Tài liệu Bài Giảng Sinh Thái Môi Trường dành cho sinh viên bậc Đại học và cao đẳng hệ chính quy. Tài liệu Bài Giảng Sinh Thái Môi Trường dành cho sinh viên bậc Đại học và cao đẳng hệ chính quy Tài liệu Bài Giảng Sinh Thái Môi Trường dành cho sinh viên bậc Đại học và cao đẳng hệ chính quy. Tài liệu Bài Giảng Sinh Thái Môi Trường dành cho sinh viên bậc Đại học và cao đẳng hệ chính quy
Trang 1BÀI GIẢNG MÔN HỌC
SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
Bộ mơn: Sinh thái mơi trường cơ bản
Trang 2SINH THÁI
MÔI TRƯỜNG HỌC– NỀN TẢNG CỦA
NGÀNH
MÔI TRƯỜNG
Trang 3MỤC TIÊU MƠN HỌC
• Cung cấp những kiến thức về sinh thái học nhằm nghiên cứu những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật và môi trường
• Trên cơ sở lý thuyết về sinh thái học, môn học giới thiệu các cơ sở lý luận và nghiên cứu, ứng dụng trong sinh thái môi trường như là một ứng dụng của sinh thái học
Trang 4Các nội dung môn học
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SINH THÁI LÊN SINH VẬT VÀ
KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CHÚNG
CHƯƠNG 3: SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ-QUẦN XÃ
CHƯƠNG 4: HỆ SINH THÁI VÀ TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ
CHƯƠNG 5: KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CHƯƠNG 6: CHỈ THỊ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 7: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG
Trang 5Tài liệu và thơng tin học tập
[1] Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết Sinh thái môi trường học cơ bản NXB
ĐHQG Tp HCM - 2000
[2] Lê Huy Bá – Lâm Minh Triết Sinh thái môi trường ứng dụng NXB
Khoa học và kỹ thuật - 2000
[3] Cơ sở sinh thái học – Dương Hữu Thời, 1998
[4] Sinh thái học trường – PTS Nguyễn Văn Tuyền - 1998
[5] E.P Odum Cơ sở Sinh thái học (tập I&II) NXB Đại học và THCN -
1979 (Bùi Lai, Đoàn Cảnh và Võ Quý dịch)
[6] Các thông tin, kiến thức bổ trợ trong bài giảng trên lớp của Giảng viên [7] Các thông tin, kiến thức thực tế do các nhóm thực hiện các chuyên đề
trình bày
WEBSITE THAM KHẢO www.nea.gov.vn / www.vacne.org.vn
Trang 6NHẬP MÔN
1) SINH THÁI HỌC LÀ GÌ
2) LỊCH SỬ MƠN HỌC
3) PHƯƠNG PHÁP LUẬN
4) TẠI SAO NGHIÊN CỨU SINH THÁI HỌC
5) LÀM SAO ĐỂ NGHIÊN CỨU SINH THÁI HỌC 6) NGHIÊN CỨU SINH THÁI HỌC Ở ĐÂU
7) HỌC NHƯ THẾ NÀO
Trang 7• Sinh thái môi trường là môn học nghiên cứu mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật mà còn giữa tập thể, giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó
Trang 8• Năm 1971 Eugen P Odum giáo sư trường đại học Geogy xuất bản cuốn sách cơ sở sinh thái học, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong nghiên cứu sinh thái
• Sau năm 1970, sinh thái môi trường mới được định hướng và phát triển và chia ra nhiều phân môn
Trang 9• Các yếu tố trong môi trường sinh thái có sự tương quan, tương tác với nhau
QUAN TÂM ĐỒNG ĐỀU GIỮA CÁC THÀNH PHẦN
MÔI TRƯỜNG:
• Ví dụ khi nghiên cứu ô nhiễm ở 1 khu vực, ta phải nghiên cứu cả đất, nước… vì ô nhiễm môi trường này có thể làm ô nhiễm môi trường khác
Trang 10NGHIÊN CỨU TRONG SỰ KẾT HỢP ĐA NGÀNH
Sinh thái học là môn học đa ngành
Trang 114) TẠI SAO NGHIÊN CỨU
• Tự nhiên là bài học: Chúng ta có thể sống ở đâu? Làm thế
nào để kiểm soát sự gia tăng dân số? Hệ sinh thái là một mẫu hình bền vững?
• Phát triển Bền vững: Văn hóa của xã hội loài người là hướng đến sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai
Trang 125) LÀM SAO ĐỂ NGHIÊN CỨU
SINH THÁI HỌC
• Quan sát: Đi thực địa và quan sát xem những
gì đang diễn ra
• Mô phỏng: Phân lập, yếu tố giới hạn, điều
khiển các điều kiện
• Mô hình toán học: mô tả hệ sinh thái bằng mô hình toán học
Trang 136) NGHIÊN CỨU SINH THÁI HỌC Ở ĐÂU
•Nguyên tử
Phân tử Tế bào
Mô tế bào
Sinh
vật
Quần thể Quần xã Hệ sinh thái Sinh quyển
Trang 147) HỌC NHƯ THẾ NÀO
• Chúng ta bắt đầu từ các dòng năng lượng xung quanh
• Xem xét các dòng dinh dưỡng
• Tìm hiểu có tính quy luật cho cả quần thể và quần xã
Trang 15HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Trang 16Hiệu ứng nhà kính hoạt động như thế nào?
Các khí nhà kính cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất
Trái đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi
Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần lên
Do vậy, trên diện rộng, tất cả khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên – quá trình này
gọi là hiệu ứng nhà kính
Trang 17MƯA AXIT
Trang 19Mưa axit
Khí thải SOx, NOx, CO2… từ công nghiệp khai thác mỏ, đốt cháy các lọai nhiên liệu hóa thạch, họat động của các nhà máy luyện kim, nhà máy nhiệt điện, giao thông vận tải, núi lửa đã làm ô nhiễm bầu không khí
Các chất này bị oxy hóa tạo thành các lọai axít tương ứng như H2SO4, HNO3, H2CO3
Các lọai axít này sẽ hòa tan vào nước mưa làm cho nước mưa bị chua, có độ pH từ 3,5-5,5 gọi là
hiện tượng mưa axít
Trang 20SUY GIẢM TẦNG OZON
• Tầng ôzôn trong khí quyển ở trạng thái bình thường ngăn được 90% tia tử ngoại có hại Tầng ôzôn bị phá hoại, tia bức xạ tử ngoại chiếu trực tiếp xuống mặt đất, gây bệnh ung thư cho người và động vật trên đất liền và trong biển, làm biến đổi gien của các sinh vật, hủy hại hệ sinh thái trên Trái đất
• Dự báo đến năm 2000, tầng ôzôn giảm đi 5-10%, riêng số người chết vì ung thư da ở Mỹ sẽ tăng 1,5 triệu người, số người đục thủy tinh thể sẽ tăng lên tới 1 triệu người
• Phương sách bảo vệ tầng ôzôn có hiệu quả nhất là từng bước giảm dần và đi tới cấm hẳn việc sản xuất và sử dụng CFC và các hợp chất hóa học phá hoại tầng ôzôn
Trang 232.1.1 Các định luật
1 Định luật tối thiểu của Liebig 1840: Chất có hàm
lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định sản lượng
và tính ổn định của mùa màng theo thời gian
- Định luật dựa trên cơ sở thấy năng suất hạt của
cây trồng bị giới hạn không phải bởi các chất dinh dưỡng
mà các sinh vật đó có nhu cầu lớn như nước, CO 2 mà bởi các chất có nhu cầu nhỏ như Boron.
Trang 24• Khi ứng dụng cần hiểu 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc hạn chế: chỉ ứng dụng khi dòng năng lượng vật chất đi vào cân bằng với dòng ra
- Nguyên tắc bổ sung: Sinh vật có thể thay thế một phần yếu tố tối thiểu bằng các yếu tố khác có tính chất tương đương
Ví dụ: khi môi trường thiếu Ca, nhuyễn thể có thể sử dụng Stronti thay thế
2 Định luật chống chịu của Shelford 1913:
Năng suất của sinh vật không chỉ liên hệ với sức chịu
dựng tối thiểu mà còn liên hệ với sức chịu đựng tối đa với một liều lượng quá mức của một nhân tố nào đó
bên ngoài
Trang 25• Sinh vật bị giới hạn khi thiếu thốn yếu tố nào đó tạo ra tối thiểu
sinh thái, còn dư thừa tạo ra tối đa sinh thái Khoảng giữa của tối thiểu và tối đa là giới hạn chống chịu
• Các vấn đề bổ sung cho định luật:
- Các sinh vật có thể có phạm vi chống chịu rộng với yếu tố này
nhưng hẹp với yếu tố khác
- Các sinh vật có phạm vi chống chịu rộng với tất cả các yếu tố
thường phân bố rộng nhất
- Nếu có một yếu tố sinh thái không tối ưu cho loài thì phạm vi
chống chịu với các yếu tố khác bị thu hẹp
- Trong tự nhiên sinh vật thường xuyên lâm vào tình trạng các
điều kiện không tương ứng với giá trị tối ưu
- Thời kỳ sinh sản nhiều yếu tố môi trường vốn bình thường
cũng trở thành yếu tố giới hạn
Trang 262.1.2 Sự tương tác giữa nhiệt độ và cơ thể
sinh vật
1) Nguồn gốc và phân bố nhiệt độ trên trái đất:
a Nhiệt độ trên bề mặt trái đất nhận được
chủ yếu từ mặt trời, chỉ một phần rất nhỏ
từ lòng đất và phóng xạ Khoảng dao động nhiệt độ trên bề mặt hành tinh trên 1000 0C, sự sống chỉ tồn tại trong giới hạn từ -
200 0 C đến +200 0 C Hầu hết các sinh vật chỉ
có thể sống được ở nhiệt độ từ 0-50 0C.
Trang 27b Sự phân bố nhiệt trên bề mặt trái đất không đều, phụ
thuộc vào vĩ độ địa lý, độ cao, thời gian ngày đêm, mùa hay đặc tính của bề mặt hấp thu Ở vùng xích đạo và nhiệt đới nhiệt độ thường cao, ở các vùng cực nhiệt
độ thường thấp Nhiệt độ trong môi trường nước
thường ổn định hơn so với trên cạn Ở các vùng hoang mạc, sự dao động nhiệt độ ngày đêm rất lớn Ngoài ra,
ở tầng đối lưu nhiệt độ cũng giảm dần theo độ cao
De Candolle dựa vào nhiệt độ trung bình chia trái đất thành 4 đới thực vật:
- Vùng nhiệt đới: t o : 12 – 22 0 C
- Vùng cận nhiệt đới: t 0 : trung bình 12 0 C
- Vùng ôn đới: t 0 : trung bình 0 0 - 12 0 C
- Vùng hàn đới: t 0 : trung bình dưới 0 0 C
Trang 282) Quan hệ giữa sinh vật với nhiệt độ môi trường:
khi xem xét vấn đề này có 2 cách chia:
a Sinh vật đẳng nhiệt và sinh vật biến nhiệt
- Sinh vật đẳng nhiệt duy trì thân nhiệt hầu như không thay đổi: chim, thú (tuy nhiên chim, thú biển
thường giảm thân nhiệt khi ngủ đông)
- Sinh vật biến nhiệt có thân nhiệt thay đổi
b Động vật nội nhiệt và động vật ngoại nhiệt
- Động vật nội nhiệt sản sinh nhiệt bên trong cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt
- Động vật ngoại nhiệt thì thân nhiệt phụ thuộc nhiệt
độ môi trường
Trang 29
3) Trao đổi nhiệt của động vật ngoại nhiệt:
a Động vật ngoại nhiệt trao đổi nhiệt nhưng chỉ ở
mức độ rất giới hạn Các cơ chế phản ứng đơn
thuần như:
- Nhiều loài bò sát tìm bóng tối khi nhiệt độ cao
- Các tư thế tắm nắng của châu chấu để nâng thân nhiệt
b Nhiệt độ của động vật ngoại nhiệt vẫn thay đổi lớn theo nhiệt độ môi trường do:
- Khả năng điều hòa của nhiều động vật này rất giới hạn
- Muốn sưởi ấm phải có nơi ấm để đến sưởi
- Phải trả giá cho điều hòa thân nhiệt
Trang 304) Nhiệt độ và cơ chế trao đổi chất ở sinh vật:
b Ở nhiệt độ cao, cây hô hấp nhanh hơn quang
hợp → tiêu thụ chất nhanh hơn sản xuất →
chết đói
c Nhiệt độ cao → mất nước nhanh nên gây chết cho sinh vật
Trang 315) Nhiệt độ môi trường và sinh trưởng, phát triển của sinh vật
a Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhiệt độ là lên tốc độ sinh
trưởng và phát triển
b Động vật ngoại nhiệt không đòi hỏi thời gian chính xác để phát triển mà thời gian phát triển phụ thuộc vào tổng tích ôn (tổng nhiệt độ phát triển hữu dụng)
c Nhiệt độ hữu dụng = x (nhiệt độ môi trường) – k (nhiệt độ
ngưỡng: bắt đầu phát triển)
- Nếu Y là thời gian của một thế hệ thì tích số Y.(x-k) là một hằng
Trang 326) Giới hạn nhiệt độ của thực vật
a Giới hạn trên và dưới của mỗi sinh vật điều thay đổi do sự thích nghi
b Giới hạn tối đa nguy kịch hơn giới hạn tối thiểu
c Sự chống chịu của sinh vật ở nước hẹp hơn sinh vật ở cạn
d Đa số sinh vật có giới hạn dưới cho sinh trưởng từ 1-15 độ C và giới hạn trên là 30-40 độ C
e Sự chống nóng của thực vật phụ thuộc vào nguyên sinh chất,
nguyên sinh chất càng đàn hồi chống nóng càng tốt
f Hoạt động hô hấp của thực vật có biên độ nhiệt rộng
h Trong khoảng từ 0-30 0 C, khi nhiệt độ tăng dần thì sinh trưởng của sinh vật cũng tăng dần lên Khi nhiệt độ tăng cao (khoảng 50
0 C) thì protid và lipid bị phá hủy, làm mất tính bán thấm của tế bào và cây sẽ chết Cây quang hợp tốt nhất với 20-30 0 C,
Ở 0 0 C cây ngừng quang hợp do hạt diệp lục bị biến dạng và cây
không còn khả năng hô hấp
Trang 332.1.3 Ảnh hưởng của nước và độ ẩm lên sinh vật
1) Vai trò của nước và độ ẩm đối với sinh vật
a Tầm quan trọng của nước: - Sự sống tồn tại được nhờ có nước
- Nước chiếm đến 50-70% khối lượng cơ thể sinh vật, thậm chí
ở sứa, lượng nước chiếm đến 99% trọng lượng cơ thể, ở
động vật lượng nước chiếm từ 65 – 70 % trọng lượng cơ thể
- Nước là môi trường sống của thủy sinh vật,
- môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào
của các cơ thể sống
b Phân lọai độ ẩm: Độ ẩm của không khí bao hàm 2 khái niệm: độ
ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối
- Độ ẩm tuyệt đối là khối lượng hơi nước bão hòa trong một
đơn vị không khí
- Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa lượng hơi nước thực tế chứa
trong không khí và lượng hơi nước có thể bão hòa trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất
Trang 342) Ảnh hưởng của nước và độ ẩm trong môi trường cạn lên sinh vật
a Các phản ứng hóa sinh thực hiện trong môi trường nước trong các cơ quan của sinh vật
b Các sinh vật trên cạn sống trong bầu không khí có độ
ẩm thấp hơn cơ thể của chúng do đó chúng bị mất nước do bay hơi hoặc bài tiết
Lượng nước đó được bù đắp bằng lượng nước lấy
vào từ quá trình tra đổi chất, thức ăn, nước uống
c Độ ẩm môi trường càng cao thì sự chênh lệch ẩm độ giữa cơ thể và môi trường ít, sinh vật ít phải bù
lượng nước bị mất
d Các sinh vật khác nhau về khả năng giảm hay bù
lượng nước mất đi → chúng gặp thuận lợi ở độ ẩm khác nhau
Trang 35e Thực vật trên cạn khác động vật trên cạn là
- các cơ quan lộ ra ngoài không khí của chúng bị mất
nước giống như động vật nhưng rễ của chúng dưới
đất hút nước trực tiếp
- Đối với thực vật, nước không chỉ là điều kiện mà còn là nhu cầu, vì nó kết hợp với CO 2 để tạo thành chất dinh dưỡng chủ yếu
f Độ ẩm tương đối là yếu tố quyết định tốc độ mất nước
do bay hơi
h Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không tách rời nhiệt
độ
Trang 363) Sự tác động của nước và độ ẩm đến thực vật và khả năng thích nghi của chúng
a Sự tác động:
- Vận chuyển nước của thực vật: thực vật lấy nước từ đất thông qua hệ thống rễ, nhưng 97-99% lượng
nước thoát khỏi thực vật thông qua bề mặt lá
- Nước thoát khỏi cây đã tạo nên dòng nước liên tục mang muối, chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài lên lá để thực vật tổng hợp các chất hữu cơ trong
từ môi trường qua thân lên lá, sự thoát hơi nước
còn làm mát lá, tránh sự hủy hoại các enzym…
Trang 37b Khả năng thích nghi: để thích nghị với ẩm độ trong môi trường sống, thực vật biến đổi thành các nhóm sau
* Phân loại thực vật dựa vào yêu cầu về nước:
Dựa vào nhu cầu nước,
ta phân thực vật thành các lọai sau:
- Thực vật thủy sinh : sống hòan tòan dựa vào
nước: rong, sen súng
Trang 38- Thực vật ưa ẩm:
sống ở vùng có nước nhưng không ngập hòan tòan: lúa nước
- Thực vật ưa ẩm trung bình: sống ở vùng
ẩm ướt: các lọai rau
Trang 39- Thực vật chịu hạn:
Sống ở các vùng khô hạn, có các đặc tính:
+ Tích nước trong thân cây, lá cây, rễ cây hoặc củ (mủ
xương rồng, lá mọng nước lòai cây này có nhiều ở vùng khô hạn như Ninh Thuận, Bình Thuận)
+ Chống sự thoát hơi nước: có thể chống sự thoát hơi
nước thông qua sự thu hẹp của lá cây, lá biến thành kim hay gai, rụng lá trong mùa khô, hình thành các biểu mô sáp không thấm nước hoặc chuyển sang trạng thái gần như không cần nước vào mùa khô…
+ Tăng khả năng tìm nguồn nước: rễ dài để chui sâu, hoặc
rễ trải rộng trên sát mặt đất để hút sương đêm, hoặc
hình thành các rễ phụ trên cây nhằm tăng khả năng hấp thụ nước
Trang 404) Tác động của nước và độ ẩm đến động vật:
• độ ẩm ảnh hưởng rất mạnh đến các quá trình sinh lý của động vật như khả năng sinh trưởng, sinh sản,
tuổi thọ… nhất là các động vật trao đổi nhiệt ngoài
• Chẳng hạn như, khả năng thích nghi của động vật
đối với điều kiện khô hạn khá đa dạng như cơ thể có
vỏ bọc không thấm nước, nhiều loài (gậm nhấm, sơn dương…) ở hoang mạc có các tuyến mồ hôi rất phát triển, hoặc là có nhu cầu nước thấp, lấy nước từ
thức ăn, thải phân khô, bài tiết ít nước tiểu, một số (như lạc đà) sử dụng cả nước nội bào…
Trang 42• Vai trò chính của ánh sáng mặt trời là năng lượng Sinh vật có
thể sử dụng trực tiếp (sinh vật tự dưỡng) hoặc gián tiếp (sinh vật
• 99 % ánh sáng sử dụng trong điều hòa nhiệt độ môi trường, bốc thoát hơi nước, tản nhiệt vì vậy giũ được cân bằng nhiệt
trong khí quyển
2.2.1.1 Tầm quan trọng của ánh sáng
Trang 43Bức xạ mặt trời: là
các sóng điện từ, là một “dãy nguồn” liên tục, gồm một phổ rộng các giải sóng, từ cực
ngắn (tần số cao) đến các tia có bước sóng rất dài (tần số thấp), bước sóng 10- 7 - 108