Chơi chứng khoá nở Việt Nam hay đánh bạc

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 35)

III. Thực trạng của thịtrường chứng khoán Việt Nam trong tương quan với việc đánh bạc

1.Chơi chứng khoá nở Việt Nam hay đánh bạc

Trong vòng một vài năm về trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã sôi nổi đến độ "nóng bỏng". Riêng năm 2006, số tiền đầu tư vào chứng khoán lên đến gần 14 tỉ USD, khoảng 23% của GDP; số tài khoản chứng khoán trong năm 2006 tăng gấp ba lần. Nhiều nhà quan sát chuyên nghiệp, kể cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã "quá sốt" (overheated). Đã quá sốt thì - theo các nhà quan sát này - dứt khoát sẽ bị "điều chỉnh", sụt giá nhanh trong tương lai gần. Một số khác thì cho rằng tình trạng này đã thật sự đưa nền tài chính Việt Nam vào giai đoạn "khủng hoảng" (crisis).

Nhiều người cho rằng chơi chứng khoán Việt Nam cũng như đánh bạc, đặc biệt là ta đang chơi một cách "không giống ai". Đánh bạc là một cuộc chơi mà trong đó người chơi chịu một rủi ro tương đối cao và về lâu về dài rất khó lấy phần thắng về mình. Mặc dù có thể lý giải về hiện tượng này, nhưng đối với các nhà đầu tư nhỏ, đây cũng vẫn là một canh bạc chưa có hồi kết. Cái khác giữa canh bạc này ở Việt Nam và các nước, chẳng hạn ở Mỹ, là gì? Ở Việt Nam, canh bạc được chơi trong phòng kín, người đầu tư (góp vốn cho các tay chơi) không hề biết ai chơi ra sao, ai thắng ai thua, và khi nào đến hồi kết. Còn ở Mỹ, canh bạc ở một thị trường chuẩn mực hơn, là một canh bạc "mở", mọi người được đứng chung quanh để xem. Vậy mà ở Las Vegas người chơi xì-dách chỉ có cơ hội thắng dưới 30% và hiếm có ại làm giàu bền vững từ đánh bạc. Nếu như vậy thì thực ra chơi chứng khoán ở đâu cũng là đánh bạc cả (ngay cả ở Mỹ), chỉ

có khác là ở mức độ chủ động tương đối của người chơi và kết quả đầu tư.

Thị trường chứng khoán ở Mỹ được kiểm tra chặt chẽ với hàng ngàn luật chơi, để "bảo đảm" tính minh bạch và công bằng cho người chơi. Tuy vậy hàng năm ở Mỹ vẫn có những vi phạm gây thiệt hại đến hàng tỉ USD cho người đầu tư chứng khoán, phân lớn là những nhà đầu tư nhỏ. Vụ đổ vỡ Enron là một trường hợp điển hình gần đây. Lãnh đạo công ty này đã cấu kết, thông đồng với Công ty kiểm toán (hàng đầu thế giới) và một số nhà thầu, ngân hàng, quỹ đầu tư, và các chuyên gia đánh giá cổ phiếu để "mông má" sổ sách, bơm giá cổ phiếu lên. Nhiều công ty sản xuất dược phẩm ở Mỹ cũng thường xuyên dùng những chiêu PR để "bốc" giá trị những dược phẩm đang được nghiên cứu, và che đậy những nhược điểm về mặt kỹ thuật cũng như trở ngại trong việc xin giấy phép sản xuất để giữ giá cổ phiếu của mình. Như vậy ngay cả ở Mỹ, chơi chứng khoán cũng chỉ là một cuộc chơi xác suất. Ông Warren Buffett, nhà đầu tư chứng khoán "huyền thoại" và người giàu thứ hai trên thế giới cũng chỉ kiếm được lợi nhuận từ 10-15% mỗi năm trên tổng đầu tư của ông ta. Thỉnh thoảng có những cơ hội vàng như thời kỳ "dot.com" ở Mỹ hồi thập niên 1990. Lúc đó ai cũng nghĩ rằng công nghệ thông tin sẽ giúp năng suất lao động tăng nhanh; kinh tế sẽ bùng phát; đầu tư vào công nghệ thông tin thế nào cũng thắng.

Ở Việt Nam, sự mất cần bằng giữa cung và cầu cổ phiếu trên TTCK, một số vốn lớn nhàn rỗi trong dân (hàng tỉ USD, thường được gọi là "tiền lâu nay được cất dưới gầm giường" - "money under the mattress") bây giờ mới có cơ hội đầu tư chính thức qua một phương tiện được đa số chấp nhận là TTCK; môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đến mức mà một số nhà đầu tư nước ngoài (dù chỉ mới là nhừng nhà đầu tư cơ hội nhỏ) đã có thể "dè dặt" tham gia. Những yếu tố này đã làm cho TTCK trong nước đột biến khỏi sắc, kích động mạnh lên tâm lý bầy đàn của đa số nhà đầu tư.

Trên thương trường, người thắng cuối cùng bao giờ cũng là người có thông tin nhiều hơn. Trong cuộc chơi này, những nhà đầu tư nước ngoài đang cầm con bài tẩy. Đây là những nhà đầu tư cơ hội ngắn hạn. Khi họ đã đạt được một chỉ

số lợi nhuận nhất định thì họ sẽ "rút" vì rủi ro sẽ tăng nhanh theo thời gian. Đó là những người đánh bài khôn ngoan, họ có khả năng tạo nên thị trường và chủ động được nó, biết dùng cái đầu để trục lợi từ những người a dua không biết tính toán. Họ là những "nhà cái" năm 70% phần thắng. Khi những nhà đầu tư nước ngoài rút ra khỏi cuộc chơi thì những nhà đầu tư lớn trong nước sẽ theo bước. Kết cuộc, nhà đầu tư nhỏ là những "nhà con" nắm 70% phần thua. Đây sẽ là nhừng người chung tiền cho cuộc chơi, ngoại trừ một số nhỏ đã bỏ cuộc trước, đã bán cổ phiếu để mua nhà đất, lấy vốn ra làm ăn lâu dài.

Một TTCK có tổ chức và được lòng tin của xã hội là thị trường vốn cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Những sự trưởng thành nào cũng có cái giá của nói. Vấn đề còn lại là làm sao cái giá này có thể chấp nhận được. Cái giá ngặt nghèo, đáng quan tâm nhất hiện nay có lẽ là ở khu vực ngân hàng. "Đua nhau thế chấp nhà đất chơi chứng khoán" cần phải được giới hạn - thậm chí ngăn chặn - để ngân hàng không phải mang dánh nặng lớn từ những khoản nợ khó đòi khi những khoản tiền cho vay đã "bốc hơi" trên TTCK. Bài học chứng koán chỉ có giá trị nếu chúng ta kiên trì tiếp tục công cuộc "đổi mới", phát huy nội lực thật sự qua những biện pháp cải tổ hành chính, luật đất đai, luật đầu tư, những chính sách tập trung đầu tư thật sự có hiệu quả cao vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, để có được một lực đẩy đáng kể cho phát triển bền vững của đất nước.

Nhắc đến “ Sòng bạc ” chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự may rủi , hên xui. Chỉ trong thời gian ngắn, những con người giàu có bỗng chốc trở nên tay trắng, Ngược lại, cũng chỉ cần một số tiền nhỏ cộng thêm sự may mắn cũng có thể biến những kẻ nghèo khó thành những tỷ phú nổi tiếng. Và điều này đang dần hiện hữu một cách rõ nét ở thì trường chứng khoán Việt Nam nhiều năm trở lại đây.

Thành lập ngày 11/07/1998, đến nay TTCK VN đã trải qua một thời kì phát triển khá dài. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những thiếu sót ngày càng bộc lộ nhiều hơn. Việc thành lập, tổ chức, quản lí và điều hành còn thiếu khoa học, kế hoạch và minh bạch khiến thị trường gặp càng nhiều rủi ro.

Biểu đồ : Lưu đồ hoạt động đầu tư chứng khoán

Thông qua biểu đồ chúng ta có thể thấy, nhà đầu tư chứng khoán luôn là đối tượng phải gánh chịu rủi ro. Các rủi ro này thường rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân và tác động đế nhiều đối tượng khác nhau. Các rủi ro có thể kể đến là :

•Rủi ro từ bản thân nhà đầu tư :

-Rủi ro do thiếu kiến thức phân tích, đầu tư theo cảm tính :

Không hiếm trường hợp các loại chứng khoán đều đồng loạt giảm giá mạnh trong khi chỉ mấy ngày trước đó giá cao hơn 10 - 15%, các nhà đầu tư vẫn tranh nhau đặt mua. Những tính toán dựa trên cơ sở phân tích thông tin, phân tích kỹ thuật đều không thể giải thích được diễn biến của thị trường trong những trường hợp này.

-Rủi ro do đầu tư theo đám đông ( Free-rider) :

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam rủi ro do dầu tư theo đám đông là rất lớn. Hiện tượng này khiến những nhà khoa học không khác gì người nông dân. Mọi phân tích dự báo đều trở nên vô hiệu.

-Rủi ro do đầu tư theo tin đồn :

Năm 2009 được coi là năm thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tin đồn. Hầu hết các tin đồn đều mang dấu hiệu trục lợi, có chủ ý và chủ yếu nhắm vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu bản lĩnh. Chẳng hạn các tin đồn về chia thưởng như tin đồn công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) chia thưởng tỷ lệ 1:1, khiến cổ phiếu này tăng giá trần 4 phiên liền. Tin đồn công ty cổ phần Chứng khoán SSI sẽ chia thưởng tỷ lệ 2:1 khiến cổ phiếu này tăng giá mạnh 3 phiên liền.

-Rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn :

Khi thị trường khởi sắc rất nhiều nhà đầu tư trong nước đã mạnh dạn vay tiền để đầu tư chứng khoán nhằm tăng nhanh thu nhập, góp phần đẩy giá chứng khoán lên rất cao. Trong điều kiện rủi ro rất cao của thị trường chứng khoán Việt Nam, việc bán giải chấp khi giá chứng khoán xuống thấp làm cho mức ñộ suy sụp của thị trường càng thêm nghiêm trọng.

•Rủi ro từ những báo cáo thị trường của các tổ chức phân tích đánh giá tín nhiệm :

Thị trường đã không ít lần nghiêng ngả theo các đánh giá, nhận định của của các tổ chức đầy danhtiếng trong và ngoài nước như HSBC hay SSI, TSC. Chẳng hạn, phiên giao dịch ngày 25/3/2010, VN-Index bất ngờ giảm sâu từ mức 512,12 điểm của ngày hôm trước xuống còn 503,39 ñiểm. Nguyên nhân của sự giảm điểm này là từnhận định của HSBC “Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ nâng lãi suất cơ bản VND thêm 1% trong một vài tuần sắp tới, từ mức 8% hiện nay”. Tuy nhiên, sau đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản.

•Rủi ro từ chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán :

Tại Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực của nhiều công ty chứng khoán còn rất hạn chế khiến sự tư vấn hay cung cấp thông tin từ nhân viên cho khách hàng nhiều khi rất hời hợt và thiếu chính xác.

Công nghệ ở một số công ty chứng khoán không đáp ứng yêu cầu dễ dẫn đến việc chậm trễ trong đặt lệnh và hủy lệnh, nghẽn mạng trong quá trình giao

dịch… làm mất cơ hội và gây rủi ro cho nhà đầu tư.

Lạm dụng nghiệp vụ tự doanh và kẽ hở luật pháp cũng như thiếu đạo đức nghềnghiệp, một số công ty chứng khoán đã lợi dụng vị thế của mình ñặt lệnh trước, hủy lệnh trong cùng ñợt khớp lệnh, nhập lệnh ATO với cổ phiếu mới niêm yết, tư vấn theo đặt hàng của các nhà ñầu cơ lớn… nhằm thu lợi bất chính.

•Rủi ro từ Sở giao dịch chứng khoán :

Do còn thiếu kinh nghiệm, Sở giao dịch chứng khoán thiết lập các chính sách quản lý thị trườngchưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa đủ tính răn đe đã tạo ra một thị trường không minh bạch, không lành mạnh… gây rủi ro cho nhà đầu tư. Điển hình như: Trong khoảng thời gian từ 01/10/2009 - 21/01/2010 các cổ đông của công ty cổ phần Vật tư và Vận tải Xi măng (mã cổ phiếu VTV) là ông Nguyễn Quang Hưng đã có hành vi thông đồng với bà Nguyễn Kim Phượng, ông Ngô Quốc Đạt và ông Ngô Quang Tài để thực hiện mua, bán cổ phiếu VTV nhằm tạo ra cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu này.

•Rủi ro từ các công ty niêm yết : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Rủi ro do đầu tư tài chính, đầu tư chéo lớn

Sử dụng đòn bẩy tài chính cao, vay mượn quá đà nhằm mở rộng các hoạt động kinh doanh không hiệu quả có thể đặt doanh nghiệp vào nguy cơ mất khả năng kiểm soát. Khi thị trường sụt giảm, chỉ cần một mắt xích bị thua lỗ khiến cho thị giá giảm thấp hơn giá gốc mà các công ty trong chuỗi liên kết nắm giữ, các công ty này buộc phải trích lập dự phòng rủi ro giảm giá theo luật định gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

-Rủi ro trích lập dự phòng tỷ giá

Các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu hay vay vốn nước ngoài lớn córủi ro trích lập dự phòng tỉ giá là rất đáng lưu ý. Điển hình như: ngày 31/12/2008 Công ty Nhiệt điện Phả Lại (PPC) có dư nợ vay vốn nước ngoài là 36,2 tỉ JPY. Tỷ giá cuối năm 2008 là 184,96 VND/JPY, tăng khoảng 30% so với cuối năm 2007. Điều này làm cho PPC phải ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện gần 1.600 tỉ ñồng cho khoản vay nợ ngoại tệ nói trên và khoản lỗ

trong năm 2008.

-Rủi ro từ tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết

Nhiều công ty công bố thông tin sai lệch lớn giữa trước và sau kiểm toán. Có công ty báo cáo lãi lớn nhưng khi kiểm toán mới lộ ra lãi không đáng kể hoặc lỗ nhiều hơn con số đã báo cáo trước đó. Cũng có công ty đang lỗ hóa lời. Điển hình như: Năm 2008, kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán của mã KDC từ lãi 142,376 tỉ đồng về lỗ 60,602 tỉ đồng, NKD từ mức lãi hơn 39 tỉ đồng còn chưa đầy 1 tỉ đồng.

•Rủi ro từ tổ chức lưu ký

Công nghệ của tổ chức lưu ký chậm được nâng cấp, không đáp ứng yêu cầu dễ dẫn đến việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng còn 11chậm trễ. Cho đến nay, việc chuyển giao chứng khoán vẫn còn chờ T+3 gây thiệt hại về thanh khoản cho nhà đầu tư.

Với khả năng nắm được số dư tiền và chứng khoán của từng tài khoản, Trung tâm lưu ký chứng khoán có trong tay những thông tin quan trọng bậc nhất trên thịtrường. Mối lo ngại về khả năng rò rỉ những thông tin như vậy càng lớn hơn khi gần đây thị trường xôn xao trước những bản tập hợp về tình trạng giao dịch của một số tổ chức.

•Rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mô trong nước

Thâm hụt thương mại không ngừng gia tăng, lạm phát luôn luôn là mối đe dọa. Đó là những biểu hiện rõ nét nhất về tính bất ổn của kinh tế vĩ mô. Điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn và thường xuyên cho thị trường chứng khoán.

•Rủi ro chính sách (môi trường chính trị)

Sự thay đổi thường xuyên các luật thuế như thuế thu nhập, thuế tài nguyên, thuế nhập khẩu, thuế môi trường; Chính sách về tiền lương tối thiểu; Chính sách bảo vệ môi trường … làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, làm giảm thu nhập của nhà đầu tư. Chính sách ngoại hối chưa ổn định gây nguy cơ rủi ro về tỷgiá, thiếu hụt nguồn ngoại tệ. Chính sách lãi suất làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, làm giảm giá các loại chứng khoán.

•Rủi ro từ môi trường tự nhiên

Việt Nam nằm trong vùng có nhiều hạn hán, bão, lũ. Các công ty nằm ở các tỉnh miền trung và các tỉnh miền núi phía bắc có nguy cơ rủi ro khá cao do bão và lũquét. Các công ty hoạt động trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển cũng có nguy cơ rủi ro lớn từ các trận bão biển. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cũng thường xuyên đối mặt với các rủi ro về dịch bệnh.

•Rủi ro từ môi trường kinh tế quốc tế

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên phụ thuộc rất nhiều vào các thịtrường xuất khẩu. Vì vậy những bất ổn từ môi trường kinh tế quốc tế có ảnh hưởng khá rõ đến rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đơn cử, từ khoảng đầu tháng 5/2010, khi các thông tin về khủng hoảng nợ tại các nước Châu Âu, ñặc biệt là từ Hy lạp loang ra, thị trường liên tục điều chỉnh giảm từ khoảng 530 điểm xuống còn khoảng 470 điểm vào đầu tháng 8/2010 mặc dù các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước là khá tích cực và ngày càng ổn định.

Ví dụ : Rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 :

Độ lệch chuẩn tỉ suất sinh lợi theo tháng của sàn Hose năm 2009 là: σ M = 15,3 (%)

So với năm 2008, rủi ro hệ thống năm 2009 cao hơn 1%. Để thấy rõ hơn mức độ rủi ro trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chúng ta có

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 35)