SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 6 Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm Họ và tên: Trịnh Thị HằngĐơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi Krông Ana, t
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 6
Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
Họ và tên: Trịnh Thị HằngĐơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi
Krông Ana, tháng 3 năm 2018
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường
gặp trong công tác chủ nhiệm
Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
Họ và tên: Phạm Thu HàĐơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi
Krông Ana, tháng 2 năm 2018
Trang 21 Giáo viên chủ nhiệm: GVCN.
2 Giáo viên bộ môn: GVBM
3. Cha mẹ học sinh: CMHS
4 Trung học cơ sở: THCS
5 Học sinh: HS
Trang 3I Phần mở đầu:
1 Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết số 29/NQ-TW khóa XI một lần nữa đã nhấn mạnh luận điểm
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ”, coi đó là sự phát triển cho tầm nhìnchính sách, tư duy chiến lược và hành động kế hoạch để triển khai Nghị quyết vàothực tiễn có hiệu quả Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìakhóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Không chỉ ở Việt Nam mà ở cácquốc gia trên thế giới đề coi giáo dục là quốc sách
Nhân dân ta vẫn có câu “Giáo tử anh hài ” ( Chăm sóc con người ngay từ khicòn trong bụng mẹ) Ngày nay sự “ trồng người” không chỉ ở nước ta mà ở cácnước trên thế giới cũng đều gặp khó khăn chung vì khủng hoảng về đạo đức, lốisống, thay thế nét đẹp của nền văn hóa vốn có bằng thị hiếu thẩm mĩ mới Chính vìvậy, muốn “ đào tạo” được một công dân tốt trước hết là phải có được sự kết hợpgiáo dục từ gia đình nhà trường và xã hội Trong Nhà trường, người giáo viên làngười giữ vai trò quyết định trong việc dạy – và việc học của người học sinh bởigiáo viên là người trực tiếp hướng dẫn học sinh trong các hoạt động cụ thể Hiện
nay Bộ giáo dục Đào tạo đã và đang triển khai “Xây dựng trường học thân học sinh tích cực” đó cũng chính là khẩu hiệu của trường THCS Nguyễn Trãi
thiện-trong những năm vừa qua
Người giáo viên là người được đào tạo bài bản về tri thức để hướng dẫn họcsinh lĩnh hội được kiến thức và người giáo viên cũng là người hoàn thiện về nhâncách để giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường Trong việc hình thànhnhân cách, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh thì người quan trọng ngoài cha mẹ
đó là giáo viên và có vai trò quan trọng, nhất là giáo viên chủ nhiệm Tuy đã đượcđào tạo bài bản nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu có sở trường riêng Về chuyênmôn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý giáo dục họcsinh trong công tác chủ nhiệm thì mỗi người có một cách giáo dục học sinh riêng
Từ khi ra trường đến nay ngoài tham gia giảng dạy bộ môn Hóa trong Nhàtrường tôi còn được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt, trong năm
Trang 4học 2016-2017 tôi được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm một lớp
có nhiều học sinh “cá biệt ” Trong quá trình công tác tôi cũng đã giải quyết đượcmột số tình huống xảy ra ở học sinh Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi viết sáng
kiến kinh nghiệm với đề tài “Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm ” Khi xây dựng đề tài này tôi hi
vọng được chia sẻ một số kinh nghệm ít ỏi của mình trong công tác chủ nhiệm lớp
có nhiều học sinh cá biệt với các thầy cô khác
2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.
Nhiệm vụ:
- Qua việc trải nghiệm là giáo viên chủ nhiệm, bản thân rút kinh nghiệm đểgiải quyết những tình huống cụ thể như thế nào nhằm phát huy tính tích cực củahọc sinh, nâng cao đạo đức của các em
- Bản thân đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ việc trải nghiệmtrong công tác chủ nhiệm
3 Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu trong quá trình chủ nhiệm lớp (dẫn chứng năm học 2017) ở trường THCS Nguyễn Trãi
2016 Nghiên cứu lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Trang 5Trong đề tài này tôi chỉ dẫn ra một số tình huống sư phạm tôi đã gặp phảitrong năm học làm công tác chủ nhiệm lớp học: Lớp 9A3 trường THCS NguyễnTrãi năm học 2016- 2017.
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Thu thập những thông tin về vaitrò của người GVCN lớp trong việc giải quyết các tình huống
- Thu thập thông tin, lý lịch cụ thể của các em học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Trao đổi trò chuyện với giáo viên bộ môn, học sinh, tình cảm bạn bè và cha
mẹ học sinh
- Ghi chép những việc tôi đã làm được và mang lại kết quả khả quan trong
quá trình làm công tác chủ nhiệm
- Thu nhập những số liệu cụ thể để làm minh chứng cho kết quả trong quátrình công tác
II Phần nội dung:
1 Cơ sở lí luận.
a Khái niệm GVCN lớp:
- GVCN lớp là người thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học, là nhân vật chủ
chốt, là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trògiỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể lớp vững mạnh GVCN còn làcầu nối giữa Nhà trường với gia đình
- GVCN là người thứ hai sau gia đình kịp thời nắm rõ tâm tư, hiểu được tâm
lý của các em, là chỗ dựa vững chắc để các em được giãi bày tâm sự từ đó giúp đỡcác em vượt qua những khó khăn
Tóm lại, theo tôi GVCN là nhân tố quyết định, lực lượng quan trọng góp phầnrất to lớn trong việc giáo dục HS Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, tinh thầntrách nhiệm, tâm huyết và tình thương, GVCN phải khéo léo và có lòng kiên trì
b Vai trò của GVCN
Đối tượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm là ở bậc THCS Ở lứa tuổi này nhâncách các em chưa được hoàn thiện và trong suy nghĩ của các em là luôn chứng tỏmình là người lớn Chính vì vậy, khi một vấn đề xảy ra các em tự giải quyết theohướng của mình, có trường hợp không nghe lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi dẫnđến trở thành học sinh cá biệt Do đó vai trò của người giáo viên là:
Trang 6- Thay mặt hiệu trưởng quản lý và giáo dục toàn diện học sinh trong một lớp
học Việc quản lý và giáo dục học sinh thống nhất mật thiết với nhau Để giáo dụctốt phải quản lý tốt, quản lý tốt sẽ cho kết quả giáo dục tốt hơn Thực tế cho thấy:Nếu không thống nhất được hai mặt này thì kết quả giáo dục cho từng tập thể haytừng cá nhân học sinh đều không mang lại hiệu quả mong muốn
- GVCN là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể
học sinh, giải quyết một số vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các em
- GVCN cố vấn hoạt động tập thể của lớp, phát triển phong trào tập thể lớp
ngày càng vững mạnh
- GVCN đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, phối hợp và thống nhất các
lực lượng tác động tới việc giáo dục học sinh
Vì vậy, để thực hiện tốt những vai trò trên của GVCN thì bản thân mỗi ngườicần phải nắm rõ hoàn cảnh, hiểu được cá tính của từng em học sinh Và trong mỗitrường hợp cụ thể đưa ra cách giải quyết tình huống thật đúng đắn để học sinh
“ tâm phục khẩu phục” mình Có như vậy, mới trở thành chỗ dựa vững chắc và dìudắt các em ngày càng tiến bộ về mọi mặt cũng như hạn chế tình trạng chán học dẫnđến suy giảm về sĩ số
c Tình huống sư phạm
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thờigian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết.Trong quá trình giáo dục nảy sinh vô vàn những tình huống và gọi đó là tìnhhuống sư phạm Tình huống sư phạm có thể là xảy ra giữa học sinh với học sinh,hay giữa học sinh với giáo viên… và xảy ra ở trong Nhà trường hay trong cộngđồng Và dù xảy ra ở đâu hay xảy ra như thế nào, với ai thì những tình huống ấyđều rất bất ngờ Và người GVCN sẽ là người trực tiếp cùng với các bộ phận giáodục khác giải quyết tình huống ấy Nhưng để giải quyết tình huống thì không cómột tài liệu hay sách vở nào hướng dẫn cho người GVCN thực hiện điều đó cả màchỉ bằng kinh nghiệm, kỹ năng họ đưa ra cách giải quyết vấn đề Vì tình huống sưphạm nảy sinh từ thực tế dạy học nên trong các trường đào tạo sư phạm chỉ nêu lý
Trang 7thuyết và hướng giải quyết chung chứ không đặt ra tình huống cụ thể Nói như vậy
có nghĩa là mỗi GVCN sẽ có cách để giải quyết một vấn đề theo hướng khác nhau
…Vì thế, “Tình huống sư phạm là những câu chuyện ẩn chứa trong mình những
thông điệp Đó không phải là những câu chuyện đơn thuần mà là những câu chuyện để giáo dục”.
d Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Ở lứa tuổi này các hoạt động thay đổi nhiều về:
+ Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng
phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trởnên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn
+ Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất: Đặc điểm cơ bản của
trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ có chủđịnh được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũngđược nâng cao
Học sinh Trung học Cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừutượng, từ ngữ Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hànhcác thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu Kỹ năngnắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các embắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại Tốc độ ghinhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càngnhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốthơn Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từngcâu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình
+ Tư duy :
Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:
- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặcđiểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên Nhưng thành phần của tư duy hìnhtượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu
Trang 8trúc của tư duy.
- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờcũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp Khi nắm khái niệmcác em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức
- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biếtlập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em không dễ tin như lúc nhỏ,nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy nhữngđiều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức
2 Thực trạng của vấn đề
Do đặc thù địa phương có cả thôn, buôn cả người Kinh và người dân tộc thiểu
số nên lượng học sinh vào học tại trường có một số đối tượng không ngang bằngnhau về học lực và hạnh kiểm, có một số học sinh không màng đến việc học mà chỉ
về xếp lớp, với hình thức đại trà, số lượng học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu
số tương đối nhiều Sự giao thoa văn hóa giữa người kinh và người Ê đê tạo điềukiện để tâm lí muốn thể hiện mình, tập làm người lớn của HS THCS phát triển Vềphía gia đình, có một số gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên phải gửi concho ông bà, người thân để đi làm ăn xa ở Sài Gòn, Đồng Nai… vì vậy các em được
“thả lỏng ” nên dễ bị sa ngã Bố mẹ không dạy bảo con ngay từ nhỏ trong gia đình,không có mặt bên cạnh con trong thời gian chuyển từ trả con sang người lớn Các
em dễ mang tâm lí bị bỏ rơi hoặc không ai quản lí nên sa ngã Về học sinh sau mộtthời gian các em nắm được đặc điểm, tính cách của giáo viên một số em bắt đầu có
sự phân biệt qua cách giảng dạy kiểm tra của từng giáo viên Từ đó những học sinhnày có những biểu hiện học tập đối phó Dần dần sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm
do nhiều tác động dẫn đến những tình trạng như: thường xuyên không học bài,không làm bài tập, bỏ học cúp tiết, mê chơi game, không chấp hành nội quy trườnghọc, quậy phá trong giờ học… gọi chung là “học sinh cá biệt ”, từ đó dẫn đếnnhững tiêu cực khác Hoặc do trong quá trình học tập do tiếp cận với cuộc sốngkhông lành mạnh dẫn đến việc các em bị sa ngã Những đối tượng nêu trên mặc dù
Trang 9không nhiều nhưng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm đây là vấn đề không
ít khó khăn trong công tác quản lý lớp, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến họcsinh khác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường Hướng giảiquyết những tình huống sư phạm quá khắt khe và áp đặt sẽ khó phù hợp vì độ tuổihọc sinh THCS khá đặc biệt- thay đổi nhiều về tâm sinh lý Vì vậy, giáo viên ngoàikiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm, kịpthời giáo dục học sinh cá biệt, đưa các học sinh nghỉ học trở lại trường lớp, tạo môitrường giáo dục thân thiện, tích cực, đầy ý nghĩa
Năm 2016 – 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 nhưng qua tìm hiểu
ở năm học trước (2015 – 2016 ) tôi nhận thấy lớp khá nhiều học sinh cá biệt và họclực khá yếu
Về học lực Giỏi: 0 học sinh; Khá: 7 học sinh; Trung bình: 8 học sinh ; Yếu:5học sinh ; Kém: 3 học sinh
Về hạnh kiểm Tốt: 15 ; Khá: 5; Trung bình: 3; Yếu: 0 học sinh Tỷ lệ học sinh
bỏ học: 3 học sinh
Về phía học sinh trong lớp một trong những yếu tố sau làm ảnh hưởng đến kếtquả học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm của các em dẫn đến việc các em trởthành học sinh cá biệt:
- Một số em vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ phải đi làm ăn
xa, gửi các em cho ông bà, họ hàng nuôi dưỡng
- Có những em bố mẹ li dị dẫn đến không có điều kiện quan tâm chăm sóc
con cái
- Những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em phải nghỉ học
thường xuyên để đi làm thuê kiếm tiền dẫn đến kết quả học tập sa sút, chán học
- Một số gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế
muốn con nghỉ học sớm lập gia đình dẫn đến các em chán học và trở thành học sinh
cá biệt
- Một bộ phận các em đua đòi theo bạn bè, a dua theo những thói hư, tật xấu.
- Có em gia đình khá giả nhưng bố mẹ lo làm ăn, chỉ biết dùng tiền để giáo
dục con
Trang 10- Về phía GVCN lớp: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi gặp
những tình huống sau đây: Học sinh chán học, lười học, bỏ học đi chơi; học sinhnghiện game; học sinh đánh nhau vì nhiều nguyên nhân; học sinh đua đòi bắt bố
mẹ mua xe máy; học sinh không chấp hành nội quy của lớp, của nhà trường; học
sinh tham gia vào các buổi lao động không nhiệt tình; học sinh bỏ nhà đi… Đứng
trước mỗi vấn đề người GVCN cần phải thật sáng suốt để giải quyết vấn đề có nhưvậy chúng ta mới giành được niềm tin từ phía học sinh và phụ huynh, và khi đã cóniềm tin chúng ta sẽ thành công trong việc giáo dục các em Và để làm tốt những
việc ấy thì bản thân tôi thiết nghĩ bản thân cần phải:
+ Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau, tránh những suy nghĩ áp đặt.+ Cởi mở, chân thành với các em cho dù khi các em có vi phạm khuyết điểmcũng kiềm chế bản thân không la mắng, trách móc nhưng phải giữ thái độ nghiêmkhắc
3 Nội dung và hình thức của giải pháp
a Mục tiêu
Giáo dục ý thức đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng học tập trong lớp chủnhiệm có nhiều học sinh cá biệt
b Nội dung
- Ngay từ khi nhận lớp GVCN cần nắm được lý lịch của học sinh, trao đổi
với thầy (cô ) GVCN lớp ở năm học trước để hiểu thêm về từng hoàn cảnh họcsinh
- Phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và học sinh ngoan, chưa ngoan
để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý Tránh tạo điều kiện những em hay nói chuyện,hay nghịch ngồi gần nhau gây ảnh hưởng những em khác
- Đầu năm khi họp phụ huynh trao đổi thẳng thắn về tình hình lớp, tiếp thu ý
kiến của phụ huynh để đưa ra cách giải quyết tình huống có hiệu quả
- Thông báo cho phụ huynh về việc sử dụng phiếu liên lạc hàng tuần để phụ
huynh tiện theo dõi
Trang 11- Chọn ra đội ngũ ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó có tinh thần trách nhiệm
cao
- Tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn bằng
cách trích quỹ lớp, hoặc đưa lên liên đội để đề nghị được tặng quần áo, sách vở hayđược mượn xe đạp…
- Có mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN và cha mẹ học sinh.
- Có hình thức xử lí kịp thời với những em vi phạm nội quy.
- Thường xuyên lắng nghe ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ
trách Đội, Ban nề nếp, giáo viên bộ môn về tình hình lớp
- Xây dựng tiết sinh hoạt lớp có nội dung phong phú để tránh suy nghĩ của
các em đó là: “Giờ sinh hoạt lớp là giờ xử tội ” mà thay vào đó là tổ chức các tròchơi, lồng ghép nội dung giáo dục
- Luôn sâu sát, lắng nghe và phân tích cho các em về việc làm của bản thân
dù tốt, dù xấu để phát huy hay sửa chữa
- Động viên kịp thời cho dù đó là tiến bộ nhỏ để các em có động lực cố gắng
hơn trong học tập và tu dưỡng đạo đức
- Trong các hoạt động phong trào mà lớp tham gia GVCN cũng nên “hòa
mình “vào với các em để các em cảm thấy được quan tâm nên sẽ cố gắng và sẽ đạtkết quả cao
c Hình thức của giải pháp ( Giải quyết một số tình huống thường gặp trong công tác chủ nhiệm)
Tình huống 1: Khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 thì việc đầu
tiên là tôi tìm hiểu tình hình lớp thông qua GVCN cũ, qua tìm hiểu tôi biết đượctrong lớp có một số em hay cúp tiết, nghỉ học để đi chơi game
Trang 12Giải quyết: Đầu năm học, khi được nhận lớp tôi sẽ tìm hiểu để tìm được
một số em ngoan, có ý thức tốt là nguồn thông tin kịp thời để tôi nắm bắt tình hìnhlớp nhanh chóng Vào buổi họp phụ huynh đầu tiên, tôi sẽ yêu cầu CMHS cho sốđiện thoại thật chính xác, địa chỉ nhà và yêu cầu khi con em họ nghỉ học ngoài việcviết giấy xin phép thì cần phải gọi điện trực tiếp cho GVCN để tránh trường hợp
HS giả mạo chữ ký Tôi cũng ghi rõ lịch học trái buổi cũng như thời khóa biểu trênlớp để CMHS quản lí con em họ chặt hơn Ngoài ra tôi còn triển khai việc dùng sổliên lạc để liên lạc với gia đình hàng tháng, đánh giá hai mặt giáo dục của con emtrong tháng Hơn nữa, bất kì một sự việc nào xảy ra tôi cũng tìm cách giải quyết kịpthời chứ không cộng dồn vào tiết sinh hoạt lớp Trong tiết sinh hoạt lớp, tôi cũnglồng ghép giảng giải giúp HS hiểu việc chơi game hay sử dụng mạng xã hội là cuộcsống ảo, có ý kiến thì nói chơi game là cách tiếp cận sự tiến bộ của công nghệthông tin nhưng ta đừng nên giành quá nhiều thời gian cho nó, mà chỉ dùng để giảitrí và thời gian còn lại nên sử dụng cho việc học và làm việc…
Tình huống 2: Không chỉ lớp 9A3 mà ở các lớp mà tôi đã từng chủ nhiệm
hay ở những lớp khác, khi lớp tổ chức buổi lao động thì số học sinh nhiệt tình thamgia là số ít còn lại đa số các em đều lẩn tránh, đùn đẩy việc cho các em khác