thôn, Hội nghị, Hội thi Ban DS-KHHGĐ xã phối hợp với Mặt trận, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Tư pháp xã, Ban Giám hiệu các trường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các em học sinh tại các trường THCS và các bậc cha mẹ tại các thôn, buôn có tỷ lệ tảo hôn cao Hàng tháng, đưa các tin bài trên hệ thống truyền thanh xã về các vấn đề liên quan đến vấn nạn tảo hôn, tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản liên quan
Cộng tác viên dân số, y tế thôn, buôn, chuyên trách dân số thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về tác hại của nạn tảo hôn vào chương trình DS-KHHGĐ hàng năm, ngăn chặn và đẩy lùi nạn tảo hôn là một trong những yếu
tố quan trọng để nâng cao chất lượng dân số, từng bước xoá bỏ nạn tảo hôn là từng bước nâng cao chất lượng giống nòi
Ba là, Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Dân số - KHHGĐ xã, cộng
tác viên dân số, y tế thôn buôn, các chi hội ở thôn, buôn Phát huy vai trò giáo dục trong nhà trường
Bốn là, Chú trọng phát triển kinh tế gia đình Triển khai tốt các chính
sách ưu tiên cho dân tộc thiểu tố, các chính sách phát triển kinh tế gia đình của Nhà nước Ưu tiên hỗ trợ cho gia đình chính sách, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, nhằm nỗ lực xoá dần sự chênh lệch giữa các thôn, buôn và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xoá bỏ tư tưởng, hủ tục lạc hậu Bảo đảm cho tất cả gia đình dân tộc thiểu số có đất sản xuất và việc làm Góp phần hiệu quả cho công tác xoá đói giảm nghèo; nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân
Năm là, Nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn dân trên cơ sở tích cực
triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá",
Trang 10giúp cho trẻ em thừa hưởng kết quả tốt nhất được lớn lên trong một môi trường ổn định, lành mạnh và phát triển Bên cạnh đó tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho mọi người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên Tăng cường tư vấn tiền hôn nhân cho thanh thiếu niên
để bảo đảm việc kết hôn đúng pháp luật
Sáu là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước thực hiện Luật hôn nhân
gia đình, các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành
Bảy là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình, cần có
mức xử phạt nghiêm khắc với hành vi vi phạm đặc biệt là tảo hôn
Tám là, phát động các phong trào thi đua giữa các thôn, buôn xem vấn
đề tảo hôn như một tiêu chí để xét thi đua khen thưởng cuối năm của các thôn, buôn, tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa Kịp thời khen thưởng, động viên các
cá nhân tham gia tốt công tác vận động, tuyên truyền luật hôn nhân gia đình, ngăn chặn tình trạng tảo hôn
III Kết luận và kiến nghị:
1 Kết luận:
Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đơn thuần là nhìn thấy hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề tảo hôn mà cần phải thực hiện được những giải pháp hữu hiệu trên để hạn chế, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn Từ đó tạo
ra những tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước nói chung và thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá mới, xây dựng gia đình mới hiện đại Nhưng để làm được điều đó cần phải có sự quan tâm của toàn xã hội, của Đảng và nhà nước, của các cấp các ngành và nhân dân
2 Kiến nghị:
Do vấn đề tảo hôn để hại hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội, để khắc phục tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã đặc biệt tại thôn Noh Prông Tôi xin
có một số kiến nghị để hướng tới xóa bỏ nạn tảo hôn như sau:
Một là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực
hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết về việc tổ chức Luật hôn nhân gia đình, Luật bình đẳng giới Khen thưởng những gia đình văn hóa tiêu biểu để làm gương
Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản của Đảng, Nhà nước
và các cấp và quan tâm đầu tư cho sự nghiệp trồng người Góp phần xây dựng quê hương đất nước, là động lực thúc đẩy trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã