Đánh giá Thịtrường chứng khoán VN chặng đường 12 năm qua

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 27)

Giai đoạn 2000 – 2005 và cao trào phát triển 2006, 2007 là giai đoạn lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, chỉ số HOSE đạt đỉnh hơn 1.170 điểm vào ngày 12/3/2007. Ở giai đoạn này cả thị trường OTC cũng như thị trường niêm yết có một sự phát triển bùng nổ cùng với sự hỗ trợ tích cực của nên kinh tế tăng trưởng nóng, các chỉ số và thông tin vĩ mô có nhiều điểm tích cực như: Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO (ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát triển đáng kể; Trong năm 2006, vốn hóa của TTCK chỉ chiếm khoảng 22%

GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40% GDP;… Chính vì sự tăng điểm theo xu hướng liên tục đã đưa lại một lợi nhuận cực cao cho nhà đầu tư (con số lợi nhuận kỷ lục được chứng kiến là 600% trên thị trường niêm yết), trên thị trường OTC có thể còn đạt lợi nhuận cao hơn cả thị trường Niêm yết. Chủ đề đầu tư chứng khoán trong giai đoạn này thường được đưa ra bàn tán ở khắp mọi nơi từ quán trà đá vỉa hè cho đến công sở, điều này đã kéo một lượng lớn các nhà đầu tư bỏ tiền tham gia vào TTCK. Tuy nhiên chất lượng, kiến thức của các nhà đầu tư lúc bấy giờ còn rất thấp bởi sự tham gia đầu tư của nhiều tầng lớp, từ anh xe ôm hay chị cắt tóc gội đầu đến hầu hết dân công sở ai cũng lao vào đầu tư chứng khoán, miễn sao cứ mua được cổ phiếu là đã có khả năng sinh lời bất kể cổ phiếu đó là của một công ty mới thành lập hoặc kinh doanh thua lỗ. Giá cổ phiếu tăng theo từng ngày bởi những thông tin và tin đồn.

Lợi nhuận cao, thanh khoản nhanh dẫn tới sự dễ dãi trong đầu tư, nhà

đầu tư không cần nhiều kiến thức cũng như kỹ năng, nghiệp vụ chứng khoán

cũng có thể đạt được lợi nhuận cao, nó cũng dẫn tới sự thiếu thận trọng và chặt

chẽ trong phương thức giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC. Điều này đã để lại một hậu quả lớn cho giai đoạn về sau.

Nhưng kể từ cuối năm 2007 đến nay, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào khủng hoảng kinh tế kép, kéo dài đã làm cho thì trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam biến động khôn lường, giảm sâu và đỉnh điểm là năm 2009, sau lần chạm đáy 235 điểm hồi tháng 2,

Đây là thời kỳ làm cho các nhà đầu tư phần lớn đã mất đi toàn bộ số lợi nhuận đã tích lũy trong giai đoạn trước đó và thậm chí đối với nhiều nhà đầu tư sử dụng dòng vốn vay, đòn bẩy tài chính đã thua lỗ nặng nề và gây ra nhiều hậu quả cho các nhà đâu tư và xã hội. Đây cũng là thời kỳ bộc lộ rất nhiều sự yếu kém của cơ quan quản lý và hệ thống các chính sách về chứng khoán lỏng lẻo, có nhiều điểm bất cập.Tất cả những điều đó đã tạo ra một giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam có những lúc ngoài tầm kiểm soát, có quá nhiều hành vi như gian lận, lách luật, thao túng…dẫn tới nhà đầu tư mất niềm tin.

Đến những năm 2010- 2012, diễn biến thị trường chứng khoán trở nên rất phức tạp, khó kiểm soát. Giai đoạn này đầu tư chứng khoán rủi ro, bị méo mó và có nét tương đồng như cờ bạc bịp bởi các thủ thuật làm giá, tận dụng lợi thế thông tin và quy mô vốn, đầu tư lướt sóng, đầu tư theo xu thế đám đông…để thao túng thị trường hoặc một số cổ phiếu. Bởi vậy, các nhà đầu tư chính trực sử dụng các kiến thức, kỹ thuật, nghiệp vụ phân tích chứng khoán cũng dễ dàng thất bại bởi sự vận động không theo quy luật của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Sau nhiều những thất bại, rất nhiều nhà đầu tư đã quay lưng lại với thị trường chứng khoán bởi tâm lý mất niềm tin. Họ thường đặt ra câu hỏi cho chính bản thân họ: “Đầu tư chứng khoán ở Việt Nam có phải là một trò chơi cờ bạc ?”

PHẦN IV. BÌNH LUẬN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMGIỐNG MỘT SÒNG BẠC GIỐNG MỘT SÒNG BẠC

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 27)