1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường Kê Chống Xói Lở Khẩn Cấp Bờ Sông Nại Cửu

107 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Để phòng chống xói lở bờ, tăng cường khả năng tiêu thoát lũ, TDA “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” thuộc Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam WB5/V

Trang 1

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU DỰ ÁN: KÈ CHỐNG XÓI LỞ KHẨN CẤP BỜ SÔNG NẠI CỬU –

XÃ TRIỆU ĐÔNG – HUYỆN TRIỆU PHONG

DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI VIỆT NAM (WB5/VN-HAZ)

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG iii

DANH SÁCH HÌNH iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

TÓM TẮT THỰC HIỆN 5

1 GIỚI THIỆU 7

2 KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ 7

2.1.Các quy định của Chính phủ 7

2.2.Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới 9

2.3.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường 12

3 MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN 12

3.1.Giới thiệu chung TDA 12

3.2.Mục tiêu và nhiệm vụ 13

3.3.Các hạng mục công trình 14

3.4.Tổng mức đầu tư 23

4 MÔI TRƯỜNG NỀN VÙNG DỰ ÁN 24

4.1.Điều kiện tự nhiên – xã hội 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 26

4.2.Hiện trạng môi trường 28

5 CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN CỦA DỰ ÁN 35

5.1.Các tác động tích cực tiềm tàng 35

5.2.Các tác động tiêu cực tiềm tàng 36

6 CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẦN THỰC HIỆN .39

7 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 47

7.1.Chương trình giám sát các biện pháp giảm thiểu 47

7.2.Giám sát chất lượng môi trường 54

8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 57

8.1.Tổ chức và trách nhiệm 57

8.2.Trách nhiệm báo cáo 59

8.3.Kế hoạch dào tạo nâng cao năng lực 60

8.4.Tham vấn và phổ biến thông tin 61

8.4.1.Tham vấn cộng đồng 61

8.4.2.Công bố EMP 64

8.5.Kinh phí thực hiện 64

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 66

Phụ lục 1: Bộ Quy tắc Môi trường 66

Phụ lục 2: Điều khoản tham chiếu (TOR) giám sát thực hiện EMP 81

Phụ lục 3: Công văn trả lời tham vấn Lần 1 của chính quyền xã Triệu Đông và Triệu Tài 83

Phụ lục 4: Biên bản tham vấn Lần 1 tại xã Triệu Đông và Triệu Tài 88

Phụ lục 5: Biên bản tham vấn Lần 2 tại xã Triệu Đông và Triệu Tài 97

Trang 4

Tỷ giá chuyển đổi tiền tệ

Một dollar Mỹ = Đồng Việt Nam (VNĐ)

1 USD = 20.,870 VNĐ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2-1 Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA 10

Bảng 3-2 Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của kè 15

Bảng 3-3 Bảng tổng hợp bến nước, tràn ra và cống tiêu 17

Bảng 3-4 Tổng mức đầu tư và phân bổ vốn 23

Bảng 4-5.Tình hình kinh tế - xã hội các xã thuộc phạm vi dự án 27

Bảng 4-6 Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường 28

Bảng 4-7 Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí 32

Bảng 4-8 Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực TDA 32

Bảng 4-9 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án 33

Bảng 4-10 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực TDA 33

Bảng 4-11 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước ngầm khu vực TDA 34

Bảng 4-12 Kết quả quan trắc nước ngầm khu vực TDA 34

Bảng 4-13: Vị trí điểm quan trắc môi trường đất khu vực dự án 35

Bảng 4-14: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA 35

Bảng 5-15 Các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu Dự án 37

Bảng 6-16 Các tác động tiêu cực, biện pháp giảm thiểu và tổ chức thực hiện 40

Bảng 7-17 Chương trình giám sát các biện pháp giảm thiểu 48

Bảng 7-18 Chương trình giám sát chất lượng môi trường 54

Bảng 8-19 Các bên liên quan và nhiệm vụ cụ thể 57

Bảng 8-20 Quy định với báo cáo thực hiện EMP 60

Bảng 8-21.Phân bổ vốn EMP 64

DANH SÁCH HÌNH

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 5

EMP Kế hoạch Quản lý Môi trường

Trang 6

TÓM TẮT THỰC HIỆN

Bối cảnh: Sông Vĩnh Định là con sông lớn chảy qua hai huyện Hải Lăng và Triệu

Phong, tỉnh Quảng Trị với diện tích lưu vực 1.,652 km2 Đặc biệt đoạn sông chảy quakhu vực xã Triệu Đông và Triệu Tài, huyện Triệu Phong có địa hình thấp nên vào mùa

lũ thường gây xói lở bờ sông và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhândân trong vùng Để phòng chống xói lở bờ, tăng cường khả năng tiêu thoát lũ, TDA

“Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong”

thuộc Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam (WB5/VN-Haz) đã được đề xuất thực hiện.Mục tiêu chính của TDA là nâng cao năng lực phòng chống lũ nhằm bảo vệ cơ sở hạtầng, tính mạng và tài sản của người dân, từng bước cải thiện điều kiện môi trường vàgóp phần phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực

Mô tả dự án: Dự án bao gồm việc xây dựng tuyến kè với chiều dài 973,.95m và cáccông trình trên tuyến gồm 02 bến nước, 03 tràn ra và 057 cống tiêu Dự án được thiết

kế và thực hiện phù hợp với khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF) của WB,đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định hành chính cũng như các tiêu chuẩn củanước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Các tác động nảy sinh trong quá trình thicông và vận hành dự án được đảm bảo xác định, quản lý và giám sát bằng các kếhoạch chi tiết và báo cáo lên các cấp quản lý

Tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu: Các tác động của dự án bao gồm

cả tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường, kinh tế và xã hội cho địa phương.Những tác động tiêu cực tiềm tàng đều có thể giảm thiểu và được lên kế hoạch giảmthiểu chi tiết.Các tác động tiêu cực phát sinh chủ yếu trong 3 quá trình: (i)1 Thu hồiđất và giải phóng mặt bẳng, và (ii)2 Thi công xây dựng và 3 Vận hành côngtrình.TDA không liên quan đến dân tộc thiểu số và các công trình có giá trị văn hóa,tín ngưỡng, tôn giáo

Trong giai đoạn chuẩn bị của dự án, tác động tiêu cực tiềm tàng chủ yếu phát sinh từquá trình thu hồi đất và đền bù Các tác động này có thể được giảm thiểu bằng cáccông tác thông tin và trao đổi với chính quyền và người dân địa phương, thực hiệncông bằng, đúng luật và nhanh chóng Quá trình thi công và vận hành có khả năng làmphát sinh các tác động tiêu cực đến môi trường nước, khí, đất và xã hội nhưng các tácđộng này chỉ mang tính cục bộ, tạm thời, ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ và có thể giảmthiểu bằng cách: (i) Đảm bảo tuân thủ Kế hoạch Quản lý Môi trường được lập choTDA, (ii) Tham vấn với chính quyền và người dân địa phương từ giai đoạn chuẩn bị

dự án và tiếp tục duy trì trong suốt quá trình thi công và vận hành dự án, (iii) Giám sátchặt chẽ của kỹ sư thi công và cán bộ môi trường

Tài liệu EMP của dự án nhằm mục đích lên kế hoạch cụ thể với mục tiêu đảm bảo chấtlượng môi trường liên quan đến dự án, bao gồm kế hoạch chi tiết, thời gian biểu vàkinh phí dự phòng Toàn bộ quá trình thực hiện dự án sẽ được giám sát chặt chẽ bởi

Trang 7

ban QLDA, tư vấn giám sát xây dựng và cộng đồng địa phương Quá trình giám sát sẽđược ghi chép và báo cáo công khai, định kỳ.

Các hoạt động phải được tiến hành trong dự án: Để giảm thiểu tác động tiêu cực

tiềm tàng trong suốt dự án, các biện pháp sau đây cần được tiến hành đầy đủ, dưới sựtham vấn chặt chẽ, liên tục và cởi mở với chính quyền và cộng đồng địa phương, đặcbiệt là các hộ gia đình bị ảnh hưởng:

1 Việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường phải được bao hàm trong các điềukhoản của hợp đồng và giải thích với nhà thầu

2 Thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu, có quan trắc và chỉnh sửa chophù hợp với điều kiện thực tế, nhằm mục đích đạt hiệu quả giảm thiểu cao nhất

3 Giám sát và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp an toàn để đảmbảo việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các biện pháp giảm thiểu trong toàn bộ dự án

4 Lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ Chương trình tham vấn cộng đồng trongsuốt dự án

5 Đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các cống qua kè và một ngân sách đầy đủcho hoạt động bảo dưỡng tuyến kè

Trách nhiệm: Ở cấp Dự án VN-Haz/WB5, ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMO) chịu trách nhiệm giám sát tổng thể các TDA và giám sát tiến độ thực hiện TDA “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông”, bao gồm cả việc thực hiện

các biện pháp bảo vệ môi trường như đề xuất của EMP

Ở cấp TDA, ban QLDA Quản lý thiên tai tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm chuẩn bịthông tin mời thầu chi tiết, lựa chọn nhà thầu hợp lý, soạn thảo hợp đồng đảm bảo thựchiện có hiệu quả và giám sát chặt chẽ EMP của TDA Nhà thầu chịu trách nhiệm thựcthi TDA theo kế hoạch đã đề ra, báo cáo chi tiết định kỳ lên ban QLDA Ban QLDAchịu trách nhiệm liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hiệu quảtham vấn và thúc đẩy hiệu quả các biện pháp giảm thiểu Sở Tài nguyên Môitrườngtỉnh Quảng Trị sẽ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các chính sách liênquan đến môi trường theo quy định của Chính phủ Việt Nam

Phân bổ kinh phí: Dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn đối ứng của chính phủ Việt

Nam, tổng mức đầu tư: 21.384.812.000 22,146,828,000 VNĐ Chi phí cho việc thực

hiện EMP bao gồm: (i) chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu, (ii) chi phí đào tạo

an toàn và nâng cao năng lực, (iii) chi phí cho tư vấn quản lý môi trường, và (iv) chiphí quản lý EMP

Trang 8

1 GIỚI THIỆU

Tiểu dự án “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” là một trong sáu (06) TDA của tỉnh Quảng Trị Tiểu dự án thuộc

hợp phần 4: Hỗ trợ đầu tư giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các TDA ưu tiên, thuộc Dự

án Quản lý Thiên tai Việt Nam (WB5/VN-Haz) do Ngân hàng Thế giới tài trợ Cáchoạt động của TDA bao gồm xây dựng mới tuyến kè và các công trình trên tuyến.Điềunày có thể gây ra các tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong cácgiai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành

Để đảm bảo rằng các tác động tiêu cực tiềm tàng được nhận diện và giảm thiểutrong quá trình thực hiện TDA cũng như tuân thủ các chính sách về Đánh giá Tácđộng Môi trường của WB (OP/BP 4.01), một Kế hoạch Quản lý Môi trường đã đượcchuẩn bị phù hợp với các hướng dẫn của Khung Quản lý Môi trường và Xã hội(ESMF)

Tài liệu EMP này cũng bao gồm bộ quy tắc môi trường (ECOP) chuẩn bị choTDA thuộc Dự án Quản lý Thiên tai Việt Nam (WB5/VN-Haz) Những quy tắc này sẽđược đưa vào các tài liệu đấu thầu, hợp đồng xây dựng và tổ chức thực hiện, phục vụchương trình giám sát chất lượng môi trường xã hội của khu vực dự án

2 KHUNG THỂ CHẾ VÀ PHÁP LÝ

2.1 Các quy định của Chính phủ

Bộ luật

- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6năm 2001

- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số

16/2003/QH11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá

XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, ban hành ngày 10tháng 12 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004;

- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29tháng 11 năm 2005, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày

01 tháng 7 năm 2006;

- Luật đê điều số 79/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

Trang 9

Nghị định

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 113/2007/NĐ – CP ngày 28/06/2007 của Chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đê điều;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về

Quản lý chất thải rắn;

- Nghị định của Chính Phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về

sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng

08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy

định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kếtbảo vệ môi trường

Thông tư

- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CPngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trườngchiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi Trường ngày 01

tháng 08 năm 2011 quy định quy trình quan trắc không khí và tiếng ồn;

- Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nướcdưới đất

Quyết định

- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt

Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

- Quyết định 1370/QĐ-BNN-HTQT ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Dự án đầu tư “Quản lý thiêntai” (VN-Haz) do WB tài trợ

Trang 10

- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành giá các loại đất và phân loại đườngphố các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013;

- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

- Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành đơn giá các loại tài sản là nhà, vậtkiến trúc và các loại cây trồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Các văn bản liên quan khác

- Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ

tướng chính phủ phê duyệt ngày 16 tháng 11 năm 2007.

- Đề cương chi tiết TDA đầu tư sử dụng vốn ODA (vốn vay WB) cho TDA

“Quản lý Thiên tai (VN-Haz) WB5” do CPMO lập tháng 12/2010;

- Công văn số 4376/BNN-HTQT – của Bộ NN &PTNT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu

tư Trình Chính phủ danh mục vốn vay ODA TDA: “Quản lý Thiên tai Haz) WB5” do WB tài trợ, ngày 31 tháng 12 năm 2010;

(VN Công văn số 319/BTC(VN QLN – của Bộ Tài chính gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về

việc góp ý kiến đề cương TDA “Quản lý Thiên tai (VN-Haz) WB5” vào danhmục TDA sử dụng vốn vay WB, ngày 15 tháng 3 năm 2011;

- Báo cáo Đánh giá Môi trường (TDA Quản lý Thiên tai (VN-Haz) WB5); do

Công ty Cổ phần Tư vấn và chuyển giao công nghệ – Trường ĐH Thủy Lợi lập,tháng 3/2012

- Hội nghị về an toàn đập tại thành phố Đà Nẵng của Đoàn thẩm định WB (TDA

WB5) với các sở ngày 15/3/2012

2.2 Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới

Bên cạnh quy trình xem xét và phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, TDA“Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” cần

phải thực hiện và tuân thủ theo chính sách hoạt động của WB về môi trường và xã hội.Các chính sách hoạt động của WB được áp dụng đối với TDA bao gồm:

Trang 11

Bảng 2-1 Các chính sách an toàn của WB liên quan đến TDA Chính

dự án do Tiểu dự án cóbao gồm một lượng đáng

kể đào đắp, vận chuyển và

sử dụng máy móc, thiết bịthi công

• Đảm bảo các dự án đầu tư có tính bềnvững và đảm bảo về mặt môi trường – xãhội

• Cung cấp cho những người ra quyết địnhcác thông tin về các tác động môi trường –

xã hội tiềm ẩn liên quan đến dự án

• Tăng cường tính minh bạch và sự thamgia của các cộng đồng bị ảnh hưởng trongquá trình ra quyết định

• Chính sách này nhằm mục đích ngănngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cựcđối với các tài sản văn hóa đóng vai tròquan trọng, là nguồn thông tin lịch sử vàkhoa học quý giá, là nguồn tài sản cho pháttriển kinh tế, xã hội và là một phầm khôngthể thiếu trong bản sắc và tập quán văn hóadân tộc, bao gồm mồ mả và các khu nghĩađịa Chính sách này cung cấp các hướngdẫn nhằm đảm bảo: (a) Các tài sản văn hóavật thể được nhận diện và được bảo vệtrong dự án, và (b) Các quy định pháp luậttrong nước về Bảo vệ Tài sản Văn hóa Vậtthể phải được tuân thủ một cách đầy đủ.OP/BP

4.12 – Tái

định cư bắt

buộc

• Tiểu dự án có bao gồmthu hồi đất không tựnguyện: (i) thu hồi vĩnhviễn diện tích mở rộngcông trình và (ii) thu hồitạm thời diện tích phục vụthi công, vận chuyển vàkhai thác vật liệu

• Nhằm đảm bảo các chính sách sau được

áp dụng: (a) Tránh hoặc giảm thiểu tái định

cư bắt buộc và những ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh tế, trong đó có việc mất nguồnsinh kế; (b) Cung cấp các thủ tục đền bùminh bạch trong quá trình thu hồi đất bắtbuộc đất và các tài sản khác; (c) Cung cấpđầy đủ các nguồn lực đầu tư tạo cơ hội chonhững người dân tái định cư được hưởng

Trang 12

hoạch Hành động Tái định cư); (d) Khôiphục và cải thiện mức sống của nhữngngười bị ảnh hưởng bởi dự án, và (e) Thựchiện đền bù một cách đầy đủ, nhanh chóng

và hiệu quả ở mức giá thay thế đối với cáctài sản bị mất mát trực tiếp do dự án

Việc lập Kế hoạch Hành động Tái định cư

và các biện pháp giảm thiểu được thực hiệntrên cơ sở có sự tham vấn với các cộngđồng bị ảnh hưởng và bằng các phươngpháp tiếp cận có sự tham gia

Trang 13

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường

Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng không khí

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không

khí xung quanh

Các quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất

- QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép

của kim loại nặng trong đất

3 MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

3.1 Giới thiệu chung TDA

Tên dự án: “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong”

Hình thức đầu tư: xây dựng mới

Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị

Đơn vị thực hiện: Ban QLDA Quản lý Thiên tai (WB5/VN-Haz) tỉnh Quảng Trị

Địa điểm thực hiện: TDA được thực hiện tại xã Triệu Tài và Triệu Đông,

huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Tuyến kè được xây dựng từ cầu Ba Bến thuộc xã Triệu Tài, chạy dọc theo bờhữu nhánh sông Vĩnh Định đến cuối thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông Xung quanh khuvực TDA là khu dân cư thôn Thâm Triều, Tả Hữu (xã Triệu Tài) và thôn Nại Cửu (xãTriệu Đông)

Tọa độ trung tâm tuyến kè 601390.75 (X); 1854932.7 (Y)

Trang 14

Hình 3-1 Bản đồ vị trí TDA 3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ

TDA “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” được thực hiện nhằm mục tiêu góp phần tăng cường năng lực cấp quốc

gia, cấp tỉnh và địa phương để phòng chống thiên tai, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai.Trong đó, mục tiêu dài hạn bao gồm:

- Tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai các cấp

trong tỉnh; củng cố tính sẵn sàng ứng phó với rủi ro thiên tai dựa vào cộngđồng, cải thiện việc dự báo thời tiết và năng lực cảnh báo sớm, giảm nhẹ cáctác động tiêu cực của thiên tai cho địa bàn tỉnh đóng góp vào chiến lược quốcgia Việt Nam

- Góp phần cải thiện hệ thống Quản lý thiên tai tại Việt Nam theo chiến lược

quốc gia, đưa ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biếnđổi khí hậu cho Việt Nam Củng cố năng lực và thể chế quản lý thiên tai đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của những vùng dễ bị tổn thươngnhất để giảm bớt thiệt hại về người, kinh tế và tài chính khi xảy ra thảm hoạthiên tai

Bên cạnh đó, TDA sẽ nâng cao năng lực quản lý của tỉnh và góp phần củng cốnăng lực phòng chống thiên tai quốc gia

Mục tiêu ngắn hạn của TDA, gồm có:

Vị trí TDA

Trang 15

- Nâng cao năng lực phòng chống lũ, tăng cường khả năng tiêu thoát lũ nhằm

bảo vệ cơ sở hạ tầng, đất đai, nhà cửa, tính mạng và tài sản của 754 hộ dân với

3 670 người thuộc xã Triệu Đông và Triệu Tài, huyện Triệu Phong

- Tạo tuyến đường vành đai ven sông kết hợp đường giao thông nhằm làm tăng

thêm vẻ đẹp cảnh quan thẩm mỹ trong vùng dự án, tạo ra một nơi nghỉ máthóng gió cho nhân dân lao động

- Từng bước cải thiện điều kiện môi trường, tình hình dân sinh kinh tế, xã hội, góp

phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng sâu với khu vực thị trấn, thành thị

3.3 Các hạng mục công trình

 Hiện trạng khu vực Tiểu dự án

Khu vực TDA nằm trong đoạn hợp lưu của sông Vĩnh Định và đoạn nhánh rẽcủa sông Thạch Hãn qua đập An Tiêm nên dòng chảy ở đây rất phức tạp, đặc biệt vềmùa mưa lũ khi đập An Tiêm xả lũ Do ảnh hưởng lũ lụt nên hiện tượng sạt lở bờ sôngxảy ra rất nghiêm trọng, hàng năm bờ sông bị sạt lở từ 1m đến 5m Tại nhiều vị trí,mái sông bị sạt thẳng đứng Hiện tại biện pháp phòng chống tạm thời của nhân dân làtrồng tre dọc bờ sông và làm kè gia cố bờ sông bằng cọc tre Tuy nhiên các biện phápnày chỉ mang tính tạm thời, cục bộ và thường bị phá huỷ sau một mùa lũ về

 Quy mô các hạng mục dự án

Tuyến kè xây dựng thuộc công trình cấp IV, nằm trong quy hoạch chung của

huyện Triệu Phong TDA bao gồm các hạng mục sau:

- Xây dựng mới tuyến kè từ vị trí cầu Ba Bến đến cuối thôn Nại Cửu, chiều dài

L = 973,.95m với 497,.36m thuộc xã Triệu Tài và 476,.59m thuộc xã TriệuĐông

- Xây dựng các công trình trên tuyến bao gồm

o 057 cống tiêu dưới kè trong đó 025 cống kích thước BxH=1.,0x1.,0m;

021 cống kích thước BxH=1.,5x1.,5m và 01 cống kích thướcBxH=2.,0x2.,0m

o 02 bến nước rộng 3m

o 03 tràn ra rộng 3m

Chi tiết quy mô các hạng mục của TDA được trình bày trong bảng sau:

Trang 16

Bảng 3-2 Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của kè S

II Gia cố chân kè từ cao trình +1 , 20 trở xuống

3 Giằng đỉnh chân khay BTCT M250, kích thước BxH cm 20x25

4 Rọ đá gia cố chân kè kích thướcMái ngoài đồng đá đổ m 2 01x1x2

5 Đổ đá gia cố ngoài rọ đá đoạn từ K0+379,11

B Công trình trên kè

Trang 18

Bảng 3-3 Bảng tổng hợp bến nước, tràn ra và cống tiêu

STT Lý trình Loại công trình

Chiề

u dài (m)

7 K0+568.54 Cống hộp KĐ: 1.0x1.0m 20.0 Thiết kế mới Xã Triệu Đông

8 K0+645.19 Cống hộp KĐ: 1.0x1.0m 20.0 Thiết kế mới Xã Triệu Đông

 Nguyên vật liệu và bãi đổ thải

Các nguyên vật liệu xây dựng bao gồm đất đắp, xi măng, đá, cát, sắt thép, gỗ vàsỏi được khai thác hoặc mua và vận chuyển từ các địa điểm:

- Đất đắp khai thác tại mỏ vật liệu xã Hải Lệ với cự ly vận chuyển trung bình10km (1)

- Xi măng, sắt thép, ván khuôn được lấy tại thành phố Đông Hà cách khu vựcxây dựng 16,.5km (2)

- Đá hộc, dăm sỏi mua tại Tân Lâm với cự ly vận chuyển 45,.2km (3)

Trang 19

Các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu từ các điểm thu mua được biểudiễn trong Hình 3-4.

Các chất thải bao gồm lớp hữu cơ và cỏ mọc trên mặt tuyến kè , vật liệu xâydựng thừa và thải (gạch, đá, cát,…) được vận chuyển từ các công trường xây dựng đến

vị trí đổ thải là các ao cá cách cầu Ba Bến 500m

Trang 21

Hình 3-2 Mặt cắt mẫu kè

Trang 22

Hình 3-3 Vị trí khu vực dự án và bãi thải

Trang 23

Hình 3-4: Các tuyến đường vận chuyển

Trang 24

3.4 Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của Tiểu dDự án: 21.384.812.000

21,384,812,000 22,146,828,000đồng:

Bảng 3-4 Tổng mức đầu tư và phân bổ vốn

1 Chi phí xây dựng xây dựng công trình 15.260.000.000

2 Chi phí bảo hiểm công trình 157.178.000

1 Chi phí đền bù GPMB 797.417.000

2 Chi phí đo đạc cắm mốc phạm vi GPMB 45.491.000

3 Chi phí đo đạc địa chính, thu hồi đất 39.069.000

1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1.194.948.000

2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 1.154.022.000

2.348.970.0002,433,

388,000

Trang 25

TT Hạng mục Giá trị sau thuế

4.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý, địa hình và địa chất

TDA “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” được thực hiện tại xã Triệu Đông và Triệu Tài, huyện Triệu Phong,

nằm ở Phía Nam tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực Bắc Trung Bộ ViệtNam, kéo dài từ 16018’ đến 17010’vĩ Bắc và 106’32” đến 107’24” kinh Đông, tỉnhQuảng Trị có sự phân bố địa lý đa dạng, đan xen giữa 4 dạng địa hình: vùng núi và gòđồi (78%), đồng bằng (14,.5%) và bãi cát, cồn cát ven biển (7,.5%) Nét đặc trưng địahình là hẹp, dốc nghiêng từ Tây sang Đông Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đồinúi, sông suối

Khu vực dự án được xây dựng tại xã Triệu Đông và Triệu Tài là các xã thuộcvùng đồng bằng, nằm ở phía nam của huyện Triệu Phong.Vùng dự án có địa hìnhtương đối bằng phẳng, một số khu vực có địa hình thấp

Theo các quan điểm địa chất, khu vực Dự án có nguồn gốc bóc mòn, tích tụđược hình thành trên một trăm năm mươi triệu năm Độ cao tuyệt đối dao động từ 1m– 6m, lớp phủ trầm tích bở rời lớn, có nơi đạt đô dày 50-60m Bề mặt địa hình phẳng,

bị chia cắt bởi hệ thống sông, kênh mương và các đụn cát

Khí hậu

Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2

Trang 26

chịu ảnh hưởng chính của gió mùa Tây Nam Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 nămsau Đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc Lượng mưa chủ yếu tậptrung vào 3 tháng (9,10,11) Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 260C, nhiệt độ caotuyệt đối là 39,.4 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 9, 0C Độ ẩm trung bình hàng năm vàokhoảng hơn 80%, tháng cao nhất 89%, tháng thấp nhất 70,.7%.

Điều kiện thủy văn, dòng chảy

Sông chảy qua khu vực xây dựng công trình là sông Vĩnh Định Lưu vực của hệthống sông Vĩnh Định Flv = 140,.4 km2 Sông Vĩnh Định chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đưa nước ra 2 cửa biển là cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) và cửa ViệtYên (Triệu Phong) Từ bắc Tỉnh Lộ 8, chỉ có một dòng khi đến Hội Yên sông đượcchia làm 2 nhánh đó là Tân Vĩnh Định và Cựu Vĩnh Định

- Lưu lượng lũ từ 7.,300 – 8.,100 m3/s tại đầu mối Nam Thạch Hãn

- Lưu lượng kiệt từ 8-13 m3/s

Đoạn sông nằm trong vùng dự án là hợp lưu giữa sông Vĩnh Định và đoạnnhánh rẽ của sông Thạch Hãn qua đập An Tiêm Sông có dạng cong gấp khúc Tạiđoạn sông cong dòng chảy chủ lưu ép sát vào bờ, xói rỗng chân bờ (địa chất bờ sông ởđây là khá mềm), thành hang hốc, hàm ếch, sau đó tầng bên trên bị sụp đổ xuống sông,

bị nước cuốn đi và gây bồi lắng ở những đoạn sông khác

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên sinh học:

- Hệ sinh thái trên cạn : Khu vực dự án đi qua vùng canh tác nông nghiệp nên hệsinh thái ở đây chủ yếu là các loại cây trồng như ngô, khoai, sắn, các loại cây ăn quả vàcây bụi Các loài động vật chủ yếu là vật nuôi, gia súc như lợn, gà, vịt, chó, mèo

- Hệ sinh thái dưới nước (sông Vĩnh Định) chủ yếu là các loài tôm, cua, cá quả, cámòi với số lượng không lớn Hệ sinh thái dưới nước ở khu vực khá nghèo nàn, không có

sự đa dạng về chủng loại

Tình hình thiên tai và sự cố

Bão lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm, tập trung nhiềunhất vào các tháng 10, 11 Khi bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra kèm theo mưa lớn, triều

Trang 27

cường dâng cao gây ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi và vùng gò đồi Các hìnhthái thiên tai khác như lũ tiểu mãn xảy ra từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm; lốc xoáy,dông sét, mưa đá, sạt lở đất xảy ra quanh năm.

4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm quá, tình hình kinh tế-xã hội xã Triệu Đông và Triệu Tài đã cónhững chuyển biến tích cực: Kinh tế ổn định và tiếp tục tăng trưởng, văn hoá xã hội cónhững bước phát triển mới, quốc phòng – an ninh được giữ vững và củng cố Tuy nhiên,nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ nông nghiệp Do đó, việc thực hiện TDAđóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất, giảm thiểu rủi ro thiên tai, từ đó, cảithiện nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân xã Triệu Đông và Triệu Tài

Trang 28

Bảng 4-5.Tình hình kinh tế - xã hội các xã thuộc phạm vi dự án S

TT

Lĩnh vực

I Phát triển kinh tế

1.1 Nông nghiệp Tổng thu nhập toàn xã năm 2012 đạt 82,.21 tỷ đồng tăng

14,.41 tỷ đồng so với năm 2011.Tổng diện tích gieotrồng 2 vụ lúa và màu đạt 799,.54ha Năng suất lúa bìnhquân 2 vụ đạt 10,.53 tạ/ha Mô hình chăn nuôi côngnghiệp tăng về số lượng và chất lượng

Thu nhập từ nông nghiệp ước tính đạt 73,.17 tỷđồng tăng 26% so với năm 2011 Tổng diện tíchgieo trồng 8.,026,.8 ha Năng suất lúa tăng 1% sovới năm 2011 Trong chăn nuôi, nhiều hộ đã pháttriển chăn nuôi gia trại quy mô lớn theo hướng báncông nghiệp

- Công tác phổ cập giáo dục từ mầm non đến Trunghọc cơ sở đạt chuẩn 3 tiêu chí theo quy định

- Các chỉ tiêu y tế về khám chữa bệnh, chăm sóc bà

mẹ, trẻ em đạt trên 90% Công tác chi trả trợ cấpchính sách được thực hiện tốt Số lượng hộ nghèogiảm 3,.1% so với 2011

Trang 29

4.2 Hiện trạng môi trường

Hiện trạng môi trường được thể hiện qua các thông số về chất lượng đất, nước

và không khí, được tiến hành khảo sát lấy mẫu tại các điểm nhạy cảm, làm điều kiệnnền để đánh giá tác động trong suốt quá trình xây dựng và vận hành tuyến kè Đây làđiều kiện cần thiết để kiểm soát và giảm thiểu các tác động do xây dựng và vận hànhtuyến kè

Bảng 4-6 Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trường Thành phần

môi trường Chỉ tiêu quan trắc Cách quan trắc Vị trí quan trắc

Không khí

- Vi khí hậu

- Bụi lơ lửng, Nồng độ

NO2, Nồng độ SO2,Nồng độ CO,

- Tiếng ồn

Đo đạc và lấymẫu liên tục trong

1 ngày Cácphương pháp lấymẫu, quan trắc,

đo đạc và phântích được thựchiện theo các tiêuchuẩn Việt Namhiện hành

4 vị trí: (i) Mỏ vậtliệu, (ii) tuyến vậnchuyển, (iii) cầu BaBến và (iv) khu dân

cư thôn Nại Cửu

Nước mặt

pH, Nhiệt độ, BOD5,COD, DO, TSS, Tổng P,Tổng N, As, Hg, Pb, Cd,Coliform

4 vị trí: (i) SôngVĩnh Định cáchđiểm đầu tuyến kè200m; (ii) sôngVĩnh Định tại vị trícầu Ba Bến; (iii)sông Vĩnh Định tạiđiểm giữa tuyến kè

và (iv) sông VĩnhĐịnh cách điểmcuối tuyến kè 200mNước ngầm

Nhiệt độ, pH, Amoni,

DO, SS, Độ cứng, Zn,

As, Hg, Pb, Cd,Coliform

1 vị trí : Khu dân cưthôn Nại Cửu

Đất

Các chỉ tiêu kim loạinặng: Cd, Pb, Cu, Zn,As

2 vị trí: Đất vườnkhu vực cầu Ba Bến

và khu vực xâydựng tuyến kè

Trang 30

Hình 4-1 thể hiện bản đồ tổng thể các vị trí quan trắc tại 2 khu vực:

- KV1 - Khu vực xây dựng TDA (với 3 điểm quan trắc không khí, 4 điểm quan

trắc nước mặt, 1 điểm quan trắc nước ngầm và 2 điểm quan trắc đất)

- KV2 - Khu vực mỏ vật liệu (với 1 điểm quan trắc không khí)

Chi tiết các điểm quan trắc tại khu vực xây dựng TDA (KV1) được thể hiệntrong Hình 4-2

Trang 31

Hình 4-5 Bản đồ tổng thể các khu vực quan trắc và vị trí quan trắc khu

vực mỏ vật liệu

Trang 32

Hình 4-6 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường nền khu vực TDA

Trang 33

Kết quả quan trắc môi trường

Qua khảo sát lấy mẫu tại các điểm điển hình của TDA thông qua phương pháp

đo nhanh môi trường và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, số liệu hiệntrạng môi trường khí và môi trường nước được sử dụng làm điều kiện nền để quản lýtác động của TDA đối với môi trường khi dự án đi vào thực hiện

Môi trường không khí

Bảng 4-7 Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí

Bảng 4-8 Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực TDA

Nguồn: VIECA (lấy mẫu và phân tích ngày 11/08/2013)

Từ kết quả quan trắc hiện trạng môi trường không khí có thể nhận xét như sau:

Trang 34

- Hàm lượng khí CO dao động trong khoảng từ 3889 – 14113µg/m3, nhỏ hơnQCCP từ 2,.12 – 7,.7 lần Giá trị NO2 lớn nhất trong không khí đạt 48,.2µg/m3, thấphơn 4,.1 lần so với QCCP Hàm lượng SO2 thấp nhất tại các điểm quan trắc đạt

23,.4µg/m3 , thấp hơn QCCP nhiều lần Hàm lượng bụi lơ lửng (TSP) dao động từ

Môi trường nước

Bảng 4-9 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước mặt khu vực dự án

1 Sông Vĩnh Định cách điểm đầu tuyến kè 200m 601812 1856763 NM1

2 Sông Vĩnh Định tại vị trí cầu Ba Bến 601844 1854625 NM2

3 Sông Vĩnh Định tại điểm giữa tuyến kè 601855 1856162 NM3

4 Sông Vĩnh Định cách điểm cuối tuyến kè 200m 601904 1855489 NM4

Bảng 4-10 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực TDA

Trang 35

Tại thời điểm lấy mẫu, nhiều thông số môi trường vượt QCVN08:2008/BTNMT cụ thể như sau:

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 90 – 93mg/l, vượt QCCP từ 1.,8 –

1.,86 lần

- Hàm lượng COD dao động từ 45 – 50mg/l, vượt QCCP từ 1.,5 – 1.,67 lần

- Hàm lượng BOD5 dao động từ 28 – 31mg/l, vượt QCCP từ 1.,87 - 2 lần

- Hàm lượng Coliform dao động từ 25889 – 35990 MPN/100ml, vượt QCCP từ

3.,4 – 4.,7 lần

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước sông Vĩnh Định bắt đầu có dấuhiệu ô nhiễm do nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi gia súc của người dânsông ven sông Tuy nguồn nước này không được sử dụng vào mục đích phục vụ sinhhoạt cho người dân địa phương nhưng để đảm bảo chất lượng môi trường nước khuvực các xã Triệu Đông và Triệu Tài, Kế hoạch Quản lý Môi trường sẽ xây dựng hệthống các biện pháp giảm thiểu tương ứng để phòng tránh việc làm ô nhiễm thêm môitrường nước sông Vĩnh Định

Bảng 4-11 Vị trí điểm quan trắc môi trường nước ngầm khu vực TDA

Trang 36

Nguồn: VIECA (lấy mẫu và phân tích ngày 11/08/2013)

Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu về chất lượng nước ngầm ở khu vực dự

án đều nằm dưới quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT

1 Đất vườn khu vực cầu Ba Bến 601836 1854523 Đ1

Bảng 4-14: Kết quả quan trắc môi trường đất khu vực TDA

Nguồn: VIECA (lấy mẫu và phân tích ngày 11/08/2013)

Kết quả phân tích cũng cho thấy các mẫu đất ở khu vực dự án chưa có dấu hiệu

ô nhiễm kim loại nặng Các thông số quan trắc đều nằm dưới QCCP nhiều lần

5 CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN CỦA DỰ ÁN

5.1 Các tác động tích cực tiềm tàng

Việc thực hiện TDA sẽ đem lại những tác động tích cực như sau:

- Dự án góp phần ổn định quỹ đất của cộng đồng, làm tăng giá trị sử dụng đất

khu vực tuyến kè

- Bảo vệ an toàn cho dân cư sống gần khu vực bờ sông, giúp họ ổn định cuộc

sống, tránh nguy cơ sạt lở thường trực trong mùa mưa bão

- Tuyến kè được cứng hóa làm ổn định dòng chảy Việc bố trí các cọc tiêu biển

báo cũng được thuận tiện hơn, có thể làm giảm nhẹ rủi ro cho hoạt động vậntải trên sông

- Hạn chế dịch bệnh do ngập lụt gây ra.

Trang 37

- Việc vận chuyển vật liệu, và các công việc trên công trường cần tuyển dụng

một số lao động thủ công, do vậy người dân địa phương có cơ hội tham gialàm việc cho dự án để tăng thu nhập gia đình Sử dụng nguyên vật liệu và laođộng của địa phương cho xây dựng công trình sẽ góp phần tạo điều kiện tăngtrưởng kinh tế địa phương

- Giao thông trong khu vực dự án được cải thiện, việc đi lại, sản xuất của nhân

dân trong mùa mưa lũ đỡ khó khăn hơn trước nhiều

- Làm tăng trữ lượng nước ngầm trong khu vực.

5.2 Các tác động tiêu cực tiềm tàng

Quá trình thực hiện Tiểu dự án tiềm tàng một số tác động tiêu cực lên cả môitrường tự nhiên và môi trường xã hội Tác động lên các thành phần môi trường tựnhiên, bao gồm môi trường không khí, nước, đất và sinh vật, chủ yếu phát sinh tronggiai đoạn xây dựng Bên cạnh đó, các tác động xã hội nảy sinh từ hoạt động (i) thu hồiđất và chi trả đền bù; và (ii) sinh hoạt của công nhân thi công dự án Chi tiết về các tácđộng tiêu cực tiềm tàng của Tiểu dự án được trình bày trong Bảng 5-1 dưới đây:

Trang 38

Bảng 5-15 Các tác động tiêu cực tiềm tàng của Tiểu Dự án

I Giai đoạn chuẩn bị

1 Thu hồi đất: Tiểu dự án sẽ thu hồi 10.,150m2 đất (trong đó 8.,202m2

thu hồi vĩnh viễn và 1.,948m2 thu hồi tạm thời), bao gồm đất vườn,

đất trồng cây lâu năm và đất ở

• Ảnh hưởng đến 21 hộ gia đình (113 nhân khẩu) vàUBND xã có đất và tài sản trên đất thuộc phạm vi thuhồi, do đó, bị ảnh hưởng đến việc sản xuất, thu nhập vàđời sống

2 Tính toán và chi trả đền bù, hỗ trợ • Xung đột trong cộng đồng người dân và giữa người

dân với chính quyền do đền bù và hỗ trợ không thỏađáng (về khoản tiền, cách thức chi trả và thời điểm chitrả)

3 Chuẩn bị mặt bằng thi công: Phát quang khoảng 7.,780 cây tre, 731

cây tràm (2 tuổi hoặc 2-5 tuổi), 85 cây bạch đàn (2 tuổi), 240 cây

xoan (3 tuổi), một số mùa màng cây cối và hoa màu + một số công

trình phụ trợ, bao gồm tường rào bê tông, nhà vệ sinh, chuồng lợn…

• Tiếng ồn, rung

• Phát sinh bụi, chất thải rắn từ hoạt động phát quang

4 Rà phá bom mìn: tìm kiếm và di dời/phá bỏ bom mìn chưa nổ trong

khu vực Tiểu dự án

• Ồn, rung và khí thải phát sinh trong quá trình rà phá

• Công nhân lao động và người dân địa phương có thể

bị thương do nổ mìn hoặc tai nạn

II Giai đoạn xây dựng

Trang 39

5 - Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và đổ thải

+ Khối lượng đất đá đào đắp là 23,060.94 tấn

+ Khối lượng nguyên vật liệu cát, sỏi, xi măng, sắt thép các loại

cần sử dụng là 14,096.66 tấn

- Thi công các hạng mục công trình:

+ Xây dựng tuyến kè dài 973.95m

+ Xây dựng 07 cống tiêu, 03 bến nước, 02 tràn ra

•Ô nhiễm không khí do bụi và khí thải từ phương tiệnvận chuyển, thiết bị, máy móc và hoạt động thi công

•Ồn và rung

•Phát sinh chất thải rắn trong quá trình thi công, đặcbiệt là lượng đất đào

•Ô nhiễm nguồn nước do nước thải chứa dầu mỡ

•Tăng mật độ giao thông khu vực, tăng khả năng ùntắc và tai nạn giao thông

•Suy giảm chất lượng đường xá

•Ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và đi lại củangười dân địa phương

•Nguy cơ tai nạn lao động

•Nguy cơ rủi ro, sự cố (cháy nổ, chập điện…)

6 Sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động (ước tính 30 người) •Phát sinh nước thải và chất thải rắn sinh hoạt

•Nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm làm ảnhhưởng đến sức khỏe công nhân và người dân địaphương

•Tác động đến an ninh xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội,

ma túy, mại dâm…

Trang 40

Nhìn chung, việc xây dựng Tiểu dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đốivới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu vực Tuy nhiên, các tác độngnày đều mang tính cục bộ, tạm thời và có thể giảm thiểu được Các tác động lên môitrường tự nhiên chủ yếu là bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn trong quá trình xâydựng Còn đối với môi trường xã hội, các tác động phát sinh chủ yếu do việc thu hồiđất và việc sinh hoạt của một số lượng lớn công nhân tại khu vực dự án Đất bị thu hồivĩnh viễn hoặc tạm thời phục vụ thực hiện dự án chủ yếu là đất vườn và đất trồng câylâu năm, do đó, cộng đồng bị ảnh hưởng sẽ bị tác động đến hoạt động sản xuất và thunhập Bên cạnh đó, sự có mặt của khoảng 30 công nhân làm việc trong giai đoạn xâydựng (18 tháng) tiềm tàng các mâu thuẫn xã hội và văn hóa, làm gia tăng các tệ nạn xãhội trong khu vực Do đó, để đảm bảo môi trường và an ninh xã hội của xã Triệu Đông

và Triêu Tài, Kế hoạch Quản lý Môi trường có trách nhiệm xây dựng các biện phápphòng tránh và giảm thiểu tương ứng phù hợp

6 CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CẦN THỰC HIỆN

Các tác động tiêu cực của TDA “Kè chống xói lở khẩn cấp bờ sông Nại Cửu,

xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong” được xác định ở phần 5 của báo cáo EMP hầu hết

là những tác động tạm thời và có thể giảm thiểu Bảng 6-1 dưới đây tổng hợp các tácđộng tiêu cực của TDA và đưa ra phương án giảm thiểu tương ứng

Ngày đăng: 13/04/2017, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w