1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

25 438 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chủ nhiệm lớp, đặc biệt với một lớpđầu cấp bản thân nhận thấy một số thực trạng như sau:Giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong việc tìm hi

Trang 1

I Phần mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Danh sĩ Ngô Thì Nhậm từng nói "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải

phát triển giáo dục”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Đảng và Nhà Nước ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của dân tộc Sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự

hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi

ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Như vậy có thể thấy từ

xưa đến nay đất nước ta luôn coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển

của đất nước Vì thế sự nghiệp “trồng người” là một sứ mệnh rất đỗi vinh quang

nhưng cũng không kém phần nặng nề đối với mỗi nhà giáo Đặc biệt vai trò củangười giáo viên chủ nhiệm - người trực tiếp quản lí và dạy dỗ các em học sinhđược coi trọng hơn bao giờ hết

Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực trạng vi phạm đạo đức của học sinhngày càng trở nên trầm trọng Việc học sinh gây gỗ đánh nhau, đánh nhau có hungkhí và vô lễ với giáo viên không còn xa lạ, nó đã trở thành vấn đề hết sức quanngại đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung Chính vì vậy giáodục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước để các em trở thành nhữngcon người vừa có tài vừa có đức là việc hết sức quan trọng Tuy nhiên trên thực tếcòn có rất nhiều giáo viên chưa có đầu tư đúng mực vào công tác chủ nhiệm, một

số giáo viên khác thì nhiệt tình quan tâm tới lớp nhưng lại chưa có phương phápquản lí thích hợp dẫn tới kết quả học tập và nề nếp của lớp ngày càng đi xuống

Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là nhữngcon ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động,bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội Vì thếbản thân cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp để học sinh phát triển một cáchtoàn diện Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học cơ sởNguyễn Trãi, bản thân đã đúc rút được một số biện pháp giáo dục học sinh để chia

Trang 2

sẻ cùng với các đồng nghiệp nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện và nâng caohiệu quả trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 6.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 6A7 trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

4 Giới hạn đề tài

Công tác chủ nhiệm lớp 6A7 trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi năm học2016-2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin qua các bài thamluận trên Internet

Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, họcsinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè của học sinh

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những kinh nghiệm của cácgiáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình

Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm lớp6A7 năm học 2016-2017 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi

Trang 3

II Phần nội dung

1 Cơ sở lí luận

Ai đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp, chắc hẳn sẽ cùng có chung một suy

nghĩ là “Công tác chủ nhiệm rất khó” Thật vậy, công tác chủ nhiệm gặp không ít

khó khăn, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm những lớp đầu cấp vì chủ nhiệm những lớpnày, người giáo viên phải chịu áp lực nhiều hơn Áp lực từ Ban giám hiệu nhàtrường, đoàn thể, từ phụ huynh học sinh, từ gia đình, xã hội… Bởi nếu giáo dụccác em tốt, không đi vào nề nếp tác phong và không có tinh thần học tập thì sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả học tập và rèn luyện của những năm học tiếp theo Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên phải vững về chuyên môn

nghiệp vụ, phải yêu nghề đặc biệt là với “Nghề chủ nhiệm” Ở Tiểu học, giáo viên

vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy hầu hết các môn trong lớp học vì vậygiáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi và theo dõi các em trong suốt thời gian ở trườnghọc Còn đối với trường Trung học cơ sở, giáo viên chủ nhiệm chỉ gần gũi với lớpchủ nhiệm trong những tiết dạy ở lớp, trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ vàtrong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần Thời gian còn lại, giáo viên phải tham gia giảngdạy ở các lớp khác Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm không thể theo dõi, giám sátthường xuyên lớp chủ nhiệm Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm của mình thìngười giáo viên phải biết cách xây dựng một lớp học đoàn kết, tự quản, có ý thức

kỉ luật, tự giác và biết nghe lời

Từ khi ra trường đến nay, tôi thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trườnggiao cho công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt năm học 2016 – 2017, tôi được nhàtrường giao chủ nhiệm lớp 6A7, đây là lớp đầu cấp nên công tác chủ nhiệm càngkhó khăn hơn Vì tôi được biết lớp 6 hàng năm có rất nhiều cái nhất: bỏ học nhiềunhất, học sinh yếu nhiều nhất, vắng học vô lí do nhiều nhất, vi phạm nội quy nhiềunhất Để làm tốt nhiệm vụ bản thân luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp giáo dụcphù hợp với đối tượng các em học sinh lớp 6 Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn

đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6”

2 Thực trạng

Trang 4

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chủ nhiệm lớp, đặc biệt với một lớpđầu cấp bản thân nhận thấy một số thực trạng như sau:

Giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong việc tìm hiểu đối tượng học sinh,nắm bắt cụ thể từng đối tượng học sinh về điểm mạnh, điểm yếu, về hoàn cảnh giađình cũng như tính cách mỗi học sinh để có biện pháp quản lí tốt học sinh ngay từđầu năm học Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian và tâmhuyết để gần gũi và uốn nắn kịp thời đưa học sinh vào nề nếp và chấp hành tốt nộiquy của trường lớp

Học sinh phải học ở trường mới, bạn mới, thầy cô giáo mới nên việc chấphành nề nếp của một số học sinh chưa thực sự tốt, vắng học còn nhiều và chưa có lí

do, thường xuyên đi học trễ, và vi phạm nội quy, quy định của trường, lớp

Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của các em nhưng vẫn còn một sốphụ huynh phó mặc việc giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm Điều này gâykhó khăn không nhỏ tới quá trình phối hợp để giáo dục học sinh của giáo viên chủnhiệm

3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trước những thực trạng trên đây bản thân mạnh dạn đưa ra các giải pháp, biệnpháp đã rút ra được từ nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học cơ

sở Nguyễn Trãi, đặc biệt trong năm học 2016-2017 Nhằm mục đích trao đổi vớiđồng nghiệp để cùng nhau tháo gỡ những mặt còn hạn chế của công tác chủ nhiệmlớpvà từng bước đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên mà đặc biệt là giáo dụcđạo đức cho học sinh

b Nội dung và cách thức thực hiện

* Đối với bản thân giáo viên chủ nhiệm

Nhà giáo dục Nga Usinxki từng nói “Nhân cách của người thầy là sức mạnh

có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” Đúng vậy bản thân mỗi giáo viên

chủ nhiệm phải thể hiện được tư cách của người thầy, luôn tận tâm trong công việc

Trang 5

chuyên môn, tận tâm trong công tác chủ nhiệm, có tấm lòng độ lượng, bao dungđối với học sinh Không thể giáo dục học sinh nếu như người thầy thiếu sự độlượng và thiếu lòng vị tha, đặc biệt là cách cư xử thiếu văn hóa của giáo viên đốivới học sinh Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, người giáo viên chủ nhiệm cũng phảiluôn bình tĩnh, gần gũi với học sinh để học sinh luôn tin tưởng, kính trọng.

Người giáo viên chủ nhiệm phải luôn là tấm gương để học sinh noi theo Bởi

vì để giáo dục học sinh tốt nhất không phải chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hànhđộng, bằng việc làm của chính bản thân người giáo viên Cử chỉ giao tiếp của giáoviên với học sinh, giáo viên với đồng nghiệp và với mọi người xung quanh cũng làtấm gương để học sinh học tập

Đặc biệt với đối tượng là học sinh đầu cấp, các em còn gặp khó khăn, bỡ ngỡtrong việc thích ứng với môi trường mới, tâm lí lo lắng sợ hãi khi được học vớinhiều thầy cô giáo mới, bạn bè mới, quy định mới và áp lực từ việc phải học nhiềumôn học và đòi giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn, có khi làngười cha, người mẹ, người anh, người chị của học sinh, phải xem học sinh như

con, em của mình, phải biết chia sẻ và “chăm sóc” học sinh một cách chu đáo, đặc biệt là “chăm sóc” về mặt tinh thần để các em luôn thoải mái, yên tâm khi đến lớp.

* Tìm hiểu đối tượng và phân loại học sinh

Với đối tượng là học sinh đầu cấp, việc tìm hiểu đối tượng học sinh là rấtquan trọng Chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm lớp,tôi nhanh chóng tìm hiểu ý thức đạo đức, hoàn cảnh gia đình, tâm lý của từng họcsinh trong lớp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: quan sát, trò chuyệnvới các em và các bạn xung quanh các em Đồng thời điều tra thông tin, lý lịch của

các em qua “Phiếu điều tra thông tin” Phiếu điều tra này tôi phát ngay trong buổi

tựu trường, sau đó hướng dẫn học sinh về điền thông tin để hôm sau nộp lại để kịpthời nắm bắt thông tin của các em Những thông tin này sẽ giúp tôi phân loại đốitượng học sinh và định hướng xây dựng được ban cán sự lớp, sắp xếp chỗ ngồihợp lí cho học sinh và để thuận tiện cho công tác quản lý giáo dục Đồng thờinhững thông tin chính xác này sẽ giúp tôi lưu vào sổ đăng bộ, trao đổi với bộ phậnPhổ cập giáo dục trong nhà trường nắm bắt kịp thời và phối hợp với giáo viên chủnhiệm khi cần thiết và dễ dàng liên hệ với phụ huynh học sinh

Trang 6

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

A Phần ghi của học sinh

1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính: ……

2 Ngày… tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:………

3 Địa chỉ thường trú: Xóm……… thôn ……… xã ……….huyện ………

- Quê quán: huyện , tỉnh

- Con thương binh, bệnh binh:

- Gia đình có công với cách mạng:

- Hoàn cảnh gia đình (hộ nghèo, mồ côi, )

4 - Họ, tên cha: ……….Nghề nghiệp:………Số điện thoại:…………

- Họ, tên mẹ: ……….Nghề nghiệp:……….Số điện thoại:…………

5 Số anh……… chị……….… em………… trong gia đình 6 - Xếp loại của năm học 2015 - 2016: - Học lực:……….Hạnh kiểm:………

- Chức vụ đã làm ở năm học 2015 - 2016:………

7 Năng khiếu:……… Sở thích:……….………

8 Các bạn thân hiện nay:…………

9 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:……… Hạnh kiểm:………

10 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

B Phần ghi của phụ huynh 11 Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?

12 PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN?

EaNa, ngày tháng 08 năm 2016

Chữ ký của Phụ huynh Chữ ký của học sinh

Trang 7

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng Trang: 7

Trang 8

* Làm sổ chủ nhiệm

Việc làm sổ chủ nhiệm là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành bại của cảmột năm học, bởi vì ở đó đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng tuần, tháng, năm đểtập thể lớp lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lớp Kế hoạch càng cụthể, càng thiết thực, sự thành công càng lớn Đối với sổ chủ nhiệm bản thân thậtthận trọng và ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu Trong đó cần chú ý nhất là:

Sơ đồ chỗ ngồi: Bản thân ngay từ đầu năm học đã sắp xếp chỗ ngồi cho họcsinh và đưa vào sổ chủ nhiệm sau đó phô tô ra 1 bản kẹp vào sổ đầu bài để giáoviên bộ môn tiện vào việc theo dõi học sinh

Kế hoạch năm học và kế hoạch học kì: Trong phần kế hoạch năm học và kếhoạch học kì dựa vào kết quả đại hội chi đội, bản thân cùng tập thể lớp đưa ranhững phương phướng cụ thể cho từng học kì và cho cả năm học, đặc biệt là chỉtiêu hai mặt giáo dục mà tập thể lớp đưa ra để phấn đấu trong đại hội chi đội Cụthể:

Duy trì sĩ số: 100%

Hạnh kiểm 100% xếp loại tốt

Học lực: 10 Giỏi, 12 khá, 8 trung bình, 2 yếu

Tập thể lớp xếp loại xuất sắc

Hoàn thành, tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong tất cả các phong trào donhà trường và liên đội phát động

Kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng học sinh tùy theo đối tượng đưa ra những kếhoạch phù hợp

Ví dụ: Đối với môn ngữ văn, bản thân chịu trách nhiệm bồi dưỡng học sinhthi học sinh giỏi cấp huyện, ngay từ đầu năm học bản thân đưa lên kế hoạch pháthiện và bồi dưỡng cứ một tuần hai buổi đều đặn ôn tập nâng cao kiến thức và kĩnăng cho học sinh

Trang 9

Theo dõi kết quả thi đua của từng học sinh: Dựa trên kết quả theo dõi của bancán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng năm bắt và cập nhật kịp thời để làm căn

cứ xếp loại thi đua cho từng học sinh vào cuối kì, cuối năm

Liên hệ với phụ huynh học sinh: Trong sổ chủ nhiệm, giáo viên cập nhật đầy

đủ họ tên, địa chỉ, số nhà của phụ huynh để tiện liên hệ với phụ huynh trong việcgiáo dục học sinh khi cần thiết

* Ổn định tổ chức lớp

- Sắp xếp vị trí chỗ ngồi

Việc sắp xếp vị trí chỗ ngồi thuận tiện giúp học sinh có cảm giác thoải máiđồng thời có thể giúp đỡ nhau trong học tập Dựa vào phiếu điều tra thông tin vàqua quan sát thực tế học sinh trong lớp, bản thân sẽ sắp xếp vị trí chỗ ngồi theo quytắc như sau:

Học sinh khuyết tật, học sinh yếu về thị lực và thính giác (nếu có) được ưutiên về vị trí chỗ ngồi, tất cả số học sinh còn lại đều được sắp xếp vị trí ngồi thíchhợp

Ví dụ: Học sinh khá giỏi ngồi kèm với học sinh yếu kém, hai học sinh đó sẽ

thành lập “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập Ngoài ra cần chú ý

sắp xếp vị trí ngồi cho những học sinh hay nói chuyện và làm việc riêng ngồi ởnhững vị trí giáo viên dễ quan sát và ngồi cạnh các bạn trong ban cán sự lớp đểthầy cô giáo và ban cán sự lớp dễ quản lí hơn Đồng thời phải lưu ý sắp xếp vị tríchỗ ngồi tương xứng giữa các tổ về tỉ lệ học sinh khá giỏi cũng như học sinh yếukém, học sinh đồng bào thiểu số để công bằng cho việc hoạt động nhóm cũng nhưcông tác thi đua giữa các tổ

- Bầu ban cán sự lớp

Ban cán sự lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí

và điều hành lớp Muốn xây dựng được ban cán sự lớp tốt, có khả năng điều hànhlớp giúp giáo viên chủ nhiệm thì ban cán sự lớp phải có khả năng lãnh đạo, có ýthức, nghiêm túc trong học tập và được các bạn khác trong lớp tin tưởng

Trang 10

Đối tượng là học sinh đầu cấp nên ngay đầu năm học, việc nắm bắt thông tin

đa chiều còn hạn chế, vì vậy việc bầu ban cán sự lớp tạm thời được tiến hành dựatrên phiếu điều tra thông tin cũng như sự tín nhiệm của học sinh trong lớp Ban cánsự tạm thời sẽ hoạt động trong hai tuần đầu năm học Giáo viên chủ nhiệm và họcsinh trong lớp sẽ là những người giám sát năng lực quản lí của ban sự lớp để từ đólàm cơ sở bình bầu ban cán sự chính thức vào buổi Đại hội Chi đội

Trong buổi Đại hội chi đội, tập thể lớp sẽ bình bầu ban cán sự lớp trên cơ sởdân chủ với những chỉ tiêu cụ thể Vì thế rất nhanh chóng ban cán sự lớp sẽ đượcthành lập cùng với các bạn tổ trưởng, tổ phó tổ chức phối hợp điều hành quản lílớp cùng giáo viên chủ nhiệm Cụ thể ban cán sự lớp được bình bầu như sau:

* Ban cán sự lớp:

- Lớp trưởng: Nguyễn Bích Ngọc

- Lớp Phó học tập: Bùi Thi Kim Anh

- Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Hồ Hoàng Hân

- Lớp phó Văn thể mỹ: Trần Thị Huyền Trâm

- Đội cờ đỏ: Võ Thị Quỳnh Nhi và Nguyễn Thị Huệ Linh

* Bầu tổ trưởng, tổ phó:

Trong lớp tôi chia thành 4 tổ mỗi tổ 8 thành viên để dễ dàng quản lí cũng nhưnắm bắt và uốn nắn kịp thời những học sinh vi phạm Đối với việc bầu tổ trưởng tổphó tôi không cứng nhắc trong việc lựa chọn mà tất cả các thành viên đều thaynhau làm tổ trưởng tổ phó theo mỗi tuần để các em cố gắng phấn đấu học tập vàrèn luyện đạo đức tác phong cũng như tập rèn khả năng quản lí của bản thân

* Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn:

- Cán sự môn Văn: Nguyễn Thị Hoa Lư

- Cán sự môn Toán: Bùi Thị Kim Anh

- Cán sự môn Anh: Nguyễn Thị Mai Linh

- Giao nhiệm vụ tới ban cán sự lớp

10

Trang 11

Sau khi có ban cán sự lớp bản thân sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thànhviên, mỗi học sinh phụ trách một mảng cụ thể không để tình trạng chồng chéo côngviệc dẫn đến thiếu công bằng và ỉ lại cũng như ganh tị trong các bạn ban cán sựlớp Cụ thể:

Lớp trưởng phụ trách chung và điều hành lớp trong tiết sinh hoạt cuối tuần.Lớp phó học tập phụ trách mảng học tập, phân công các bạn học sinh chữamột số bài tập khó, hàng tuần báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm tình hình học tậpcủa lớp

Lớp phó lao động quản lí các bạn làm trực nhật, lao động khi trường phâncông

Lớp phó văn thể mĩ phụ trách các hoạt động văn nghệ và bề nổi của lớp

Cờ đỏ phụ trách nắm bắt những thông báo và kế hoạch của liên đội hàng tuầnhàng tháng để về truyền đạt với lớp tránh tình trạng bê trễ trong các phong trào doliên đội phát động

Ngoài ra các bạn tổ trưởng quản lí nề nếp tác phong của tổ mình, tổ phó quản

lí điểm yếu kém cũng như khá giỏi của các bạn trong tổ để cộng trừ điểm thi đua.Đồng thời các bạn cán sự lớp phối hợp với tổ trưởng tổ phó kiểm tra hàng ngàyviệc học bài cũ, soạn bài mới và làm bài tập của các thành viên trong tổ một cáchsát sao tránh tình trạng học sinh bê trễ khi tới lớp

Mặc dù giao trách nhiệm tới từng học sinh nhưng với đối tượng học sinh lớp

6 bản thân trong thời gian đầu cũng rất vất vả trong việc hướng dẫn cụ thể cũngnhư động viên nhắc nhở các em nhanh chóng thích nghi và hoàn thành tốt nhiệmvụ được giao Sau khoảng một tháng đầu năm học ban cán sự lớp đi vào hoạt độngđộc lập, giáo viên chủ nhiệm chỉ theo dõi và chỉ đạo chung

- Lập sổ theo dõi thi đua

Để lớp học nhanh chóng đi vào nề nếp, ngay từ đầu năm, bản thân đề nghị tậpthể lớp lập sổ theo dõi thi đua và giao về từng tổ Dưới sự tư vấn của giáo viên chủnhiệm dựa trên cơ sở nội quy của trường, lớp sẽ tự lập ra một sổ thi đua phù hợpvới năng lực và mức độ phấn đấu của lớp dựa vào đó các tổ trưởng xếp loại các

11

Trang 12

thành viên của tổ mình theo từng tuần làm cơ sở để xếp loại tháng, học kì và xếploại năm học

Làm việc riêng trong giờ học Nói tục- chửi thề Không vi

phạm lỗi nào

Không đóng thùng

Nói chuyện trong giờ

4-Từ 3,5

3-Từ 2,5

2-Từ 1-1,5

Từ 0-0,5

Đạt 8

Đạt 8,5

Đạt 9

Đạt 9,5

Đạt 10 Không làm

bài tập 1lần 1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 1lần 1 lần 1lần 1lần 1lần

Không học

bài cũ

trừ 1 điểm

trừ 2 điểm

trừ 3 điểm

trừ 4 điểm

trừ 5 điểm

cộng 1 điểm

cộng 2điể m

cộng 3điể m

cộng 4điể m

cộng 5điể m (1 lần

-5 điểm)

- Cách tính điểm như sau

Điểm thưởng của cả 2 mặt học tập và đạo đức cho trước là 100, sau đó nếu viphạm lỗi nào thì trừ còn thực hiện tốt thì được cộng theo quy định như trên Cuốituần tổ trưởng, tổ phó tổng hợp xếp loại Điểm xếp loại được tính là: trên 100 điểmđược xếp loại xuất sắc, từ 80-99 điểm xếp loại tốt, từ 70- 79 xếp loại khá, từ 50- 69điểm xếp loại trung bình, dưới 50 điểm xếp loại yếu

Ngày đăng: 25/04/2018, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w