1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ: XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THANH LONG RUỘT ĐỎ VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH NHẤT LONG 2018 – 2023

85 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

Chiến lược Marketing quốc tế: Xuất khẩu thanh long ruột đỏ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2018 đến năm 2023 của Công ty TNHH Nhất Long được thực hiện dựa trên những tìm hiểu của nhóm làm đề tài về mặt hàng thanh long xuất khẩu, thị trường quốc tế, và tất cả những yếu tố liên quan khác.Có thể thấy, thị trường thanh long tại Hoa Kỳ còn nhiều hấp dẫn và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều năm qua, Việt Nam vẫn có ưu thế so với các nước khác về xuất khẩu thanh long ra quốc tế, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc làm thế nào để đạt được những tiêu chuẩn, yêu cầu của Hoa Kỳ và có một thương hiệu thanh long của Việt Nam thống nhất và đủ mạnh để cạnh tranh, tiếp tục dẫn đầu thị phần vẫn còn là một bài toán khó.Với ưu thế về mặt tài chính, Công ty TNHH Nhất Long quyết định chọn hướng đi đầu tư mạnh vào cơ sở sản xuất hiện đại, kỹ thuật canh tác tiên tiến, cho ra đời những trái thanh long tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cả về số lượng lẫn chất lượng, tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng người Việt sinh sống trên toàn nước Hoa Kỳ. Dựa vào sự yêu thích và ủng hộ sẵn có của người Việt đối với thanh long của quê hương, nhóm tin rằng sản phẩm thanh long của Công ty sẽ được đón nhận trên thị trường Hoa Kỳ.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ: XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THANH LONG RUỘT ĐỎ VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY TNHH NHẤT LONG

2018 – 2023

Nhóm 1 Lớp: Marketing Quốc tế sáng thứ 4 GVDH: TS Nguyễn Xuân Trường

Trang 3

DANH MỤC GIẢI THÍCH TỪ- CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Đvt: Đơn vị tính

EU: Thị trường chung Châu Âu

EUREPGAP: một tiêu chuẩn chung cho hoạt động quản lý trang trại được phát minh

vào cuối những năm 1990 bởi một số chuỗi siêu thị của châu Âu và các nhà cung cấpchính của họ GAP là viết tắt của cụm từ Good Agricultural Practices (Thực hành nôngnghiệp tốt) Mục đích của tiêu chuẩn này là để mang lại một tiêu chuẩn chung cho cácnhà cung cấp khác nhau, vấn đề đang gây ra rắc rối cho các nông dân thời bấy giờ Hiện

nó là chương trình chứng nhận trang trại được thực hiện rộng rãi nhất trên thế giới Phầnlớn các khách hàng nông nghiệp của châu Âu hiện tại đều được yêu cầu có bằng chứngnhận EurepGAP như một điều kiện tiên quyết để giao thương

GLOBALGAP:Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn

cầu.GLOBALGAP là một tổ chức đã thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhậncác sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu

USD: Đơn vị tiền tệ của Mỹ

UBND: Ủy ban nhân dân

VIETGAP: (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đốivới từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi Tiêu chuẩn GAP lànhãn hiệu được cấp cho sản phẩm không sử dụng chất hóa học, hạn chế tối đa sử dungphân bón, chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằmtạo ra các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

VND: Đơn vị tiền tệ Việt Nam

Trang 4

WTO: World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới XNK: Xuất- Nhập khẩu

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thanh long ruột đỏ

Hình 1.2 Sơ đồ nhập khẩu trái cây (trong đó có thanh long) của thế giới

Hình 2 1 Sơ đồ bộ máy công ty

Hình 1 1 Bản đồ khu vực sản xuất thanh long trên thế giới

Hình 3.1 GDP theo ngành của Trung Quốc năm 2014

Hình 3.2 GDP theo ngành của Trung Quốc năm 2015

Hình 6 1 Sơ đồ thị trường mục tiêu

Hình 6 2 Thị trường mục tiêu của thanh long ruột đỏ

Hình 6 3 Sơ đồ định vị sản phẩm thanh long ruột đỏ

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất thanh long Việt Nam năm 2015

Bảng 3.1 Chỉ số kinh tế Trung Quốc

Bảng 3.2 Kim ngạch xuất- nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

Bảng 3.3 Top 5 mặt hàng XNK Việt Nam - Trung Quốc tính tới tháng 8 năm 2015 Bảng 3.4 Chỉ số kinh tế Hoa Kỳ

Bảng 3.5 Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Bảng 3.6 Các chỉ số kinh tế Nga

Bảng 3.7 Kim ngạch ngoại thương Việt Nam- Nhật Bản

Bảng 3.8 Chỉ số GCI của một số quốc gia năm 2016 – 2017

Bảng 7.1 Bảng định giá sản phẩm dựa vào chi phí

Bảng 8.1 Sơ đồ Gantt phân công công việc

Bảng 8.2 Bảng dự trù kinh phí

Trang 7

MỤC LỤC

1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG 7

1.1 Giới thiệu sản phẩm thanh long ruột đỏ 7

1.2 Tình hình sản xuất thanh long nước ta 8

1.3 Tình hình tiêu thụ thanh long trong nước và trên thế giới 9

1.3.1 Trong nước 9

1.3.2 Thị trường xuất khẩu 10

1.4 Tổng quan thị trường 11

1.4.1 Khái quát tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu thanh long trên thế giới 11

1.4.2 Nhu cầu thị trường về thanh long của từng khu vực 13

1.5 Phân tích mô hình 5 - FORCES 14

2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 16

2.1 Giới thiệu công ty 16

2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh 17

2.2.1 Tầm nhìn 17

2.2.2 Sứ mệnh 17

2.3 Cơ cấu tổ chức 17

3 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU 19

3.1 Trung Quốc 19

3.1.1 Tình hình kinh tế 19

3.1.2 Quan hệ kinh tế 23

Trang 8

3.1.3 Tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Trung Quốc 25

3.1.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Trung Quốc 26

3.2 Hoa Kỳ 27

3.2.1 Tình hình kinh tế 27

3.2.2 Quan hệ kinh tế 29

3.2.3 Tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Mỹ 30

3.2.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Mỹ 31

3.3 Nga 31

3.3.1 Tình hình kinh tế Nga 31

3.3.2 Quan hệ kinh tế 33

3.3.3 Tiêu chuẩn áp dụng hàng nhập khẩu vào Nga 34

3.3.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Nga 34

3.4 Các chỉ số đánh giá môi trường đầu tư quốc tế 35

3.4.1 Chỉ số GCI 35

3.4.2 Chỉ số EDBI 37

3.5 Tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn quốc gia thị trường mục tiêu 38

3.5.1 Tính toán một số chỉ tiêu 38

3.5.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường 39

3.5.3 Lựa chọn và đánh giá thị trường mục tiêu 40

4 XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 41

4.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp với chiến lược của công ty Nhất Long 41

4.1.1 Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường ( First – In Strategy) 41

Trang 9

4.1.3 Xâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 42

4.2 Chiến lược thâm nhập phù hợp nhất với công ty Nhất Long 43

5 MỤC TIÊU DỰ ÁN 44

6 CHIẾN LƯỢC STP 46

6.1 Phân khúc thị trường 46

6.1.1 Xác định các tiêu thức phân khúc 46

6.1.2 Vẽ sơ đồ/ lập bảng phân khúc thị trường 47

6.2 Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu 49

6.2.1 Chọn thị trường mục tiêu 49

6.2.2 Tính tổng dung lượng thị trường ( TOM) 50

6.2.3 Tính dung lượng thị trường có khả năng khai thác 50

6.2.4 Xác định mục tiêu thị trường từng thời kỳ (SOM) 50

6.3 Định vị 51

7 CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX 52

7.1 Chiến lược sản phẩm 52

7.1.1 Tiêu chuẩn 52

7.1.2 Bao bì 53

7.2 Chiến lược giá 54

7.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá 54

7.2.2 Chiến lược giá cho công ty 55

7.3 Chiến lược phân phối 57

7.4 Chiến lược chiêu thị 58

8 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 60

Trang 10

8.1 Chuẩn bị nguồn lực 60

8.1.1 Nhân lực 60

8.1.2 Vật lực 61

8.2 Dự kiến kế hoạch triển khai 62

8.2.1 Sơ đồ Gantt 62

8.2.2 Quy trình xuất khẩu thanh long 63

8.2.3 Dự trù kinh phí 65

9 KẾ HOẠCH ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ 66

9.1 Đánh giá tính khả thi dự án 66

9.1.1 Chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư 66

9.1.2 Phương pháp đánh giá 67

9.2 Kế hoạch đánh giá, đo lường hiệu quả kinh doanh 68

10 KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG RỦI RO 69

10.1 Dự đoán rủi ro 69

10.1.1 Rủi ro từ môi trường vi mô 69

10.1.2 Rủi ro từ môi trường vĩ mô 70

10.2 Kế hoạch xử lý rủi ro 71

11 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73

11.1 Kết luận 73

11.2 Đề nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHẦN NHẬN XÉT NHÓM PHẢN BIỆN: NHẬN XÉT NHÓM 6 78

Trang 11

TÓM TẮT ( EXECUTIVE SUMMARY)

Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận được coi là miền đất của tráithanh long Việt Nam Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp chonông nghiệp địa phương như sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào cáctháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nôngthôn Với trữ lượng lớn, việc sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBALGAP…đểhướng tới nâng cao chất lượng, giá trị của thanh long Việt Nam không chỉ trong nước

mà hướng ra thị trường thế giới.Trong khi đó, Việt Nam- Hoa Kỳ có những kí kết vềhiệp định kinh tế, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đông đảo, ưa thích sản phẩm truyềnthống quê hương, tạo ra nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa

Kỳ Việc phân tích thị trường cho thấy, Thanh long Bình Thuận (Việt Nam) là sản phẩm

có giá trị thương mại, có khả năng cung ứng và xâm nhập tốt vào thị trường Hoa Kỳ

Trang 12

1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

1.1 Giới thiệu sản phẩm thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long trắng thông thườngngoài thị trường hiện nay Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ hoàng (tênkhoa học là Hylocereus) thuộc dùng H14 có xuất xứ từ Colombia Bên ngoài thanh long

đỏ có vỏ màu đỏ đậm tươi sáng, bên trong màu đỏ thẳm như son, nhìn thì quả nhỏ nhưnglại rất nặng cân, ruột giòn, thơm, đặc biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất Giốngruột đỏ có chứa nhiều Lycopene, là một chất chống oxy hóa thiên nhiên, có thể chốngung thư, bẹnh tim và làm giảm huyết áp Đây là một loại trái cây rất đẹp mắt và có lợicho sức khỏe

Hình 1.1 Thanh long ruột đỏ

Trong trái thanh long ruột đỏ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơthể, bao gồm nhiều loại vitamin: Như vitamin C, Protid, Vitamin A, Lycopen, Glucid,

và khoáng chất Mỗi 100g thanh long ruột đỏ cung cấp 40kcalo và 87,6% là nước.Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long ruột đỏ cũng rất cao so với các loại tráicây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan(pectin)

Trang 13

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của thanh long

(nguồn: tổng hợp)

1.2 Tình hình sản xuất thanh long nước ta

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nướcxuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết ởcác tỉnh/thành phố, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tậptrung ở các tỉnh như Bình Thuận, Tiền Giang, và Long An trong đó Bình Thuận là nơi

có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 63,2% diện tích và 68,4% sảnlượng cả nước Thanh long là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Bình Thuận Với đặcđiểm thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Thuận thì loại cây trồng thanh long như thương hiệucủa vùng đất này Thanh long ở Bình Thuận có 2 loại đó là thanh long ruột đỏ và thanhlong ruột trắng

Trang 14

Địa phương Diện tích

gieo trồng(ha)

Trồng mới(ha)

Diện tíchcho sảnphẩm (ha)

Năng suất(tạ/ha)

Sản lượng(tấn)

Bình Thuận 26,026.4 2,661.8 21,349.0 219.9 469,532.0

Bảng 1.2 Diện tích, sản lượng và năng suất thanh long Việt Nam

năm 2015(nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

1.3 Tình hình tiêu thụ thanh long trong nước và trên thế giới

Sản phẩm thanh long lưu thông trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi trong đó, thịtrường nội địa chiếm khoảng 15-20% sản lượng; 80-85% sản lượng còn lại được xuấtkhẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc

1.3.1 Trong nước

Trái thanh long đã có mặt trên hầu hết thị trường trong nước trong đó tập trung nhiều tạikhu vực phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung Hoạt độngmua bán thanh long do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thựchiện thông qua các kênh phân phối, chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố như Trung tâmkinh doanh Chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, chợ đầumối chuyên kinh doanh phân phối rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh Thanh Long cũng

có mặt trong hều hết hệ thống siêu thị trong nước như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội,

Trang 15

CoopMart, Lotte Mart, Big C, CitiMart… Tuy nhiên, do trên thị trường Việt Nam cónhiều loại trái cây nên Thanh long phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường tiêu thụtrong nước Theo ước tính, lượng thanh long tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đạt khoảng

15 – 20% tổng sản lượng

1.3.2 Thị trường xuất khẩu

Thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Đài Loan, Thanh long còn được xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Úc và Chi Lê

Theo số liệu thống kê, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu khoảng 900.000 tấn thanh long Trong 8 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu thanh long chiếm 49,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây, đạt 567,88 triệu USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái Tính riêng tháng 8/2016 đạt 86,15 triệu USD, tăng 18,3% so với tháng trước và tăng 200,5% sovới tháng 8/2015

Theo số liệu thống kê 8 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng thanh long, chiếm 91,2% tổng kim ngạch, đạt 518,1 triệu USD, tăng 165,3% so với 8 tháng đầu năm ngoái Tính riêng tháng 8/2016 đạt 81,22 triệu USD, tiếp tục tăng 18% so với tháng trước và tăng 248,5% so với tháng 8/2015

Mỹ – thị trường xuất khẩu thanh long lớn thứ hai của Việt Nam, đạt 11,64 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay, chiếm 2,1% tổng kim ngạch, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái Tính riêng tháng 8/2016 đạt 476 nghìn USD, giảm 9% so với tháng trước nhưng

tăng 195,2% so với tháng 8/2015.

Trang 16

Hình 1.2 Sơ đồ nhập khẩu trái cây (trong đó có thanh long) của thế giới

(nguồn: trademarketing.org)

1.4 Tổng quan thị trường

1.4.1 Khái quát tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu thanh long trên thế giới.

Trên thị trường thế giới hiện nay có 4 loại thanh long chính là thanh long vỏ đỏ, ruộttrắng chủ yếu đến từ Việt Nam và Thái Lan; thanh long vỏ đỏ, ruột đỏ đến chủ yếu từIsrael và Maylaysia; thanh long vỏ đỏ, ruột tím đến từ Guatemala, Nicaragua, Ecuador

và Israel; thanh long vỏ vàng, ruột trắng đến từ Colombia và Ecuador

Trang 17

Hình 1 2 Bản đồ khu vực sản xuất thanh long trên thế giới

(nguồn: http://vietnamtradeoffice.net )

Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:

- Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Srilanka…

- Trung Đông: Israel

- Châu Mỹ: Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala

Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Hoa Kỳ,Canada, châu Âu và Nhật Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica sản xuấtthanh long quy mô nhỏ, trong sân vườn Colombia hàng đầu sản xuất loại thanh longvàng Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ Israel cũng đượcxem là nơi sản xuất thanh long để xuất sang các nước châu Âu

Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng xuất khẩu thanh long hàng năm của cácquốc gia trên thế giới Tuy nhiên, có thể khẳng định rất nhiều nước đều có kế hoạch mở

Trang 18

rộng trồng thanh long, trong đó có cả Hoa Kỳ và Úc do những đánh giá tích cực về xuthế phát triển thị trường cho sản phẩm này.

1.4.2 Nhu cầu thị trường về thanh long của từng khu vực

Theo nghiên cứu của Công ty T&C về thị trường thanh long, không giống các mặt hàngkhác như cà phê hay gạo, thanh long vẫn chưa được biết đến rộng rãi với người tiêu

dùng trái cây trên thế giới (ngoài cộng đồng châu Á), đồng thời cũng chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới Tuy nhiên, các đánh giá đều cho thấy nhu cầu về thanh long đang có triển

vọng phát triển tốt trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới của thanh long ngoàichâu Á Nhu cầu này tăng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và quảng bá sản phẩm (đặcbiệt là thông tin về các tác dụng tốt cho sức khỏe của thanh long), giảm giá thành và cảithiện được độ ngọt của trái thanh long

Hiện tại, các thị trường tiêu thụ thanh long chính trên thế giới bao gồm 4 khu vực:

 Nhu cầu thị trường về thanh long của thị trường châu Á

Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc biệt là cácquốc gia có cộng đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọithanh long, hình dáng và màu sắc Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất

ở châu Á và cũng là lớn nhất thế giới hiện nay Nhu cầu thanh long tại Indonesia,Singapore, Thailand và Philippines những năm gần đây cũng tăng nhanh Một số quốcgia châu Á không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũngngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các đặc tính tốt cho sức khỏe mà tráithanh long mang lại

 Nhu cầu thị trường về thanh long của thị trường châu Âu

Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới và khá cởi

mở với các sản phẩm mới Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới

Trang 19

hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này Nếu cóthể giảm bớt giá thành và quảng bá rộng rãi hơn nữa về giá trị dinh dưỡng của trái thanhlong, chắc chắn loại trái cây này sẽ đến được với đông đảo cộng đồng dân cư tại cácquốc gia Châu Âu bên cạnh các quốc gia như Pháp, Ý, Nga và Hà Lan.

 Nhu cầu thị trường về thanh long ở thị trường Hoa Kỳ

Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung và gốcViệt nói riêng ở Hoa Kỳ Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụthanh long tương đối lớn Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là sản phẩmtương đối mới và chỉ được biết đến ở phân khúc của thị trường cấp cao Tuy nhiên, cácnhà phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới,bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã bắt đầu tiến hành trồng thanhlong để đáp ứng nhu cầu thị trường

 Nhu cầu thị trường về thanh long ở các quốc gia khác

Nhu cầu về thanh long ở một số nước như Ấn Độ, Chi Lê, Newzealand còn khá hạn chế

1.5 Phân tích mô hình 5 - FORCES

 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng:

- Có nhiều công ty, quốc gia cung ứng thanh long vào thị trường Mỹ Trong nước ta

có công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, Việt Dragon Fruit… lầ những công ty lớn có kinh nghiệm lâu năm trong việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ Bên cạnh đó,

có nhiều nước trên thế giới cũng có xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ

- Các dịch vụ tín dụng tốt, thuận tiện cho các doanh nghiệp

- Nguồn hàng tại nhà sản xuất theo tiêu chuẩn cao

Trang 20

+ Quy định của Hoa Kì về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt.

+ Quy định về yêu cầu về ngoại quan ( như trọng lượng trái thanh long, màu sắc, dạng quả, hình dáng, kích thước…)

+ Quy định của Hoa Kì về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

+ Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

- Chí phí gia nhập ngành không cao nên tạo nhiều áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

- Thanh long cũng như hàng nông sản là hàng dễ tiêu thụ, phù hợp với người tiêudùng nên các doanh nghiệp có thể gia nhập ngành và khả năng cạnh tranh cao

 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì chủ yếu là cá ngừ,tôm, thanh long, …

Các sản phẩm này gặp nhiều sự cạnh tranh từ sản phẩm thay thế như:

- Thanh long của Thái Lan: Thái Lan đang là đối thủ đáng gờm của trái thanh longViệt Nam Khoảng 6-7 năm về trước, Thái Lan chưa có trái thanh long, nhưng mới đây,nước này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập trung phát triển thành câychủ lực Trong khi thị phần trái thanh long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy nămqua giảm Từ vị trí gần như chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Namxuất khẩu vào châu Âu giảm chỉ còn hơn 50% Trong khi thị phần thanh long của TháiLan xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai do tạmnhập, tái xuất thanh long Việt Nam Có thời điểm (tháng) 48% lượng thanh long xuấtkhẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan Không chỉ mua thanh long Việt Nam, Thái

Trang 21

Lan cũng mua thanh long đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn đường xuất khẩu cho thanhlong của chính nhà vườn Thái Lan sản xuất trong tương lai

- Thanh long Trung Quốc: theo số liệu thống kê 8 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc

là thị trường xuất khâu chủ lực mặt hàng thanh long của Việt Nam, chiếm 91.2% tổngkinh ngach, đạt 518.1 triệu USD Tuy nhiên, theo Hiệp hội rau quả Việt Nam(Vinafruit), trong khoảng thời gian từ năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành trồng thanhlong với quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng vớithanh long Việt Nam

- Thanh long vùng Trung Đông

- Thanh long của châu Mỹ như Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala

 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Số lượng đối thủ cạnh tranh: hiện nay, Thanh long Việt Nam không chỉ gặp phải sựcanh tranh của các quốc gia trên thế giới mà còn cạnh tranh chính với các nhà trồngthanh long tại nội địa Hoa Kỳ

2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1 Giới thiệu công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Nhất Long

- Ngày thành lập: 11/09/2017

- Trụ sở chính: số 8 đường Phổ Quang, phường 9, Quận Tân Bình

- Nhà máy xử lí và đóng gói thanh long: xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh BìnhThuận

Trang 22

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước một cách tỉ mỉ, công ty đãquyết định chọn Thanh long ruột đỏ làm nông sản chính để xuất khẩu bởi giống thanhlong ruột đỏ có một số ưu điểm: thịt quả đỏ, ngọt, thời gian ra hoa kéo dài từ tháng

3 đến tháng 9 Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh longtrắng Thành phần dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ được đánh giá là gấp đôi thanhlong ruột trắng Đây là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợpnhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của phụ nữ đặc biệt là thị trường quốc tế rất

ưa chuộng mặt hàng này

Xét thấy với mục đích chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại thu nhập cao chongười nông dân,tại Việt Nam, thanh long Bình Thuận là sản phấm thứ tư của cả nướcđược Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học công nghệ vừa trao Quyết định đăng bạ tên gọixuất xứ hàng hóa Hội nông dân Bình Thuận đã triển khai trồng thí điểm mô hình thanhlong ruột đỏ theo tiêu chuẩn VIETGAP đạt được nhiều thành công và đạt chuẩn quốc tế,công ty đã quyết định chọn đây là nguồn nhập hàng lớn nhất

2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

2.2.1 Tầm nhìn

Nhất Long mong muốn trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam trong ngành hàngnông sản Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với dây chuyền hiện đại, chúngtôi quyết tâm trở thành thương hiệu đẳng cấp thế giới

Phấn đấu trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực, đưa thương hiệu Thanh LongViệt Nam trở thành thương hiệu mang đẳng cấp quốc tế

Trang 23

- Trở thành đối tác uy tín và đáng tin cậy nhất của khách hàng.

- Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích cực vào các hoạtđộng hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp

2.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 2 2 Sơ đồ bộ máy công ty

Công ty không phụ thuộc vào bất kì cá nhân nào trong Hội đồng Quản trị hoặc Ban điềuhành, sự thành công của công ty phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng, năng lực và sự phấnđấu của cả Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, cũng như khả năng tuyển dụng và giữnhân tài để tiếp bước cho các vị trí này Khả năng tiếp tục thu hút, giữ và động viênnhân sự cao cấp chủ chốt có ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Sự cạnh tranh vềnhân sự có kỹ năng và năng lực cao và việc mất đi sự đóng góp của một hay nhiều nhân

TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Ban đề

án và thanh toán công nợ.

Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Phòng kế hoạch thị trường và pháp chế.

Trang 24

sự ở những vị trí này mà không có đủ nhân sự thay thế hoặc không có khả năng thu hútnhân sự mới có năng lực với chi phí hợp lý sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinhdoanh và hoạt động của công ty Nhất Long.

3 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU

3.1 Trung Quốc

3.1.1 Tình hình kinh tế

Gần 40 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu tolớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.Hiện nay, Trung Quốc lànước thứ 4 sau Mỹ, Nhật và Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại

Trung Quốc đứng đầu thế giới về 35 loại sản phẩm công nghiệp như: máy thu hình màu,máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy tính, máy điện thoại kỹ thuật số, lò vi sóng,VCD, điện thoại di động, máy fax, xe máy, xe đạp, linh kiện máy tính, tơ lụa, trangphục… với hơn 40 loại sản phẩm có sản lượng chiếm trên 50% tổng sản lượng thế giới Các ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc là Nông nghiệp (chiếm 10.6% GDP), côngnghiệp và chế tạo (chiếm khoảng 48% GDP), du lịch ( chiếm 30% GDP), năng lượngkhoảng sản

- Dướiđây làbiểu đồchỉ số

về kinh

tế củaTrungQuốc:

Nông nghiệp; 9.70%

Công nghiệp; 43.90%

Dịch Vụ; 46.40%

Trang 25

Hình 3.3 GDP theo ngành của Trung Quốc năm 2014

Hình 3.4 GDP theo ngành của Trung Quốc năm 2015

- Bảng tổng hợp chỉ số kinh tế Trung Quốc:

GDP ( PPP) 16.42 nghìn tỷ

USD

17.63 nghìn tỷUSD ( đúng vị trí

số 1 trên toàn thếgiới)

19.51 nghìn tỷUSD (đứng vị trí

số 1 trên toànTG)

Trang 26

GDP theo ngành Nông nghiệp:

9.7%; Côngnghiệp: 43.9%;

Dịch vụ: 46.4%

Nông nghiệp:8.9%; Côngnghiệp:42.7%;Dịch vụ:48.4%

Dân số 1.367 tỷ người 1.422 tỷ người 1.379 tỷ người

Dân số (người Trung

1.900 triệu người 2.239 triệu người

Trang 27

36 thế giới) 41 thế giới)

Mặt hàng nông

nghiệp

gạo, lúa mì, khoai tây, ngũ cốc, đậu phộng, tràm hạt kê,

lúc mạch, táo, bông, sò, thịt lợn, ca

Tăng trưởng công

Mặt hàng chính Điện và các máy móc thiết bị (bao gồm xử lý dữ liệu, may

mặc, thiết bị cầm tay, điện thoại vô tuyến, dệt may, mạch

Trang 28

giới) giới)

Mặt hàng chính điện và các máy móc, dầu và nhiên liệu khoáng sản, thiết bị

quang học và y tế, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơ,

 Hợp tác thương mại với Việt Nam

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm những nhómhàng chính sau:

- Hàng điện tử: gồm máy vi tính , linh kiện và sản phẩm điện tử, chiếm 15,5% tổngkim nghạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

- Hàng nhiên nguyên liệu: dầu thô, than, quặng kim loại, các loại hạt có dầu, dượcliệu (cây làm thuốc)…

Trang 29

- Hàng nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau củ quả (đặc biệt là các loại hoa quảnhiệt đới như: chuối, xoài, chôm chôm, thanh long…), chè, hạt điều

- Hàng thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, một số loại mang tính đặcsản như: rắn, rùa, baba… tự nhiên hoặc được nuôi thả

- Hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột giặt, bánhkẹo…

Bảng 3.9 Kim ngạch xuất- nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

( Đơn vị: tỷ USD – Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Trang 30

3.623.032.663 Xơ, sợi dệt các loại 1.028.939.291

Vải các loại 3.560.675.123 Dầu thô 887.897.852

Bảng 3.10 Top 5 mặt hàng XNK Việt Nam - Trung Quốc tính tới

tháng 8 năm 2015 ( nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

3.1.3 Tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Trung Quốc

Tiêu chuẩn Quốc gia của Trung Quốc được ký hiệu là GB và có 3 loại tiêu chuẩn quốcgia là: GB (Tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng), GB/T (Tiêu chuẩn quốc gia tựnguyện áp dụng (không bắt buộc), GB/Z (Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quốc gia) Cókhoảng 15% trong tổng số tiêu chuẩn của Trung Quốc là bắt buộc áp dụng

Tiêu chuẩn chuyên ngành (tiêu chuẩn ngành công nghiệp của Trung Quốc) được xâydựng và áp dụng khi không có tiêu chuẩn quốc gia và được ký hiệu theo các lĩnh vựcchuyên ngành (có hai loại: bắt buộc và tự nguyện) Ký hiệu của tiêu chuẩn chuyên ngành

tự nguyện có thêm chữ cái T ở sau

Tiêu chuẩn địa phương được xây dựng khi không có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩnchuyên ngành Ký hiệu của tiêu chuẩn địa phương bắt buộc gồm DB + *, còn tự nguyên

Trang 31

áp dụng là DB+*/T, trong đó dấu * là mã số của các tỉnh của Trung Quốc theo tiêuchuẩn GB 2260/T.

Hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc phải trải qua các hoạt động kiểm tra, chứng nhận.Đối với hàng nhập khẩu vào Trung Quốc cần có các loại giấy chứng nhận chất lượngsau:

- Thứ nhất là Chứng nhận bắt buộc phù hợp tiêu chuẩn của Trung Quốc (Dấu CCC)

- Thứ hai là Chứng nhận kiểm tra kiểm dịch CIQ đối với thực phẩm và thực vật,động vật

- Thứ ba là Giấy chứng nhận đăng ký CFDA đối với thuốc và trang thiết bị y tế

- Tiếp theo là Nhãn năng lượng CEL

- Cuối cùng là các phế thải như phế thải kim loại, nhựa, giấy, điện-điện tử, dệt maytrước khi nhập khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký và được AQSIQ cấp giấy đăng ký.Các thiết bị viễn thông phải có “Giấy phép Truy cập Hệ thống” (The “Network AccessLicense”) do Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) thực hiện mới được lưuthông trên thị trường Trung Quốc Phần cứng và phần mềm sử dụng để mã hóa và bảomật dữ liệu yêu cầu phải có giấy chứng nhận phần mềm trước khi được lưu thông trênthị trường Trung Quốc

3.1.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Trung Quốc

Thuận lợi

Trung Quốc là một quốc gia đông dân, một thị trường tiềm năng xuất khẩu của ViệtNam.quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc còn có nhiều thuận lợi về mặt địa lý,vận tải hàng hóa tiện lợi, tiết giảm được nhiều chi phí, hình thức trao đổi thương mại đadạng…

Trung Quốc cũng có nhu cầu lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnhnhư nông lâm sản (gạo, sắn, cao su, rau quả, chè…); hàng thủy sản (tôm, cá da trơn…)

Khó khăn

Việc xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải thông qua nhiều chứng thư đi kèm

do cơ quan chủ quản nước xuất khẩu cấp

Trang 32

Sản phẩm nông thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chịu sự cạnh tranh gay gắt từ cácsản phẩm cùng loại của các nước ASEAN.

Kỳ Trong đó, ngành Dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ phát triển đứng đầu thế giới

- Công nghiệp:Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, cácnhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 3,268 nghìn tỷđô-la trong năm 2010 Tuy nhiên nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thếgiới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản

- Nông nghiệp : Hoa Kỳ là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sảnlượng ngũ cốc (lúa mì, ngô ) Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏtrong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình

USD

17.42 nghìn tỷUSD

17.97 nghìn tỷUSD

Trang 33

GDP theo đầu người 52,400 USD 54,800 USD 56,300 USD

người 313,847,465người 317,574,657người

Dân số ( người Hoa Kỳ gốc

Việt và Người Việt chưa có

quốc tịch Mỹ)

1,642,950người 1,602,653người 1,617,328 người

Kim ngạch xuất khẩu 1575 tỷ 1610 tỷ 1610 tỷ

Mặt hàng chính sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, hoa quả, ngô)

9.2%, nguyên liệu công nghiệp 26.8%, tư bản phẩm(thiết bị bán dẫn, máy bay, linh kiện ô tô, máy vitính, thiết vị viễn thông) 49%, hàng tiêu dùng (ô tô,dược) 15%

Trang 34

Các bạn hàng chính (2013) Canada 19%, Mexico 14.3%, Trung quốc 7.7%, Nhật

4.1%

Mặt hàng chính sản phẩm nông nghiệp 4,9%, nguyên liệu công

nghiệp 32,9%(dầu thô 8,2%), tư bản phẩm 30,4%(máy vi tính, thiết bị viễn thông, linh kiện ô tô, máyvăn phòng), hàng tiêu dùng 31,8% (ô tô, quần áo,dược, đồ nội thất, đồ chơi)

Các bạn hàng chính (2013) Trung quốc 19.6%, Canada 14.6%, Mexico 12.3%,

Trong năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Hoa Kỳ đạt41,27 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2014 và gấp 6,1 lần so với con số 6,77 tỷ USDđược ghi nhận vào năm 2005 Trong đó, xuất khẩu đạt gần 33,47 tỷ USD và nhập khẩuđạt 7,79 tỷ USD

Trang 35

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa

3.2.3Tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào đềuthuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang Bộ Thương mại, Văn phòng đại diện thươngmại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ thể nhất là Hải quan Hoa Kỳ là những cơ quan cótrách nhiệm đối với vấn đề này Các giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vàoHoa Kỳ gồm: Giấy nhập khẩu hải quan; Hoá đơn thương mại; Danh mục kiện hàng (nếucó); Giấy tờ khác theo yêu cầu cụ thể của chính quyền liên bang hay địa phương Hoa

Kỳ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chấtlượng, kỹ thuật

Vấn đề nhập khẩu thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu đều phải chịu sự điềutiết của các luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal Drug andCosmetic Act- FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng ( Fair Packaging and LabelingAct-FPLA) VÀ Luật về Dịch vụ Y tế (PHSA)

Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm chịu trách nhiệm quản lí nhà nước nhậpthực phẩm vào Hoa Kỳ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA) có quy định riêng đối vớitừng loại nông sản được nhập (các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín)

3.2.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Hoa Kỳ

Thuận lợi

Trang 36

Cộng đồng người Việt Nam ở đây khá hơn lớn , theo “Nghiên cứu về cộng đồng ngườiHoa Kỳ” do chính phủ Hoa Kỳ thực hiện từ năm 2005 được công bố mới đây cho thấy

có khoảng 1,5 triệu người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 10,5% tổng sốngười Hoa Kỳ gốc châu Á Vậy đây là một thị trường lớn và hấp dẫn cho các mặt hàngthực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam Thêm vào đó, cộng đồng người Việt tại Hoa

Kỳ sẽ là chiếc cầu nối hiệu quả để doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Hoa Kỳ

Khó khăn

Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giáthấp rấtkhó cạnh tranh.Thị trường đầy cạnh tranh và nhiều rảo cản như vậy nhưng nănglực đáp ứngcủa các doanh nghiệp lại rất hạn chế Quy mô các doanh nghiệp của ViệtNam còn nhỏ, phầnđông còn dừng ở gia công thuần túy, các doanh nghiệp Hoa Kỳthường đặt mua hàng hoặc đặt sảnxuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật củahọ

3.3 Nga

3.3.1 Tình hình kinh tế Nga

Nga trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn trên thế giới Kinh tế Liên bang Nga pháttriển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6-8%/năm Kinh tếcủa Nga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa, với các nhóm hàng xuất khẩu chính là dầu

mỏ, khí đốt, hóa chất, kim loại, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng Nga đangtập trung ưu tiên cho phát triển ngành năng lượng do năng lượng trở thành ngành kinh tếmũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gầnđây Cho tới năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga sẽ tăng khoảng 9%, trongkhi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3

GDP (ppp) 2.096 nghìn 2.057 nghìn 2.099 nghìn

Trang 37

tỷ USD tỷ USD tỷ USD

139.025triệu người

Dân số người Nga gốc Việt và Người

Việt chưa có quốc tịch Nga

151,950người

152,400người

154,015người

512.6 tỷUSD

USD

450.5tỷUSD

344.3 tỷUSD

Thu nhập bình quan đầu người

( USD)

Trang 38

Bảng 3.13 Các chỉ số kinh tế Nga ( nguồn http://vcci.com.vn )

3.3.2 Quan hệ kinh tế

Quan hệ thương mại Việt - Nga có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh Trong nhữngnăm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều luôn có sự tăng trưởng cao, cụ thể năm

2000 mới đạt hơn 400 triệu USD đến năm 2007 đạt 1,01 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,83 tỷ

USD và năm 2013 đạt 2,76 tỷ USD(theo số liệu của LB Nga là 3,97 tỷ USD).

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga trong nhiều năm gần đây vẫn làxăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩuchủ yếu của Việt Nam sang Nga bao gồm điện thoại và linh kiện (chiếm khoảng trên40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga), máy vi tính và sản phẩm điện

tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả

Năm 2014, trong bối cảnh ”khủng hoảng Ucraina”, thương mại songphương giữa Việt Nam và Liên bang Nga (LB Nga) gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do ởkhâu thanh toán (biến động tỷ giá đồng rúp so với đô la Hoa Kỳ và euro, chuyển khoảnqua ngân hàng, ) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mạisong phương Việt – Nga năm 2014 đạt 2,55 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ nămtrước Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang LB Nga đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm9,3% và nhập khẩu từ LB Nga sang Việt Nam đạt 820 triệu USD, giảm 3.8%

Trang 39

Tổng kim ngạch XNK 2.759 2.547 2.185

Bảng 3.14 Kim ngạch ngoại thương Việt Nam- Nhật Bản (Đơn vị: tỷ USD – nguồn: Tổng cục Hải quan)

3.3.3 Tiêu chuẩn áp dụng hàng nhập khẩu vào Nga

Nga tiếp tục duy trì một số rào cản đối với hàng nhập khẩu, bao gồm cả thuế quan lẫnhạn ngạch thuế quan, phí và lệ phí phân biệt đối xử

3.3.4 Thuận lợi và khó khăn của thị trường Nga

Thuận lợi

Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa xuấtkhẩu của Việt Nam vào thị trường Nga mới chỉ tới được thành phố lớn, thêm vào đó, thịtrường Nga lại có nhu cầu tiêu thụ cao đối với những mặt hàng mà Việt Nam hoàn toàn

có khả năng xuất khẩu

Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, không đòi hỏi hàng hoá phải đảm bảo chấtlượng cao như các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hoá của ViệtNam dễ xâm nhập thị trường Bạn hơn

Trang 40

3.4 Các chỉ số đánh giá môi trường đầu tư quốc tế

3.4.1 Chỉ số GCI

Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu năm 2016 – 2017 tiến hành khảo sát 138 nền kinh tếdựa trên 12 tiêu chí về khả năng cạnh tranh do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố chobiết, chỉ số GCI – chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của một số quốc gia như sau:

Bảng 3.8 Chỉ số GCI của một số quốc gia năm 2016 – 2017

Chỉ số GCI phản ánh một cách khá tổng hợp về “diện mạo” và “thực trạng” của các nềnkinh tế Thông qua bảng trích dẫn trên có thể thấy, năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ xếp

vị trí cao nhất trong 4 quốc gia trên, xép theo sau đó lần lượt là Trung Quốc, Nga vàViệt Nam Theo đánh giá trong báo cáo Cạnh tranh toàn cầu năm 2016 – 2017, Hoa Kỳvẫn ổn định ở vị trí thứ 3, cho thấy những cải thiện trong các lĩnh vực bao gồm ổn địnhkinh tế vĩ mô đó là kết quả của giảm thâm hụt ngân sách Rào cản phi thuế quan xuấthiện ít gánh nặng hơn quá khứ Tuy nhiên, năng suất trì trệ làm giảm xuống triển vọngtăng trưởng, làm nổi bật nhu cầu về khả năng cạnh tranh mới ngay cả trong các nền kinh

tế hàng đầu Mặc dù nằm trong top 10 nền kinh tế và tin tức tích cực gần đây từ Dân sốHiện nay, Báo cáo 2016 cho thấy sự hồi phục thu nhập tăng trưởng ở tất cả các nhómthu nhập, Hoa Kỳ không xếp hạng trong top 10 về bất kỳ cơ sở yêu cầu trụ cột (tổ chức,

Ngày đăng: 25/04/2018, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w