Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong văn học

14 10.2K 118
Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGOẠI KHÓA HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG THƠ CA Quân đội ta –Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Bác Hồ kính yêu dìu dắt, giáo dục mà ngày càng lớn mạnh theo chiều dài của lịch sử dân tộc và đã thực sự trở thành một quân đội anh hùng ,tiên phong ,trung với nước, hiếu với dân. Từ cây đa Tân Trào lịch sử, với lực lượng 34 chiến sĩ,trãi qua muôn vàn gian khó,hi sinh , được Bác Hồ kính yêu dìu dắt , đưa đường ,chỉ lối, quân đội ta đã lớn mạnh như vũ bão.Từ hình ảnh anh vệ quốc đoàn năm xưa đến hình ảnh anh giải phóng quân-anh bộ đội Cụ Hồ đều soi bóng vào văn học vói những vẻ đẹp kì diệu biết bao nhiêu .Tổ quốc ca ngợi anh, nhân dân ca ngợi anh bằng những lời ca, những vần thơ đẹp nhất, trân trọng nhất : “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo “ Các anh là con người hết sức bình dị, hiền lành mà lại rất phi thường, dũng cảm. Chính các anh đã góp phần quan trọng làm nên trang sử vàng của dân tộc. Anh bộ đội Cụ Hồ- hình ảnh của những con người đẹp nhất, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp nhất, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Anh bộ đội Cụ Hồ -Cái tên bình dị thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả những tinh hoa của thời đại và được hun đúc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử cuả dân tộc . Anh bộ đội Cụ Hồ, từ nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại . Trải qua cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta cùng với nhân dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ đi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng Đống Đa và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc Ngay từ buổi đầu còn trứng nước ,quân đội ta đã mang trong mình một lý tưởng cao đẹp “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Với Lý tưởng cao đẹp đó mà người lính vệ quốc đoàn đã không nề gian khổ , hi sinh , sẵn sàng xông lên tìm giặc mà đánh . Họ mang khí chất của người nghĩa sĩ năm xưa , dẫu chưa quen với chiến trường ,súng đạn , chỉ quen với đồng ruộng cuốc cày , nhưng với vũ khí thô sơ “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” , hay với một ngọn tầm vông giáo mác , với manh áo vải ,vẫn đốt vẫn chém rơi đầu quân thù không một phút giây do dự . Họ là người “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” để quyết giữ cho đất nước thanh bình . Sự ra đi của họ không một chút băn khoăn do dự , mà bằng tấm lòng quả cảm , ra đi để quyết bảo vệ sự sinh tồn cho non sông đất nước mình. Lời thề năm nào “ra đi thà chết không lui” đã thể hiện ý chí sắt đá của người chiến sĩ cách mạng khi họ đã nhận thức rõ niềm hạnh phúc gia đình nằm trong hạnh phúc chung của dân tộc, bởi họ đã hiểu rất rõ ý nghĩa của “sự ra đi”. Người nghĩa sĩ năm xưa, hay anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp, họ ra đi từ những quê hương bị quân thù tàn phá và tình nguyện đứng vào hàng quân của đội quân dũng cảm để làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Hình ảnh người nông dân “áo vải chân đất đi lùng giặc đánh” đã xuất hiện từ những ngày đầu đất nước còn chìm trong màn đêm đen tối. Các anh đã ra đi với những thanh gươm, lưỡi mác, gậy tre, với những cái mộc mạc bình dị nhất và với tình yêu nhân dân, yêu đất nước nồng nàn, tình đồng đội gắn bó, gian khó có nhau: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Nhà thơ Chính Hữu đã diễn tả những tình cảm mộc mạc đơn sơ mà cao quý của tình đồng chí, của những con người từ những phương trời chưa hề quen biết nhau để rồi gắn với nhau thành “đôi tri kỉ”. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh những người chiến sĩ- con đẻ của nhân dân lao động đã chiếm được vị trí xứng đáng trong trái tim của quần chúng và cả trong thơ ca, bởi ở các anh không chỉ dám chịu đựng gian khổ hi sinh, sẵn sàng quên thân mình cho sự bình yên của dân tộc, mà ở các anh còn nồng nàn thắm đượm một tình yêu thương trong sáng thiết tha đối với quê hương, đối với nhân dân. Từ chân dung người chiến sĩ cầm súng của thời đại Bác Hồ, có điều gì mới mẻ đã xuất hiện. Phải chăng đó là sự gắn máu thịt với nhân dân rất giản dị nhưng có sức lay dộng lạ thường. Đó là nỗi nhớ thương da diết của người chiến sĩ chân đất đối với người mẹ hiền chân đất được nhà thơ Tố Hữu biểu hiện một cách tự nhiên trong bài thơ “Bầm ơi”: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Để rồi từ tình thương yêu ruột rà, cụ thể mà ở anh càng rộng mở hơn, mênh mông hơn rất nhiều: người mẹ – nhân dân – đất nước. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm, yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Hay: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Và đây cũng chính là cái mô hình kết hợp tiền tuyến với hậu phương rất mới trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Với những sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn và trí tuệ của người lính, hẳn chúng ta đều muốn biết họ chiđấu ra sao, xu thế như thế nào, nghĩa là họ sống ra sao. Đã không ít những bài thơ, bài ca đã gợi lên, vẽ lên rất tài tình, rất thú vị cuộc sống mãnh liệt, lạc quan của anh bộ đội cụ Hồ. Gian khó càng nhiều, hi sinh càng lắm, họ càng thể hiện rõ tinh thần bất khuất, quả cảm, tình yêu nước thiết tha của mình. Vì vậy, họ chỉ có tiến, không có lùi. Gian khó bao nhiêu, nguy hiểm không lường hết, nhưng anh bộ đội Cụ Hồ chỉ biết say sưa với nhiệm vụ, chỉ biết tìm cách để vượt qua. Chúng ta hồi hộp biết bao khi những chiếc xe pháo leo dốc lên trận địa để tiêu diệt quân thù. Nhưng có dốc núi nào cao hơn chí căm thù của các anh. “ Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi – Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”. Tiếng hò kéo pháo làm sống dậy cả một hình ảnh trùng điệp năm xưa với những bước chân hùng dũng, ngoan cường của người chiến sĩ. Họ đã vào trận với tất cả tấm lòng thành, với lời thề son sắt với Đảng, với Bác Hồ kính yêu. Cho nên không khó khăn nào mà họ không vượt qua, chẳng kẻ thù nào mà họ không đánh thắng. Họ chẳng phải là ai xa lạ và cao siêu, họ vẫn là những chàng trai chân đất, là anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, là anh Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, là anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, là anh Cù Chính Lan dũng cảm đánh xe tăng địch . Nhà thơ Tố Hữu đã kẻ về các anh với những lời thơ thành kính, yêu thương và cảm phục: Những đồng chí, thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm . Họ còn là biết bao tên tuổi chói lọi khác đã làm nên một Điện Biên Phủ lẫy lừng, chấn động địa cầu, cả nước reo mừng, hoan chào đón các anh trong niềm vui chiến thắng: Hoan chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Còn gì đẹp hơn hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ – Hình ảnh của cả một dân tộc gan góc đúc kết trong đó. Các anh rất xứng đáng được đón nhận tình thương yêu, lòng trân trọng cảm phục của nhân dân, bởi các anh là những người con anh hùng của thời đại, là con đẻ của nhân dân và mang trong mình lí tưởng cao đẹp nhất: Ra đi là mang chiến thắng trở về, ra đi là đem lại cảnh thanh bình cho đất nước: Các anh về mái ấm nhà vui Các anh về xôn xao làng bé nhỏ Và: Anh về cối lại vang lừng Chim kêu quanh núi, gà mừng dưới sân Anh về sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca Từ những cuộc trường chinh đầy gay go và thử thách, quân đội ta đã lớn mạnh như vũ bão; đội quân ngày càng trùng trùng điệp điệp, điệp điệp trùng trùng nối tiếp nhau ra trận: Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành Và lập nên những chiến công hiển hách, đã tô thắm cho trang sử vàng ngày càng chói lọi của dân tộc. Dòng máu của các anh đã viết nên những bản anh hùng ca bất diệt, gây cho quân thù những nỗi kinh hoàng sợ hãi: Quân thù đi mỗi bước Mỗi bước chết âm thầm Từ chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng đã khiến cho thực dân Pháp phải tìm đường tháo chạy, chấp nhận sự thất bại, nhục nhã. Các anh bộ đội Cụ Hồ, những người luôn luôn chiến thắng và kiêu hãnh bước tiếp vào trận mới. Các anh luôn sẵn sàng tay súng tiêu diệt quân thù, canh giữ bier trời của ta: Giặc Mỹ mày đến đây Thì ta tiêu diệt ngay Trời xanh ta nổi lửa Biển xanh ta giết mày (Sao chiến thắng – Chế Lan Viên). Họ là những chàng Thạch Sanh, Thánh Gióng chăng? Không, họ chỉ là những chàng trai áo vải, bình thường, mang nặng hồn quê hương: Thần chiến thắng là những chàng áo vải Những binh nhất, binh nhì mười tám tuổi Giết quân thù không cần phải phân vân Giết quân thù không đợi có hạt nhân Các anh – những người chiến thắng, chẳng hề nao núng trước quân thù, đã cất lên những hồi kèn xung trận chĩa thẳng mũi nhọn vào kẻ thù. Từ người nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa, từ anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp, đến anh giải phóng quân trong kháng chiến chống Mỹ – và là anh bộ đội Cụ Hồ – họ đã lớn lên theo tầm vóc của thời đại. Họ vẫn là họ, vẫn là những chàng trai “Áo vải chân không, đi lùng giặc đánh ”. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 đã khiến cho tên đế quốc đầu sỏ, tên sen đầm quốc tế – đế quốc Mỹ phải khiếp đảm run sợ. Còn hình ảnh nào cao đẹp hơn, đáng kính phục hơn hình ảnh anh giải phóng quân như những chàng Thạch Sanh bước vào trận. Cả nước đón chào anh, hoan anh trong niềm kính phục trìu mến. (Hoan anh giải phóng quân – Tố Hữu). Anh giải phóng quân – hình ảnh của anh vệ quốc quân năm xưa lại được tái hiện với những đường nét của thời đại mới: Bình thường mà vĩ đại, khiêm tốn mà gan góc, nhân đạo mà bất khất. Nhà thơ Tố Hữu đã từng lăn lộn trên các chiến trường cùng anh giải phóng quân , ở đâu có các anh ở đó nhà thơ Tố Hữu .Cho nên nhà thơ đã từng tâm sự “ Anh đi tìm giặc ,tôi tìm anh”. Nhà thơ đi tìm anh giải phóng quân với những cái gì cao quý nhất ,đẹp đẽ nhất để ghi lại ,tái hiện lại cho chúng ta thấy , làm những tấm gương phản chiếu cho chúng ta học tập .Bởi các anh là những con người rất phi thường nhưng lại rất thầm lặng ,khiêm tốn giản dị .Giản dị từ đôi dép cao su vượt đường Trường Sơn ,từ chiếc mũ tai bèo mang màu xanh quê hương và với gia tài là chiếc ba lô ,khẩu súng trường đã từng gắn bó như người thân .Đôi dép cao su “Đôi hài vạn dặm” là người bạn đồng hành cùng các anh đi suốt chặng đường dài qua các cuộc kháng chiến và qua khắp mọi nẻo đường dài của Tổ quốc thân yêu .Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ chính là hình ảnh của dân tộc Việt Nam anh hùng .Dáng đứng của anh trước quân thù là dáng đứng hùng dũng bất khuất , hiên ngang của cả dân tộc Việt Nam anh hùng .Các anh là những con người vô danh luôn trong tư thế tiến công kẻ thù. Từ tư thế cầm súng chờ giặc tới mà đánh, đến sự hi sinh cao đẹp của các anh đều thể hiện dáng vẻ kiên cường, khiến quân thù khiếp đảm và mang lại niềm tự hào cho dân tộc. Anh chẳng để lại gì trước lúc lên đường Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ Sự hi sinh của các anh là để đem lại muôn sự sống trên đời cho dân tộc nên các anh đã xem cái chết nhẹ như bông hồng. Sự hi sinh của các anh để lại muôn vàn tình thương nhớ và cả niềm tự hào cho cả dân tộc – cho người mẹ Việt Nam. (Xin cám ơn người – Người mẹ Việt Nam). Sức mạnh của các anh là sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử dồn lại .Dáng đứng của các anh là dáng đứng của người chiến thắng dẫm lên đầu thù xốc tới .Dáng đứng Việt Nam rất đỗi tự hào .Anh là anh – là người dân Việt Nam kiên cường , bất khuất. Hình ảnh của người dân áo vải đã tạc vào thế kỉ như những chàng Thạch Sanh của thế kỉ .Anh bình dị, khiêm tốn là vậy nhưng rất đỗi phi thường là thế. Hình tượng anh giải phóng quân là hình tượng điển hình của người dân yêu nước Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã tạo nên tiếng vang lớn trên thế giới. Đế quốc Mĩ đã phải cúi gằm bộ mặt nhục nhã để lủi về nước. Cả thế giới nhiệt liệt hoan nghênh chiến thắng vang dội của dân tộc ta, mà người trực tiếp làm nên chiến thắng đó là anh giải phóng quân- anh bộ đội cụ Hồ. Chiến thắng vang dội đó là do sự kết tinh, hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc ở anh bộ đội Cụ Hồ. Các anh đã mang tâm hồn dân tộc ra trận và mang theo cả trái tim thân thương trìu mến của cả dân tộc. Chính vì vậy trái tim của các anh- trái tim người chiến sĩ đầy nhiệt huyết cách mạng của những cuộc đời rất giản dị mà rực lửa anh hùng. (Trái tim người chiến sĩ). Cuộc đời người chiến sĩ giản dị, bình thường, chỉ một chiếc ba lô, một khẩu súng trường, một ngôi sao trên mũ, một đôi dép cao su mà làm nên chiến công lẫy lừng. Bao gian khổ nguy nan các anh đều coi thường. Cuộc đời của các anh là cuộc đời cống hiến cho Tổ quốc giàu mạnh, cho hạnh phúc của nhân dân. Tấm lòng của các anh cao đẹp, trong sáng biết nhường nào! Vì những giờ phút yên lành cho các em được sống trong tự do, vui chơi dưới mái trường mà các anh quyết ra đi “nghìn đêm” để dành lấy cho các em “ những ngày không sợ hãi”. Vì hạnh phúc tương lai của các em thơ mà các anh đã không quản ngại gì dù rằng trong “nghìn đêm” đó có biết bao nhiêu gian khó, vất vả và cái chết luôn rình rập, đe dọa đối với các anh trên chặng đường hành quân ra trận chiến đấu quyết liệt với quân thù. Có ai hiểu hết những vất vả, khó khăn mà các anh phải chịu đựng, phải đổi lấy cuộc sống thanh bình cho non sông đất nước bằng tất cả sức lực, tâm trí và ngay cả tính mạng của mình. Tâm hồn của các anh cao quý biết bao. Các anh ra đi chiến đấu với tình yêu Tổ quốc bao la và ý chí quyết tâm bảo vệ các em thơ trong trắng, vui tươi học hành dưới mái trường tươi đẹp. Tình yêu đó đã nâng bước các anh đến với những chiến công hiển hách. Lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã có biết bao nhiêu trang sử vàng chói lọi nhất. Những trang sử vàng được ghi nên bằng dòng máu đào chảy từ trái tim hồng của các anh. Tình yêu Tổ quốc, lòng yêu thương nhân dân trong các anh vô bờ bến. Không phải dửng dưng mà các anh “đạp rào lướt tới coi giặc như không”, hay tiến công như vũ bão để xông lên phá tan những thành trì của địch. Các anh chiến đấu với mục đích và lí tưởng cao đẹp. Các anh luôn luôn là người chiến thắng bới các anh rất sâu nặng tình nước, tình nhà. Con mang nặng tấm lòng thương mẹ Đi qua nghìn dặm quê hương Này đây núi, này đây sông Này đây buổi chiều khói thổi cơm lặng lẽ Nơi nào cùng hiền như đời của mẹ… Tình yêu mẹ luôn ấp ủ trong trái tim các anh. Các anh đã thấu hiểu, hiểu rất rõ sự chịu đựng, sự hi sinh lớn lao của các bà mẹ. Và chính đó là động lực thúc đẩy các anh, động viên các anh vượt qua muôn vàn gian khố để giành thắng lợi. Xin cảm ơn những người mẹ Việt Nam giản dị mà bền bỉ kiên cường. Những người mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình để cống hiến cho Tổ quốc, cho đất nước tất cả sực lực của mình và cả những đứa con yêu quý nhất. Cả nước ca ngợi mẹ, cả dân tộc hát về mẹ. (Hát về những người mẹ Việt Nam anh hùng) Càng yêu mẹ bao nhiêu, các anh càng yêu nước bấy nhiêu. “Yêu bầm, yêu nước- cả đôi mẹ hiền”. Các anh là những người con chân đất, sinh ra từ mọi miền yêu dấu. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Cùng cảnh nên càng thân thương, cảm thông cùng nhau sát cánh bên nhau đánh giặc. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Và Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Một hình ảnh đẹp đẽ mà thắm tình biết bao. Hình ảnh vừa nên thơ vừa lãng mạn mà rất chân thực. Hình ảnh của những người đồng chí cùng đứng gác trong đêm thâu với tư thế sẵn sàng “chờ giặc tới”. Ánh trăng khuya chiếu chếch đầu súng cùng chiếu sáng hình ảnh người chiến sĩ với cây súng bên mình. Đôi bạn tri kỉ- những người đồng chí dưới ánh trăng khuya giữa rừng vắng thắm tình biết bao. Họ cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và chia dòng tâm sự, khi gian khó thì “chia nửa” cùng nhau. Tình yêu đồng chí, yêu quê hương, yêu Tổ quốc là những tình cảm lớn lao, thiết tha nhất ở anh bộ đội. Tình yêu đó càng lơn lao bao nhiêu thì lòng căm thù lũ xâm lược trong các anh càng ngùn ngụt bốc cao. Cho nên đối với kẻ thù: Anh đánh như sét nổ, trời tung Anh chuyển như lũ dồn, bão cuốn. Anh bộ đội cụ Hồ bình thường mà vĩ đại, nhân đạo mà bất khuất là vậy. Chúng ta tự hào về anh và càng tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc ta. Một dân tộc luôn luôn đương đầu với những kẻ thù hung hãn, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất và luôn luôn giành chiến thắng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác nối gót xông lên. Bởi vì dân tộc ta đã hiểu rõ chân lí “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Mất độc lập tự do là mất tất cả. Chính vì thế mà chúng ta đã bắt gặp biết bao hình ảnh cảm động và khâm phục Cha còn đeo quân hàm Con đã đi nhập ngũ Một hòn đá Trường Sơn Cha con cùng gối ngủ Thật xúc động biết bao, cha con cùng chung trận tuyến cùng là đồng chí của nhau. Các anh vẫn bình thản bởi các anh là những con người Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phới phới dậy tương lai Tương lai của dân tộc đang nằm trong tầm tay của các anh. Các anh sẵn sàng ra đi với ý thức “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Các anh là những người hơn ai hết đã hiểu rõ ý nghĩa của những cuộc chiến đấu của dân tộc mà các anh là những người trực tiếp cầm súng chặn bàn tay gieo tội ác của quân thù. Cuộc chiến đấu vì hạnh phúc hôm nay và mai sau của dân tộc, cho nên: Dẫu một mai có thể Chúng lại đem quân ồ ạt vào xâu xé Thì Việt Nam lại Việt Nam tỉnh táo, thông minh Đã quyết giữ từng tấc đất ngọn cỏ Chúng lại vấp sự căm giận từ mái nhà bãi lúa Vấp sức ta gan góc, dạn dày Lại gặp một dáng đứng Việt nam có lịch sử chiều dày Một trận địa lòng người Một Bình ngô đại cáo Và chúng sẽ vùi thây trong giông bão (Thúy Bắc) Chiến dịch biên giới phía Nam, rồi phía Bắc, bọn xâm lược cứ ngỡ rằng có thể ăn tươi nuốt sống ngay được dân tộc Việt Nam này. Bọn chúng cứ ngỡ rằng có thể ỷ đông vào mạnh, chúng không chịu mở to mắt mà nhìn vào những kẻ đi trước kia: một thực dân Pháp câu [...]... khắc lòng tôi Dáng đồng đội ngã trong giờ chiến đấu Ngực áp sát cột biên cương đỏ máu Mà môi còn tha thiết: Việt Nam ơi!” ( Việt Nam yêu thương – Hoàng Nhuận Cầm) Quân đội ta tự hào thay được lớn lên dưới ánh sáng mà Bác đã soi đường chỉ lối Tên của các anh gắn liền với tên đất nước Càng kiêu hãnh biết bao tên anh được gắn với tên của vị cha già kính yêu của dân tộc “ Anh bộ đội Cụ Hồ Bác là vị cha già,... quốc Mơ ước được mang tên: “ Anh bộ đội Cụ Hồ để một mai cùng đoàn quân ra trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là ước mơ của tuổi trẻ, của đàn em nối gót theo các anh – những người anh bình thường, giản dị đã động lại trong lòng nhân dân biết bao tình cảm khó quên Trong ngày vui hôm nay của đất nước, tất cả chúng ta không ai có quyền quên, không bao giờ được quên biết bao anh hùng đã ngã xuống, lấy máu... tạo; trong cuộc sống tình cảm của các anh thì đáng khâm phục và trân trọng biết bao Mỗi lần hành quân qua đâu, đóng quân ở đâu các anh cũng đều để thương, để nhớ lúc ra đi Đặc biệt ở các anh là tính ngăn nắp, gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương Cuộc sống của các anh đầy khó khăn, gian khổ nhưng các anh vẫn rất vui vẻ, lạc quan, yêu đời Vì các anh. .. quốc, không chỉ đẹp trong tư thế đứng canh giữu đất trời dưới ánh trăng chếch đầu mũi súng mà các anh còn rất cao đẹp cả trong cái chết Anh quyết chọn cho mình cái chết cao đẹp nhất, kiêu hãnh nhất – cái chết vì Tổ quốc, vì nhân dân, cái chết làm cho kẻ thù khiếp sợ – tên tuổi của các anh không ai biết cụ thể, chỉ biết anh là anh bộ đội cụ Hồ rất... theo các anh để ghi tiếp những cái tên đẹp nhất trong trang sử nước nhà, để xây đắp tiếp những vườn hoa tươi thắm chói ngời trang sử vàng dân tộc Còn niềm vui nào hơn khi chúng ta vinh dự trở thành những người chiến sĩ tiếp bước các anh: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa” Mơ ước làm anh bộ đội, mơ ước... “Lạc quan là đôi cánh thần nâng con người lên trong cuộc sống” nên cuộc sống của các anh thật vô tư hồn nhiên Anh bộ đội cụ Hồ- biểu tượng của sự chiến thắng, là linh hồn của dân tộc, là hình ảnh cao đẹp nhất, là đỉnh cao của nhân loại Dù khó khăn gian khổ nào không cản nổi bước chân anh Anh không chỉ đẹp trong tư thế xông xáo ngoài mặt trận đi tìm... các anh sứ mệnh lịch sử, đã cùng đoàn quân lội suối trèo đèo đi kháng chiến trong những năm tháng trường kì kháng chiến Rồi lại cùng đoàn quân ra mặt trận để tiêu diệt quân thù trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược lời Bác gọi là lời non sông Cả nước cùng Người ra trận Chúng ta tự hào được sống trong những ngày sôi động của dân tộc, được sống trong thời đại tươi đẹp – thời đại mà Bác Hồ đã... anh lại xếp bút nghiên, tạm gác những ước mơ tuổi xuân, tạm gác những hạnh phúc riêng tư để ra đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, bảo vệ Tổ quốc: Tổ quốc gọi tạm rời ghế học Khoác trên mình bộ quân phục màu xanh Hải đảo, biên thùy đều có mặt anh Bách khoa đó – có tôi là bộ đội Anh bộ đội cụ Hồ là vậy đó Trong chiến đấu thì kiên cường, dũng cảm; trong. .. hiển nhiên Anh bộ đội cụ Hồ còn tiêu biểu cho bản sắc của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam –một chủ nghĩa anh hùng mãnh liệt vô cùng mà khiêm tốn, hiền hòa, hồn nhiên như bản tính con người Việt Nam ta vậy Anh là con người đẹp nhất của một thời đại đẹp nhất Cuộc sông và tên tuổi của các anh đã đi vào lịch sử dân tộc như một bản anh hùng ca... rỡ non sông đất nước ta Chúng ta càng không thể quên hình ảnh Bác Hồ kính yêu – vị cha già của dân tộc suốt đời trăn trở với niềm mong ước làm sao cho đất nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và mong muốn đem lại sự giàu mạnh cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân và xã hội công bằng văn minh . KHÓA HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG THƠ CA Quân đội ta –Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Bác Hồ kính. thành “đôi tri kỉ”. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, hình ảnh những người chiến sĩ- con đẻ của nhân dân lao động đã chiếm được vị trí xứng đáng trong trái tim của

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan