1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC CHẤN SƠN, HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

107 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 5,77 MB

Nội dung

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAMKẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC CHẤN SƠN, HUYỆN

Trang 1

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC CHẤN SƠN,

HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Dự án Quản lý Thiên tai (VN-Haz/WB5)

QUẢNG NAM–2017

Trang 2

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC CHẤN SƠN,

HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Dự án Quản lý Thiên tai (VN-Haz/WB5)

Trang 4

2.2 Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới 6

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường 8

4.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội 22

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

7.1 Chương trình giám sát các biện pháp giảm thiểu 85

7.2 Giám sát chất lượng môi trường 94

8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 96

8.1 Tổ chức và trách nhiệm 96

8.2 Trách nhiệm báo cáo 97

8.3 Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực 98

8.4 Tham vấn và phổ biến thông tin 99

Trang 5

PHỤ LỤC 104

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng2-1: Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA 6

Bảng 3-1: Thông số kỹ thuật chính 12

Bảng 3-2: Các hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Chấn Sơn 13

Bảng 3-3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp 15

Bảng 3-4: Bảng tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu 16

Bảng 4-1:Thông số dòng chảy chuẩn của hồ Chấn Sơn 24

Bảng 4-2: Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường 27

Bảng 4-3: Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí khu vực dự án 30

Bảng 4-4: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực TDA 30

Bảng 4-5: Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án 31

Bảng 4-6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực TDA 31

Bảng 4-7: Vị trí điểm quan trắc môi trường nước dưới đất khu vực TDA 32

Bảng 4-8: Kết quả quan trắc nước dưới đất khu vực TDA 32

Bảng 4-9: Vị trí điểm quan trắc môi trường đất khu vực dự án 33

Bảng 4-10: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA 33

Bảng 4-11: Vị trí điểm quan trắc chất lượng trầm tích khu vực TDA 33

Bảng 4-12: Kết quả quan trắc chất lượng trầm tích khu vực TDA 34

Bảng 5-1 Các diện tích đất thu hồi phục vụ thực hiện TDA 36

Bảng 5-2: Các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu Dự án 39

Bảng6-1: Các tác động tiêu cực, biện pháp giảm thiểu 59

Bảng 7-1: Kế hoạch giám sát thực hiện EMP 86

Bảng 7-2: Chương trình giám sát chất lượng môi trường (giai đoạn xây dựng)94 Bảng 8-1: Các bên liên quan và nhiệm vụ cụ thể 96

Bảng 8-2: Quy định với báo cáo thực hiện EMP 97

Bảng 8-3: Phân bổ vốn EMP 102

Trang 7

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3-1: Bản đồ vị trí TDA 9

Hình 3-2: Vị trí mỏ đất, bãi đổ thải và tuyến đường vận chuyển tại khu vực TDA 18

Hình 3-3 Tuyến đường vận chuyển từ thị trấn Ái Nghĩa đến khu vực TDA 19

Hình 3-4 Hiện trạng các bãi thải dự kiến 21

Hình 4-1 Cơ cấu kinh tế xã Đại Hưng năm 2016 26

Hình 4-2: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường 29

Hình 5-1 Hiện trạng đường quản lý 54

Hình 5-2 Hiện trạng tuyến đường vận chuyển 56

Hình 7-1: Vị trí quan trắc trong giai đoạn xây dựng 95

Trang 8

Tỷ giá chuyển đổi tiền tệ

Một dollar Mỹ = Đồng Việt Nam (VNĐ)

1USD = 21.050 VNĐ

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTG (WB) Ngân hàng Thế giới (World Bank)

TN & MT Tài nguyên và Môi trường

Trang 9

TÓM TẮT THỰC HIỆN

1 Bối cảnh:Hồ chứa nước Chấn Sơn được xây dựng từ năm 1982 với diện tích lưu

vực là 2,27 km2, dung tích 0,0815 triệu m3 Đập chính được xây dựng tại cao trình+26,60m, chiều dài đập 302 m và chiều cao lớn nhất 9,5 m.Công trình đượcđưa vào sửdụng từ năm 1984.Qua 30 năm vận hành và khai thác, nhiều hạng mục đã bị hư hỏng,xuống cấp nghiêm trọng, cần được nâng cấp và sửa chữa Vì vậy hồ chứa đã được đưavào quy hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các tỉnh miền trung

2 Mô tả tiểu dự án: Tiểu dự án bao gồm sửa chữa và nâng cấp các hạng mục của hồ

Chấn Sơn, gồm có: đập đất, cống lấy nước, tràn xả lũ, xây dựng nhà quản lý, đườnggiao thông thi công kết hợp quản lý Sau khi hoàn thành, công trình sẽ giúp cải thiệnsinh kế và chất lượng đời sống cho người dân các thôn Chấn Sơn và Trúc Hà thuộc xãĐại Hưng bằng cách đảm bảo cấp nước tưới ổn định cho sản xuất nông nghiệp giúp cảithiện điều kiện sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân và làm giảm tính tổnthương do các yếu tố bên ngoài như hạn hán, lũ lụt.

3 Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu:Các tác động của TDA bao

gồm cả tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế

-xã hội của địa phương Các tác động tiêu cực đều có thể được giảm thiểu bằng cácbiện pháp được trình bày trong Phần 6 của bản Kế hoạch Quản lý Môi trường Các tácđộng tiêu cực chính nảy sinh trong các giai đoạn: (1) giai đoạn chuẩn bị; và (2) giaiđoạn thi công xây dựng

- Trong giai đoạn chuẩn bị: tác động tiêu cực chủ yếu phát sinh từ quá trình thuhồi đất và đền bù Để giảm thiểu các tác động này, thông tin về dự án, diện tíchđất thu hồi và các khoản bồi thường, hỗ trợ sẽ được phổ biến và tham vấn trước,tham vấn tự do, công khai và đầy đủtới chính quyền và người dân địa phương

- Trong giai đoạn thi công xây dựng: các tác động tiêu cực đến môi trường tựnhiên và xã hội bao gồm ô nhiễm không khí, môi trường nước, môi trường đất;nguy cơ suy thoái đường, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và tai nạn giaothông… Tuy nhiên các tác động này chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng trongphạm vi nhỏ và có thể giảm thiểu bằng cách: (i) Các nhà thầu đảm bảo tuân thủ

bộ Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP) và Kế hoạch Quản lý Môi trường(EMP) được lập cho TDA, (ii) Tham vấn với chính quyền và người dân địaphương từ giai đoạn chuẩn bị dự án và tiếp tục duy trì trong suốt quá trình thicông và vận hành dự án, (iii) Giám sát chặt chẽ của Tư vấn Giám sát Thi công(TGT) và Tư vấn Quản lý Môi trường (TQM)

4 Tài liệu EMP này cũng bao gồm bộ quy tắc môi trường (ECOP, phụ lục 2) đượcchuẩn bị cho TDA thuộc Dự án Quản lý Thiên tai Việt Nam (VN-Haz/WB5) Nhữngquy tắc này cũng sẽ được đưa vào các tài liệu đấu thầu, hợp đồng xây dựng và tổ chứcthực hiện, phục vụ chương trình giám sát chất lượng môi trường xã hội của khu vực dự

Trang 10

án Toàn bộ quá trình thực hiện Tiểu dự án sẽ được giám sát chặt chẽ bởi ban QLDA,

tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương Quá trình giám sát sẽ được ghichép và báo cáo công khai, định kỳ

5 Các hoạt động phải được tiến hành trong quá trình triển khai Tiểu dự án:Để

giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng trong suốt Tiểu dự án, các biện pháp sau đâycần được tiến hành đầy đủ, dưới sự tham vấn chặt chẽ, liên tục và cởi mở với chínhquyền và cộng đồng địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình bị ảnh hưởng:

- Lồng ghép các biện pháp giảm thiểu, ECOP vào các điều khoản của hợp đồng

và thông báo với nhà thầu

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu và các điều khoản trong ECOP

- Giám sát và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc thực thi các biện pháp an toànđược đầy đủ và hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện Tiểu dự án

- Lên kế hoạch, thực hiện đúng và đầy đủ chương trình tham vấn cộng đồng trongsuốt giai đoạn chuẩn bị của Tiểu dự án

6 Trách nhiệm:Ở cấp Dự án VN-Haz/WB5, Ban Quản lý Dự án Trung ương

(CPMO) chịu trách nhiệm giám sát tổng thể TDA và giám sát tiến độ thực hiện TDA

“Sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa nước Chấn Sơn- huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”,

bao gồm việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đề xuất trong EMP

7 Ở cấp TDA, Ban QLDA Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Namcótrách nhiệm lựa chọn nhà thầu và giám sát chặt chẽ việc thực hiện EMP của TDA Nhàthầu chịu trách nhiệm thực thi TDA theo kế hoạch đã đề ra, báo cáo chi tiết định kỳ lênBan QLDA Ban QLDA chịu trách nhiệm liên kết chặt chẽ với chính quyền địaphương nhằm đảm bảo hiệu quả tham vấn và thúc đẩy hiệu quả các biện pháp giảmthiểu Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Quảng Nam sẽ có trách nhiệm giám sát việcthực hiện các chính sách liên quan đến môi trường theo quy định của Chính phủ ViệtNam

8 Phân bổ kinh phí:TDA sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng của chính phủ

Việt Nam, tổng mức đầu tư là23.345.113.000VNĐ, trong đó chi phí cho việc thực hiện EMP là 65.853.000 VNĐ,bao gồm: (i) chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu, (ii)

chi phí đào tạo an toàn và nâng cao năng lực, (iii) chi phí cho tư vấn giám sát môitrường (bao gồm cả chi phí quan trắc và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ)

Trang 11

1 GIỚI THIỆU

9 Tiểu dự án“Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn- huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam”thuộc hợp phần: Đầu tư xây dựng công trình để phòng ngừa và giảm nhẹ

thiên taicủa Dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz/WB5) Các hoạt động của TDA baogồm: (i) Sửa chữa, nâng cấp hai mái và đỉnh đập đã sạt lở, lún sụt và thấm qua thânđập khi mực nước lên cao; (ii) Phá dỡ mặt tràn bê tông đã hư hỏng nặng, xây dựng lạibản đáy, tường tràn, cầu qua tràn; đoạn dốc tràn và bể tiêu năng; (iii) Làm lại cống mớicạnh cống cũ, phá bỏ cống cũ sau khi dẫn dòng thi công; (iv) Xây dựng nhà quản lý,xây dựng đường thi công và đường quản lý Những hoạt động trên có thể gây ra cáctác động tới môi trường và cộng đồng địa phương trong các giai đoạn chuẩn bị, xâydựng và vận hành

10Để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng được nhận diện và giảm thiểutrong quá trình thực hiện TDAcũng như tuân thủ các chính sách về Đánh giá Tác độngMôi trường của WB (OP/BP4.01), một Kế hoạch Quản lý Môi trường(EMP) đã đượcchuẩn bị phù hợp với các hướng dẫn của Khung Quản lý Môi trường và Xã hội(ESMF)

11 Tài liệu EMP của dự án nhằm mục đích lên kế hoạch cụ thể với mục tiêu đảm bảochất lượng môi trường liên quan đến dự án, bao gồm kế hoạch chi tiết, thời gian biểu

và kinh phí dự phòng Toàn bộ quá trình thực hiện dự án sẽ được giám sát chặt chẽ bởiBan QLDA, Tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương Quá trình giám sát

sẽ được ghi chép và báo cáo công khai, định kỳ

12 Báo cáo EMP này trình bày khung thể chế pháp lý của TDA, mô tả tóm tắt cáchạng mục công trình, hiện trạng môi trường nền, các tác động tiêu cực tiềm tàng, cácbiện pháp giảm thiểu và chương trình giám sát môi trường áp dụng cho TDA

Trang 12

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014;

- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông quangày 23/6/2014

14 Nghị định

- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một

số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/5/2007 về quản lý antoàn đập;

- Nghị định số 179/2013/BTNMT ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 201/2013/ND-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về hướng dẫnthực hiện Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định giá đất,cung cấp phương pháp định giá đất; điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất, địnhgiá đất cụ thể và tư vấn định giá đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quyhoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác độngmôi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường

Trang 13

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trườngđơn giản;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Trang 14

- Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 20/8/2012 của UBND tỉnh QuảngNam về việc ban hành quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàntỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 1071/QĐ-BNN-TCCP ngày 13/5/2013 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn giao nhiệm vụ Quản lý và tổ chức thực hiện Dự án Quản

lý Thiên tai do Ngân hàng Thế giới tài trợ (WB5);

- Quyết định số 4345/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Namgiao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm2017;Quyết định số 4034/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh QuảngNam về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Sửa chữa, nâng cấp hồchứa nước Chấn Sơn, huyện Đại Lộc thuộc Hợp phần 4 (giai đoạn 2) dự ánQuản lý thiên tai (VN-Haz/WB5)

17 Các văn bản liên quan khác

- Công văn số 4376/BNN-HTQT – của Bộ NN &PTNT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu

tư Trình Chính phủ danh mục vốn vay ODA TDA: “Quản lý Thiên tai Haz) WB5” do WB tài trợ, ngày 31/12/2010;

(VN Công văn số 319/BTC(VN QLN – của Bộ Tài chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vềviệc góp ý kiến đề cương TDA “Quản lý Thiên tai (VN-Haz) WB5” vào danhmục TDA sử dụng vốn vay WB, ngày 15/3/2011;

- Công văn số 1566/CPO-WB5 ngày 15/9/2017 của Ban Quản lý Trung ương các

dự án Thủy lợi (Ban CPO) về việc thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu

dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn” thuộc dự án Quản lý thiêntai (WB5) tỉnh Quảng Nam;

- Kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh QuảngNam tại Văn bản số 1639/SNN&PTNT-QLXDCT ngày 30/10/2017

2.2 Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới

18 Bên cạnh quy trình xem xét và phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, TDA“Sửa

chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn - huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” cần

phải thực hiện và tuân thủ theochính sách hoạt động của WB về môi trường và xã hội.Các chính sách hoạt động của WB được áp dụng đối với TDA bao gồm:

Bảng2-1: Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA

OP/BP 4.01

– Đánh giá

môi trường

 Các công trình xâydựng đề xuất có tiềm ẩngây tác động môi trườngtiêu cực trên khu vực tiểu

 Đảm bảo các dự án đầu tư có tính bềnvững và đảm bảo về mặt môi trường – xã hội

 Cung cấp cho những người ra quyết địnhcác thông tin về các tác động môi trường – xã

Trang 15

Chính sách Nhân tố kích hoạt Mục tiêu

dự án do Tiểu dự án cóbao gồm một lượng đáng

kể đào đắp, vận chuyển và

sử dụng máy móc, thiết bịthi công

hội tiềm ẩn liên quan đến dự án

 Tăng cường tính minh bạch và sự tham giacủa các cộng đồng bị ảnh hưởng trong quátrình ra quyết định

dự án vẫn tiềm tàng khảnăng tìm thấy hiện vậttrong các quá trình đào vàkhai thác vật liệu

 Chính sách này nhằm mục đích ngăn ngừahoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đối vớicác tài sản văn hóa đóng vai trò quan trọng, lànguồn thông tin lịch sử và khoa học quý giá,

là nguồn tài sản cho phát triển kinh tế, xã hội

và là một phầm không thể thiếu trong bản sắc

và tập quán văn hóa dân tộc, bao gồm mồ mả

và các khu nghĩa địa Chính sách này cungcấp các hướng dẫn nhằm đảm bảo: (a) Các tàisản văn hóa vật thể được nhận diện và đượcbảo vệ trong dự án, và (b) Các quy định phápluật trong nước về Bảo vệ Tài sản Văn hóaVật thể phải được tuân thủ một cách đầy đủ.OP/BP 4.12

– Tái định

cư bắt buộc

 Tiểu dự án có bao gồmthu hồi đất không tựnguyện: (i) thu hồi vĩnhviễn diện tích mở rộngcông trình và (ii) thu hồitạm thời diện tích phục vụthi công, vận chuyển vàkhai thác vật liệu

 Nhằm đảm bảo các chính sách sau được

áp dụng: (a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định

cư bắt buộc và những ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh tế, trong đó có việc mất nguồn sinhkế; (b) Cung cấp các thủ tục đền bù minhbạch trong quá trình thu hồi đất bắt buộc đất

và các tài sản khác; (c) Cung cấp đầy đủ cácnguồn lực đầu tư tạo cơ hội cho những ngườidân tái định cư được hưởng lợi ích từ dự án(thực hiện thông qua Kế hoạch Hành độngTái định cư); (d) Khôi phục và cải thiện mứcsống của những người bị ảnh hưởng bởi dự

án, và (e) Thực hiện đền bù một cách đầy đủ,nhanh chóng và hiệu quả ở mức giá thay thếđối với các tài sản bị mất mát trực tiếp do dựán

Việc lập Kế hoạch Hành động Tái định cư vàcác biện pháp giảm thiểu được thực hiện trên

cơ sở có sự tham vấn với các cộng đồng bịảnh hưởng và bằng các phương pháp tiếp cận

có sự tham gia

Trang 16

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường

19 Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn chophép của kim loại nặng trong đất

20 Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcmặt;

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nướcngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

21 Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíxung quanh

22 Các quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

23 Quy chuẩn liên quan đến chất lượng trầm tích

- QCVN 43 :2012/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích

Trang 17

3 MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

3.1 Giới thiệu chung TDA

24 Tên dự án: “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn - huyện Đại Lộc,

tỉnh Quảng Nam”

25 Hình thức đầu tư: Sửa chữa, nâng cấp

26 Cấp công trình:Cấp III

27 Đại diện chủ dự án:Ban QLDA Đầu tư Xây dựng các công trình Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam

28 Địa điểm thực hiện:TDA được thực hiệntại xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam

29 Vị trí địa lý:Phía Đông giáp xã Đại Lãnh; phía Tây giáp các dãy núi huyện Đông

Giang; phía Nam giáp xã Đại Sơn; phía Bắc giáp các dãy núi xã A-Ting, A-Dăng huyện Đông Giang

30 Tọa độ địa lý:

+ Vĩ độ Bắc: 15053’2” + Kinh độ Đông: 107053’19”

Hình 3-1: Bản đồ vị trí TDA

Trang 18

3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ

31 TDA “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn - huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam” được thực hiện nhằm mục tiêu góp phần tăng cường năng lực cấp quốc

gia, cấp tỉnh và địa phương để phòng chống thiên tai, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai

32 Trong đó, mục tiêu dài hạn:

- Tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai các cấp trongtỉnh; củng cố tính sẵn sàng ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, cải thiệnviệc dự báo thời tiết và năng lực cảnh báo sớm, giảm nhẹ các tác động tiêu cực củathiên tai cho địa bàn tỉnh đóng góp vào chiến lược quốc gia Việt Nam

- Góp phần cải thiện hệ thống Quản lý thiên tai tại Việt Nam theo chiến lượcquốc gia, đưa ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khíhậu cho Việt Nam Củng cố năng lực và thể chế quản lý thiên tai để đáp ứng tốt hơnnhu cầu ngắn hạn và dài hạn của những vùng dễ bị tổn thương nhất để giảm bớt thiệthại về người, kinh tế và tài chính khi xảy ra thảm hoạ thiên tai

33 Mục tiêu ngắn hạn của TDA:

- Đảm bảo mục tiêu phòng lũ, giảm thiểu các ảnh hưởng do thiên tai gây ra, bảo

vệ tính mạng, tài sản cho gần 3.525 dân trong xã Đại Hưng và xã lân cận Đại Lãnh,bảo vệ cơ sở hạ tầng như nhà của dân, trạm y tế, bưu điện, chợ, trường mẫu giáo,trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở và hệ thống đường giao thông liên thôn vàđiện sinh hoạt

- TDA sẽ tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề việclàm cho một số lao động chưa có việc làm, tăng năng suất lao động và sản lượng câytrồng, phát triển nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng đời sống của hơn6.987người dân trong xã Đại Hưng; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương

- Nâng cao mực nước ngầm trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối pháttriển, môi trường xanh tươi, điều hòa khí hậu trong vùng

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của người dân trong vùng cũngnhư công tác cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão

3.3 Các hạng mục công trình

34 Các hạng mục công trình đầu mối của hồ Chấn Sơn: đập, cống lấy nước, tràn xả

lũ Công trình được thiết kế với tuổi thọ là 50 năm; các công trình đầu mối thuộc côngtrình cấp III

Hiện trạng khu vực Tiểu dự án

35 Công trình được xây dựng từ năm 1982 và chính thức đưa vào sử dụng năm 1984,qua 30 năm vận hành và khai thác, công trình đã hư hỏng, xuống cấp nặng Dưới đây

là một số các hạng mục công trình đã bị hư hỏng hoặc xuống cấp:

Trang 19

- Đập chính:

 Đập dâng hồ Chấn Sơn là đập đồng chất có chiều cao lớn nhất Hmax= 9,5m.Chiều dài tuyến đập L= 302m; Đỉnh đập có cao trình +26,60m, chiều rộngđỉnhđập B=5,0m; Công trình được nhân dân tự xây dựng và đưa vào sử dụngnăm 1984, qua nhiều năm vận hành và khai thác, công trình đã hư hỏng,xuống cấp nặng

 Mặt đập bị sạt lở và xói mòn nên nhiều vị trí mặt đập còn lại 1,5m; Đoạn giữađập với chiều dài khoảng 100m từ cống lấy nước đến S1, đỉnh đập bị biếndạng, sạt lở và bào mòn nên cao trình đỉnh đập chỉ còn +25,20m; hàng nămvào mùa lũ phải đắp bù bằng bao tải đất để chống nước chảy tràn qua đỉnhđập, gây nguy hiểm cho công trình Đỉnh đập không có tường chắn sóng

 Mái thượng lưu không có gia cố bảo vệ nên bị sạt lở nhiều vị trí; hiện tại máithượng lưu bị trượt, mất ổn định, hệ số mái hiện trạng m= 2 ÷ 3 Giữa đập vàbên vai trái, lác đác cây cỏ mọc khá cao phần phía trên mực nước thượnglưu Mái đập thượng lưu hai bên tràn xả lũ bị biến dạng do lối mòn đi quaphía trước cửa vào của tràn

 Mái đập hạ lưu bị rò rỉ nước, hệ số mái khoảng 1,5 đến 2,5 Mái đập không

có rãnh thoát nước, và thiết bị thoát nước thấm Khu vực hai bên đầu đập vàkhu vực cống lấy nước cây cỏ mọc cao và rậm rạp, mái đập đoạn lòng sông

bị sạt lở do nước thấm rò rỉ Phía hạ lưu đập tập trung nhiều ao cá ngay sátthân đập

- Tràn xả lũ: Cửa vào và các khớp nối nứt nẻ, cỏ mọc qua các khe lún Tường bên

tràn nứt nẻ Bể tiêu năng hạ lưu bị xói lở nghiêm trọng, hố xói ăn sâu vào thân dốckhoảng 1,0 ÷ 2,0m

 Tràn xả lũ nằm ở vai phải tuyến đập; Hình thức tràn đỉnh rộng chảy tự do,tiêu năng dạng bể Kết cấu sân trước, tường cửa vào, ngưỡng tràn và tườngbên bằng đá xây, bản đáy dốc nước bằng bê tông cốt thép

 Cao trình ngưỡng tràn +23,93m, chiều rộng tràn Btr=8,0m; chiều rộng dốcnước B=5,0m; chiều dài đường tràn L = 27,0m; Chiều sâu bể tiêu năng1,10m; Không có cầu giao thông trên đỉnh tràn

- Cống lấy nước: Vị trí tuyến cống nằm ở vai trái tuyến đập Cống có kết cấu bê

tông cốt thép, hình thức cống ngầm, khẩu diện cống 400, cao trình đáy cống+20,18m Qua quá trình vận hành đến nay các thiết bị cơ khí đã bị hư hỏng nên rất khókhăn trong vận hành Tháp vận hành cửa cống phía thượng lưu không có nhà bao che,cầu công tác cũng bị hư hỏng mặt cầu; tường cửa vào đầu cống bằng đá xây đã bị hưhỏng, lưới chắn rác đầu cống cũng bị hư hỏng không còn tác dụng Tường cửa ra cũngcống bị hư hỏng

- Đường quản lý: Hiện nay đường quản lý vào công trình không có; Công tác

Trang 20

quản lý và vận hành phải đi cùng với đường xe đi khai thác keo lá tràm trong rừng,hiện trạng đường rất quanh co và dốc cao.

- Nhà quản lý: Hiện tại chưa có nhà quản lý

- Hệ thống điện và các hạng mục khác: Hiện thống điện vận hành và chiếu sáng

không có, vận hành van cống bằng thủ công; Các thiết bị quan trắc lún và thấm trongthân đập chưa có

Kết luận: Quy mô, kết cấu công trình đầu mối chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ,

hơn nữa qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp nên cần được sửa chữa, nâng cấp đểđảm bảo an toàn cho người dân phía hạ lưu cũng như cung cấp nước tưới cho khu vực

Các hạng mục chính của Tiểu dự án

36 Công trình thi công của TDA thuộc dạng công trình cấp III (Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT) Các hạng mục công trình cần nâng cấp, sửa chữa được thể hiện ởbảng dưới đây:

Bảng 3-2: Thông số kỹ thuật chính

Hiện trạng Thiết kế

1 Diện tích lưu vực km2 2,27 2,27

2 Diện tích đảm bảo tưới ha 25,0 31,0

3 Mực nước dâng bình thường MNDBT m +23,93 +23,93

4 Mực nước chết (MNC) m +20,78 +20,78

5 Mực nước dâng gia cường ứng P=1,5% m3/s +25,86

6 Mực nước dâng gia cường ứng P=0,5% m3/s +26,13

7 Dung tích chết 106.m3 0,0045 0,005

8 Dung tích hữu ích 106.m3 0,077

9 Dung tích ứng với MNDBT 106.m3 0,0815

10 Lưu lượng xả lũ thiết kế P=1,5% m3/s 91,47

11 Lưu lượng xả lũ kiểm tra P=0,5% m3/s 111,52

17 Lưu lượng thiết kế cống lấy nước m3/s 0,100 0,100

18 Cao độ đáy cống lấy nước m +20,18 +20,18

19 Khẩu diện cống lấy nước mm D400 D400

Trang 21

Nguồn: - Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn” thuộc dự án Quản lý thiên tai (WB5) tỉnh Quảng Nam – được thông qua theo Công văn số 1566/CPO-WB5 ngày 15/09/2017 của Ban Quản lý Trung ương các

dự án thủy lợi;

- Quyết định số 4034/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn, huyện Đại Lộc thuộc Hợp phần 4 (giai đoạn 2) dự án Quản lý thiên tai (VN-Haz/WB5).

Như vậy:

Tiểu dự án không làm thay đổi dung tích chứa cũng như diện tích mặt nướchiện trạng của hồ mà chỉ nâng cấp, sửa chữa các hạng mục đã bị xuống cấp như đập,tràn xả lũ, cống lấy nước, đường quản lý và làm mới hệ thống điện, nhà quản lý thuậnlợi cho quá trình vận hành

Bảng 3-3: Các hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Chấn Sơn

1 Đập đất

- Đập đất được gia cố và đắp áp trúc lại cả thượng lưu và hạ lưu; chiềudài đập L=302,0m; Cao trình đỉnh đập đất +26,60m; Đập có tường chắnsóng cao H=0,80m, cao trình đỉnh tường chắn sóng +27,40m

- Bề rộng mặt đập rộng 5,0m, có kết cấu bê tông M200 dày 20cm trênlớp cấp phối đá dăm

- Mái thượng lưu có hệ số mái m = 2,75; bảo vệ bằng đá lát khan trongkhung bê tông cốt thép M200; dưới là tầng lọc đá 1x2 và cát thô;

- Mái hạ lưu có hệ số mái m = 2,5; gia cố bảo vệ bằng trồng cỏ để chốngxói mòn; trên mái bố trí các dải tiêu nước 20x20cm, trong dải là đá dăm2x4 để giảm tốc độ dòng chảy mặt trên mái; các dải tiêu nước được bốtrí chéo góc 450 so với trục đập và khoảng cách các dải là 5m

- Chân đập hạ lưu tiếp giáp với sườn đồi bố trí rãnh tiêu nước (bxh)=(30x30)cm bằng bê tông M200 Đoạn lòng suối cũ (từ cọc C2 đến S1)

bố trí tiêu nước bằng lăng trụ đá hộc và ốp mái; Cao trình đỉnh lăng trụ

đá hộc là +20,70m, rộng B=2,0m; hệ số mái ngoài m=2,0m; phía trênlăng trụ đá hộc được bố trí ốp mái đến cao trình 22,20m

Trang 22

TT Hạng mục Quy mô sửa chữa, nâng cấp

2 Tràn xả lũ

- Phá dỡ toàn bộ đập tràn cũ, xây dựng mới lại tràn xã lũ trên vị trí cũ;

- Hình thức đập tràn: Chảy tự do, kiểu tràn thực dụng ôpixêrôp

+ Đoạn cửa vào : Bề rộng thu hẹp dần từ 24,40m-14,40m, kết cấu bằngBTCT M250 đá 1x2, dưới lớp lót bê tông M100 đá 4x6;

+ Ngưỡng Tràn: Chiều dài ngưỡng tràn B= 17,50m, nhô về phía thượnglưu, cao trình ngưỡng 23,93m, kết cấu ngưỡng tràn bằng BTCT M250

đá 1x2 dày 40cm bọc bên ngoài, bên trong lõi là bê tông M150 đá 4x6; +Đoạn thu hẹp: có độ dốc i = 10%, chiều dài thân dốc 6m, bản đáy kếtcấu bằng BTCT M250 đá 1x2 rộng từ 14,4m ÷10m, dưới lớp bê tôngM100 đá 4x6, tường bên kết cấu bằng BTCT M250 đá 1x2 dạng tườngbản sườn

+ Đoạn dốc nước: có độ dốc i = 15%, chiều dài thân dốc 24m, bản đáykết cấu bằng BTCT M250 đá 1x2, bề rộng Bd=10,0m, dưới lớp bê tôngM100 đá 4x6; tường bên kết cấu bằng BTCT M250 đá 1x2 dạng tườngcông son

+ Bể tiêu năng: có chiều dài bình quân bể 27,60m, chiều sâu bể 1,10m;bản đáy bể kết cấu bằng BTCT M250 đá 1x2, bề rộng B=14,0m dưới lớp

bê tông M100 đá 4x6; tường bên cấu bằng BTCT M250 đá 1x2 dạngtường bản sườn

- Kênh dẫn hạ lưu sau bể tiêu năng: rộng 14,0m, dài 10m, cao trình đáykênh dẫn +17,00m; kết cấu kênh dẫn bằng rọ đá 2x1x0,5m

- Cầu qua tràn có tải trọng H13, mặt bản cầu bằng BTCT M300, trụ cầubằng BTCT M250, khẩu độ cầu 5m, tổng chiều dài 14,40m

3 Cống lấy

nước

- Phá dỡ toàn bộ cống cũ, xây dựng lại cống mới cách tim cống cũ 2,0m

về phía vai trái đập với hình thức:

+ Cống ngầm ống thép D400mm bọc bê tông cốt thép

+ Bố trí van điều tiết và van sửa chữa ở nhà van phía hạ lưu

Trang 23

TT Hạng mục Quy mô sửa chữa, nâng cấp

4 Nhà quản lý

- Nhà quản lý có diện tích sử dụng khoảng 52m2, diện tích khuôn viên200m2; Kích thước xây dựng 11,3mx7,40m ;Kết cấu công trình như sau:+ Cột: tiết diện 200x200 mm bằng BTCT M200 đá 1x2

+ Dầm: 200x250 bằng BTCT M200 đá 1x2+ Tường xây gạch M50 dày 20cm

+ Sàn tầng 1 dày 100mm, bằng BTCT M200 đá 1x2

+ Mái lợp tôn sóng vuông dày 4,7mm

- Tường rào: Kết cấu móng, tường bằng gạch xây M50 kết hợp với lướiB40; Chiều dài L=18,05m, rộng B= 15,0m; Chiều cao H=2,0m

- Xây dựng đường dây điện hạ thế 0,4Kv, dài 1,5km, trụ bê tông ly tâm8,4A, móng trụ MT1 và hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt phục vụcho nhà quản lý và nhà van cống lấy nước

+ Lắp đặt thiết bị quan trắc thấm trên đỉnh đập và trên mái hạ lưu tại 2mặt cắt C2 và S1;

+ Xây dựng các mốc đo lún tại hai đầu đập để quan trắc biến dạng của đập

Nguyên vật liệu và bãi thải

a Nguyên vật liệu và các tuyến đường vận chuyển

37 Các nguyên vật liệu xây dựngbao gồm đất đắp, đá, cát, sắt thép, sỏi

38 Đất đắp: được mua lại từDoanh nghiệptrúng thầu và được UBND tỉnh QuảngNam cấp phép khai thác mỏ đất đắpthuộc thôn Chấn Sơn - xã Đại Hưngvới trữ lượngkhai thác khoảng hơn 25.000m3, cự ly vận chuyển từ 2.000m đến 2.500m.(Vị trí mỏ đất được thể hiện trong Hình 3.2)

39 Mỏ đất đắp dự kiến tại thôn Chấn Sơn thuộc quỹ đất 5% của UBND xã ĐạiHưng, có trữ lượng khai thác lớn Trong giai đoạn thiết kế dự án, Ban QLDA đanghoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định thu hồi đất và sẽ tổ chứcđấu thầu quyền khai thác theo Luật Khoáng sản1 để lựa chọn đơn vị có đầy đủ chứcnăng, điều kiện cấp giấy phép khai thác mỏ đất này, đảm bảo cung cấp đủ lượng đấtđắp các hạng mục của Tiểu dự án

1Chương VII - Thăm dò khoáng sản; Chương VIII Khai thác khoáng sản và khai thác tận thu

Trang 24

40 Vật liệu đắp đập thuộc loại đất sau: Sét pha lẫn ít dăm sạn, màu nâu đỏ, đất cótính dẻo trung bình, tính thấm nhỏ nên lớp này sử dụng làm đất đắp đập rất tốt Đất cóthể khai thác bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới đều thuận tiện Chiều dày khaithác trung bình 1,50m.

Bảng 3-4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp

41 Các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu, bao gồm:

- Đường tỉnh lộ ĐT 609: chiều dài đoạn qua xã Đại Hưng là 14km, mặt đườngrộng 3,5m đã được trải nhựa;

- Đường huyện ĐH14.ĐL: đường nhựa, mặt đường rộng 3,5m, chiều dài qua địabàn xã Đại Hưng là 3,2km;

- Ngoài ra còn vận chuyển trên tuyến đường thôn Chấn Sơn, một phần đã được

bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới (khoảng 500m), còn lại là đường đất

Hiện trạng chất lượng các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu còn khá tốt,được bê tông hóa kiên cố, có một vài đoạn đi qua khu dân cư Mặc dù khu dân cư ởđây thưa thớt nhưng đơn vị thi công sẽ có các biện pháp che chắn vật liệu, lựa chọn xechuyên chở đúng trọng tải, di chuyển đúng tốc độ quy định, phun nước tưới đường giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

Bảng 3-5: Bảng tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu

nước

Tràn xả lũ

Tổng khối lượng

Đất đào m3 7.201,26 2.094,07 2.304,01 11.599,34

Trang 25

Trồng cỏ bảo vệ mái hạ lưu m2 2.025,00 - - 2.025,00

Nguồn : Thuyết minh thiết kế Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn

-huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam, 2017

định bãi đổ đất thải ngày 09/04/2015 (Đính kèm trong Phụ lục 6 của báo cáo)

- Bãi 2: đất thải được sử dụng san lấptại vị trí của cácao tù, đất trũng gần khu vựcchân đập, đã được thu hồi để xây dựng hành lang an toàn đập theo đúng quy định củaPháp lệnh đê điều số 32/2011/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2011 Tổng diện tích khoảng6.800m2, có thể đảm bảo đổ thải cho khoảng 10.200m3 đất thải

Ngoài ra, phần đất thải phát sinh từ quá trình bóc lớp phong hóa bề mặt đập sẽđược tận dụng để san lấp mặt bằng cho tuyến đường thi công, dự kiến khoảng 30%khối lượng phát sinh (tương đương với 3.177m3)

Như vậy, với lượng thải thực tế dự kiến khoảng 7.414,8m3 (sau khi đã trừ lượngđất có thể tái sử dụng trong quá trình thi công đường),thì các vị trí đổ thải này hoàntoàn đáp ứng được nhu cầu đổ đất thải từ các hạng mục công trình của TDA

Trang 26

Hình 3-2: Vị trí mỏ đất, bãi đổ thải và tuyến đường vận chuyển tại khu vực TDA

Trang 27

Hình 3-3 Tuyến đường vận chuyển từ thị trấn Ái Nghĩa đến khu vực TDA

Trang 28

Bãi th i s 1 (h l u đ p) ải số 1 (hạ lưu đập) ố 1 (hạ lưu đập) ạ lưu đập) ưu đập) ập)

Trang 29

Bãi th i s 2 (d c tuy n đ ải số 1 (hạ lưu đập) ố 1 (hạ lưu đập) ọc tuyến đường quản lý) ến đường quản lý) ưu đập)ờng quản lý) ng qu n lý) ải số 1 (hạ lưu đập) Hình 3-4 Hiện trạng các bãi thải dự kiến 3.4 Kế hoạch thi công dự kiến

43 Căn cứ vào quy mô đặc điểm dự án và điều kiện thi công công trình, tiến độ thicông công trình dự kiến12 tháng

 Năm thứ 1:

- Quý 4: Chuẩn bị mặt bằng, giải phóng mặt bằng khu đầu mối và tuyến đườngthi công chính Xây dựng đường thi công chính vào khu đầu mối, làm mặt bằngcông trường, xây dựng lán trại nhà kho và nhà quản lý Thi công xây lắp Nhàquản lý, hệ thống đường dây điện đến công trình

- Quý 3: Thi công tiếp tục thi công đập đất, tràn xả lũ và cống lấy nước

- Quý 4: Hoàn thiện công trình và bàn giao đưa công trình vào vận hành

Trang 30

3.5 Tổng mức đầu tư

- Chi phí xây lắp của Tiểu dự án được lấy từ nguồn vốn vay của WB

- Các chi phí khác được lấy từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Quảng Nam

44 Tổng mức đầu tư của tiểu dự án: 29.276.737.000đồng.

4 MÔI TRƯỜNG NỀN VÙNG DỰ ÁN

4.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, địa hình

45 TDA “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn - huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam” được thực hiện tại xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.Hồ

chứa nước Chấn Sơn thuộc lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn

- Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp xã Đại Lãnh

+ Phía Tây giáp các dãy núi huyện Đông Giang

+ Phía Nam giáp xã Đại Sơn

+ Phía Bắc giáp các dãy núi xã A-Ting, A-Dăng, huyện Đông Giang

Địa chất

47 Trong giai đoạn lập dự án đầu tư, Trung tâm Nước sạch và Tư vấn thủy lợi QuảngNam đã tiến hành khoan khảo sát địa chất công trình nền tuyến đập bao gồm các lớpnhư sau:

Lớp 1:Sét pha lẫn dăm sạn, màu nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng Đây

là lớp đất đắp có nguồn gốc nhân sinh, tầng phủ nằm trên bề mặt, bề dày lớp biến đổi

từ 1,0m đến 3,5m

bố không đồng đều, bề dày lớp thay đổi từ 1,0m đến 3,2m

Trang 31

Lớp 03:Cát pha lẫn dăm sạn, màu xám vàng, trạng thái dẻo Lớp này phân bốđều tại tất cả các lỗ khoan, bề dày lớp thay đổi từ 1,0m đến 3,7m.

nguồn gốc là sản phẩm phong hoá hoàn toàn của đá phiến thạch anh Lớp xuất hiện ởhầu hết các lỗ khoan, bề dày khảo sát thay đổi từ 1,0m đến 3,7m Tuy nhiên bề dày lớpnày chưa xác định được do kết thúc lỗ khoan sớm ở độ sâu 7,0m

nẻ mạnh, RQD = 25 - 29%, RTC = 13 - 21% Lớp này chỉ xuất hiện ở các lỗ khoanLK4 với bề dày lớp chưa xác định do kết thúc lỗ khoan ở độ sâu 15,0m

Khí hậu

48 Khu vực TDA nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia thành 2 mùa

rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm70-80% so với cả năm; mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 mưa ít, nắng nhiều với lượngmưa chỉ chiếm 20-30% so với cả năm Trong mùa hè thường có mưa giông rải rác.Đặc biệt trong hạ tuần tháng 4 hoặc thượng tuần tháng 5, thỉnh thoảng có lũ tiểu mãn.Trong mùa mưa, với sự kết hợp giữa các trận bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ biển Đông

đổ bộ vào miền Trung thường gây ra mưa to và lũ lớn trên toàn khu vực Quảng Nam

-Đà Nẵng

49 Lượng mưa trung bình nhiều năm 2.419mm

- Mưa lũ chính vụ (tháng 10-12): mưa ngày lớn nhất Xbq = 238,93 mm

- Mưa lũ tiểu mãn (tháng 5, 6): Xbp = 74,86 mm

50 Tổng số giờ nắng trung bình: 2.193giờ/năm, trung bình 6,16 giờ/ngày

51 Độ ẩm trung bình năm là 82,75%

52 Vận tốc gió trung bình ngày là 1,50÷ 2,00 (m/s)

- Gió bão trung bình (không kể hướng): Vmaxtb = 20,00 (m/s)

- Gió bão lớn nhất (không kể hướng) P = 4%: V4% = 29,16 (m/s)

Điều kiện thủy văn, dòng chảy

54 Hồ chứa nước Chấn Sơn thuộc lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Sông Thu Bồnvới diện tích lưu vực rộng 10.350 km2, là một trong những lưu vực sông nội địa lớnnhất Việt Nam Sông Vu Gia là một sông lớn ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam,khi chảy

Trang 32

qua địa bàn huyện Đại Lộc, dòng chảy của sông theo hướng Đông-Tây Sông Thu Bồncùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rấtquan trọng đối với đời sống người dân.

55 Khu vực hồ Chấn Sơn còn được bao bọc bởi sông Kôn, sông Đảo và sông Vàngchảy theo hướng Tây Bắc đổ về sông Vu Gia, ngoài ra còn có rất nhiều khe suối, ao hồtạo nguồn chủ động cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp Về mùa mưa lũnước sông thường dâng cao, tốc độ chảy lớn gây nên lũ lụt và sạt lở ven bờ, ảnh hưởngđến sản xuất và sinh hoạt của người dân

56 Nước trong hồ chứa Chấn Sơnđược cấp từ nhiều dòng chảy tự nhiên, gồm một khesuối chính (1,67km) và nhiều suối nhánh (chiều dài trung bình 3,07km) với tổng diệntích lưu vực của các dòng chảy là 2,27 km2.Tổng lưu lượng dòng chảy trung bìnhnhiều năm là 0,113 m3/s.Ngoài ra, hồ Chấn Sơn cũng tiếp nhận lượng mưa hàng nămvào khoảng 2.419 mm/năm Tổng lượng nước đến hồ trung bình hàng năm là 3.560triệu mét khối

Bảng 4-6:Thông số dòng chảy chuẩn của hồ Chấn Sơn

1 Diện tích lưu vực hồ Chấn Sơn Km2 2,27

2 Lượng mưa TB nhiều năm Mm 2419,25

3 Lượng mưa tần suất P Mm 1800,00

4 Chiều sâu dòng chảy TB nhiều năm Mm 1568,14

5 Hệ số dòng chảy TB nhiều năm 0,648

6 Tổng lượng nước đến nhiều năm 106.m3 3,560

7 Lưu lượng dòng chảy TB nhiều năm m3/s 0,113

8 Môđun dòng chảy TB nhiều năm l/s-km 49,73

10 Hệ số thiên lệch Chấn Sơn 0,646

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Chấn Sơn” thuộc dự án Quản lý thiên tai (WB5) tỉnh Quảng Nam – được thông qua theo Công văn số 1566/CPO-WB5 ngày 15/09/2017 của Ban Quản lý Trung ương các

- Diện tích đất nông nghiệp của xã :6.675 ha

- Diện tích đất phi nông nghiệp : 1.962ha

Trang 33

- Diện tích đất chưa sử dụng :574ha

Đất trồng lúa phân bố tập trung hầu hếtở các thôn trong xã, tập trung nhiều nhất

ở các thôn An Tân, Mậu Lâm, Thạnh Đại,… phần lớn diện tích này đều chủ động tướitiêu, sản xuất cho năng suất cao

58 Tài nguyên rừng:

- Toàn xã Đại Hưng có khoảng 3.050 ha đất rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu

ở thôn An Điềm;

- Diện tích đất rừng sản xuất khoảng 3.125 ha, phân bố tập trung ở các thôn

An Tân, Thái Sơn và khu vực thượng lưu hồ chứa nước Chấn Sơn Cây trồngchủ yếu là keo, bạch đàn, diện tích này phần lớn đã được giao cho người dânquản lý, chăm sóc và phát triển kinh tế rừng;

59 Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã Đại Hưng có mỏ than An Điềm đang trong quá trình khai thácvới tổng diện tích ước tính khoảng 75ha, hiện đang có kế hoạch mở rộng khai thác

Tình hình thiên tai

60 Xã Đại Hưng có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, nhiều sông suối vì vậy hàng năm vẫnthường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt Theo các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của

xã Đại Hưng năm 2014 đến 2016 và báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm

2017, trung bình mỗi năm xã Đại Hưng bị ảnh hưởng bởi khoảng 10 cơn bão, bìnhquân thiệt hại hàng năm do bão lũ là 13,7 triệu đồng Thiên tai, đặc biệt là bão và lũlụt, có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của địa phương

Hệ sinh thái khu vực TDA

61 Khu vực thực hiện TDA không có hay có vị trí liền kề vùng sinh thái quan trọngnào Khu vực TDA không chứa bất kỳ loại động thực vật quý hiếm, cần bảo vệ nào:

- Hệ sinh thái thủy sinh trong hồ Chấn Sơn chỉ bao gồm các loài cá nuôi (cáchép, cá trắm) và các loài động vật thủy sinh phù du nhỏ, không có giá trịkinh tế và sinh học lớn

- Hệ sinh thái trên cạn: Về động vật, khu vực có hoạt động của con người nên

sự xuất hiện của các loài thú hoang là không đáng kể; Động vật hiện có tạikhu vực chỉ gồm các loại chim, bò sát nhỏ, lưỡng cư (ếch, nhái), và côntrùng Về thực vật: phần lớn là cây trồng công nghiệp (keo, tràm), cây ănquả, cây bụi tự nhiên và cỏ dại

4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

62 Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 của UBND xãĐại Hưng, tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương có những điểm nổi bật sau:

Tình hình kinh tế

Trang 34

Hình 4-5 Cơ cấu kinh tế xã Đại Hưng năm 2016

Sản xuất nông-lâm nghiệp:

63 Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp ước đạt 23,1 tỷ đồng, trong đó:

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2016 đạt 533ha với tổng sản

lượng đạt 3.697 tấn;

- Về chăn nuôi: Năm 2016, tổng giá trị sản xuất từ ngành chăn nuôi và thủy sản

đạt 8,5 tỷ đồng Công tác bảo vệ thực vật và công tác thú y được quan tâm đúngmức nên trong những năm gần đây không có dịch lớn xảy ra

- Về lâm nghiệp: Năm 2016, diện tích rừng trên địa bàn xã là 37ha, bao gồm cả

rừng tái sinh và rừng trồng mới Tổng giá trị sản xuất tuwg ngành lâm nghiệpđạt 2,6tỷ đồng

Công nghiệp – TTCN – Xây dựng cơ bản: Tổng giá trị CN-TTCN-XDCB

ước đạt 8,9tỷ đồng

Thương mại, dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất dịch vụ ước đạt 12,8 tỷ đồng Tình

hình giá cả ổn định, hoạt động thương mại diễn ra bình thường, đảm bảo cácmặt hàng tiêu dùng phục vụ cho nhân dân

Trang 35

xuyên tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường và phòng, chống các loạidịch bệnh.

An ninh - quốc phòng:

65 Tình hình an ninh trật tựtrên địa bàn được giữ vững; Công tác quản lý địa bànđượctập trung chỉ đạo, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh; Đẩy mạnh côngtác phòng chống tội phạm, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc

Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện

- Hệ thống kênh mương huyện đã có chủ trương kiên cố hoá, chống thất thoátnước, tận dụng triệt để nguồn nước trong hồ vào mùa hạn hán

- Đường giao thông nông thôn trong vùng cũng tương đối hoàn thiện, đường bêtông đến tận thôn, nhà và đến mặt ruộng

- 100% người dân trong vùng đã dùng điện

- Cơ sở hạ tầng khác như bưu điện, nhà văn hóa, trường học, nhà trẻ, các khu vuichơi giải trí của thiếu nhi tương đối đầy đủ

4.2 Hiện trạng môi trường

66 Môi trường nền là môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án và sẽ chịu tácđộng của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án sau này.Để đánh giá hiện trạngmôi trường khu vực thực hiện dự án, Đơn vị Tư vấn Môi trường đã tiến hành khảo sát,

đo đạc, lấy mẫu phân tích môi trường tại khu vực dự án Các chỉ tiêu quan trắc,phương pháp và vị trí quan trắc được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-7: Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường

3 vị trí: giữa đập, mỏ đất vàkhu dân cư xã Đại HưngNước mặt

pH, nhiệt độ, BOD5, COD,

DO, TSS, Tổng P, As, Hg,

Pb, Cd, Coliform

2 vị trí: lòng hồ chứa gầncống lấy nước và sau tràn xả

lũ khoảng 100mNước ngầm

pH, TDS, độ cứng CaCO3,

Fe, Mn, As, Hg, Pb, Cd,Coliform

2 vị trí: giếng làng ở thônChấn Sơn và giếng của giađình ông Ngô Văn NhoĐất Pb, Cd, Zn, Cu, As 2 vị trí: sau cống lấy nước và

sau tràn xả lũ khoảng 100m

Trầm tích Pb, Cd, Zn, Cu, As, Hg 1 vị trí: lòng hồ gần cống lấy

nước

Trang 36

Hình 4-6: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường Kết quả quan trắc môi trường

67 Qua khảo sát lấy mẫu tại các điểm điển hình của TDA thông qua phương pháp đonhanh môi trường và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, số liệu hiệntrạng môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước được sử dụng làmđiều kiện nền để giám sát tác động của TDA đối với môi trường khi triển khai thi côngcũng như khi đi vào vận hành Kết quả quan trắc môi trường nền khu vực thực hiệnTDA được thể hiện cụ thể như sau:

Trang 37

Môi trường không khí, tiếng ồn

Bảng 4-8: Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí khu vực dự án

Nguồn: VIECA (thời gian lấy mẫu và phân tích 4/2015)

* : QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Nhận xét: Kết quả quan trắc cho thấy môi trường không khí xung quanh khu

vực hồ Chấn Sơn còn tương đối trong sạch, chưa chịu bất kỳ tác động nào từ hoạtđộng phát triển kinh tế xã hội xung quanh

Trang 38

Môi trường nước mặt

Bảng 4-10: Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án

2.230

Nguồn: VIECA (thời gian lấy mẫu và phân tích 4/2015) Ghi chú: - QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với chất lượng nước mặt; Cột B1: dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi, hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự; Được thay thế bởi QCVN 08-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia đối với chất lượng nước mặtban hành theo Thông tư số BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộtrưởng BộTài nguyên và Môi trường.

65/2015/TT-Nhận xét:Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước mặt khu vực hồ Chấn Sơn

đều nằm trong Quy chuẩn cho phép đối với nước mặt sử dụng cho mục đích cấp chotưới tiêu, thủy lợi

Trang 39

Môi trường nước dưới đất

Bảng 4-12: Vị trí điểm quan trắc môi trường nước dưới đất khu vực TDA

Giếng đào sâu 15m của thôn Chấn Sơn

(cách hồ khoảng 600m) – Mẫu nước

lấy tại độ sâu 4m

2

Giếng đào sâu 15m nhà ông Ngô Văn

Nho- thôn Chấn Sơn (cách hồ khoảng

700m) – Mẫu nước lấy tại độ sâu 4m

NN 2

QCVN 09:2008/

BTNMT

QCVN MT:2015/BTNMT

2015 của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 40

Nhận xét: Nước ngầm khu vực hồ Chấn Sơn có hàm lượng Fe vượt Quy chuẩn từ

2-2,2 lần, Mn vượt từ 1,4-1,8 lần; các chỉ tiêu khác đều nằm dưới quy chuẩn hoặckhông phát hiện

(Nguồn: VIECA - thời gian lấy mẫu và phân tích 4/2015)

Bảng 4-15: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA

T

QCVN 03:2008/BTNMT (đất nông nghiệp)

QCVN MT:2015/BTNM

03-T (đất nông nghiệp)

Ngày đăng: 25/04/2018, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w