Tuy nhiên, thành phố Hải Phòng lại đang gặp những vấn đề về môi trường như vấn đề chất thải rắn, ô nhiễm không khí và ô nhiễm chất lượng nước các lưu vực công cộng, vấn đề về ùn tắc giao
Trang 1Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh
Thành phố Hải Phòng
Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (Việt Nam)
Ủy ban nhân dân thành phố Kitakyusyu (Nhật Bản)
Trang 3Lời nói đầu
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra “Chiến lược tăng trưởng xanh” năm 2012 nhằm đạt được các mục tiêu chung của nhân loại về bảo vệ môi trường đặc biệt là vấn đề trái đất nóng lên Năm 2014, Thủ tướng chính phủ cũng
đã đưa ra quyết định về “Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh” để cụ thể hóa chiến lược này
Thành phố Hải Phòng với dân số đông thứ 3 Việt Nam (khoảng 1900.000 dân) đã có những bước phát triển với vai trò là cảng quân sự lớn nhất Việt Nam đồng thời là cảng thương mại lớn nhất miền Bắc, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ về kinh tế, xã hội cho khu vực Bắc Bộ bao gồm cả Thủ đô Hà Nội Đặc biệt những năm gần đây, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đặt nhiều trụ sở sản xuất tại thành phố Hải Phòng, quá trình công nghiệp hóa của thành phố đang đạt được những bước phát triển vượt bậc Tuy nhiên, thành phố Hải Phòng lại đang gặp những vấn đề về môi trường như vấn đề chất thải rắn, ô nhiễm không khí và ô nhiễm chất lượng nước các lưu vực công cộng, vấn đề về ùn tắc giao thông v.v…việc thực hiện các chính sách và biện pháp có thể vừa phát triển bền vững kinh tế xã hội vừa quan tâm đến môi trường đang là nhiệm vụ đặt ra với thành phố Thành phố Kitakyusyu, kết nghĩa với thành phố Hải Phòng vào tháng 4 năm 2014, là một đô thị công nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản, trước đây thành phố cũng có nhiều trăn trở về vấn đề ô nhiễm môi trường Trước tình hình đó doanh nghiệp, nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước đã cùng hợp lực để khắc phục khó khăn, hiện nay thành phố đã chuyển mình thành một đô thị môi trường tiên tiến nhất tại Nhật Bản
Thành phố Hải Phòng đang hướng tới hình ảnh đô thị môi trường tiên tiến “Green Port City” trên cở tận dụng các kinh nghiệm, bí quyết và công nghệ về cải thiện môi trường của thành phố Kitakyusyu như đã nêu trên Với sự hỗ trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản, thành phố Hải Phòng, thành phố Kitakyusyu đã cùng hợp tác để lập “Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh” nhằm thực hiện cụ thể “Chương trình hành động chiến lược tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng” do Sở Kế hoạch & đầu tư TP Hải Phòng tổng hợp, UBND TP Hải Phòng phê duyệt tháng 7 năm 2014
Quy hoạch này tổng kết lại thành quả từ trước đến nay, phân chia thành 7 lĩnh vực thực hiện bao gồm Rác thải, Năng lượng, Giao thông, Đảo Cát Bà, Cấp thoát nước và thoát nước mưa, Bảo vệ môi trường, Tăng trưởng xanh đồng thời đề xuất các dự án thí điểm cụ thể cho từng lĩnh vực Trong tương lai, cùng với việc tăng cường mối liên kết giữa hai đô thị TP Hải Phòng và TP Kitakyusyu để thực hiện bài bản vững chắc quy hoạch nói trên, chúng tôi sẽ triển khai các biện pháp của từng lĩnh vực như đã nêu nhằm tiến tới quy hoạch Hải Phòng thành một đô thị môi trường tiên tiến dẫn dắt các đô thị khác tại Việt Nam
Tháng 3 năm 2015
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (Việt Nam)
Ủy ban nhân dân thành phố Kitakyusyu (Nhật Bản)
Trang 4Lời nói đầu
1 Tính cần thiết và vai trò của Quy hoạch··· 1
1.1 Tính cần thiết của quy hoạch ··· 2
1.2 Vai trò của Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng ··· 3
1.3 Mối quan hệ giữa việc thực hiện Green Port City và QH thúc đẩy tăng trưởng xanh ···· 4
1.4 Quy trình hỗ trợ lập Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh TP Hải Phòng ··· 5
2 Nắm bắt hiện trạng ··· 6
2.1 Điều kiện tự nhiên ··· 7
2.2 Kinh tế-Xã hội ··· 7
2.3 Hạ tầng xã hội ··· 8
2.4 Khí nhà kính (GHG) ··· 9
2.5 Vấn đề hiện trạng ··· 9
3 Lập chiến lược ··· 11
3.1 Tầm nhìn (năm 2050) ··· 12
3.2 Định hướng cơ bản ··· 13
3.3 Thiết lập mục tiêu ··· 15
3.4 Thể chế thúc đẩy ··· 19
3.5 Vai trò của từng chủ thể ··· 20
4 Vấn đề trong từng lĩnh vực - Giải pháp cụ thể ··· 22
4.1 Cơ cấu giải pháp cụ thể (đề xuất) ··· 23
4.2 Giải pháp cụ thể <Lĩnh vực rác thải> ··· 24
4.2.1 Hiện trạng, các vấn đề trong lĩnh vực rác thải ··· 24
4.2.2 Giải pháp cụ thể cho lĩnh vực rác thải ··· 28
4.2.3 Dự án thí điểm lĩnh vực rác thải 1 (Phân loại rác thải gia đình, dự án compost hóa) ··· 31
4.2.4 Dự án thí điểm lĩnh vực rác thải 2 (Tái chế rác thải thành nguyên nhiên liệu sản xuất xi măng) ··· 38
4.2.5 Dự án thí điểm về lĩnh vực chất thải rắn 3 (E-waste) ··· 43
4.3 Giải pháp cụ thể <Lĩnh vực năng lượng> ··· 50
4.3.1 Hiện trạng và các vấn đề về lĩnh vực năng lượng ··· 50
4.3.2 Giải pháp cụ thể trong lĩnh vực năng lượng ··· 52
4.3.3 Dự án thí điểm về lĩnh vực năng lượng (Tiết kiệm năng lượng, đưa vào sử dụng năng lượng dạng phân tán) ··· 56
4.4 Giải pháp cụ thể <Lĩnh vực giao thông> ··· 59
4.4.1 Hiện trạng và các vấn đề trong lĩnh vực giao thông ··· 59
Trang 5(Đưa vào xe bus ít gây ô nhiễm (Xe bus điện)) ··· 66
4.4.4 Dự án thí điểm lĩnh vực giao thông 2 (Dự án thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng) ··· 69
4.5 Giải pháp cụ thể <Phần đảo Cát Bà> ··· 75
4.5.1 Hiện trạng và các vấn đề trong lĩnh vực Đảo Cát Bà ··· 75
4.5.2 Giải pháp cụ thể về lĩnh vực Đảo Cát Bà ··· 77
4.5.3 Dự án thí điểm lĩnh vực đảo Cát Bà 1 (Cơ cấu hệ thống tuần hoàn tài nguyên dạng bao quát)··· 80
4.5.4 Dự án thí điểm lĩnh vực đảo Cát Bà 2 (Giảm CO2 trên toàn đảo Cát Bà) ··· 85
- Dự án thí điểm 2-(1) lĩnh vực đảo Cát Bà (Dự án phát điện năng lượng mặt trời tại các nông trại du lịch, vườn bách thú bách thảo và dự án xe bus tuyến EV) ··· 86
- Dự án thí điểm 2-(2) lĩnh vực đảo Cát Bà (Tiết kiệm năng lượng của khách sạn) ··· 88
- Dự án thí điểm 2-(3) lĩnh vực đảo Cát Bà (Sử dụng đèn LED cho chiếu sang đường phố) ··· 90
4.6 Giải pháp cụ thê ̉<Lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa> ··· 93
4.6.1 Hiện trạng và các vấn đề về lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa ··· 93
4.6.2 Giải pháp cụ thể thuộc lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa ··· 95
4.6.3 Dự án thí điểm lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa 1 (Dự án phổ cập U-BCF) ··· 98
4.6.4 Dự án thí điểm lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa 2 (Giải pháp thoát nước tại làng nghề 1: Ví dụ về làng miến Thiên Hương) ··· 100
4.6.5 Dự án thí điểm lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa 2 (Giải pháp thoát nước tại làng nghề 2: Ví dụ về làng đúc đồng Mỹ Đồng) ··· 105
4.6.6 Dự án thí điểm lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa 3 (Xây dựng hệ thống sổ sổ thông tin đường ống thoát nước thải) ··· 109
4.7 Giải pháp cụ thể <Lĩnh vực bảo vệ môi trường> ··· 111
4.7.1 Hiện trạng và các vấn đề về lĩnh vực bảo vệ môi trường ··· 111
4.7.2 Giải pháp cụ thể về lĩnh vực bảo vệ môi trường ··· 116
4.7.3 Dự án thí điểm lĩnh vực bảo vệ môi trường 1 (Dự án tái sinh kênh Tây Nam) ·· 119
4.7.4 Dự án thí điểm lĩnh vực bảo vệ môi trường 2 (Dự án xây dựng hệ thống giám sát không khí, tiếng ồn) ··· 124
4.8 Giải pháp cụ thê ̉ <Lĩnh vực sản xuất xanh> ··· 128
4.8.1 Hiện trạng và các vấn đề trong lĩnh vưc sản xuất xanh ··· 128
4.8.2 Giải pháp cụ thể về trong lĩnh vực sản xuất xanh ··· 130
4.8.3 Dự án thí điểm lĩnh vực sản xuất xanh 1 (Ứng dụng lò điện hiệu suất cao trong nhà máy dập đúc) ··· 133
Trang 65 Phương pháp kiểm chứng chiến lược-chính sách ··· 145
5.1 Phương pháp kiểm chứng chiến lược, giải pháp (Ví dụ thực hiện để cải thiện liên tục dự án) ··· 146
5.2 Ví dụ thực hiện cải thiện liên tục dự án ··· 147
6 Phương pháp đặt hàng-Huy động vốn ··· 148
6.1 PPP - PFI ··· 149
6.2 Phí bảo vệ môi trường đảo Cát Bà ··· 150
6.3 Thuế du lịch ··· 151
6.4 Quỹ bảo vệ môi trường ··· 152
Tài liệu tham khảo 1/ Dữ liệu thống kê ··· TLTK-1 Tài liệu tham khảo 2/ Tính toán lượng thải GHG ··· TLTK-5 Tài liệu tham khảo 3/ Quá trình lập Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh
thành phố Hải Phòng ··· TLTK-7 Thuật ngữ viết tắt sử dụng trong tài liệu
DARD Department of Agriculture and Rural Development Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DOCST Department of Culture, Sports and Tourism Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch DOIT Department of Industry and Trade Sở Công Thương
DONRE Department of Natural Resources and Environment Sở Tài nguyên và Môi trường DOPI Department of Planning and Investment Sở Kế hoạch & đầu tư
DOT Department of Transport Sở Giao thông Vận tải
HEZA Haiphong Economic Zone Authority Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng JCM Joint Crediting Mechanism Cơ chế tín chỉ chung
NPO Non-Profit Organization Tổ chức phi lợi nhuận
URENCO Urban Environment One-member Co., Ltd Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thi
GGAP Green Growth Action Plan Chương trình hành động tăng trưởng xanh HPGGSAP Hai PhongGreen Growth Strategy Action Plan Chương trình hành động Chiến lược tăng trưởng xanh TP Hải
Phòng SRI System of Rice Intensification Phương pháp canh tác lúa nước cải tiến
Trang 71 Tính cần thiết và vai trò của Quy hoạch
Trang 8Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
1.Tính cần thiết và vai trò của Quy hoạch
1.1 Tính cần thiết của quy hoạch
Cùng với sự phát triển nhảy vọt của công nghiệp hóa, đô thị hóa, những năm gần đâyviệc xây dựng hạ tầng
đô thị như cảng nước sâu Lạch Huyện, đường cao tốc đã được thực hiện tại thành phố Hải Phòng hứa hẹn các hoạt động kinh tế xã hội sẽ ngày một sôi động hơn nữa Tuy nhiên mặt khác, các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ùn tắc giao thông cũng ngày một trở nên nghiêm trọng
Để giải quyết tình trạng đó cần có các giải pháp quy hoạch có tính thực tiễn nhằm cụ thể hóa Chiến lược tăng trưởng xanh do chính phủ Việt Nam đề ra năm 2012 cũng như để thực hiện một “Green Port City” của
Bộ Chính trị
Kế hoạch hành động Chiến lược tăng trưởng xanh
-Chiến lược tăng trưởng xanh (GGS) đã đề ra các giải pháp cần thiết nhằm phát triển bền vững và giảm trừ khí nhà kính (GHG) cũng như định hướng thực hiện các giải pháp theo từng giai đoạn từ hiện tại tới tương lai
- Thành phố Hải Phòng lập Kế hoạch hành động theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
<Quyết định của Thủ tướng Chính phủ>
- Chiến lược tăng trưởng xanh: Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012
- Kế hoạch hành động GG: Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014
Ảnh 1.1.1 Minh họa về phố xá và các công trình
Thành phố cảng xanh
- Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba của Việt Nam, là đô thị cảng lớn nhất miền Bắc
- Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 72-KL/TW ngày 10 tháng 10 năm 2013 chỉ đạo xây dựng Hải Phòng thành đô thị môi trường tiên tiến theo mô hình thành phố cảng xanh “Green Port City”
- Cần sớm xây dựng Kế hoạch hành động để cụ thể hóa định hướng quan trọng này nhằm phát triển bền vững
“Green Port City”
Ảnh 1.1.2 Thành phố KitaKyushu - Đô thị
xanh tiên tiến
http://www.city.kitakyushu.lg.jp/kankyou/file_0264.html
Ảnh 1.1.3 Dòng sông ô nhiễm được cải
tạo chất lượng nước giờ trở thành biểu tượng mới của TP KitaKyushu
Trang 91.2 Vai trò của Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng
Căn cứ trên Chiến lược tăng trưởng xanh (1393/QĐ-TTG) do Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 9 năm
2012 (dưới đây gọi là GGS), căn cứ Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh (403/QD-TTg) do thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 3 năm 2014 (dưới đây gọi là GGAP) và căn cứ nội dung Xây dựng –phát triển TP Hải Phòng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Green Port City-72-KL/TW) của Bộ Chính trị, thành phố Hải Phòng đã lập Kế hoạch hành động GGS TP Hải Phòng (1463/QD-UBND) vào tháng 7 năm
2014 (dưới đây gọi là HPGGSAP) Kế hoạch hành động này dựa trên các nội dung quy hoạch chung của các lĩnh vực liên quan và các nội dung chủ đạo khác như trình bày ở hình 1.2.1
Ở mục 8 của kế hoạch hành động (1463/QD-UBND) này về nội dung “Sở Tài nguyên &môi trường đóng vai trò chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện các nội dung sau” có ghi rõ “Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch & đầu tư để đề xuất các kế hoạch triển khai trương trình hợp tác với Bộ Môi trường Nhật Bản và TP Kitakyusyu, áp dụng các dự án cụ thể để cụ thể hóa Chiến lược tăng trưởng xanh”, có thể nói
“Dự án xúc tiến tăng trưởng xanh TP Hải Phòng” đã được công nhận vai trò về mặt pháp luật
Hình1.2.1 Căn cứ pháp lý của Kế hoạch hành động GGS và quan hệ với QH thúc đẩy tăng trưởng xanh
GGS:Chiến lược tăng trưởng xanh (1393/QĐ-TTg) GGAP:Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh (403/QĐ-TTg) Xây dựng - phát triển TP Hải Phòng trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước (72-KL/TW)
Các quy hoạch chính khác của TP Hải Phòng Quy hoạch chung, quy hoạch ngành
Chiến lược phát triển bền vững
giai đoạn 2011-2020 (Quyết
định số 1409/QD-UBND)
Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền
vững (Quyết định 899/QD-TTg)
HPGGSAP:Kế hoạch hành động Chiến lược tăng
trưởng xanh do TP Hải Phòng lập(1463/QD-UBND)
Kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh
TP Hải Phòng
<Xây dựng>Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng thành
phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (1448/QD-TTg)
<Thoát nước, Xử lý chất thải>Dự án thoát nước mưa, nước
thải và quản lý chất thải rắn (ODA Nhật Bản)
<Cấp nước>Quy hoạch cấp nước thành phố Hải Phòng đến
<Cấp nước>Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 (6310/QD-BCT)
<Giao thông vận tải>Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch giao thông vận tải đường bộ, đường sắt thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
<Thông tin liên lạc>Quy hoạch phát triển Bưu chính viễn
thông thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (1291/QD-UBND)
<Du lịch>Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa - thể
thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Nghị quyết số
09/2010/NQ-HDND về Nhiệm vụ, giải pháp
thu gom, xử lý chất thải ở nông
thôn giai đoạn 2010-2020
Nghị quyết số
04/2012/NQ-HDND về Nhiệm vụ, giải pháp
phát triển giao thông công
cộng bằng xe buýt giai đoạn
2012-2016
Cụ thể hóa
Đề án Phát triển các đô thị
Việt Nam ứng phó với biến đổi
khí hậu giai đoạn 2013-2030
(Quyết định số 2623/QD-TTg)
Danh mục các dự án công nghiệp đến năm
2020 (Quyết định số 2523/QD-UBND) Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2013-2015 Giao thông – Đô thị (2009/QD-UBND), Khoa học Xã hội - Nhân văn (2029/QD- UBND),Y tế (1778/QD- UBND), Công nghiệp (1963/QD-UBND), Tài nguyên – Môi trường (1777/QD-UBND), Nông – Lâm – Thủy sản (1779/QD-UBND) Nghi quyết số
20/2012/QD-HDND về Nhiệm vụ, giải pháp,
cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị giai đoạn 2013-2015
Trang 10Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
1.3 Mối quan hệ giữa việc thực hiện Thành phố cảng xanh (Green Port City) và Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh
Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh TP Hải Phòng phát huy các bí quyết, kinh nghiệm về cải thiện môi trường của TP Kitakyusyu để đưa ra các giải pháp dưới dạng”Phiên bản thực hành” Kế hoạch hành động cụ thể của HPGGSAP
TP Hải Phòng thông qua việc tự thực hiện Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh này để hướng tới trở thành
Đô thị môi trường tiên tiến “Green Port City” đóng vai trò dẫn dắt các đô thị khác
Hình1.3.1 Sơ đồ khái niệm hành động hướng tới Green Port City
Trang 111.4 Quy trình hỗ trợ lập Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh TP Hải Phòng
Quy trình hỗ trợ lập Quy hoạch xúc tiến tăng trưởng xanh TP Hải Phòng được trình bày ở sơ đồ 1.4.1.Qua
sơ đồ có thể thấy Quy hoạch được chia thành 7 lĩnh vực bao gồm “Chất thải rắn (rác thải)”, “Năng lượng”,
“Giao thông”, “Đảo Cát Bà”, “Cấp thoát nước, thoát nước mưa”, “Bảo vệ môi trường” và “Sản xuất xanh”, trong đó các lĩnh vực “Chất thải rắn”, “Năng lượng”, “Giao thông”, “Đảo Cát Bà” có mối quan hệ sâu sắc với hiện tượng xả khí hiệu ứng nhà kính do đó được quy hoạch thành các nội dung chủ đạo, các lĩnh vực còn lại
có vai trò là các lĩnh vực bổ sung khác
Chúng tôi đã lập ra các Kế hoạch theo trình tự ở hình 1.4.1 dưới đây theo từng lĩnh vực phân loại như trên
- Nắm bắt hiện trạng (Nắm bắt quy hoạch hiện tại, tương lai, rút ra các vấn đề)
- Lập chiến lược (Thiết lập tầm nhìn, mục tiêu của từng lĩnh vực, mục tiêu chỉ số v.v…)
- Các giải pháp cụ thể (Nghiên cứu các giải pháp cho từng lĩnh vực, lập dự án thí điểm)
- Phương pháp kiểm chứng chiến lược, giải pháp (Kiểm chứng tính khả thi thực hiện giải pháp, tính thỏa đáng của giải pháp, nghiên cứu phương pháp kiểm chứng hiệu quả sau khi đi vào vận hành)
- Đặt hàng/ Huy động vốn (Phương pháp huy động vốn, tiến độ thực hiện dự án v.v…)
- Tổng kết
Hình 1.4.1 Quy trình hỗ trợ lập Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh TP Hải Phòng
Trang 12Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
2 Nắm bắt hiện trạng
Trang 132 Nắm bắt hiện trạng
2.1 Điều kiện tự nhiên
Về điều kiện tự nhiên của TP.Hải Phòng, sự thay đổi qua các năm của nhiệt độ, lượng mưa được trình bày
Hình 2.1.1 Nhiệt độ bình quân và lượng mưa bình quân hàng năm tại TP Hải Phòng
Nguồn: TL Sở NN &PTNN-Climate change, sea level rise scenarios for Viet Nam
Trang 14Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
- Ngoài ra, GDP sẽ tăng từ mức 57.284 tỉ đồng năm 2010 lên gấp 4,3 lần vào năm 2020 thành 246.360 tỉ đồng,
dự báo cho thấy hoạt động kinh tế sẽ phát triển nhảy vọt trong tương lai
- TP Hải Phòng đang phát triển với vai trò là thành phố cảng, trọng điểm logistic lớn nhất Bắc Bộ Việt Nam, thành phố được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai
- Bên cạnh đó, do vị trí gần thủ đô Hà Nội nên có lợi thế thu hút các doanh nghiệp nước ngoài Sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ là rất đáng chú ý
- Trong tương lai, khi các tuyến đường cao tốc kết nối với Hà Nội, Quảng Ninh, cảng nước sâu Lạch Huyện
và sân bay Cát Bi hoàn thành xây dựng thì chức năng đầu mối lưu thông hàng hóa sẽ càng được củng cố
→ Trong tương lai có thể dự báo sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số ngoạn mục
Hình 2.2.1 Dự báo dân số và GDP tương lai TP Hải Phòng 2.3 Hạ tầng xã hội
Hiện trạng và các quy hoạch hạ tầng xã hội chủ đạo trong nội thành TP Hải Phòng thể hiện ở hình 2.3.1 Thành phố đang tiến hành xây dựng đường cao tốc, cảng nước sâu Lạch Huyện, sân bay quốc tế Cát Bi, vai trò là trọng điểm logistic sẽ càng được củng cố hơn trong tương lai
Hình 2.3.1 Hiện trạng và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội
Trang 152.4 Khí nhà kính (GHG)
- Việt Nam là một trong những nước dễ chịu ảnh hưởng của hiện tượng mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu Vì vậy, chính phủ coi việc giảm khí nhà kính - nguyên nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu
là chính sách quan trọng cấp quốc gia
- Thành phố Hải Phòng cần thể hiện rõ chỉ số cụ thể về mục tiêu tương lai cho lượng cắt giảm khí nhà kính trong QH thúc đẩy tăng trưởng xanh, đồng thời cần tích cực thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính với vai trò đô thị môi trường tiên tiến trong tương lai
- Hình 2.4.1 thể hiện kết quả dự báo về mực nước biển dâng, theo mức độ dâng của mực triều dự báo nguycơ ngập lụt, thiệt hại về triều cường có thể gia tăng
- Nguy cơ lũ lụt, triều cường do thủy triều dâng cao vì biến đổi khí hậu
- Nguy cơ nhiễm mặn sẽ đe dọa đến công tác đảm bảo nguồn nước
Hình 2.4.1 Xu hướng và dự báo về mực nước triều dâng
2.5 Vấn đề hiện trạng
Trên cơ sở hiện trạng thành phố Hải Phòng, các vấn đề cần khắc phục hoặc nghiên cứu khi lập Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh được tiến hành sắp xếp lại theo từng hạng mục Tổng thể, chính quyền, doanh nghiệp và người dân Tuy nhiên các vấn đề cụ thể của các lĩnh vực như rác thải, năng lượng v.v…sẽ được trình bày chi tiết tại phần “4 Các vấn đề theo từng lĩnh vực- Giải pháp cụ thể”
- Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự lo ngại về tình trạng kém phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ trong nội địa Việt Nam Sự liên kết, hợp tác giữa Hải Phòng với các doanh nghiệp nước ngoài
có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, phát triển các doanh nghiệp địa phương, nâng cao năng lực cạnh
Trang 16Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
tranh của ngành sản xuất, qua đó hướng tới sự phát triển độc lập và có bản sắc riêng của Thành phố trong tương lai
- Cần có giải pháp hạn chế lượng khí thải nhà kính, kiểm soát nhu cầu về nước, về năng lượng phát sinh bởi
sự phát triển nhanh của nền kinh tế cũng như sự gia tăng dân số trong tương lai Bên cạnh đó, TP Hải Phòng cần đối phó với biến đổi khí hậu do địa hình đồng bằng thấp ven biển dễ chịu ảnh hưởng khi mực nước biển dâng lên
- Kinh nghiệm khắc phục ô nhiễm môi trường và thực hiện tăng trưởng xanh của thành phố Kita Kyushu cho thấy hoàn toàn có thể phát triển kinh tế song song với cải thiện môi trường TP Hải Phòng cần hướng tới mô hình phát triển bền vững trong sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường
- Ý thức tuân thủ luật lệ của các doanh nghiệp còn thấp Đặc biệt, các xưởng sản xuất quy mô nhỏ của địa phương do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa có điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như
xử lý nước thải, khí thải,
- Các doanh nghiệp địa phương chưa có đủ dây chuyền công nghệ và năng lực quản lý sản xuất, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, bỏ lỡ cơ hội hợp tác kinh doanh
(4) Người dân
- Mặc dù sự xuống cấp của môi trường sinh hoạt và vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày một trầm trọng nhưng người dân chưa nhận thức đầy đủ rằng rác và nước thải do mình thải ra chính là nguyên nhân Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
- Đa số người dân sử dụng xe máy chạy xăng và ô tô làm phương tiện đi học, đi làm, do đó gây ra ùn tắc giao thông tại trung tâm Thành phố và một số khu vực khác Đây là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn
Trang 173 Lập chiến lược
Trang 18Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
Hình 3.1.1 Tầm nhìn của Green Port City
Trang 193.2 Định hướng cơ bản
Các định hướng cơ bản để thực hiện tầm nhìn đã đặt ra ở trên được thiết lập theo từng lĩnh vực riêng
<Lĩnh vực rác thải>
Xây dựng xã hội dạng tuần hoàn tài nguyên và xử lý thích hợp rác thải
- Cùng với việc xây dựng hệ thống xã hội xử lý thích hợp rác thải và tái sử dụng làm tài nguyên, tạo ra ngành kinh doanh tái chế mới
- Xây dựng lối sống và phương thức sản xuất ít phát sinh rác thải, xây dựng xã hội ít gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như ít phát thải khí nhà kính từ rác thải
<Lĩnh vực năng lượng>
Quản lý năng lượng hiệu quả và thúc đẩy sử dụng đa dạng năng lượng xanh
- Trong các lĩnh vực có lượng khí thải hiệu ứng nhà kính lớn nhất, thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng, khuyến khích tiết kiệm năng lượng để hướng tới giảm lượng lớn khí nhà kính
- Xây dựng thể chế có thể thực hiện tốt ở cả hai mặt kinh tế và môi trường cụ thể như đưa vào áp dụng công nghệ mới để thực hiện các điều nêu trên, xây dựng các ngành mới liên quan đến sử dụng năng lượng tái tạo được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối vv
<Phần đảo Cát Bà>
Thúc đẩy bảo vệ môi trường và du lịch sinh thái toàn đảo
- Để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái quý giá của đảo, thực hiện một cách bao quát việc hạn chế phát thải khí nhà kính, giảm ảnh hưởng tới môi trường trên nhiều lĩnh vực như rác thải, năng lượng, nước thải, giao thông, hoạt động sản xuất trên đảo
- Phát huy tài nguyên của đảo Cát Bà vốn được ưu ái về môi trường tự nhiên phong phú, triển khai “Du lịch sinh thái” đóng góp cho sự nhộn nhịp của kinh tế đảo
<Lĩnh vực cấp thoát nước, thoát nước mưa>
Thúc đẩy cung cấp nước an toàn, yên tâm và các biện pháp thoát nước thải, nước mưa phù hợp với đặc tính vùng
- Cấp nước là một trong những hạ tầng quan trọng để phục vụ sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh tế xã hội của thành phố, với nhu cầu về nước sẽ gia tăng trong tương lai, cần cung cấp nước an toàn,
Trang 20Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
yên tâm và nỗ lực cải thiện để tiết kiệm năng lượng, giảm thất thoái nước trong quá trình lọc nước và phân phối nước
- Công trình xử lý nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là công trình không thể thiếu
để duy trì tính liên tục của kinh tế-xã hội-môi trường, cần thúc đẩy xây dựng các công trình thoái nước quy
mô lớn và các công trình xử lý nước thải dạng phân tán trong vùng trên cơ sở đặc tính khu đô thị, khu vực nông thôn
- Với sự gia tăng của tần suất phát sinh mưa lớn do trái đất nóng lên cũng như sự gia tăng tần suất phát sinh ngập lụt do nước biển dâng, cần xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng hiểu quả bao gồm cả thoát nước mưa để người dân có thể yên tâm sống, các hoạt động kinh tế như sản xuất kinh doanh có thể được tiến hành ổn định
<Lĩnh vực bảo vệ môi trường>
Bảo vệ môi trường sinh hoạt chất lượng cao và bảo vệ môi trường tự nhiên phong phú
- Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân như khí thải, rác thải, nước thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp,khí thải và tiếng ồn phát sinh do giao thông từ xe máy, ô tô, thực hiện có kế hoạch, đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân
- Nỗ lực duy trì và phục hồi tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thiên nhiên (rừng cây, đất cây xanh hiện hữu, môi trường đảo Cát Bà vv…), đóng góp cho sự phát triển bền vững các ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vv )
<Sản xuất sạch>
Thúc đẩy giảm thiểu khí cacbon nhờ nâng cao khả năng SX và đổi mới công nghệ
- Thông qua các hoạt động như đưa vào công đoạn sản xuất sử dụng nguyên liệu và năng lượng hiệu quả (sản xuất sạch hơn), sản xuất các sản phẩm tính toán đến môi trường nhằm vừa nâng cao giá trị sản phẩm vừa nâng cao khả năng SX
- Thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển bền vững, vừa quản lý thích hợp thủy sản, lâm nghiệp như tiến hành nuôi trồng gia công thủy sản giảm phát sinh chất hữu cơ để giảm ô nhiễm biển, thực hiện nông nghiệp hạn chế tối đa phân hóa học và thuốc trừ sâu nhằm giảm gánh nặng đến môi trường, nỗ lực thực hiện lâm nghiệp phát triển bền vững
- Liên kết với các trường đại học và các viên nghiên cứu cao cấp để thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới, các công nghệ mới ít gây ảnh hưởng đến môi trường
Trang 213.3 Thiết lập mục tiêu
Trên cơ sở các định hướng cơ bản được nghiên cứu và thiết lập ở phần trên để lập ra các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh đồng thời lập ra các chỉ số đánh giá để đánh giá tình hình thực hiện tại các lĩnh vực
Về năm thực hiện mục tiêu, dựa theo tiêu chuẩn chiến lược tăng trưởng xanh GGS của chính phủ Việt Nam
để phân ra làm 3 giai đoạn như sau :
- Ngắn hạn : Từ năm 2011 đến năm 2020
- Trung hạn : năm 2030
- Dài hạn : Năm 2050
Các chỉ số mục tiêu được thiết lập như ở bảng 3.3.1 dưới đây :
Bảng 3.3.1 Thiết lập các mục tiêu chỉ số và các chỉ số đánh giá
c Lượng thải khí nhà kính Giảm 8~10%
(So với năm 2010)
Hàng năm giảm 1,5~2,0%
Giảm 20~30% (BaU)
Hàng năm giảm 1,5~2,0%
Tiêu thụ năng lượng Giảm 1,0~1,5% năm
giảm thiểu Giảm 10%(So với 2010
CTR đô thị : Trên 90%
Chất thải CN : Trên 90%
CTR đô thị : Trên 95% Chất thải CN : Trên 95%
Lượng tiêu thụ năng
*Lượng thải ra khí nhà kính GHG năm 2010 : 12.172×10 3 t-CO 2 / năm (Chỉ số ước tính, tham khảo trang sau)
Trang 22Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
Quan điểm thiết lập các chỉ số mục tiêu về lượng phát thải GHG như sau :
<Phương pháp thiết lập mục tiêu>
(1) Lượng phát thải GHG
Thiết lập chỉ số mục tiêu toàn quốc thể hiện trong chiến lược tăng trưởng xanh GGS
- Thiết lập giá trị theo mục tiêu toàn quốc trong Chiến lược tăng trưởng xanh
1) Lượng phát thải GHG năm 2000
- Toàn Việt Nam : 226.647×103 t-CO2/năm*1
- TP Hải Phòng : 5.382×103 t-CO2/năm*2
*1 IGES ; Market Mechanisms Country Fact Sheets
*2 Xác định dựa trên tỷ lệ GDP năm 2000 của TP Hải Phòng so với toàn quốc (2,37%)
(Toàn quốc : 441.646 tỷ VND, TP Hải Phòng : 10.487,1 tỷ VND)
2) Lượng phát thải GHG năm 2010
- Toàn Việt Nam : 458.508×103 t-CO2/năm*3
- TP Hải Phòng : 12.172×103 t-CO2/năm*4
*3 Giả định rằng tỷ lệ gia tăng lượng phát thải GHG theo năm = tỷ lệ tăng trưởng GDP theo năm
Do tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2001~2010 = 7,3% (Viện nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc JETRO) nên
Lượng phát thải GHG năm 2010 = Lượng phát thải GHG năm 2000 (226.647×103)×1,07310
*4 Xác định dựa trên tỷ lệ GDP năm 2010 của TP Hải Phòng so với toàn quốc (2,65%)
(Toàn quốc : 2.157.828 tỷ VND, TP Hải Phòng : 57.284,1 tỷ VND)
3) Mục tiêu phát thải GHG năm 2020
Giảm 10% so với lượng phát thải GHG năm 2010 (Chỉ số mục tiêu toàn quốc của chiến lược tăng trưởng xanh)
- Giảm 10% so với lượng phát thải GHG năm 2010 (mục tiêu toàn quốc theo Chiến lược tăng trưởng xanh)
- TP Hải Phòng : khoảng 10.950×103 t-CO2/năm*5
*5 Lượng giảm trừ phát thải GHG = Lượng phát thải GHG năm 2010 (12.172×103)×90%
(2) Tỷ lệ tài nguyên hóa CTR
- Thiết lập giá trị theo mục tiêu về tỷ lệ tài nguyên hóa rác thải năm 2020 trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia (đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) là 85%
(3) Lượng tiêu thụ năng lượng / GDP
- Thiết lập dựa trên lượng cắt giảm tiêu thụ năng lượng / GDP toàn quốc
(4) Tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng
- Thiết lập dựa trên mục tiêu năm 2020 của TP Hải Phòng về tỷ lệ đảm nhiệm của xe buýt (20~25%)
(5) Tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường của chất lượng không khí
- Nhằm cải thiện môi trường sinh hoạt, mục tiêu ngắn hạn (năm 2020) được thiết lập ở mức gấp đôi tỷ lệ
Trang 23hiện tại (25%) Sau đó, nâng cao dần giá trị mục tiêu sao cho tới năm 2050 đảm bảo đạt tỷ lệ 100% theo tiêu chuẩn hiện hành
(6) Tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường của chất lượng nước mặt
- Dựa trên tỷ lệ hiện hành của khu vực đô thị trung tâm TP *(khoảng 0%), tỷ lệ hiện hành của toàn Thành phố
*(khoảng 40%) và xem xét khả năng xây dựng mạng lưới thoát nước thải trong tương lai cũng như cân nhắc các giải pháp thoát nước thải cần thực hiện để thiết lập giá trị mục tiêu phù hợp cho từng địa điểm
*Tỷ lệ đạt quy chuẩn môi trường loại B1 của nước mặt (dùng cho tưới tiêu thủy lợi)
(7) Tỷ lệ xử lý nước thải
- Thiết lập dựa trên xem xét hiện trạng theo đó nước thải hầu như chưa được xử lý
(8) Diện tích đất cây xanh
- Theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng (phê duyệt tại quyết định 1600/QĐ-UBND tháng 8 năm 2013) đã thiết lập mục tiêu cho năm 2020 là khoảng 24.200ha diện tích rừng (tăng 34,7% so với năm 2014)
- Thiết lập mục tiêu gia tăng diện tích cây xanh 1% một năm cho các năm sau 2020
(9) Tỷ lệ thực hiện trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc
- Thiết lập mục tiêu (tỷ lệ diện tích) cho đối tượng chủ yếu là rừng nhân tạo nhằm xúc tiến trồng rừng (trồng cây, tỉa thưa, làm cỏ, …) trên toàn diện tích
(10) Tỷ lệ thực hiện nông nghiệp xanh
- Đối với trồng lúa, quy định rằng nông nghiệp xanh cần phải đạt được tỷ lệ sử dụng phân bón hóa học và tỷ
lệ sử dụng thuốc trừ sâu bằng hoặc nhỏ hơn 50% so với phương pháp truyền thống
- Đối với rau và cây ăn quả, quy định rằng nông nghiệp xanh cần sử dụng phương pháp được VietGAP chứng nhận Thiết lập mục tiêu nhằm phổ cập phương pháp nông nghiệp xanh theo kế hoạch (bao gồm cả trồng lúa)
<Vấn đề hướng tới chỉ số hóa lượng phát thải khí nhà kính>
Vấn đề
1) Xây dựng và hoàn thiện chỉ tiêu kinh tế, dữ liệu thống kê (lượng tiêu thụ năng lượng, lượng sản xuất của doanh nghiệp vv )
2) Nâng cao sự chính xác của dự báo chỉ tiêu kinh tế tương lai và của dữ liệu thống kê
3) Nâng cao sự chính xác trong tính toán lượng phát thải khí nhà kính
4) Nâng cao sự chính xác trong việc tính toán hiệu quả của giải pháp (Lượng khí nhà kính giảm *)
*Lượng khí nhà kính giảm = Lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai (Trường hợp không thực hiện giải pháp=BaU) trừ đi lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai (Trường hợp thực hiện giải pháp)
Trang 24Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
Hình 3.3.1 Vấn đề hướng tới chỉ số hóa lượng phát thải khí nhà kính
Trang 25(2)Đào tạo nhân lực
Sở Nội vụ phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện theo kế hoạch việc đào tạo nhân lực có thể đáp ứng thực hiện hiệu quả chính sách trong các lĩnh vực cũng như góp phần xây dựng chế độ XH cần thiết nhằm hướng tới thực hiện CL tăng trưởng xanh và KH hành động dựa trên CL
(3) Bảo đảm nguồn lực tài chính
Sở Tài chính tác động mạnh lên chính quyền trung ương đồng thời Sở kế hoạch và đầu tư vận dụng hiệu quả bí quyết cũng như nguồn vốn từ dân dựa trên các thể chế như PPP(Public Private Partnership) để bảo đảm nguồn vốn thực hiện CL tăng trưởng xanh cũng như KH hành động dựa trên CL
(4) Nắm bắt xu hướng và ứng dụng công nghệ mới nhất
Sở Khoa học và Công nghệ nắm bắt xu hướng các công nghệ mới nhất để nâng cao hơn nữa các chức năng của công nghệ hỗ trợ tăng trưởng xanh, cung cấp các công nghệ có thể thích ứng và các thông tin cần thiết cho các đơn vị liên quan
(5) Hợp tác với cơ quan quốc tế
Sở Ngoại Giao vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ vốn và hợp tác cần thiết để thực hiện CL tăng trưởng xanh cũng như KH hành động dựa trên CL
(6) Truyền thông thông tin
Sở Thông tin và truyền thông và cơ quan truyền thông TP tận dụng các kênh tivi, trang website của Thành phố, báo đài để tuyên truyền về nội dung cũng như tiếng độ thực hiện của dự án đến người dân và doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả CL tăng trưởng xanh và KH hành động dựa trên CL
Trang 26Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
- Thông báo rộng rãi hiệu quả cải thiện môi trường thu được do thực hiện các giải pháp trên, đồng thời nỗ lực xây dựng môi trường để người dân và doanh nghiệp dễ dàng hợp tác ( hình thành vòng tuần hoàn phát triển)
(2) Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp không chỉ theo đuổi hiệu quả sản xuất và kinh tế mà cần phải nhận thức đầy đủ rằng quá trình sản xuất sẽ làm phát sinh ra chất thải rắn, khí thải và nước thải, tiêu thụ lượng lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, làm xuống cấp môi trường sống của người dân và môi trường tự nhiên Từ những nhận thức trên doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại quy trình sản xuất theo luật pháp để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Việc xử lý tốt các chất thải của nhà máy, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên tự nhiên vốn là nguyên liệu sản xuất sẽ góp phần đảm bảo thương hiệu, hình ảnh về doanh nghiệp chất lượng cao, uy tín xã hội của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp
(3) Người dân
- Người dân cũng cần nhận thức đầy đủ rằng hành động của từng cá nhân đã và đang tác động tới môi trường, mỗi người dân cần có trách nhiệm bảo vệ và cải tạo vệ sinh công cộng, môi trường sống, để lại cho thế hệ tương lai môi trường tự nhiên giàu đẹp
- Người dân cần nỗ lực thực hiện “đời sống sinh thái”, chi trả chi phí xử lý rác thải và nước sinh hoạt do chính quyền thực hiện (tiền thuế,…)
<Đời sống sinh thái>
1) Giảm lượng rác thải, phân loại và tái chế rác thải (xúc tiến hoạt động 4R đối với chất thải rắn)
2) Sử dụng các sản phẩm sinh thái, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng (các sản phẩm được chứng nhận bằng các hình thức như có đính nhãn sinh thái)
3) Thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng
4) Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
5) Học tập về môi trường
6) Hoạt động làm sạch ,quét dọn phố phường
7) Nâng cao hành vi ứng xử,…
Trang 27(4) Chủ thể khác (khách du lịch,o)
- Khách du lịch và công tác đến TP Hải Phòng tăng đều đặn theo năm, là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố, tuy nhiên lại có thể gây ra những tác động xấu tới môi trường sống, môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch
- Để giảm bớt gánh nặng môi trường sống, môi trườngu ự nhiên và tài nguyên du lịch, du khách cũng cần phải chi trả một phần chi phí xây dựng hạ tầng cần thiết, ví dụ như đóng phí sử dụng công trình hoặc thuế du lịch
Trang 28Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
4 Vấn đề trong từng lĩnh vực -
Giải pháp cụ thê
Trang 294 Vấn đề trong từng lĩnh vực -Giải pháp cụ thê
Ở phần này chúng tôi sắp xếp lại các vấn đề tồn tại trong từng lĩnh vực và đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục các vấn đề đó Tiếp theo là đề xuất các giải pháp có khả năng đáp ứng nhanh và có thể kì vọng hiệu quả cao trong số các giải pháp cụ thể để làm dự án thí điểm
4.1 Cơ cấu giải pháp cụ thể (đề xuất)
Các lĩnh vực đối tượng bao gồm 7 lĩnh vực như trình bày ở hình 4.1.1, trong đó các lĩnh vực được coi là có ảnh hưởng đến việc giảm thiểu GHG như “Lĩnh vực rác thải” (chất thải rắn), “Lĩnh vực năng lượng””Lĩnh vực giao thông” và “Đảo Cát bà” được coi là các lĩnh vực chính, các lĩnh vực xếp vào nhóm “lĩnh vực khác” và đề suất các giải pháp cụ thể cũng như các dự án thí điểm vào các lĩnh vực
Hình 4.1.1 Cơ cấu giải pháp cụ thể theo từng lĩnh vực
Trang 30Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
4.2 Giải pháp cụ thể<Lĩnh vực rác thải>
4.2.1 Hiện trạng và các vấn đề trong Lĩnh vực rác thải
Hiện trạng và các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực rác thải bao gồm các nội dung như sau:
(1) Chưa phân loại và tài nguyên hóa rác thải sinh
hoạt một cách đầy đủ
- Rác thải hầu hết không được giảm lượng phát sinh, phân
loại hay tài nguyên hóa mà chỉ được tiến hành chôn
lấp Điều này dẫn tới mối quan ngại rằng không có đủ
bãi chôn lấp rác cho tương lai Trong khi đó, do sự
phản đối của người dân nên việc xây bãi chôn lấp rác
mới đang gặp nhiều trở ngại
- Tại bãi chôn lấp Tràng Cát nhà máy phân bón đang được
xây dựng với mục đích tái sử dụng rác thải Tuy nhiên
do việc phân loại rác vẫn chưa được tiến hành thích
hợp nên chưa sản xuất được phân bón chất lượng cao,
mới được sử dụng làm lớp đất phủ trong công tác đắp
đất
(2) Chưa xử lý hợp lý rác thải sinh hoạt
- Việc xử lý đốt rác với rác thải sinh hoạt chỉ dừng lại ở
một bộ phận nhỏ, cùng với CT compost hóa, cần sớm
xây dựng CT xử lý đốt rác và CT sản xuất biogas để
thúc đẩy giảm lượng rác và tái sử dụng-tài nguyên hóa
rác
- Mô hình lò đốt rác cỡ nhỏ (20t/ngày) của ĐH Bách khoa
đã được đưa vào sử dụng tại khu vực nông thôn Tuy
nhiên bãi tập kết rác chưa được xây dựng, rác thải phân
tán không có trật tự xung quanh lò đốt không quản lý
được, gây ra lo ngại về ô nhiễm môi trường các ruộng
lúa xung quanh
- Nhiều trường hợp rác thải độc hại được chôn cùng rác
thải thông thường gây nguy hại cho sức khỏe con
người cũng như gây ô nhiễm môi trường
(3) Cần truy xuất nguồn gốc rác thải công nghiệp,
y tế, rác thải cảng
- Rác thải CN, y tế, cảng về nguyên tắc được xử lý theo
trình tự quy định bởi đơn vị do TP chỉ định Tuy nhiên
Ảnh 4.2.1 Công trình compost hóa
(Tràng Cát)
Ảnh 4.2.2 CT lò đốt rác (Huyện Kiến Thụy)
Ảnh 4.2.3 Tình trạng đổ rác trái phép
Trang 31trên thực tế hiện tình hình xử lý ở mức độ nào, thích hợp đến đâu vẫn chưa được nắm bắt chặt chẽ Do vậy việc đảm bảo nắm rõ thực tế và truy xuất nguồn gốc là cần thiết
- Đối với các doanh nghiệp xả rác bất hợp pháp thì cần bị xử phạt theo nghị định số 01/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Hình 4.2.1 Chế độ kê khai rác thải của Nhật Bản (4) Chưa xử lý hợp lý rác thải công nghiệp
- Rác thải công nghiệp (Thạch cao) được thải ra từ nhà máy phân bón trong KCN Đình Vũ và chất đống trong KCN đã phát tán ra xung quanh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng
Ảnh 4.2.4 Rác thải công nghiệp chất đống tại KCN Đình Vũ
- Tro bụi phát sinh từ nhà máy nhiệt điện đốt than Hải
Phòng 1 và 2 được hòa lẫn vào nước thành dạng nhớt rồi
được chuyển đến sân chứa Sân chứa trở thành ao tù của
bùn đất phát sinh từ tro bụi có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường xung quanh, ảnh hướng đến sức khỏe của người
dân
Ảnh 4.2.5 Tình trạng sân chứa tro bụi
Trang 32Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
(5) Hiện trạng ngành tái chế / tái sử dụng
- Luật tái chế đồ điện dân dụng đang được xây dựng Tuy nhiên hiện nay việc tái chế, tái sử dụng không hợp
lý phế liệu điện gia dụng và các loại rác thải khác tại các làng nghề thủ công đang gây ra ô nhiễm môi trường
(6) Lượng phát sinh rác
Lượng phát sinh rác năm 2025 được dự báo sẽ gấp 4 lần hiện tại
Việc xây dựng công trình xử lý rác thải đang trở thành nhiệm vụ cấp bách
(7) Công suất đốt rác
Công suất đốt rác đang thiếu trầm trọng (Hiện tại :33,9t/ngày)
Bảng 4.2.1 Công suất công trình lò đốt rác tại TP Hải Phòng
ĐV quản lý công trình đốt Địa điểm Năng suất xử lý Đối tượng đốt
URENCO Bãi xử lý Tràng Cát 1,6 t/ngày (200kg/h) * Rác độc hại
Rác y tế URENCO Bãi xử lý Tràng Cát 0,5t/ngày (60kg/h) *
Huyện Kiến Thụy Nội thành Hải Phòng 20t/ngày Rác thông thường Cty Tân Thuận Phong Trong đất công ty 10t/ngày Rác độc hại
Công ty Đại Thắng Trong đất công ty 1.8t/ngày Rác y tế,Rác độc hại
(8) Hiện trạng chất thải rắn của TP Hải Phòng
Lượng rác sinh hoạt và văn phòng được thải ra trong TP Hải Phòng (khu vực đô thị) 1 ngày khoảng 1.600 tấn
- 200t được vận chuyển tới bãi xử lý Tràng Cát, là nơi có công trình làm phân compost
- Số rác còn lại được xử lý chôn lấp tại trạm xử lý cuối
Hình 4.2.2 Hiện trạng lượng phát sinh rác thải tại TP Hải Phòng và dự kiến đến năm 2025
Nguồn: Tính toán theo đơn vị tiêu chuẩn, dân số, diện tích QH chung đô thị TP Hải Phòng
* Trường hợp hoạt động 8 giờ
Trang 33Hình 4.2.3 Phương pháp thu gom rác thải từ TP.Hải Phòng
Trang 34Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
4.2.2 Giải pháp cụ thể cho lĩnh vực rác thải
Để khắc phục các vấn đề về lĩnh vực rác thải, cần thực hiện các giải pháp như trình bày ở hình 4.2.2 Trong đó lấy các giải pháp sau thành dự án thí điểm:
- Phân loại, tài nguyên hóa chất thải rắn ở nông thôn và đô thị
- Xử lý phù hợp, tái chế rác thải công nghiệp (Chuyển rác thải công nghiệp thành nguyên nhiên liệu sản xuất xi măng)
- Xúc tiến dự án tái chế (E-waste)
Bảng 4.2.2 Nội dung các biện pháp cụ thể lĩnh vực rác thải (1)
trì
Thời gian thực hiện
Chỉ tiêu đánh giá
cơ sở xử lý rác trung gian (dây chuyền phân loại
và dây chuyền compost hóa) công suất 40t/ngày Cơ sở này sẽ tiến hành tài nguyên hóa rác thải có giá trị và sản xuất phân compost DN tư nhân Ngắn hạn
Tỉ lệ tài nguyên hóa Lượng giảm GHG
- Phân compost sản xuất ra được bán trực tiếp cho người nông dân hoặc cho công ty phân bón nhằm phổ cập nông nghiệp xanh
*Đối tượng của dự án thí điểm
DN tư nhân URENCO Ngắn hạn Tỉ lệ tài nguyên
hóa Lượng giảm GHG
- Về dài hạn, sẽ tiến hành xây dựng hệ thống phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt, xúc tiến giảm bớt lượng rác phát sinh đồng thời tài nguyên hóa rác thải
Như trên Dài hạn
3 Thu năng
lượng từ rác
- Sử dụng phần bã giàu năng lượng của cơ sở sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt và các loại rác đốt được khác để phát điện rác
TP Hải Phòng
DN tư nhân
Trung hạn Lượng xử lý
Lượng phát điện Lượng giảm GHG
- Trong tương lai bằng những giải pháp như mở rộng cơ sở sản xuất phân compost, nhiều loại rác thải sinh hoạt hiện đang phải chôn lấp sẽ được xử lý thích hợp tại cơ sở đốt rác hoặc cơ
sở SX biogas và được sử dụng để phát điện
Như trên Dài hạn
4 Kéo dài tuổi
TP Hải Phòng
DN tư nhân
Trung hạn Lượng chôn lấp
Lượng giảm GHG
- Các bãi chôn lấp rác được xây dựng theo dạng quản lý (controlled landfill) để phòng ngừa ô nhiễm đất do nước rò rỉ
Như trên Dài hạn
Trang 35Bảng 4.2.2 Nội dung các biện pháp cụ thể lĩnh vực rác thải (2)
trì
Thời gian thực hiện
Chỉ tiêu đánh giá
Tỉ lệ tài nguyên hóa Lượng phát điện Lượng giảm GHG
- Là một phần của ý tưởng đảo thông minh Cát Hải, tiến hành xây dựng cơ sở xử lý rác thải CN (phân loại, đốt) và cơ sở sử dụng dư nhiệt phát sinh để phát điện cũng như bãi chôn lấp rác CN dạng quản lý
DN tư nhân
Trung hạn
Lượng xử
lý Lượng giảm GHG
xe ô tô, lốp xe, v.vu để hình thành xã hội dạng tuần hoàn
TP Hải Phòng
DN tư nhân
Trung hạn
Tỉ lệ tài nguyên hóa Lượng xử
lý Lượng giảm GHG
- Xây dựng khu tái chế (KCN dành riêng cho các doanh nghiệp ngành tái chế), di dời các cơ sở tái chế không phù hợp tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp để giảm trừ gánh nặng môi trường
Như trên Ngắn hạn -Thực hiện tài nguyên hóa, xử lý thích hợp như tái
sử dụng, tái chế, v.vu bao gồm cả xử lý Floruacacbon đối với chất thải thiết bị điện, điện
tử
*Đối tượng của dự án thí điểm
Trang 36Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
Hình minh họa về Biện pháp cụ thể trong lĩnh vực rác thải
Hình 4.2.4 Hình minh họa về Tạo ra các hình thức kinh doanh môi trường
Hình 4.2.5 Hình minh họa về chuyển rác thải thành nguyên nhiên liệu xi măng
Tình trạng phân loại rác
Phân compôt làm từ rác sống (Phân hữu cơ)
Lò đốt rác
Nguồn :Công ty KD Nishihara
Nguồn: Sở Môi trường TP KitaKyushu (nhà máy Kogasaki)
Dự án tái chế đồ điện gia dụng
Dự án tái chế xe ô tô bỏ đi
Nguồn: Tờ rơi của Dự án KitaKyushu Eco town
Nguồn :AMITA CORPORATION
Trang 374.2.3 Dự án thí điểm lĩnh vực rác thải 1 (Dự án phân loại, compost hóa rác thải hộ gia
đình)
(1) Tóm tắt tổng thể dự án (Lĩnh vực rác thải)
- Tại Việt Nam, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đang được tiến hành, tiêu chuẩn xử lí và tái chế chất thải cũng ngày càng cao hơn Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề như chất thải nguy hại lẫn trong chất thải không nguy hại, được xử lí theo hình thức chôn lấp v.v Do vậy, cần thiết đưa vào triển khai hệ thống
xử lí cao độ toàn bộ chất thải đảm bảo cả hai yếu tố carbon thấp và sử dụng quay vòng tài nguyên, nhằm mục tiêu hiện thực hóa hệ thống xử lí, tái chế phù hợp hơn, đồng thời phát huy hiệu quả mô hình áp dụng nguyên lí thị trường với loại rác thải còn giá trị, sau đó tái sử dụng (Reuse), tái chế (Recycle)
- Công ty Nishihara và viện nghiên cứu quản trị NTT Data đã thực hiện nghiên cứu về nội dung (a) trong
số các nội dung từ (a)~(d) như dưới đây:
Triệt để phân loại chất thải rắn, sử dụng hiệu quả một cách triệt để các chất thải giá trị như kim loại, nhựa, giấy…(a)
Làm phân bón từ rác thực phẩm (hữu cơ) (a)
Làm nhiên liệu từ các loại cặn, bã, dị vật còn dư (Waste to Energy – Năng lượng từ rác thải) (b)
Làm nhiên liệu thô từ chất thải rắn ngành công nghiệp bao gồm cả chất thải nguy hại (c) Tái sử dụng, tái chế, xử lí phù hợp bao gồm cả việc xử lí Freon đối với các loại rác thải máy móc điện, điện tử (d)
Nguồn:Cty Thương mại Nishihara, Viện nghiên cứu điều hành dữ liệu NTT
Trang 38Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
kg/người/ngày Lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng ngày dự kiến đến năm 2025 vào khoảng 3,054 tấn/ngày
2)Tình trạng thu gom vận chuyển, xử lý trung gian, xử lý cuối cùng
- Liên quan đến việc thu gom vận chuyển, xử lý trung gian, xử lý cuối cùng rác thải thông thường, những rác thải thông thường phát sinh từ thành phố hiện đang được công ty môi trường đô thị Hải Phòng (URENCO Hải Phòng) đảm trách, lượng rác thu gom và xử lý mỗi ngày khoảng 900 tấn rác Ngoài ra, trong số 900 tấn này, 200 tấn được xử lý tại bãi ủ rác Tràng Cát, phần 700 tấn còn lại được xử lý cuối cùng tại bãi chôn lấp
3)Cơ sở ủ phân Compost
- Cơ sở ủ rác Tràng Cát, URENCO xây dựng với tổng kinh phí 2,1 tỷ yên bằng vốn ODA của Hàn Quốc Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và rác chợ được thu gom vận chuyển riêng biệt bằng xe tải và được các cơ
sở xử lý rác tiếp nhận, tuy nhiên rác bị trộn lẫn trong các hố rác (Việc sản xuất phân bón Compost sử dụng rác thải từ các chợ chưa được thực hiện) Rác được cho vào các hố, sau khi được phân loại bằng các thiết
bị phân loại (máy sàng máy tách từ, băng tải phân loại tay) để phân loại giấy, kim loai, đất…sẽ được lên men
- Quá trình lên men lần 1 là 20 ngày, lần 2 là 1 tháng Tại giai đoạn lên men lần 1, thực hiện cắt bằng xẻng xúc (Shovel loader) sau khi đã thêm vôi bột và vi khuẩn Tại bể lên men lần 1, tiến hành sục khí trong vòng
24 giờ nhưng cũng có trường hợp cần dừng quá trình sục khí tùy theo nhiệt độ lên men Ngoài ra, trong điều kiện hiện này, phân com post đã được tạo hiện đang được sử dụng như một lớp phủ phủ lên bãi chôn lấp vì không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của phân Compost
- Chi phí vận hành cơ sở phân Compost hiện đang được hỗ trợ từ thành phố Hải Phòng, trên cơ sở tính toán, tương đương 200,000VND/tấn
4)Tiêu chuẩn chất lượng của phân bón hưu cơ được sản xuất từ nguyên liệu rác thải đô thị tại Việt Nam
- Tiêu chuẩn chất lượng phân Compost được quy định tại “Số: 36/2010/TT-BNNPTNT”v à quy định phân hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải đô thị được quy định tại “CV512Phancompost”, đã được quy định tại
“So41/2014/TT-BNNPTNT” ban hành tháng 11/2014 (Quy định mới áp dụng từ ngày 29.12.2014)
5)Phân tích chất lượng rác thải
- Dưới sự hợp tác với URENCO, về hai loại rác thải từ hộ gia đình và rác chợ, thực hiện lấy mẫu và phân tích mỗi từng mẫu Rác chợ đã thực hiện phân tích sau khi thu gom rác từ 4 khu vực
- Tỷ lệ thành phần của rác thải nhà bếp là rất cao, khoảng 85% (độ ẩm) trong tổng số rác chợ, khoảng 75% (độ ẩm) trong tổng số rác thải sinh hoạt
Trang 39
Bảng 4.2.3 Cơ cấu vật lý của rác thải ra từ chợ và hộ gia đình
Số Thành phần Thành phần vật lí (độ ẩm) (%)
Thành phần vật lí (độ khô )(%) Rác chợ Rác hộ gia đình Rác chợ Rác hộ gia đình
2 Thức ăn thừa (không thể ủ
(2) Hiệu quả được kì vọng
1) Hiệu quả giảm thiểu GHG
- Tại”mô hình nông thôn (quy mô xử lý 40 tấn/ngày)”, 60% trong số 40 tấn/ ngày này (khoảng (24 tấn/ngày)giả định sẽ trở thành nguyên vật liệu để sản xuất phân Compost, đã thử nghiệm tính toán lượng giảm thiểu phát thải GHG
- Lượng giảm thiểu phát thải trong hoạt động này được tính tính toán “lượng phát thải tham khảo – lượng phát thải dự án” Lượng phát thải tham khảo được tính tính là 2.650 tấn- CO2 /năm
- Về lượng phát thải dự án trong quá trình sản xuất phân Compost, cần thiết phải có các dữ liệu như lượng điện
sử dụng trong các công đoạn sản xuất phân Compost, nhưng trong điều kiện hiện tại chưa thể nghiên cứu liên quan đến sử dụng Compost center nên chưa rõ, chưa nắm được lượng điện và năng lượng tiêu hao
- Chi tiết việc sử dụng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính phát sinh trong quá trình sản xuất phân Compost với tư cách là lượng phát thải dự án đã được chỉ ra ở trong cuộc điều tra hiện tại, tham khảo trong
“bản điều tra hoạt động phát điện từ rác thải trong mô hình tổng hợp tại thành phố Malang và các khu vực xung quanh Đông Java Indonesia điều tra về dự án hạ tầng khu vực tư nhân năm 2011 “, lượng phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động sản xuất phân Compost là : 0,14 tấn CO2 / tấn (rác) đã sử dụng
- Từ kết quả đã tính toán bằng cách sử dụng các giá trị trên và giá trị tham khảo lượng phát thải dự án đã tính
ra số liệu: 1.226 tấn - CO2 /năm Theo đó, kết quả giảm thiểu GHG theo dự án như sau
*Trở thành kết quả giảm thiểu phát thải toàn bộ phần không phải là năng lượng, phi năng lượng (thoát khí Metan)
Trang 40Quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh Thành phố Hải Phòng
- Trong “Mô hình đô thị” (quy mô xử lý:200 tấn/ngày), vì quy mô xử lý gấp 5 lần mô hình nông thôn nên lượng giảm phát thải GHG dự kiến cao gấp gần 5 lần Và gia tăng lượng giảm thiểu GHG nhờ vào cơ sở sản xuất cùng với hoạt động sản xuất điện từ rác thải, tham khảo số liệu như dưới đây:
2) Hiệu quả so với chi phí
<Mô hình nông thôn>
a Điều kiện tiên quyết
Điều kiện tiền đề và sơ đồ bố trí mặt bằng (layout) của mô hình nông thôn được biểu thị như sau:
Bảng 4.2.4 Điều kiện tiền đề cho mô hình dạng nông thôn
Năng lực xử lý của dây
chuyền phân loại 40 tấn/ ngày
Lắp đặt cùng với dây chuyền sản xuất sản xuất phân Compost
Đất, địa điểm xây dựng Khu vực Kiến Thụy (khu vực nông thôn) Công ty Thành Vinh
Phí xử lý rác thải
Giả định là chi phí vận chuyển thu từ các hộ gia đình và một phần tiền hỗ trợ từ nhà nước
Phí xử lý phần cặn, bã 160VND/kg Phí xử lý tại bãi xử lý Đồ Sơn ở khu vực
ngoài thành phố
Nguồn:Cty Thương mại Nishihara, Viện nghiên cứu điều hành dữ liệu NTT
Mô hình nông thôn:2.650 tấn- CO
Hình 4.2.7 Sơ đồ bố trí mặt bằng và layout của trung tâm tái chế