đề tài khóa luận đạt điểm 10, các member vào xem và mua ủng hộ nhéNhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học Tâm lý học giáo dụcTâm lý học giáo dụcTâm lý học giáo dụcTâm lý học giáo dụcTâm lý học giáo dụcTâm lý học giáo dục
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện Quản lýgiáo dục, thầy cô giáo trong khoa Giáo dục đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn trung tâm Thư viện Học viện Quản
lý Giáo dục đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thu thập, tham khảo tài liệutrong suốt quá trình làm khóa luận
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô Ths ChuThị Hương Nga, cô luôn tận tình giúp đỡ về mặt khoa học, luôn khích lệ,động viên em trong quá trình thực hiện đề tài
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo vàcác bạn sinh viên khóa 10 ngành Tâm lý học giáo dục, khoa Giáo dục đã nhiệttình giúp đỡ, cộng tác để em hoàn thành đề tài này
Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹ năngcòn hạn chế nên đề tài nghiên cứu khoa học của tôi vẫn tồn tại những thiếusót, với tinh thần thực sự cầu thị, kính mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ýkiến của thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lee Min Jueng
MỤC LỤ
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc đề tài 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VỀ YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC, HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 5
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Những khái niệm cơ bản 6
1.2.1 Nhận thức 6
1.2.2 Nghề nghiệp 10
1.2.3 Nhận thức về nghề nghiệp 12
1.2.4 Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên 14
1.3 Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành TLHGD, Học viện Quản lý Giáo dục 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 26
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Khái quát về khách thể và địa bàn nghiên cứu 27
2.1.1 Khái quát về Khoa Giáo dục- Học viện Quản lý Giáo dục 27
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 29
2.2 Tiến trình nghiên cứu 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
Trang 32.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 31
2.3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 31
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn 32
2.3.4 Phương pháp thống kê toán học 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 35
3.1 Thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục 35
3.2 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhận thức nghề của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC CÁC BẢN
Trang 4Bảng 3.1 Tần suất xuất hiện các ý kiến của sinh viên về hiểubiết tên ngành Tâm lý học giáo dục 36Bảng 3.2 Nhận thức của sinh viên về đối tượng lao động củanghề nghiệp 38Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về năng lực kiến thức yêucầu 41Bảng 3.4 Nhận thức của sinh viên về yêu cầu kỹ năng 45Bảng 3.5 Nhận thức của sinh viên về yêu cầu phẩm chất đạođức 49Bảng 3.6 Nhận thức của sinh viên về giá trị của nghề nghiệpngành Tâm lý học giáo dục 53Bảng 3.7 Nhận thức của sinh viên về môi trường làm việc 56
Trang 5BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CTXH Công tác xã hội
ĐTB Điểm trung bình
HKA Tên sinh viên đã được mã hóaNDCP Nghị định chính phủ
NTD Tên sinh viên đã được mã hóa
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài.
Mỗi người trưởng thành đều cần có một nghề nhất định Trong thực tế,tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người Nghề nghiệp lànền tảng vững chắc đầu tiên để xây dựng ngôi nhà của cuộc đời mình, nếukhông có thì chúng ta sẽ mãi không có gì cả Cũng vậy, một nghề nghiệpthiếu vững chắc, không phù hợp với khả năng giống như căn nhà chắp vá, tạm
bợ sẽ dễ dàng sụp đổ trong giông bão cuộc đời Chỉ khi có nghề nghiệp phùhợp với bản thân, cùng với sự cố gắng, chăm chỉ không ngừng trong nghề làyếu tố quyết định đưa đến thành công
Giai đoạn sinh viên là giai đoạn chuẩn bị những năng lực cần thiết chonghề nghiệp trong tương lai Khi trở thành sinh viên có nghĩa là họ đã trải quaquá trình lựa chọn nghề nghiệp Việc lựa chọn nghề nghiệp là công việckhông thể thiếu ở mỗi người trước khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời,nhưng không dừng lại ở đó mà xuyên suốt quá trình học nghề cũng như chọnnghề, làm nghề sau này đều diễn ra hoạt động nhận thức Hoạt động này đòihỏi sinh viên phải có hiểu viết về nghề nghiệp, hiểu biết về bản thân, nghĩa làsinh viên phải trải qua quá trình nhận thức về nghề và thế giới nghề, nhậnthức về bản thân, nhận thức nhu cầu xã hội đối với nghề
Nhận thức về những yêu cầu nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngànhTâm lý học giáo dục có vai trò quan trọng đối với sinh viên đang theo họcngành này, là tiền đề cho sự thay đổi thái độ và hành vi của sinh viên trongquá trình học tại trường Việc nhận thức đúng giúp sinh viên đam mê vớinghề, hình thành và rèn luyện những thuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp vớinhững yêu cầu và đòi hỏi của nghề, được chia sẻ, truyền thụ kinh nghiệm đãtrải qua của những anh chị sinh viên khóa trước, hiểu đúng về nghề mình đãchọn sẽ gắn bó hơn và theo đuổi tới cùng Xuất phát từ những lý do trên Tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của
Trang 7cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục”
nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về những yêu cầu nghề nghiệp của cáccựu sinh viên đã ra trường đã và đang làm những công việc đúng chuyênngành mình học, từ đó nêu một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức vềnghề nghiệp cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáodục
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức về những yêu cầu nghề nghiệp của cựusinh viên (các khóa 4,5,6,7) ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lýgiáo dục
Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan, phòng bangóp phần nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tâm lý họcgiáo dục, Học viện Quản lý giáo dục tạo nên tiền đề sự thay đổi hành vi vàthái độ của sinh viên trong quá trình học tập
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lý họcgiáo dục- Học viện Quản lý giáo dục
3.2 Khách thể nghiên cứu
100 cựu sinh viên (các khóa 4,5,6,7) ngành Tâm lý học giáo dục
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
4.2 Tim hiểu thực trạng nhận thức yêu cầu nghề nghiệp của sinh viên
ngành Tâm lý học giáo dục; Học viện Quản lý giáo dục
5 Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu nhận thức về yêu cầu
nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục
Về nhận thức: nghiên cứu ở cấp độ: Biết, hiểu.
Trang 8Về nhận thức nghề nghiệp: Nhận thức về thông tin, yêu cầu nghề
nghiệp
5.2 Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trên cựu sinh viên (các
khóa 4,5,6,7) ngành Tâm lý học giáo dục- Học viện Quản lý giáo dục
5.3 Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 2 năm 2018 đến
tháng 5 năm 2018
.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin và vấn đề liên quan đến nhậnthức, nghề nghiệp, nhận thức về nghề nghiệp và các biện pháp nâng cao nhậnthức Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát để xây dựng khái niệm công
cụ, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nghề nghiệp, xây dựng cơ sở lý luậncủa để tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng để tính toán, xử lý, so sánh, phân tích số liệu thu được của quátrình nghiên cứu
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số sinh viên để làm rõhơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung những thông tincần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng Nhận thức về yêu cầu nghềnghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáodục
6.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Xây dựng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về nghềnghiệp của sinh viên Đây là phương pháp nghiên cứu chính của để tài
Trang 97 Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu
sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu sinh
viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Kết luận và kiến nghị
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC VỀ YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC,
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Ở nước ngoài, vấn đề nghề nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu trêncác bình diện khác nhau Ngay từ những năm 60 V N Supkin và V P.Gribnov đã nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp của học sinh và V N.Supkin (1965) X.N Trixtaiakova và V.V Vetjinxkai (1970 và 1985) A.A.Barbinova (1966) A A Baixburg (1983) nghiên cứu về dự định nghềnghieeoj và đã rút ra kết luận: Học sinh THPT thường có dự định, mongmuốn được tiếp thu nền học vấn cao, không thích đi làm ngay
Vấn đề động cơ nghề nghiệp được tác giả Liên Xô (cũ) như A.V.Pêtropxki N.D Levitov, V.A Kruchetxki, E.M Pavluuchenknov đã nghiêncứu cho rằng: Sự kết hợp giữa nguyện vọng, khả năng của cá nhân với ýnghĩa xã hội của nghề nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy cácnhân chọn nghề
Trang 10Các tác giả Mỹ (G.Reynolds, J.Shistre, A Roe, A.A Mawjow) đã chỉ rahọc sinh chọn nghề này hay nghề khác chủ yếu do 2 yếu tố: Sự ổn định củacông việc và tiền lương do công việc đó mang lại.
Về nhận thức nghề nghiệp cũng được các tác giả bàn đến trong côngtrình nghiên cứu của mình như N.D Levitov, V.V Tsebuseva, E.M.Pavluuchen kov những chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về vấn đề này mặc
dù yếu tố nhận thức tham gia vào tất cả các mặt của nghề nghiệp do các tácgiả chưa đưa ra những kết quả nghiên cứu cụ thể, đầy đủ và có hệ thống vềnhận thức nghề
Cùng với các tác giả của nước ngoài, ở Việt Nam vấn đề nghề nghiệpcũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Đó là các tác giả Phạm TấtDong, Nguyễn Văn Hộ, Mạc Văn Trang, Lê Đức Phúc, Nguyễn Thạc, Cóthể nói rằng lĩnh vực nghề nghiệp được các tác giả nghiên cứu, song đốitượng tập trung nhất đó là học sinh THPT, từ các nghiên cứu của các tác giảnhận thất rằng: Phần lớn học sinh muốn học lên Ở mỗi địa phương khácnhau, ở những thời điểm khác nhau thì sự định hướng nghề của học sinh cũngkhác nhau, giữa nam và nữ có sự phân biệt trong hứng thú và định hướngnghề nghiệp
Bên cạnh đó thì cũng có một số bài báo nghiên cứu về nhận thức vàthái độ về nghề nghiệp của đối tượng là sinh viên, như:
- Nguyễn Thị Hiền Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành công tác xã hội Tạp chí khoa học xã hội Số 2 Tháng 02/2014 Trang 83-92.
- Đỗ Ngọc Anh Sự nhận thức về nghề của sinh viên ngành Văn hóa thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí tâm lý học Số 7 (88) Tháng
7/2006 Trang 55-60
- Đoàn Văn Điều Thái độ của sinh viên năm cuối Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với nghề dạy học Tạp Chí khoa học –
ĐHSP TP Hồ Chí Minh Số 34(68) Tháng 3/2012 Trang 22 -30
Trang 11Như vậy, ta thấy vấn đề nhận thức nghề, nhất là nhận thức nghề nghiệpcủa đối tượng sinh viên chưa được các tác giả quan tâm và nghiên cứu sâu
1.2 Những khái niệm cơ bản.
1.2.1 Nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm
Hoạt động nhận thức là hoạt động phản ánh sự vật, hiện tượng trong thếgiới khách quan Có thể nói, nhờ có hoạt động nhận thức mà con người làmchủ được thiên nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được chính bản thânmình Đây là hoạt động tâm lý xuất hiện đầu tiên trong đời sống tâm lý củacon người và nó là cơ sở, nền tảng để hình thành các hoạt động tâm lý khácnhư tình cảm, ý chí, nhân cách,
Theo nghĩa Triết học: Nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lạihiện thực trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật pháttriển xã hội và không thể tách rời với thực tiễn Mục tiêu của nhận thức là đạtđến chân lý khách quan Quá trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thànhkhái niệm về hiện tượng thực tế giúp con người hiểu biết về thế giới xungquanh Quá trình nhận thức là để tích lũy tri thức, tích lũy kinh nghiệm từ đócải tạo thế giới
Như vậy, nhận thức là sự phản ánh biện chứng thế giới khách quan vàotrong bộ óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiệnthực làm cho hiện thực chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thứcchính là quá trình con người làm phong phú thêm tri thức bằng những tri thứcmới
Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thểnhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thực kháchquan
Chủ thể nhận thức là con người, trong tính hiện thực của nó, mà bảnchất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Trang 12Khách thể của nhận thức: Là đối tượng mà nhận thức hướng vào, kháchthể nhận thức không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thứckhông chỉ hướng vào thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần.
Giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức có mối quan hệ biệnchứng không tách rời trong quá trình nhận thức Khách thể nhận thức đượcphản ánh mang đậm tính cá nhân thông qua cảm giác, tri giác, trí nhơ, tư duy,tưởng tượng…làm cho chỉ thể nhận thức có thái độ, tình cảm đối với kháchthế nhận thức và hành động tương ứng
V.I Lenin đã viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đếnthực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thứcthực tại khách quan
Nhận thức là sự phản ánh thế giới xung quanh, “nhận thức là biết được,hiểu được, ý thức được” thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thựctiễn, thông qua đó nâng cao hiểu biết của mình
Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý- Giáo dục học”: “Nhận thức làtoàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hóa,được mã hóa, lưu trữ và sử dụng [2]
Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảmxúc của con người không mất đi, nó được chuyển hóa vào đầu óc con người,được con người lưu giữ và mã hóa,
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quảphản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” [17] Như vậy,nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh Nhận thức là quátrình con người nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thứcđó
Nhà Tâm lý học người Đức Meger Lexicon cho rằng: “Nhận thức là sựphản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm:
Trang 13Nhận thức lý cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứngvới nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội”
Trong tâm lý học, K.K.Platonov định nghĩa: Nhận thức là quá trình thunhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình hoạtđộng thực tiễn” Nói đến nhận thức là nói đến tính tích cực của con người, nóiđến khả năng phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng, mối quan hệcủa chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của conngười
Từ những khái niệm và góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu trên,
chúng tôi xin lấy định nghĩa về nhận thức của tác giả K.K.Platonov: “Nhận thức là quá trình thu nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trình lao động thực tiễn” để làm công cụ nghiên cứu cho
đề tài.
1.2.1.2 Các mức độ nhận thức.
Đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước bàn về các mực độ của quátrình nhận thức, nhưng đề tài này chỉ tập trung nói đến quan niệm của B.S.Bloom năm 1956 về đánh giá các mục tiêu nhận thức
Nhận thức có nhiều mức độ khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức rathành 6 mức độ từ thấp đến cao Mỗi mức độ đặc trưng cho một hoạt động trí tuệ
Mức 1: Biết: đưa trí nhớ vào và phục hồi lại thông tin của cùng một đối
tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, định nghĩa các kháiniệm, nội dung các định luật
Mức 2: Hiểu: có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh những kiến
thức đã lĩnh hội (phục hồi chữ nghĩa, thông tin trong những đối tượng khácnhau, thiết lập liên hệ ở những đối tượng khác nhau)
Mức 3: Vận dụng: Có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống
mới, khác với bài học (sử dụng các nguyên tắc, quy tắc, những phác đồ đểgiải quyết một vấn đề nào đó)
Trang 14Mức 4: Phân tích: Biết phân chia toàn thể thành các bộ phận, một vấn
đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộphận (đồng nhất những bộ phận tạo nên tổng thể, từ đó phân biệt các ý tưởngtrong đối tượng đó)
Mức 5: Tổng hợp: Biết sắp xếp các bộ phận thành một thể thống nhất,
ghép các vấn đề nhỏ thành vấn đề lớn, tạo thành một tổng thể mới (liên kết tất
cả các bộ phận tạo nên tổng thể)
Mức 6: Đánh giá: có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của
mỗi kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượngthao tác tạo nên chất lượng của trí tuệ)
Hai mức đầu là nhận thức ở mức thấp, bốn mức sau là nhận thức ở mứccao vì thể chúng đề cập đến các thao tác tư duy phức tạp hơn, huy động 3 thaotác phân tích, tổng hợp, đánh giá
1.2.2 Nghề nghiệp.
1.2.2.1 Khái niệm.
Theo E.A.Klimop “nghề là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất vàtinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phâncông lao động mà có) nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng sức lao độngcủa mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển.”[7]
Theo Văn Tân (1991): “Nghề là công việc hàng ngày để sinh nhai”,
“Nghề là làm nghề để mưu sống” [9] Theo từ điển Larousse của Pháp địnhnghĩa: “Nghề (Profession) là hoạt động thường được thực hiện bởi con ngườinhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại”
Nguyễn Viết Sự trong cuốn “Tuổi trẻ với nghề truyền thống” đã địnhnghĩa “nghề là khái niệm chỉ công việc chuyên làm theo đòi hỏi của đời sống
xã hội hoặc theo sự phân công của xã hội Giá trị xã hội của mỗi người được
Trang 15xác định thông qua kết quả lao động nghề nghiệp mà người đó tạo ra cho xãhội và bản thân”.
Theo Nguyễn Như Ý (1998) thì: “nghề là công việc chuyên làm theo sựphân công của xã hội” còn nghề nghiệp là nghề nói chung [12]
Hẹp hơn khái niệm nghề là “chuyên môn” hay “ngành” Nguyễn Như Ý
đã định nghĩa: “Ngành là lĩnh vực chuyên môn, khoa học” “Chuyên môn làmột môn riêng của ngành khoa học kỹ thuật” [12] Như vậy cũng một nghềnhưng có thể có nhiều ngành, nhiều chuyên môn khác nhau với sự phát triểncủa KHKT-CN sẽ xuất hiện rất nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội
Từ một số quan niệm trên có thể hiểu rằng nghề nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ hình thức lao động đặc thù vừa mang tính xã hội (làm theo sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu của cá nhân), trong đó con người phải sử dụng sức lao động (trí tuệ và cơ bắp) của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ cho nhu cầu của bản thân và cho xã hội Như vậy, thông qua hoạt động của nghề
nghiệp con người không chỉ duy trì, phát triển cuộc sống cá nhân mà còn gópphần xây dựng xã hội, đảm bảo các nhu cầu khác của xã hội
Nghề nghiệp của một người có thể được đào tạo bài bản hoặc khôngđược đào tạo bài bản
Nghề nghiệp được đào tạo bài bản
Nghề nghiệp được đào tạo một cách bài bản theo trường lớp nhất định
là nghề mà sau khi đào tạo người hành nghề đạt tới trình độ tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo nhất định Trình độ này có được là nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặcngắn hạn khác nhau Nhờ được đào tạo nghề mà người lao động có thể rútđược thời gian hoàn thiện nghề nghiệp, năng suất lao động tăng cao, tạo điềukiện cho sự thành đạt nghề nghiệp sau này Để đào tạo nghề có hiệu quả,người học phải có trình độ học vấn, sức khỏe và những yêu cầu tâm sinh lýphù hợp với nghề Sau quá trình đào tạo người học phải đạt được các tiêu
Trang 16chuẩn về kiến thức, kỹ năng, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề theo mục tiêu màchương trình đào tạo nghề đó đã đặt ra.
Nghề nghiệp không được đào tạo bài bản
Nghề không được đào tạo một cách bài bản là nghề được hình thànhmột cách tự phát để đáp ứng nhu cầu xã hội Kiến thức và kỹ năng hành nghề
có được là do sự tích lũy của cá nhân, hoặc được truyền dạy theo kiểu “chatruyền con nối” hoặc “cầm tay chỉ việc” từ những người đã có kinh nghiệmlàm nghề sang những người mới bước vào nghề
1.2.2.2 Phân loại nghề theo đối tượng lao động của nghề nghiệp
Đối tượng lao động của nghề là hệ thống những thuộc tính, những mốiquan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vịlao động nhất định, con người phải vận dụng chúng Theo E.A.Klimốp có 5nhóm nghề, mỗi nhóm bao gồm một số ngành, mỗi ngành lại có rất nhiềunghề và chuyên môn [7] Các nhóm nghề cụ thể như sau:
- Nhóm nghề “Người - thiên nhiên”: Đối tượng lao động chủ yếu là
các tổ chức hữu cơ, các quá trình sinh vật và vi sinh vật Những nghề trongnhóm nghề này gồm nghề trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâmnghiệp, thú y, nghiên cứu sinh học…)
- Nhóm nghề “Người - kỹ thuật”: Đối tượng lao động chủ yếu là các hệ
thống thiết bị kỹ thuật, năng lượng, các đối tượng vật chất, nguyên vật liệu.Các nghề trong nhóm nghề gồm các loại thợ nề, thợ tiện, thợ nguội, lắp rápmáy truyền hình và máy tính, thợ sửa chữa công cụ, lái xe, kỹ sư xây dựng,
kỹ sư cơ khí…)
- Nhóm nghề “Người - người”: Đối tượng lao động chủ yếu là người,
nhóm người, tập thể Các nghề trong nhóm nghề gồm nhân viên bán hàng,nhân viên phục vụ khách sạn, thầy thuốc, thầy giáo, thẩm phán, cán bộ tổchức, sỹ quan quân đội…
Trang 17- Nhóm nghề “Người - Dấu hiệu”: Đối tượng lao động chủ yếu là
những dấu hiệu, ngôn ngữ, con số, mã số, công thức, sơ đồ, bản vẽ, bảng biểu.Các nghề trong nhóm nghề gồm nghề thủ quỹ, kế toán, nhân viên văn thư -lưu trữ, lập trình viên, cử nhân kinh tế, biên tập viên, kỹ sư công nghệ thôngtin, lập trình viên cao cấp
- Nghề “Người - nghệ thuật”: Đối tượng lao động chủ yếu là các hình
ảnh nghệ thuật, các bộ phần và các thuộc tính của chúng Các nghề trongnhóm nghề gồm họa sĩ, nhà soạn nhạc, diễn viên điện ảnh, kịch, ca sỹ, thợ mỹnghệ, kiến trúc, đạo diễn, nhà văn
1.2.3 Nhận thức về nghề nghiệp
Nhận thức là cơ sở của hoạt động và hành động nhận thức là một mặtcấu thành nên tâm lý con người Khi có nhận thức con người mới thu đượcnhững tri thức chân thực về thế giới khách quan Có tri thức, con người có thểtiến hành hoạt động cải tạo thế giới có kết quả
Nhận thức nghề là một trong những thành phần cơ bản của xu hướngnghề nghiệp Đó là: Nhận thức nghề, tình cảm nghề và hành động chọn nghề
Cả ba thành phần này tác động với nhau tạo nên kết quả chọn nghề là về nghềnày mà không phải nghề khác Xuất phát từ nhận thức nghề, có những tri thức
về nghề, về những đòi hỏi khách quan của nghề đối với người làm nghề đó đểđối chiếu với những phẩm chất tâm lý cá nhân, tìm ra sự phù hợp là một quátrình khó khăn và phức tạp Không phải người học nào cũng có sự hiểu biếtđầy đủ về nghề để có những định hướng phù hợp cho hoạt động nghề củamình sau này
Thực tế nhận thức về nghề được hình thành trong quá trình chọn nghềcủa học sinh THPT và ngày càng sâu sắc trong quá trình đào tào nghề TheoE.A.Klimop đã chỉ ra 10 nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề thì có 3nguyên nhân về nhận thức nghề Đó là không biết phân tích những năng lực
và động cơ của mình, không hiểu hoặc không đánh giá đúng mức những đặc
Trang 18điểm về thể lực, những đặc điểm cơ bản của mình khi chọn nghề, không hiểunhững công việc cơ bản và trình độ của nó [7]
Trong 8 nguyên nhân mà tác giả Phạm Tất Dong đưa ra cũng có 3nguyên nhân về nhận thức nghề: 1 Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếuhiểu biết về nội dung lao động của nghề đó; 2 Không đánh giá đúng năng lựclao động của bản thân nên lúng túng khi chọn nghề; 3 Thiếu hiểu biết về thểlực và sức khỏe của bản thân, lại không có đẩy đủ thông tin về những chốngchỉ định y học của nghề [4]
Từ những ý kiến tác giả cho thấy việc nhận thức nghề là quá trình hếtsức quan trọng đối với việc lựa chọn nghề nghiệp Không những thế, nhậnthức nghề còn được đánh giá sau trước, trong và sau quá trình đào tạo nghề.Thực tế do sai lầm của việc chọn nghề dẫn đến việc người học khi tham giavào quá trình đào tạo nghề vẫn không có những nhận thức đúng đắn, vẫn cònrất mơ hồ, điều này ảnh hưởng nhất định đến việc chọn nghề và xu hướngnghề nghiệp sau này của họ
Nhận thức về nghề là cơ sở, là kim chỉ nam cho hành động chọn nghềsau khi tốt nghiệp của sinh viên Nhận thức về nghề càng sâu sắc và chín chắnbao nhiêu sẽ càng làm cho người học khi đã chọn nghề sẽ trân trọng và thathiết yêu nghề mình chọn bấy nhiêu Chính nhận thức sâu sắc đầy đủ về nghề
sẽ hình thành nên tình cảm về nghề, sẽ là tiêu đề, là điều kiện cơ bản giúp cánhân sáng tạo trong nghề, đóng góp càng nhiều cho xã hội Chọn nghề màhiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu biết một chút gì về nghề sẽ thành trởngại lớn cho hoạt động cá nhân, tạo nên sự bi quan miễn cưỡng trong laođộng, day dứt trong cuộc sống, nhiều khi dẫn đến tình trạng bỏ nghề mìnhđịnh chọn
Từ những quan niệm trên chúng tôi đưa ra khái niệm: Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ánh những đặc trưng cơ bản của nghề nghiệp, những yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp, của xã hội đối với
Trang 19người làm nghề về đặc điểm tâm lý, sinh lý trong quá trình lao động nghề nghiệp nhất định.
1.2.4 Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên.
1.2.4.1 Đặc điểm nhận thức, trí tuệ của sinh viên.
Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu tìm hiểu nhữngmôn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắmđược đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của những khoa học đó vớimục đích trở thành chuyên gia về các lĩnh vực nhất định Hoạt động nhậnthức của họ một mặt phải kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã
có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu đương đại có tính cập nhậtthời sự Như vậy nét đặc trưng của hoạt động học tập của sinh viên là sự căngthẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp nhiều thao tác tư duy như so sánh, phântích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa
Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đíchthực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt Hoạt động trí tuệnày vẫn lấy các sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở Songcác thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịpnhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề.Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy
cô trình bày
1.2.4.2 Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên.
Hòa với dòng chảy của nền kinh tế thị trường đầy sôi động với hàngloạt hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa,… là vấn đề việc làm- một vấn đềnhận được rất nhiều sự quan tâm của rất nhiều người trong xã hội nhất là thế
hệ thanh niên, sinh viên Việc làm không chỉ chi phối mà còn quyết định trựctiếp tới sự lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người Vấn đề lựa chọn nghề nghiệptrong xã hội, nhất là đối với sinh viên có tác động đến phát huy nguồn lực conngười làm động lực quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội Nhất là thời kỳ
Trang 20đổi mới, hội nhập, đòi hỏi ở người lao động những năng lực và kỹ năng nhấtđịnh, mỗi người đều phải nhận thức đủ về ngành nghề mình đang theo học để
có lựa chọn đúng đắn định hướng tương lai
Trong tâm lý học, K.K.Platonov định nghĩa: “Nhận thức là quá trìnhthu nhận những tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong quá trìnhhoạt động thực tiễn xã hội” [11] Nói đến nhận thức là nói đến tính tích cựccủa con người, nói đến khả năng phản những thuộc tính của sự vật hiệntượng, mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người Trong quá trình học nghề, lựa chọn nghềnghiệp tương lai, mỗi sinh viên cần chọn cho mình một ngành nghề, một mụcđích để hướng tới một cách tích cực chủ động và đó cũng là bước đi đầu tiêncủa mỗi sinh viên có thể gắn bó và đam mê với nghề nghiệp mà mình lựachọn trong suốt cuộc đời Làm gì? Làm ở đâu? và làm như thế nào luôn lànhững câu hỏi đặt ra choi mỗi sinh viên trước khi quyết định con đườngtương lai của mình sẽ đi Muốn vậy sinh viên phải thường xuyên nhận thứcđẩy đủ về ngành nghề mà mình đang theo học Hoạt động nhận thức của sinhviên thể hiện ở những nội dung cụ thể như nhận thức những nhu cầu xã hộiđối với ngành nghề (thị trường lao động của xã hội), những thông tin về nghềnghiệp mình đang theo học và thông tin về bản thân
Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ở đây ở đây chúng tôi chỉnghiên cứu về thông tin về nghề nghiệp, bao gồm những nội dung sau:
Nội dung 1: Hiểu biết của sinh viên về tên ngành học.
Theo Đại từ điển tiếng Việt đã định nghĩa: “Ngành là lĩnh vực chuyênmôn, khoa học” và “Chuyên môn là một môn riêng của ngành khoa học, kỹthuật” [Nguyễn Như Ý (1988), Đại từ điển Tiếng Việt] Như vậy cùng mộtnghề nhưng có thể có nhiều ngành, nhiều chuyên môn khác nhau Tuy nhiên,trong một ngành cũng có rất nhiều nghề Hệ thống ngành nghề rất đa dạng,
Trang 21song mỗi tên ngành tên nghề là khái niệm bao quát nhất về các nội dungngành nghề
Trong thực tế, sinh viên khi lựa chọn ngành học, cái đầu tiên là nhìnvào tên, đề mục của ngành, từ đó nảy sinh những ý hiểu về tên ngành cũngnhư ngành nghề tương lai Nghĩa là, dựa vào tên ngành mà sinh viên cónhững hiểu biết ban đầu về ngành nghề Trong hệ thống các ngành đào tạo ởtrình độ Đại học ở Việt Nam có rất nhiều khối ngành khác nhau, trong cáckhối ngành lại là rất nhiều các ngành học của thể Khi nhìn vào có những tênngành khá rõ ràng và ngược lại cũng có những tên ngành trừu tượng gây sựkhó hiểu, thậm chí là hiểu lầm nếu không có sự tìm hiểu kỹ
Nếu như các mã ngành sư phạm như ngành Sư phạm Toán, Sư phạmNgữ Văn,… hay các khối ngành Văn hóa- Nghệ thuật như chỉ huy âm nhạc,biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thì ngay từ khi lựa chọn ngành học các bạn sinhviên biết được sau khi học ngành thì nghề nghiệp của mình sẽ là giáo viên dạymôn Toán, Ngữ văn,… công việc chuyên môn là đứng lớp giảng dạy tại cáctrường học với đối tượng là học sinh Hay là nhạc công biểu diễn nhạc cụ dântộc, nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc tại các chương trình nghệ thuật,…bởi đây
là những tên ngành học khá rõ ràng và thống nhất mật thiết với định hướngđào tạo, định hướng nghề nghiệp, nhưng ngược lại có những ngành mà có rấtnhiều định hướng nghề trong tương lai vì vậy khi nhìn vào tên ngành chúng tathậm chí không biết được sau này sẽ làm gì nếu không tìm hiểu những khíacạnh khác, nội dung khác của ngành nghề Hầu hết sinh viên khi tìm hiểu lựachọn ngành nghề đều chỉ quan tâm đến việc làm sau khi ra trường, nhu cầu thịtrường, xu hướng phát triển ngành nghề hay mức lương,… mà ít ai để ý hayquan tâm đến việc tìm hiểu tên ngành, chính vì vậy mà dẫn đến hiện tượngsinh viên thường rất bỡ ngỡ khi yêu cầu giải thích tên ngành, nhất là đối vớisinh viên năm nhất Tên ngành là một khái niệm bao quát nhất về ngành học
và nghề nghiệp tương lai, đây là cơ sở tiếp cận ban đầu để sinh viên khám phá
Trang 22thế giới ngành nghề từ đó có những định hình đúng đắn ngay từ ban đầu Vìvậy chúng tôi cho rằng việc hiểu biết về tên ngành là tiền để đầu tiên trongviệc nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên.
Nội dung 2: Nhận thức về đối tượng lao động của ngành nghề.
Đối tượng lao động là hệ thống những thuộc tính mối quan hệ qua lạigiữa các sự vật hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất địnhcon người vận dụng chúng Theo E.A.Klimop có 5 nhóm nghề cụ thể, baogồm: Nghề tiếp xúc với con người, nghề tiếp xúc với thiên nhiên, nghề tiếpxúc với kỹ thuật, nghề tiếp xúc với nghệ thuật, nghề tiếp xúc với dấu hiệu
Và theo đó, các nhóm đối tượng lao động của nghề nghiệp là: Con người,thiên nhiên, kỹ thuật, nghệ thuật và dấu hiệu
Mỗi một ngành nghề đều hướng đến một nhóm đối tượng nhất định,nhằm tác động đến đối tượng đó Việc nhận thức về đối tượng lao động củanghề nghiệp tức là sinh viên phải biết ngành học hiện tại và nghề nghiệptương ứng trong tương lai hướng tới nhóm đối tượng nào và trong đó các đốitượng cụ thể ra sao, đồng thời, không chỉ biết mà còn phải có cách hiểu cănbản, đúng đắn và sâu sắc về các nhóm đối tượng đó Mỗi một nhóm đối tượngđều có những đặc điểm hết sức đa dạng, điều quan trọng là sinh viên cần phảixác định được và có những tìm hiểu về các nhóm đối tượng này Vậy tại saosinh viên lại phải nhận thức về đối tượng lao động của nghề nghiệp?
Trong thực tế, khi học ngành cũng như khi làm nghề đều nhằm mộtmục đích nhất định là có những tác động đến đối tượng Khi sinh viên nhậnthức được về đối tượng về những thông tin, những vấn đề về đối tượng thìđây là cơ sở để sinh viên có sự so sánh với sở thích, nguyện vọng và hứng thú
cá nhân để xác định sự phù hợp Quá trình chọn nghề không chỉ diễn ra trongquá trình học THPT mà diễn ra suốt đời, sự phù hợp là cơ sở để sinh viênchọn nghề, từ đó hình thành những định hướng trong quá trình học nghề cũngnhư làm nghề, cũng như sẽ phát huy được tối đa năng lực cũng như sự hứng
Trang 23thú của bản thân Bên cạnh đó, mỗi một đối tượng tác động của nghề cũngđều yêu cầu ở người làm nghề những năng lực nhất định, việc nhận thức đượcđối tượng giúp cho sinh viên chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹnăng cũng như thái độ trong quá trình học nghề, có những hành động thiếtthức để hướng đến nghề nghiệp gắn với đối tượng.
Hầu hết các sinh viên trước khi trực tiếp học ngành học nghề đều phảitìm hiểu về đối tượng hướng đến, song không tách biệt rõ ràng, mà thường rút
ra từ việc tìm hiểu việc làm trong tương lai, vì vậy mà chưa có cách hiểu đúngđắn, và sâu sắc về từng đối tượng cụ thể Việc hiểu về đối tượng lao độngcũng là cơ sở để mỗi sinh viên nhận thức về bản thân để so sánh, lựa chọnngành nghề đáp ứng những đòi hỏi của bản thân cũng như ý cố gắng rènluyện tạo ra mối tương quan với đối tượng hướng đến
Vì vậy sinh viên cần phải có các hoạt động tìm hiểu, nhận thức đúngđắn, về đối tượng lao động của nghề nghiệp mà ngành học đang hướng đến
Nội dung 3: Nhận thức về yêu cầu của nghề nghiệp.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có yêu cầu đặt ra đối với người lao động,mỗi nghề sẽ có những yêu cầu nhất định và người lao động phải có cũng nhưtạo ra sự phù hợp với những yêu cầu đó của nghề nghiệp
Nhu cầu của thị trường tuyển dụng hiện nay rất lớn, nhưng thực tế họ sẽchọn những người phù hợp với công việc của họ và đối tượng lao động của họhướng đến Điều kiện ở đây chính là kiến thức, kỹ năng và thái độ từ ngườiứng tuyển Tại sao nhu cầu thị trường lao động của Việt Nam hiện nay rất lớnnhưng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường vẫn cao, vì các nhà tuyểndụng không nhìn thấy ở sinh viên những yếu tố mà họ cần Nghĩa là sinh viênkhông đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp Hoặc có rất nhiều sinh viênsau một quá trình đào tạo lại làm trái ngành, mất một thời gian nữa để đượcđào tạo lại, như vậy cũng đã tạo nên sự lãng phí Và việc nhận thức được về
Trang 24yêu cầu của nghề là một bước đệm quan trọng trong quá trình làm nghề củasinh viên sau này.
Ở đây, trong thực tế nghề nghiệp thường đặt ra yêu cầu đối với đốitượng lao động ở 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức; 3 mặt nàyphải có mối liên quan với nhau
Về kiến thức:
Trong Tâm lý học, năng lực là một trong những vấn đề được quan tâmnghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi “Sự phát triểnnăng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựachọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho hoạt độngcủa cá nhân có kết quả hơn,… và cảm thấy hạnh phúc khi lao động:
Kiến thức là những tri thức mà sinh viên lĩnh hội được xuyên suốt quátrình đào tạo; bao gồm:
- Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi củangành, nghề đào tạo
- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứngyêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyênmôn
- Kiến thức chuyên môn (những kiến thức chuyên sâu)
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc
Trong đó kiến thức chuyên môn và khối lượng kiến thức quan trọngnhất, song không phải giữ vai trò quyết định Bởi trong thời đại đất nước hộinhập kinh tế quốc tế cho nên đặt ra những yêu cầu mới đối với người laođộng đó là về kiến thức ngoại ngữ và kiến thức công nghệ thông tin, đây làhai công cụ bổ trợ không thể thiếu để người lao động được đánh giá cao Mỗimột ngành nghề, đều diễn ra quá trình lao động việc nắm vững kiến thứcchuyên môn cũng như những kiến thức cơ sở, giúp cho sinh viên sau khi tốtnghiệp tự tin đáp ứng được môi trường lao động, môi trường tuyển dụng,
Trang 25được đánh giá cao trong quá trình lao động Vậy sinh viên phải làm gì để đápứng được yêu cầu về mặt kiến thức của nghề nghiệp? Mỗi một sinh viên cầnphải nhận thức được về năng lực bản thân, xác định được định hướng vànguyện vọng nghề nghiệp của bản thân, từ đó xác định được nghề nghiệptương lai của mình, khi đó sinh viên sẽ phải có những tìm hiểu sâu sắc cácvấn đề của nghề nghiệp, cụ thể tìm hiểu yêu cầu về năng lực kiến thức gì để
có kế hoạch trau dồi, có thái độ học tập tích cực, tự giác, để lĩnh hội tất cánhững kiến thức cần và có các hoạt động rèn luyện kiến thức bản thân
Về kỹ năng:
Giỏi chuyên môn thôi vẫn chưa đủ, thực tế làm việc sẽ rất khác vớinhững gì bạn đã được học trên giảng đường Để đạt được thành công trongcông việc, ngoài những kiến thức chuyên môn thì còn đòi hỏi ở bạn những kỹnăng nữa
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về mộthoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay côngviệc nào đó phát sinh trong cuộc sống Kỹ năng bao gồm: Kỹ năng cứng, kỹnăng mềm
Kỹ năng cứng là dạng kỹ năng cụ thể, có thể truyền đạt, đáp ứng yêucầu trong một bối cảnh, công việc cụ thể hay áp dụng trong các phân ngành ởcác trường học, như: Đánh máy, sự thành thạo trong sử dụng các phần mềmứng dụng, khả năng vận hành máy móc, phát triển phần mềm, nói một ngoạingữ, tính toán,…
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học dành cho cá nhân, soft –skills hay còn được xét là EQ (Emotional Intelligence Quotient), là thuật ngữdùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năngsống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thưgiãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới là những thứ thườngkhông được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên
Trang 26môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộcchủ yếu vào cá tính của từng người Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thếnào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Kỹ năng mềm của cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng gópvào sự thành công của một tổ chức Đặc biệt là đối với các tổ chức trong lĩnhcực kinh doanh, quan hệ khách hang,… thì sự thành công sẽ đạt được cao hơnrất nhiều khi họ đào tạo nhân viên của họ sử dụng những kỹ năng này Trìnhchiếu, hay đào tạo các thói quen cá nhân hay các đặc điểm như độ tin cậy cóthể mang lại long tận tâm trong công việc của nhân viên, đó là một cách đầu
tư đáng kể cho tổ chức Vì lý do này, kỹ năng mềm là một trong các yếu tốhàng đầu mà nhà tuyển dụng nhìn vào để tìm ra ứng viên thực sự bên cạnhtrình độ chuẩn Trong xã hội ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy trong một
số ngành nghề, kỹ năng mềm quan trọng hơn so với kỹ năng cứng Ví dụ như,nghề luật là một nghề mà khả năng ứng phó của luật sư đối với con người vàcác tình huống hiệu quả, hợp lý,… quyết định sự thành công của luật sư đónhiều hơn là các kỹ năng về nghề nghiệp
Ngay cả một chuyên gia IT, có được kỹ năng mềm thì có được mốiquan hệ tốt hơn xây dựng giữa đơn vị kinh doanh IT với các đơn vị doanhnghiệp khác trong bồi dưỡng và cũng cố các mối quan hệ doanh nghiệp
Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuấthiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo
về chuyên môn Nhiều người nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạtcác bằng cấp của mình, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và nhữngmối quan hệ ở vị trí cao Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ đểgiúp người lao động thăng tiến trong công việc Bởi bên cạnh đó, chúng còncần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ
có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
Trang 27những kỹ năng mềm họ được trang bị Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự
là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết, tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù mà mỗingành, nghề lại yêu cầu những kỹ năng khác nhau Nhận thức về yêu cầunghề nghiệp về mặt kỹ năng có nghĩa là mỗi sinh viên cần phải tìm hiểu vềnghề nghiệp mà mình chọn, tính chất nội dung, đối tượng hoạt động lao động
để xác định những kỹ năng cần thiết Sinh viên phải hiểu được kỹ năng đó là
gì, ý nghĩa và cách rèn luyện ra sao Do đó, để chuẩn bị tốt nhất cho quá trìnhtìm việc và làm việc sau này, sinh viên chủ động học và rèn luyện những kỹnăng mềm bằng cách tham gia các câu lạc bộ ở trường, tự nghiên cứ hay thậmchí tham gia những lớp dạy kỹ năng nếu cần thiết
là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏiphải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghềnghiệp Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghềnghiệp Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặcthù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp Với tính cách là một dạng củađạo đức xã hội, nó có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thôngqua đạo đức cá nhân Đồng thời, do liên quan với hoạt động nghề và gắn liềnvới một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên đạođức nghề nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả,con người phải có tổ hợp các phẩm chất đạo đức, bởi chỉ có kiến thứ thôi
Trang 28không là chưa đủ Vì vậy, thế giới luôn đặt ra yêu cầu đối với người lao động
là có sự thống nhất giữa ba mặt năng lực này, cũng như lấy đây làm cơ sở đểtuyển chọn lao động
Trong cuộc đời của một con người, khoảng 1/2 thời gian là hoạt độngnghề nghiệp (có người gần như suốt cuộc đời) Những thành công (và cảnhững thất bại) của đời người chủ yếu được bắt nguồn từ hoạt động nghềnghiệp Vinh quang và cay đắng, danh dự và tủi nhục trong cuộc đời ít nhiềuđều liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của mỗi con người Những conngười gương mẫu, say mê trong lao động nghề nghiệp, mô phạm về mặt đạođức luôn được xã hội, cộng đồng tôn trọng và kính yêu Tựu trung lại, lươngtâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, sự yêu – ghét, sự tốt – xấu, tính thiện - ác của mỗingười đều được thể hiện tập trung qua hoạt động nghề nghiệp
Chính vì vậy mà sinh viên cần phải nhận thức về yêu cầu về phẩm chấtđạo đức của nghề nghiệp Sinh viên cần phải biết những phẩm chất đạo đứccần thiết mà nghề nghiệp đặt ra là gì, để có sự so sánh, đối chiếu với bản thân,
từ đó có sự lựa chọn nghề đúng đắn cũng như có định hướng trong việc tạo ra
sự phù hợp đối với yêu cầu của nghề
Nội dung 4: Nhận thức về giá trị của nghề nghiệp.
Mỗi một ngành nghề trong xã hội đều xuất phát từ mục đích nhất định
và mang lại ý nghĩa, lợi ích cho bản thân người lao đồng nghề, cho đối tượnglao động của nghề và cho xã hội, có nghĩa là mỗi nghề nghiệp sẽ hướng đếncác giá trị khác nhau Các giá trị nghề được lựa chọn trong quá trình địnhhướng là tiêu chuẩn, là cơ sở để sinh viên ra các quyết định lựa chọn nghề nàyhay nghề khác
Nhận thức về giá trị của nghề nghiệp là quá trình tìm hiểu, phân tích,giải thích,… những ý nghĩa mà nghề nghiệp mang lại Việc nhận thức đúng
về nghề nghiệp là tiền đề cơ sở để sinh viên hình thành thái độ, hành vi đúngđắn trong quá trình học tập, từ đó các em cũng hình thành những giá trị nghề
Trang 29của bản thân Những giá trị này xuất phát từ sự nhìn nhận, đánh giá của cộngđồng, xã hội về lợi ích của nghề Đây cũng là một yếu tố giúp hình thành lòngđam mê, hứng thú với ngành nghề mà mình theo đuổi.
Nội dung 5: Nhận thức về những môi trường làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Quá trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân và có cơ hộiphát triển trong tương lai không phải là dễ Việc tìm hiểu trước về công việc,những môi trường lao động mà mình dự định sẽ làm giúp sinh biết và hiểu rõhơn về công việc đó, những khó khăn, thuận lợi mà bạn sẽ gặp phải và nhữngyêu cầu cần có để từ đó sinh viên có những sự chuẩn bị tốt nhất cho mình,tránh bị bỡ ngỡ khi bước vào làm việc
Sinh viên biết gì về môi trường làm việc? Bản thân họ thích một môitrường làm việc như thế nào? Làm cho công ty nước ngoài hay trong nước, tưnhân hay nhà nước, công ty lớn hay nhỏ? Mỗi môi trường đều có những mặtmạnh và yếu khác nhau, tùy theo khả năng, cá tính, cách sống và làm việc củabản thân, chúng ta có thể chọn cho mình một môi trường phù hợp nhất
Để xác định được môi trường làm việc phù hợp với đặc điểm các nhânthì tất yếu sinh viên phải nhận thức được về môi trường làm việc, tức là sinhviên phải biết môi trường làm việc của ngành học bao gồm những đâu, vị trícông việc ra sao Ở trong từng môi trường, sinh viên cần biết được những cơhội và thách thức (thuận lợi và khó khăn), những yêu cầu đối với người laođộng,… để làm tiền đề cơ sở đối chiếu với đặc điểm nhân cách bản thân, từ
đó sinh viên sẽ hình thành mục tiêu để phấn đấu, trau dồi, rèn luyện để phùhợp với từng môi trường
Ngoài ra, sinh cũng nên tìm hiểu về những thông tin tuyển dụng đối vớicông việc bạn dự định sẽ làm để biết các nhà tuyển dụng có những yêu cầu gìvới vị trí bạn đang tìm hiểu, từ đó bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị những yếu tố gì
Trang 30Mỗi lĩnh vực nghề nghiệp đều có những thông tin nghề nghiệp đa dạngkhác nhau mà đòi hỏi người học nghề, người làm nghề mà cụ thể ở đây là đốitượng sinh viên đang tham gia vào quy trình đào tạo nghề cần phải hiểu rõ,nhận thức sâu sắc, đầy đủ tạo tiền đề cho việc trau dồi và rèn luyện, bồidưỡng, từ đó lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, góp phần giúp sinh viênnhanh chóng thích ứng với quá trình đào tạo và thực hành nghề năng suất vàchất lượng cao, phát triển toàn diện nhân cách, tạo điều kiện để phát huy sởtrường, tạo sự nghiệp của riêng mình một cách rực rỡ.
1.3 Nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành TLHGD, Học viện Quản lý Giáo dục.
Từ việc phân tích những định nghĩa và quan điểm nhận thức, nhận thức
về nghề nghiệp, nhận thức về nghiệp của sinh viên, chúng tôi xây dựng quan
điểm: Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục là quá trình sinh viên đang theo học ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục phản ánh những đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp và của
xã hội đối với người làm nghề về đặc điểm tâm lý, sinh lý trong quá trình lao động nghề nghiệp nhất định.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, ở chương 1 chúng tôi đã làm rõ về mặt lý luận của đề tàinghiên cứu bao gồm nội dung: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu với nhữngnghiên cứu về nhận thức của các nhà tác giá trong và ngoài nước Đồng thờilàm rõ một số khái niệm công cụ của đề tài gồm có: Khái niệm nhận thức,nghề nghiệp, nhận thức về nghề nghiệp, khung lý thuyết nhận thức về nghềnghiệp của sinh viên, khái niệm nhận thức về nghề nghiệp của sinh viênngành Tâm lý học giáo dục, Học viện quản ý giáo dục
Trang 32CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về khách thể và địa bàn nghiên cứu.
2.1.1 Khái quát về Khoa Giáo dục- Học viện Quản lý Giáo dục.
Học viện Quản lý giáo dục (Tên tiếng Anh: National Academy ofEducation Management – NAEM) là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc BộGiáo dục và Đào tạo được thành lập theo quyết định số 501/QĐ –TTg ngày03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ Học viện có chức năng đào tạo đại học
và sau đại học Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Học viện (tiền thân làTrường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo thành lập năm 1976) luôn giữ vaitrò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáodục, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà
Học viện Quản lý giáo dục có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực giáo dục và quản lý giáo dục có chất lượng cao; nghiên cứu và phát triểnkhoa học quản lý giáo dục; ứng dụng và chuyển gia khoa học quản lý giáodục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêucầu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước
Học viện QLGD là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục vàĐào tạo; đào tạo trình độ đại học: Quản lý giáo dục, Kinh tế giáo dục, Côngnghệ thông tin, Tâm lý học, Giáo dục học; Đào tạo thạc sĩ: Quản lý giáo dục;Công nghệ thông tin, Tâm lý học lâm sàng; Đào tạo tiến sĩ: Quản lý giáo dục
Đào tạo, bồi dưỡng các chương trình nâng cao năng lực, chuẩn chứcdanh nghề nghiệp cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Bồi dưỡng cán bộquản lý giáo dục các cấp học; Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên cáctrường đại học và cao đẳng, Nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra, Quản lý nhànước (chương trình chuyên viên, chuyên viên chính) , các chương trình bồidưỡng ngắn hạn theo yêu cầu khác
Học viện phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học có chất lượng cao,
có uy tín trong nước và khu vực về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, cung cấp
Trang 33dịch vụ về giáo dục và quản lý giáo dục và một số lĩnh vực khác Đội ngũ cán
bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, cơ sở hạ tầng vậtchất kỹ thuật hiện đại; có quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong
và ngoài nước
Ngành Tâm lý học giáo dục là chuyên ngành thuộc Khoa Giáo dục.Khoa Giáo dục được thành lập vào tháng 10 năm 2006, vào dịp thành lập Họcviện Quản lý giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.Giám đốc Học viện đã quyết định thành lập Khoa giáo dục với những tổ Bộmôn:
- Bộ môn Tâm lý- Xã hội học
- Bộ môn Giáo dục học
- Bộ môn Phương pháp và công nghệ dạy học
- Trung tâm tham vấn học đường
Khoa Giáo dục có chức năng, nhiệm vụ:
- Phối hợp với phòng Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch giảngdạy, học tập: tổ chức đào tạo theo chương trình giáo dục đại học mã ngànhTâm lý học giáo dục, mã ngành Giáo dục học và một số mã ngành khác củaHọc viện Giảng dạy các chuyên đề thuộc lĩnh vực Tâm lý- Giáo dục học chocác khóa đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài Học viện
- Ứng dụng và triển khai kết quả NCKH thuộc lĩnh vực Tâm lý- Giáodục học trong công tác quản lý giáo dục và xã hội
- Tổ chức tư vấn và dịch vụ về Tâm lý- Giáo dục học cho cá nhân, tổchức và các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước
Hiện nay, khoa Giáo dục đang đào tạo chủ yếu sinh viên mã ngànhTâm lý học giáo dục với mỗi khóa khoảng từ 150 đến 200 sinh viên, và đề tàichỉ nghiên cứu sinh viên năm nhất và năm hai ngành Tâm lý học giáo dục
Trang 342.1.2 Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm 100 sinh viên năm nhất là 2lớp khóa 10 chuyên ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Sinh viên khoa Giáo dục có đầu vào được tuyển từ các khối C và khối
D, các em đến từ nhiều vùng miền khác nhau chủ yếu là khu vực miền Bắc vàmiền Trung Sinh viên có tỷ lệ lớn là sinh viên nữ, chỉ có một số nhỏ là namgiới, không chỉ vậy, phần đông các em đến từ các vùng nông thôn, miền núinên thời gian đầu các em khá rụt rè và nhút nhát
Môi trường đại học không giống như môi trường khi các em hoc phổthông- nơi mà các bạn được thầy cô quan tâm, chăm học Bước vào đại họccác em phải tự học là chính, phải xác định rằng tất cả phụ thuộc vào chính bảnthân Chính vì vậy mà sinh viên năm nhất là giai đoạn chuyển giao nên cónhiều em vẫn chưa thích nghi, mơ hồ Hầu hết các em khi đã lựa chọn ngànhhọc đều đã trải qua giai đoạn tìm hiểu ngành nghề và chương trình học ở bậcphổ thông, song một số em tìm hiểu chưa kỹ các thông tin, một số em cảmthấy chán nản vì không như suy nghĩ, hay gọi là “vỡ mộng” với những mônhọc cơ bản khô khan Bên cạnh đó, sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục nóiriêng và khoa Giáo dục nói chung rất chăm chỉ, luôn tích cực, phấn đấu cốgắng vươn lên, có ý thức học tập tốt
2.2 Tiến trình nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này qua các gian đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017 tiến hành nghiên cứu
tài liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài như:lịch sử nghiên cứu, các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan đến đềtài nghiên cứu
Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, xây dựng hệ thống
những vấn đề lý luận làm cơ sở và công cụ cho giai đoạn nghiên cứu sau này
Nội dung:
Trang 35- Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, đặc biệt là những kháiniệm công cụ của đề tài nghiên cứu, từ đó làm cơ sở xây dựng phương phápnghiên cứu đề tài
Giai đoạn 2: Từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017, tiến hành khảo sát
thực trạng Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lýhọc giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Tiến hành điều tra thu thập thôngtin, từ đó kiến nghị biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về nghề nghiệp chosinh viên
Giai đoạn nghiên cứu này được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Điều tra trên 120 sinh viên nhằm tìm hiểu nhận thức về nghề
nghiệp của sinh viên, tìm hiểu ý kiến của sinh viên về các biện pháp nhằmnâng cao nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên để hình thành kịp thời địnhhướng, ý thức rèn luyện
Để thăm dò chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,gồm hệ thống các câu hỏi (phụ lục 1) Phiếu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sởnghiên cứu về mặt lý luận, với hệ thống câu hỏi đóng và mở tạo điều kiện chokhách thể có thể nêu ý kiện và nhận định của bản thân về vấn đề nghiên cứu.Đồng thời để nghiên cứu chuyên sâu chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 sinhviên về những vấn đề tập trung vào nội dung đề tài, cụ thể các câu hỏi (phụlục 2)
Bước 2: Xử lý kết quả điều tra.
Từ những số liệu thu được từ bước 1, chúng tôi sử dụng phương phápthống kê toán học để xử lý số liệu nhằm mụ đích đánh giá khách quan kết quảnghiên cứu của đề tài
Giai đoạn 3: Từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2017, tiến hành viết bản thảo
và hoàn thiện khóa luận
Trang 362.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Mục đích: hệ thống hòa vấn đề nghiên cứu ở trong cũng như ngoài
nước Từ đó xác lập quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứ đề tài và triểnkhai các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước vềnhận thức nói chung và nhận thức về nghề nghiệp nói riêng
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản liên quan đến nhận thức, nhận thức
về nghề nghiệp
- Xây dựng được các khái niệm công cụ làm cơ sở cho việc triển khainghiên cứu đề tài
2.3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Mục đích: Phiếu điều tra được thiết kế nhằm điều tra làm sáng tỏ thực
trạng Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Tâm lý họcgiáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Phiếu hỏi được thiết kế gồm các câu hỏidành cho sinh viên năm nhất (khóa 10) chuyên ngành Tâm lý học giáo dục,khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Nguyên tắc xây dựng phiếu điều tra
- Nội dung các câu hỏi trong phiếu điều tra tập trung vào các nội dungcủa đề tài nghiên cứu
- Nội dung phiếu điều phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, không lan man,
mơ hồ
- Phiếu hỏi bao gồm hệ thống câu hỏi đóng với những phương án trả lờisẵn, khách thể chỉ việc lựa chọn những phương án theo suy nghĩ của cá nhân,đồng thời có các câu hỏi mở để khách thể được nêu lên quan điểm cá nhân,đảm bảo tính khách quan
Trang 37Nội dung phiếu hỏi:
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi tiến hành sử dụng và xây dựngmột hệ thống câu hỏi gồm 13 câu với các nội dung:
- Thực trạng nhận thức về nghê nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm
lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục với các vấn đề: Hiểu biết vềngành học, đối tượng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp, môi trường làmviệc, giá trị nghề nghiệp
- Rút ra một số nguyên nhân thực trạng nghề nghiệp của sinh viên
+ Trao đổi với giảng viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu hỏi
+ Liên hệ với lớp trưởng các lớp sinh viên khách thể nghiên cứu
- Thực hiện: Tiến hành phát 100 phiếu với khách thể là 100 sinh viênnăm nhất chuyên ngành Tâm lý học giáo dục
Kết thúc: Thu lại số lượng phiếu hỏi, kiểm tra và tiến hành xử lý số liệu
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn.
Song song với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi còn tiếnhành phỏng vấn sâu đối với các sinh viên năm nhất ngành Tâm lý học giáodục, Học viện Quản lý giáo dục dưới hình thức trò chuyện về những nội dung
về hiểu biết, nhận thức về ngành nghề
Mục đích: Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về nghề nghiệp của
sinh viên năm nhất, năm hai ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lýgiáo dục
Số lượng phỏng vấn: 2 sinh viên
Trang 38Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: những hiểu
biết về ngành học, yêu cầu của nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp, đối tượng laođộng, môi trường lao động
Cách thức tiến hành: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo
nội dung xây dựng trước
2.3.4 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Dựa trên cơ sở về thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của
sinh viên năm nhất ngành Tâm lý học giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục
Nội dung và cách tiến hành: Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách
quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy chúng tôi sử dụng các công thức toánhọc tính tỷ lệ phần trăm đối với những câu hỏi lựa chọn một trong nhữngphương án cho trước
∑x i n ilà tổng số các mức độ của phương án lựa chọn
Dựa vào sử dụng bảng tính excel và tính thủ công để xử lý phiếu khảokhát
Trang 39Khi tính mức độ nhận thức của sinh viên chúng tôi quy ước theonguyên tắc sau:
Khách thể lựa chọn ở:
Mức độ 1: Tính 1 điểm, tương ứng với: Không quan trọng, không cầnthiết
Mức độ 2: Tính 2 điểm, tương ứng với: Trung bình
Mức độ 3: Tính 3 điểm, tương ứng với: Quan trọng, cần thiết
Mức độ 4: Tính 4 điểm, tương ứng với: Rất quan trọng, rất cần thiết.Mức độ nhận thức sẽ chia làm 3 mức độ:
- Dưới 1.99: Nhận thức của sinh viên ở mức độ thấp
- 2.0- 3.49: Nhận thức của sinh viên ở mức độ trung bình
- Trên 3.5: Nhận thức của sinh viên ở mức độ cao
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phối hợpcác nhóm phương pháp nghiên cứu thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lýluận và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến Việc sử dụng phối kết hợpnhiều phương pháp khác nhau nhằm mang lại hiểu quả cao hơn trong việcnghiên cứu đề tài Trong số các phương pháp kể trên, phương pháp điều trabằng phiếu hỏi là phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu để tiến hànhthực hiện nghiên cứu đề tài
Trang 40CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 3.1 Thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục.
Kết quả nghiên cứu thực trạng sẽ được trình bày theo khung lý thuyếtvới 5 nội dung cụ thể của vấn để nhận thức về nghề nghiệp của sinh viên như
đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, bao gồm:
Nội dung 1: Hiểu biết của sinh viên về tên ngành Tâm lý học giáo dục Nội dung 2: Nhận thức của sinh viên về đối tượng lao động của ngành