So sánh thị trương chứng khoán Việt Nam và sòng bạc 1 Điểm tương đồng

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 30)

1. Điểm tương đồng

- Nguyên tắc 1 : Luật chơi do họ đưa ra. Họ ở đây ám chỉ những nhà tạo lập thị trường (các tổ chức tài chính, nhóm lợi ích, cá nhân…). Có thể trên danh nghĩa luật thị trường do pháp luật quy định nhưng những ảnh hưởng của nhà tạo lập thị trường lên luật lệ là không thể phủ nhận. Đương nhiên luật lệ tạo ra bởi nhà “cái” thì không thể đem lại bất lợi cho họ.

-Nguyên tắc 2 : Càng chơi con bạc sẽ càng sạch túi. Con bạc ở đây đương nhiên ám chỉ những người chơi chứng khoán. Vậy không lẽ ai chơi chứng khoán cũng chịu chung kết cục tương tự? Trước hết chúng ta hãy thử tìm hiểu tâm lý con bạc : đánh thắng thì muốn nhiều hơn, thua thì phải gỡ lại, vậy đâu là điểm dừng? Nếu bạn nghĩ “đơn giản thôi, thắng lớn chút nghỉ là khỏe rồi” thì bạn là người chưa trải qua cảm giác say máu cờ bạc hoặc nằm trong số ít phần trăm chơi cho vui. Tuy nhiên điều gì làm bạn chắc rằng ý nghĩa “chơi cho vui” này sẽ không dẫn bạn trở lại casino? số tiền lớn – thời gian ngắn – quá dễ dàng, có thể đó là lúc nhà cái sẽ lấy lại của bạn và lấy nhiều hơn. Đây chính là vòng lẩn quẩn của con bạc, nó cũng tương đồng với tâm lý của người chơi chứng khoán về bản

chất. Tuy xét về mặt tâm lý có nhiều nét giống nhau nhưng về công cụ thì khá khác biệt, nếu trong casino nhà cái sử dụng nguyên tắc xác suất từ máy vi tính để tính toán những lá bài và con súc sắc thì trong chứng khoán các công cụ này đa dạng và phức tạp hơn. Vấn đề này chúng ta sẽ dần dần tìm hiểu trong những bài viết sau.

Qua phân tích hai quy tắc trên, ta đã thấy được về bản chất, thị trường chứng khoán cũng không khác gì casino – một sòng bạc bịp, nơi mà người chơi dù biết hay không biết thì cũng không thể kiện cáo được. Tính công khai của nó được luật pháp bảo hộ và cũng giống như casino, dẫu biết thì người ta vẫn vào chơi.

thua, còn trên thị trường chứng khoán mọi người đều có thể thắng khi nền kinh tế phát triển mạnh, hay công ty làm ăn có lời. Nhưng nếu như vậy, mức lời của nhà đầu tư cũng chỉ nằm trong mức tăng trưởng của công ty họ sở hữu cổ phiếu.

Trong khi đó, trên thực tế, có những người giàu lên từ thị trường chứng khoán với tốc độ hàng trăm phần trăm.Như vậy, số tiền họ có được chắc chắn không tương đương với số lợi nhuận công ty làm ra. Vậy thì ở đâu? Chắc chắn trên thị trường đã phải có người khác mất đi sốtài sản tương đương. Về mặt này, thị trường chứng khoán không khác gì sòng bạc.

2. Điếm sai biệt

- Cổ phiếu là 1 loại tài sản đặc biệt, nắm giữ cổ phiếu không chỉ là nắm giữ tài sản của công ty mà còn có quyền nhận được cổ tức khi công ty làm ăn có lãi. Việc nắm giữ cổ phiếu đã khác với việc nắm giữ 1 tài sản thông thường. Trong khi đó người nắm giữ những loại giấy tờ trong đánh bạc thậm chí không được coi là tài sản.

- Tham gia đầu tư cổ phiếu làm tăng sự giàu có của toàn bộ nền kinh tế: Thị trường chứng khoán gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường sơ cấp cung cấp các loại chứng khoán cho thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư mua bán trao tay cổ phiếu trên thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Hai thị trường này đã giúp cho các chủ thế phát hành có thế tiếp cận với 1 kênh huy động vốn hiệu quả, giá rẻ, nhờ thế họ mở rộng sản xuất, nâng cao tổng tài sản xã hội.

- Nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán cần kiến thức tài chính sâu rộng, tất nhiên để thành công trong thị trường này, 1 điều rất quan trọng cần phải có nữa là sự nhạy cảm, còn kẻ chơi bạc thì chỉ cần feeling

- Đầu tư chứng khoán làm tăng tổng giá trị tài sản xã hội, còn chơi bạc chỉ là sự luân chuyển tiền từ kẻ thua sang người thắng, tổng giá trị tài sản xã hội là không đổi.

- Rủi ro trong thị trường chứng khoán là có cơ sở kiểm soát, còn rủi ro trong chơi bạc hoàn toàn không có khả năng kiểm soát.

Đồng hồ đầu tư: Đồng hồ đầu tư là 1 trong những chỉ báo tốt nhất nhằm dự báo sự vận động và điều kiện của thị trường chứng khoán nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung. Bất kỳ 1 thị trường chứng khoán nào, bất kỳ 1 nền kinh tế nào trên thế giới cũng đều phải trải qua những chu kỳ kinh tế. Mỗi vòng đồng hồ đại diện cho 1 chu kỳ kinh tế. Một nhà đầu tư có kiến thức, có kinh nghiệm khi bước vào thị trường, dù không biết được chính xác nhưng cũng có thể dự đoán được TTCK đang ở khoảng mấy giờ của đồng hồ, dựa vào đó họ sẽ điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp.

Ví dụ: Thị trường Việt Nam : nhìn trên đồng hồ, từ 9 đến 12 giờ là giai đoạn thị trường bùng nổ, tương ứng với TTCKVN năm 2006 và 3 tháng đầu năm 2007, khoảng từ 12 giờ đến 3 giờ là giai đoạn thị trường đi xuống, tương ứng khoảng thời gian nửa cuối năm 2007 và năm 2008, từ 3 giờ đến 6 giờ là giai đoạn thị trường suy thoái tương ứng với khoảng thời gian 2009, 2010, thực sự chúng tôi cũng không biết chắc là đến nay thị trường đã thoát khỏi suy thoái và đang đi vào giai đoạn hồi phục chưa. Đó mới chỉ là 1 trong rất nhiều ví dụ cho thấy việc có khả năng kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán.

(*) Các công ty niêm yết trên sàn phải công khai tình hình tài chính, kinh doanh => giảm tiêu cực trong kinh doanh

+)Để được nhà đầu tư đánh giá cao, các công ty phải cạnh tranh với nhau => tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống XH

 Như vậy, dựa trên những phân tích trên phải khẳng định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam không phải 1 sòng bạc vì bản chất đầu tư chứng khoán khác xa đánh bạc.

Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường trường chứng khoán Việt Nam vẫn bị lầm tưởng và đánh đồng với sòng bạc.

II.Nguyên nhân của sự nhầm lẫn 1. Tâm lý bầy đàn

Tại các định chế tài chính lớn trên thế giới như Anh, Mỹ. Thị trường chứng khoán đã tồn tại cả trăm năm, vì thế nhà đầu tư đa phần có kiến thức tài chính

tốt, số nhà đầu tư nhỏ lẻ không nhiều mà phần lớn là các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính... vì thế đầu tư chứng khoán có tính bầy đàn không cao. TTCK Việt Nam còn non trẻ, theo như thống kê thì có hơn 80% nhà đầu tư trên thị ,trường là nhà đầu tư nhỏ lẻ, phần lớn trong đó là những "Free Rider" Những free rider chơi chứng khoán theo đám đông làm cho thị ,trường lên xuống thất thường, mọi công cụ phân tích đều không có hiệu quả, dẫn đến nhà đầu tư có kiến thức vào thị trường cũng không khác gì 1 bác nông dân. Điều này làm tăng rủi ro không đáng có, mà rủi ro càng cao thì càng dễ gây nhầm lẫn với sòng bạc.

Nhìn lại thị trường vài năm gần đây:

+) Thị trường chứng khoán VN trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương (145%), thậm chí còn đứng trên thị trường chứng khoán Thượng Hải với mức tăng trưởng 130%.

+) Đầu năm 2007 vẫn tăng 46%, cao nhất thế giới. (Đỉnh điểm lên tới 1170,67 điểm)

+) Nửa cuối năm 2007 đột nhiên lao dốc không phanh, có những lúc tụt xuống sát mốc 200 điểm.

Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này, nhưng lý do chính được công nhận cho đến nay chính là do ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn.

2. Một số sai lầm nguy hiểm khác:

- Không có kỳ vọng đầu tư riêng : Lòng tham thì ai cũng có, nhưng vấn đế là phải biết kiểm soát nó, nhiều nhà đầu tư Việt không biết kiểm soát long tham. Khối ngoại họ đầu tư vào thị trường Việt Nam luôn có kỳ vọng đầu tư riêng, họ xác định lợi nhuận kỳ vọng (VD: 15% trong vòng 3 tháng), đạt được lợi nhuận lỳ vọng họ sẽ rút khỏi thị trường ngay, còn nhà đâu tư VN đạt được lợi nhuận kỳ vọng rồi, nhưng thấy thị trường đang lên vẫn đầu tư tiếp để mong chờ có lợi nhuận lên đến 50%, 100%..., và khi thị trường quay đầu thì trở tay không kịp, mất hết lợi nhuận và có thể thâm hụt cả vốn gốc

-Quan tâm tới lợi nhuận mà không quan tâm tới bổ sung kiến thức: Thiếu kiến thứ trong bất kỳ lĩnh vực gì cũng đều gây nguy hiểm, bước vào 1 định chế

tài chính phức tạp bậc nhất như thị trường chứng khoán mà không có kiến thức thì tưi tiền của mình chỉ làm mồi cho kẻ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tin rằng “ mình khôn ngoan nhất” : Đây là biểu hiện của thiếu kiến thức, càng những người thiếu kiến thức thì càng tin rằng mình khôn ngoan nhất, điều này dẫn đến chủ quan trong điều chỉnh danh mục đầu tư , không những thiệt hại đến mình mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Một phần của tài liệu ’luận văn chuyên ngành chứng khoán’ 'ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM 12 NĂM QUA (Trang 30)