Giải pháp điều chỉnh thịtrường chứng khoán Việt Nam Tăng cường giám sát để củng cố tính minh bạch

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 44)

Tăng cường giám sát để củng cố tính minh bạch

Các sở GDCK là đối tượng đầu tiên cần được định hướng hoạt động một cách hiệu quả bởi, cùng với UBCK NN, đây là cơ quan quản lý trực tiếp mọi đối tượng trên TTCK. Chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như chất lượng cổ phiếu của các DN niêm yết chịu tác động không nhỏ từ sự quản lý của Sở giao dịch.

Một vấn đề nổi cộm bao lâu nay là sự minh bạch trong công bố thông tin của các tổ chức niêm yết. Sự chậm trễ, thậm chí che giấu thông tin của các tổ chức niêm yết ảnh hưởng lớn tới quyết định, cũng như niềm tin của NĐT đối với

cổ phiếu được niêm yết. Sở giao dịch chứng khoán, với tư cách là đơn vị quản lý trực tiếp các tổ chức niêm yết cần có biện pháp cũng như chế tài nghiêm ngặt để giám sát và xử lý các sai phạm trong công bố thông tin của các công ty.

Việc CTCK SME né tránh công bố thông tin trong gần cả năm 2012 nhưng tới tận cuối tháng 10 mới có quyết định hủy niêm yết cổ phiếu SME cho thấy Sở GDCK còn nơi lỏng trong công tác giám sát của mình.

Mặt khác, khi tính minh bạch chưa cao, TTCK sẽ luôn bị chao đảo trước những tin xấu hoặc tin đồn nhảm. Để đối phó với đầu cơ cũng như việc phao ton đồn thất thiệt ảnh hưởng tới hoạt động của TTCK, Sở giao dịch cần có sự giám sát chặt chẽ biến động của thị trường do ảnh hưởng của tin xấu và có phản ứng kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.

Phiên giảm điểm đột ngột của VN-Index ngày 21/2/2013 vừa qua do cơ quan quản lý thiếu phản ứng kịp thời trong phiên giao dịch ngay khi có tin đồn sai lạc, khiến thị trường mất gần 34.000 tỷ đồng vốn hóa, mức sụt giảm lớn nhất kể từ vụ bầu Kiên cách đây đúng nửa năm.

Giám sát năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp

Trong năm 2012, vấn đề tại chính của các CTCK được theo dõi sát sao hơn bao giờ hết. Việc yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán cập nhật định kỳ thông tin về tỷ lệ an toàn tài chính theo Thông tư 52 đã phát huy những tác dụng tích cực.

Những công ty có tỷ lệ an toàn tài chính thấp được đánh dấu kiểm soát đặc biệt giúp NĐT hiểu rõ hơn tình trạng của những nơi mình “chọn mặt gửi vàng”. Đây là tiền đề tốt để đưa các tổ chức kinh doanh chứng khoán tới một năng lực tài chính tốt hơn và là chỗ dựa chắc chắn cho các NĐT.

Cùng lúc, sự giám sát này sẽ giúp cơ quan quản lý thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập hoặc sàng lọc những công ty yếu kém để tăng quy mô hoạt động, giảm số lượng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự sàng lọc này sẽ giúp phát triển các CTCK theo mô hình kinh doanh đa năng và chuyên doanh, từ đó từng bước nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ chứng khoán ra các thị trường khu vực.

Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần phát triển hoạt động nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề chứng khoán là yếu tố mấu chốt, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường.

Chất lượng nghiệp vụ không chỉ về mặt kiến thức và kỹ năng mà còn phải hoàn thiện đạo đức nghề nghiệp. Trong năm 2012, khi UBCK tăng cường thanh tra các CTCK thì hàng loạt hành vi bán khống bị lộ tẩy. Những sai phạm này xuất hiện ở mọi cấp độ, từ những cá nhân đơn lẻ trong CTCK cho tới cả tổ chức. Điều này là hệ quả của sự lỏng lẻo trong quản trị của tổ chức kinh doanh chứng khoán và cũng là hệ quả của ý thức đạo đức nghề nghiệp yếu kém của các cá nhân.

Đa dạng hóa các loại hình NĐT, cải thiện chất lượng NĐT

Hiện nay, các NĐT trong nước còn thiếu tổ chức. NĐT cá nhân còn thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán để có thể tự đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Mảng dầu tư vào lĩnh vực tài chính của các công ty còn thiếu tính chuyên nghiệp nên khi TTCK lâm vào khủng hoảng, các khoản lỗ tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới KQKD chung, đưa đến hậu quả xấu mang tính chất quay vòng.

Các quỹ đầu tư hoạt động còn thiếu hiệu quả. Do vậy, mục tiêu đa dạng hóa các loại hình NĐT mang ý nghĩa then chốt trong chiến lược phát triển TTCK. Quỹ bất động sản, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ đầu tư chỉ số là những cầu đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, để tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức này, các chế tài, các khuôn khổ pháp lý cần được xây dựng kịp thời.

Cùng lúc, việc hoàn thiện một cơ chế cho NĐT nước ngoài sẽ giúp TTCK Việt Nam thu hút được lượng vốn hoạt cho trung và dài hạn. Cần đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư, tạo ưu đãi về thuế và phí để tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường.

Tuy nhiên cơ quan quản lý cần có một cơ chế giám sát, tăng cường tính minh bạch chế độ báo cáo, thống kê hoạt động lưu chuyển của vốn ngoại. Mặt

khác, cần có phương án phản ứng kịp thời khi dòng vốn đảo chiều.

Một giải pháp mang tính kỹ thuật khác được các cơ quan quản lý đưa vào từ đầu năm là điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu từ 40:60 (NĐT ký quỹ 60%, vay 40% còn lại) lên 50:50. Qua đó NĐT được vay nhiều hơn từ CTCK. Đồng thời tỷ lệ ký quỹ duy trì cũng được điều chỉnh giảm từ 40% xuống còn 30%. Điều này giúp tăng tính thanh khoản của thị trường.

Đa dạng hóa nguồn cung, chuẩn hóa các quy định

Nhằm tăng cung hàng hóa cho thị trường, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho DN thông qua việc đơn giản hóa thủ tục chào bán chứng khoán, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán được chào bán ra công chúng như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm mua hay các sản phẩm liên kết đầu tư. Cùng lúc, cần nâng cao chất lượng tư vấn cổ phần hóa và minh bạch trong quá trình cổ phần hóa DNNN.

Để phát huy hơn nữa vai trò huy động vốn của thị trường, các sản phẩm như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty cần được phát triển và hoàn thiện. Loại hình các NĐT của thị trường trái phiếu cũng cần đa dạng hơn. Từ đó, TTCK mới thực sự đóng vai trò là một kênh huy động vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w