1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên

16 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 136,5 KB
File đính kèm tiểu luận tình huống.rar (28 KB)

Nội dung

Tiểu luận tình huống dành cho chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Tiểu luận tình huống cho lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên Tiểu luận tình huống dành cho chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Tiểu luận tình huống cho lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên Tiểu luận tình huống dành cho chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Tiểu luận tình huống cho lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Trang 1

Mục lục

Mục lục 1 Phần thứ nhất _2 LỜI NÓI ĐẦU _2 Phần thứ hai 3 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 3

1 Mô tả tình huống 3

1.1 Hoàn cảnh ra đời. _3 1.2 Mô tả tình huống 4

2 Nguyên nhân và hậu quả của tính huống 6

2.1 Nguyên nhân xảy ra tình huống 6 2.2 Hậu quả _7

3 Xác định mục tiêu xử lý tình huống 8

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 9

5 Lựa chọn phương án xử lý và tổ chức thực hiện 14

5.1 Lựa chọn phương án 14 5.2 Xây dụng tổ chức thực hiện phương án _14

6 Kiến nghị 14

6.1 Kiến nghị đối với địa phương _14 6.2 Kiến nghị đối với trung ương _15

Phần thứ ba 16 KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 2

Phần thứ nhất LỜI NÓI ĐẦU

Từ xa xưa chúng ta đã được biết đến “Rừng vàng biển bạc”, là một cách ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt Nam Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển trải dài với nhiều loại thủy hải sản, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, có nhiều loại khoáng sản được phân bố nhiều nơi trên khắp cả nước … Với những thuận lợi như vậy, đất nước ta thực sự có cơ hội lớn để phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện Qua đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của rừng đối với con người chúng ta

Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện Mường Tè nói chung và của xã Ka Lăng nói riêng Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng Rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxi, và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mỡ của đầt làm, giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí

Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập

Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Mường Tè nói chung xã Ka Lăng nói riêng Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách tác động mạnh đến đời sống nhân dân như giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, quy chế về quản lý rừng phòng hộ

Trang 3

Xuất phát từ những vấn đề đó và do thực tiến công tác đặt ra, qua học tập nghiên cứu tại trường Chính trị tỉnh Lai Châu, là một công chức công tác tại xã

Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, tâm nguyện của tôi là bảo vệ và phát triển rừng Từ đó tôi chọn tiểu luận tình huống là một vụ việc thực tế xảy ra trên

địa bàn công tác với tình huống “Xử lý hành vi phá rừng làm nương trái pháp

luật trên địa bàn xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu” Với mục tiêu

phân tích sự việc dưới góc độ các quy định về quản lý hành chính Nhà nước, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Phần thứ hai NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1 Mô tả tình huống

1.1 Hoàn cảnh ra đời.

Xã Ka Lăng là một xã biên giới của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 13.933.98 ha và có vị trí địa lý như sau Phía Bắc giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa và xã Thu Lũm; Phía Nam giáp xã

Mù Cà và xã Mường Tè; Phía Tây giáp Thu Lũm và công hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa; Phía Đông giáp xã Mường Tè và xã Pa Ủ Toàn xã có 11 bản với 424

hộ = 2.146 khẩu trong đó dân tộc Hà Nhì 394 hộ = 2.039 khẩu, La Hủ 8 hộ =33 khẩu, Kinh 12 hộ = 44 khẩu, Mường 7 hộ = 19 khẩu, Tày 2 hộ = 7 khẩu, H’Mông

1 hộ = 4 khẩu Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 65,1 %

Xã Ka Lăng có địa hình phức tạp do chịu ảnh hưởng lớn của các hoạt động kiến tạo, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh mẽ bởi các dãy núi cao chạy dày theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Yếu tố địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao, độ dốc lớn đã gây ra khó khăn để mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hạn chế khả năng đầu tư xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội khác trên địa bàn xã Do địa hình chia cắt mạnh, lòng sông hẹp, có dốc lớn thủy chế rất phức tạp mùa khô các côn suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt và gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước bị hạn chế thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa

Trang 4

Theo số liệu thông kê năm 2016 tổng diện tích rừng của xã Ka Lăng là 11.899,28 ha Trong đó diện tích rừng được thanh toán dịch vụ chi trả và bảo vệ môi trường rừng là 11.864,44 ha Phần lớn là rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, nhiều sông suối chảy qua nhất là dòng sông Đà,

do vậy diện tích rừng của xã Ka Lăng có giá trị lớn về bảo vệ môi trường đặc biệt

là phòng hộ đầu nguồn sông Đà, hơn nữa diện tích rừng trên địa bàn xã cũng góp phần phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa qua trọng trong bảo vệ cảnh quan môi trường và phát triển kinh tế của địa phương Hiện trên địa bàn xã có một Ban chỉ đạo bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng với 29 thành viên do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối Nông – Lâm làm Trưởng ban 11/11 bản trên địa bàn

xã có tổ chuyên trách bảo vệ và phát triển rừng với 132 thành viên trong đó mỗi

thức của nhân dân còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, phương thức canh tác còn lạc hậu, phong tục tập quán canh tác nương rẫy, săn bắn động vật rừng của một số người dân vẫn còn tiềm ẩn Một số

bộ phận nhân dân còn chưa hiểu lợi ích và tầm quan trọng từ việc bảo vệ rừng nên một số hộ dân ở các bản trên địa bàn xã đã phá rừng một cách bừa bãi để làm nương trái pháp luật

1.2 Mô tả tình huống

Vào hồi 8 giờ 30 ngày 20 tháng 02 năm 2017, trong khi Ban chỉ đạo Nghị quyết biên giới của xã đi khảo sát diện tích trồng cây Sa nhân trên địa bàn xã, đang đi qua khu vực của bản Mé Gióng thì phát hiện có khói tại tiểu khu 23 thuộc địa bàn bản Mé Gióng xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu Xác định có vấn đề mất an toàn tại vùng rừng này, các thành viên trong đoàn đã đến địa điểm có khói để đã xác định Sau 10 phút luồn rừng, các thành viên đã phát hiện một khu rừng đã bị phá và có một số người dân đang đốt cháy để chuẩn bị cho trồng cây Sả Thấy vậy đoàn khảo sát lập tức liền tiến hành các biện pháp để dập lửa và gọi điện về báo cáo cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã

Trang 5

Khi được nghe tin như vậy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã triệu tập ngay Kiểm lâm địa bàn, Bảo lâm xã, một đồng chí đại diện cho Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc, đại diện các đoàn thể của xã, một số cán bộ, công chức của xã, Bí thư chi bộ và Trưởng bản của bản Mé Gióng để đi giải quyết vụ việc Khi đến hiện trường do lửa chưa được lan rộng nên đám cháy đã bị dập tắt, ngay lập tức đoàn đã lập biên bản ghi nhận vụ việc Qua tìm hiểu ban đầu mục đích của phá rừng làm để nương trồng Sả của nhân dân 3 hộ thuộc bản Mé Gióng

Qua cung cấp thông tin của Bí thư chi bộ, Trưởng bản và lời khai của các

hộ dân thì 3 hộ gia đình phá rừng làm nương gồm: Ông Mạ Lù Po sinh năm 1963; ông Lỳ Po Hừ sinh năm 1971; ông Khoàng Pó Nhà sinh năm 1972, đều là dân tộc

Hà Nhì, trú tại bản Mé Gióng xã Ka Lăng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu

mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 7, thuộc bản Mé Gióng, xã Ka Lăng,

loại rừng phòng hộ trạng thái IIa

năm mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 4, thuộc bản Mé Gióng, xã Ka

Lăng, loại rừng khoanh nuôi tái sinh trạng thai Ic

trăm mét vuông), phá rừng tại tiểu khu 23, khoảnh 10, thuộc bản Mé Gióng, xã

Ka Lăng, loại rừng khoanh nuôi tái sinh trạng thai Ic

Sau khi thuyết phục và giải thích rõ việc làm của 3 hộ gia đình là vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã đề nghị 3 hộ gia đình lên Ủy ban nhân dân xã để xử lý vi phạm hành chính Lúc này 3 người dân đã hiểu và đồng ý ký vào biên bản vi phạm

Trang 6

2 Nguyên nhân và hậu quả của tính huống

2.1 Nguyên nhân xảy ra tình huống

Bất kỳ mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội đều có những nguyên nhân của nó Việ phân tích nguyên nhân của tình huống này sẽ giúp chúng ta xây dựng được các phương án giải quyết có hiệu quả, mang tính khoa học và đúng pháp luật Cụ thể một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phá rừng làm nương trái pháp luật của nhân dân như sau:

Thứ nhất: Địa bàn rộng, địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, trình độ dân trí

còn chưa đồng đều, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tập quán sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Thứ hai: Do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự kém hiểu

biết về pháp luật nên dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi chỉ vì mục đích lợi nhuận trước mắt mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sinh thái

Thứ ba: Do sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa của những người

dân, mặc dù một bộ phận nhân dân biết đó là hành vi vi phạm nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt nên vẫn cố tình thực hiện

Thứ tư: Do hoạt động quản lý nhà nước các cấp còn thiếu xót, chưa hiệu

quả Trách nhiệm của một số cán bộ Đảng viên còn chưa cao, chưa nhận rõ trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Bên cạnh đó hệ thống pháp luật nước ta còn trùng lặp, nhiều sơ hở, thậm chí còn mâu thuẫn, làm cho mỗi người dân khó hiểu, dễ gây nên tình trạng không thống nhất giữa các ngành, các địa phương

Thứ năm: Lực lượng kiểm lâm là lực lượng chính để quản lý bảo vệ tài

nguyên rừng, tuy nhiên lực lượng kiểm lâm hiện nay quá mỏng (chỉ có một kiểm lâm trên địa bàn xã), thiếu phương tiện nên không thể kiểm soát chặt chẽ diện tích rừng lớn như vậy Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn mỏng, trang thiết bị, dụng cụ cho bảo vệ và phát triển rừng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Trang 7

Thứ sáu: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều

vấn đề nan giải, người dân chưa nắm bắt được về những quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ rừng Công tác tuyên truyển chưa thực sự sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, hiệu quả tuyên truyền chưa cao, nhất là Luật bảo vệ và phát triển rừng và những quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân Từ đó nhận thức của một bộ phận nhân dân còn kém, chưa thấy được tài nguyên rừng là vô giá, là cần thiết cho sự sống

2.2 Hậu quả

Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất nóng lên, nạn đói kém, lụt lội, cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh Việc phá rừng làm nương trái pháp luật sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, kinh tế và xã hội

Gây thiệt hại về môi trường: Khi diện tích rừng bị xâm hại sẽ tác động trực

tiếp tới môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái

nhân tố cho sự nóng lên của trái đất, được coi là một trong những nguyên nhân

Về môi trường nước: Phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòng tuần hoàn của nước Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí Phá rừng làm giảm độ kết dính của

hơi nước mưa của đất Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt

Trang 8

Về môi trường đất: Phá rừng làm tăng độ xói mòn của đất dẫn đến gây ra lũ lụt ở các con sông Việc phá rừng trên các sườn núi dốc có nền đất nông sẽ làm tăng nguy cơ lở đất, xói mòn rửa trôi

Về môi trường sinh thái: Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái, việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen Sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học

Gây thiệt hại về kinh tế: Thiệt hại về rừng và các yếu tố khác của tự nhiên

quan trọng trong nền kinh tế của người dân trên địa bàn xã Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng Khi rừng bị phá hoại và không được ngăn chặn kịp thời sẽ kéo theo những khoản kinh phí mà nhà nước phải chi ra để giải quyết hậu quả của việc phá rừng như lũ lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra hằng năm, đồng thời chi phí để trồng rừng mới

Gây thiệt hại về xã hội: Rừng bị phá hoại nhiều sẽ làm giảm sự uy tín, tín

nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền Không có tác dụng răn đê, giáo dục các đối tượng vi phạm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính nhà nước địa phương, gây dư luận không tốt, bất bình trong nhân dân, dẫn đến việc thực hiện pháp luật trong cộng đồng dân cư bị hạn chế Xuất phát từ hậu quả vật chất của gia đình đối tượng, rất có thể sẽ làm nảy sinh tâm lý “hận thù” và từ đó sẽ tạo nên mâu thuẫn, mối quan quan hệ đối kháng giữa cá nhân đối với cơ quan quản lý lâm nghiệp trên địa bàn Đồng thời cũng xuất phát từ sự kiện đó sẽ gây ra sự xáo trộn đến đời sống tinh thần cho gia đình và các thành viên trong cộng đồng

3 Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Việc phân tích tình huống trên nhằm đạt được những mục tiêu sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân nhận thức đầy đủ về pháp

luật nhất là Luật bảo vệ và phát triển rừng, các văn bản quy phạm pháp luật về

Trang 9

bảo vệ và phát triển rừng nhằm quản lý bền vững diện tích rừng của xã, đồng thời tăng cường tính răn đê, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

Thứ hai: Nhằm xử lý hành chính đối với hành vi phá rừng làm nương trái

pháp luật của các hộ gia đình có liên quan, từ đó làm rõ mức độ sai phạm của các

hộ gia đình về việc phá rừng làm nương trái pháp luật Đảm bảo thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng Xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng Giải quyết hợp tình, hợp lý vụ việc, không để xảy ra tình trạng oan sai trong khi xử lý Đảm bảo không có việc khiếu nại, tố cáo về việc xử phạt theo quy định của pháp luật Tránh những suy nghĩ tiêu cực của người vi phạm trong việc thi hành các mức xử phạt của lực lượng có quyền

Thứ ba: Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về quản

lý và bảo vệ rừng, đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của bảo vệ rừng Thông qua giải quyết vụ việc trên có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc Tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với Ban quản lý rừng phòng hộ phía Bắc trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời sẽ thấy rõ những mặt yếu kém của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chính quyền địa phương trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng từ đó có phương hướng khắc phục

Thứ tư: Trong quá trình xử lý vi phạm phải đảm bảo các hộ gia đình đã vi

phạm phải trồng lại diện tích rừng đã bị phá, đảm bảo không tái phạm các hành vi tương tự

Thứ năm: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng sâu mọt

đục khoét hệ thống pháp luật Việt Nam

4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống

Để xây dựng được các phương án giải quyết tình huống trên cần có căn cứ vào những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam Tại thời điểm xảy vụ việc

có các văn bản Luật được áp dụng như sau:

- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015

Trang 10

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

- Luật đa dạng sinh học năm 2008

- Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quy hiếm

- Thông tư số 173/2013/TT-BTC, ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Mục tiêu xử lý tình huống là làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các hộ gia đình, từ đó có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật Góp phần hạn chế những vi phạm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Kết hợp xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với đối tượng vi phạm, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lý các vụ việc tương tự

Để có giải pháp xử lý tình huống vi phạm trên, cần xây dựng các phương án

xử lý sao cho hiệu quả nhất Sau khi xem xét tính chất và mức độ vi phạm của các

hộ gia đình Căn cứ biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ rừng và phát triển

Châu, xét thấy các hộ gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về hành vi phá rừng làm nương nhưng có thái độ biết hợp tác, khai báo rõ ràng, không chê giấu hành

vi vi phạm của bản thân, giúp cho cơ quan chức năng thuận lợi cho công tác điều tra, giải quyết vụ việc Chúng tôi đưa ra 03 phương án xử lý như sau:

Phương án 1:

Hình thức phạt chính

Ngày đăng: 25/04/2018, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w