Việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính sẽ không còn là điều xa lạ đối với giáo viên, mà đó là một công cụ phục vụ hữu ích cho công tác dạy học, Vừa tạo ra được giáo án đẹp về hình thức,
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Với yêu cầu đổi mới nhiều mặt trong giáo dục Vai trò người thầy dần dần được thay đổi, người thầy không còn giữ vai trò trung tâm mà chuyển sang vai trò nhà điều phối, hướng vào trung tâm là học sinh Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo mới, giáo viên cần phải tự bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức, về phương pháp và phải thích ứng với những công nghệ mới của xã hội
Hiện nay, một trong những vấn đề được ngành Giáo dục quan tâm là việc đưa các ứng dụng của Tin học vào các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cũng như quản lý nhà trường
Trong điều kiện hiện tại, hầu hết các nhà trường đều có phòng máy vi tính, rất nhiều thầy cô giáo đã có máy vi tính riêng Việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính sẽ không còn là điều xa lạ đối với giáo viên, mà đó là một công cụ phục vụ hữu ích cho công tác dạy học, Vừa tạo ra được giáo án đẹp về hình thức, tốt về chất lượng và giảm được thời gian soạn bài Nếu có sự hỗ trợ thêm về phương tiện thì ta có thể thực hiện giáo án điện tử trên màn hình lớn thay cho bảng truyền thống, khi đó bài giảng điện tử cho phép giáo viên diễn đạt tốt các phương pháp
sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy
Việc soạn giáo án trên máy Vi tính Một số bộ môn như Ngữ văn, Lịch sử thì khá thuận lợi nhưng một số bộ môn như Toán, Vật lý, Hóa học vẫn còn tồn tại một số khó khăn đối với giáo viên đó là việc thể hiện trong bài soạn các công thức, hình vẽ Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin góp một vài kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng máy Vi tính để soạn giáo án môn toán Một bộ môn được coi là khó khăn khi soạn thảo các công thức toán học và vẽ các hình hình học phức tạp
Bản thân tôi là giáo viên dạy Toán với vốn kiến thức Tin học tự học và thời gian thực hành trên máy chưa nhiều nên đề tài chưa thể nêu hết được những giải pháp tối ưu Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và những người tâm huyết với việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giáo dục
II TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Microsoft Office
- Tạp chí Tin học & nhà trường
- Các trang Web: http://www.manguon.com;
http://www.vnschool.net;
http://www.edu.net;
http://www.edusoft.com.vn;
www.thnt.com.vn;
http://www.echip.com.vn
Trang 2III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở thực tiễn:
Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hầu hết các nhà trường đều được trang bị phòng máy Vi tính, Nhưng hiện nay một số Trường mới chỉ dừng lại ở việc dạy chương trình Tự chọn cho học sinh và giáo viên cũng chỉ ứng dụng được một số tính năng nhỏ của máy Vi tính như soạn thảo các văn bản bình thường, làm bảng tính đơn giản Mặc dù lãnh đạo Phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường rất khuyến khích việc học tập và sử dụng máy Vi tính nhưng với tâm lý ngại khó của một số giáo viên, thiếu sự hướng dẫn của người có khả năng nên các phòng máy tính vẫn còn nằm trong tình trạng bỏ ngỏ rất lãng phí Một số đồng chí giáo viên đã chịu khó học hỏi để ứng dụng thì lại gặp khó khăn về những hạn chế của phần mềm cài đặt trên máy nên muốn buông xuôi
Là giáo viên dạy Toán và rất yêu thích việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy và đã soạn được một số bài giảng nên tôi hiểu được những khó khăn, để soạn được một giáo án nếu chỉ đơn thuần sử dụng Microsoft Word thì khó có thể thể hiện được các hình vẽ phức tạp trong Hình học Hoặc sử dung công cụ Equation Editor để soạn các biểu thức Đại số sẽ rất mất thời gian Do đó tôi đã tìm tòi qua các tài liệu, tạp chí, mạng Internet để mong có một giải pháp hiệu quả Qua đó đã phần nào gặt hái được những thành công nên muốn trình bày ra đây để chia sẽ và mong được học hỏi thêm ở mọi người
2 Cơ sở khoa học:
Qua thực tế hướng dẫn cho một số đồng chí, mặc dù ban đầu vẫn còn bỡ ngỡ nhưng với khả năng sư phạm, và kinh nghiệm giảng dạy vốn có các đồng chí ấy đã tiếp cận rất nhanh với công nghệ mới, từ chỗ chưa biết sử dụng Máy Vi tính các thầy cô đã nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản để làm việc với Máy vi tính và biết ứng dụng ngay vào công việc giảng dạy của mình Tôi nghĩ, đó là con đường nhanh nhất để các Thầy
cô giáo vượt qua mặc cảm, “sợ” làm việc với Máy vi tính và tiến tới mạnh dạn sử dụng Máy vi tính vào công việc giảng dạy chuyên môn của mình
Tôi cũng đã xin ý kiến của một số thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường, hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc sử dụng Máy vi tính để soạn giáo án tốt hơn, nhàn hơn so với cách soạn truyền thống và đi theo định hướng này là hoàn toàn đúng đắn, cần được phát triển rộng rãi
Trang 3
Trang 3-3 Các thủ thuật chuyên biệt giúp nâng cao chất lượng soạn giáo án.
Sử dụng Microsoft Equation để soạn công thức toán học, vật lý, phương trình hóa học
Ví dụ: Để gõ biểu thức:
− +
+
− +
+
−
+ +
− +
−
x
x x x x
x
x x x x
x x A
1
1 1 1
1 1 : 1
2
2 2
Ta phải chọn Insert\ chọn Objiect để xuất hiện hộp thoại\ chọn
Microsoft Equation
Ta
phải
chọn các nhóm kiểu, chọn kiểu trình bày trong nhóm đó, rối nhập nội dung vào khung viền chấm chấm sau khi nhập xong Click chuột vào vị trí bất kỳ trên vùng soạn thảo để kết thúc nhập Như vậy vừa phải thao tác nhiều lần trong một biểu thức vừa phải sử dụng cả bàn phím lẫn chuột nên rất mất thời gian
Nhưng nếu ta gọi thanh công cụ Microsoft Equation bằng
shortcuts key thì công viêng đơn giản hơn nhiều Khi đó gần như chỉ
sử dụng bàn phím để nhập biểu thức
Các nhóm kiểu Các kiểu trình bày trong
nhóm
Trang 4Click phím phải chuột
vào đây
Chọn Customize
Cách đặt shortcuts key để gọi công cụ Microsoft Equation: Click phím phải chuột vào thanh công cụ Toolbar của màn hình
soạn thảo như sau:
xuất hiện hộp thoại:
Click chuột chọn lớp Commands tiếp theo Click chuột chọn nút
Keyboard sẽ có hộp thoại:
Trang 5
-Click chuột chọn lớp Commands
Click chuột chọn nút Keyboard
Click chuột chọn Insert
Click chuột chọn Insert Equation
Gõ phím gọi công cụ vào đây ví dụ: Alt + E Click vào nút này để ghi lại định nghĩa vừa tạo
Trang 5Trong ô Categories click chuột chọn Insert Trong ô Commands click chuột chọn Insert Equation Trong ô Press new shortcut key gõ phím gọi công cụ Microsoft Equation, ví dụ: Alt + E Sau đó click vào nút Assign để ghi lại định nghĩa vừa tạo đóng hộp thoại Từ đây khi ấn đồng thời phím Alt và phím E ta sẽ gọi được công cụ Microsoft Equation
Như vậy đã rút ngắn được thời gian gọi công cụ, ta tiếp tục sử dụng các tổ hợp phím để gọi các kí hiệu của biểu thức:
hiệu
Gõ phím
Mở, đóng dấu ngoặc đơn ( ) Ctrl + 9 hoặc Ctrl
+ 0 Mở, đóng dấu móc vuông [ ] Ctrl + [ hoặc Ctrl +
] Mở, đóng dấu móc nhọn { } Ctrl + { hoặc Ctrl
+ }
Vừa có chỉ số trên và chỉ
số dưới
2 1
Dấu giá trị tuyệt đối x Ctrl + T, Shift \
Bé hơn hoặc bằng ≤ Ctrl + K, <
Lơn hơn hoặc bằng ≥ Ctrl + K, >
Ngoài ra còn một số tổ hợp phím khác chúng ta có thể gọi trợ giúp bằng cách ấn phím F1 khi sử dụng công cụ Microsoft Equation Tôi nghĩ là sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi soạn thảo các biểu thức Đại số
Trang 6Còn đối với bộ môn Hình học thì công cụ Drawing trong Microsoft Word chưa đáp ứng được các yêu cầu như: Độ chính xác của các đại lượng về góc, cung, độ dài đoạn thẳng hoặc chưa thể lấy chính xác trung điểm đoạn thẳng, đường phân giác của góc, tâm đường tròn Nên tôi đã phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác như Geometer's Sketchpad và Cabri Geometry là những phần mềm dựng hình rất hay hoặc sử dụng VioLET_trial để hỗ trợ vẽ đồ thị và một số ứng dụng khác Ở đây trình bày cách sử dụng Cabri Geometry để dựng hình:
Ví
dụ :
Trang 7
Trang 7-Để dựng các hình như trên ta dựng trên Cabri Geometry sau đó cắt và dán vào bài soạn Phần mềm này ta có thể tải về từ trang web:
http://thnt.com.vn/download.php và cài đặt cũng rất dễ dàng.
Giao diện của chương trình là:
Cách vẽ hình
Con trỏ lựa chọn cho phép ta chọn và thực hiện các thao tác
như kéo thả, quay, dịch chuyển các hình vẽ bằng cách nhấn và giữ nút con trỏ lựa chọn để hiển thị thực đơn các lệnh thao tác của con trỏ lựa chọn
+ Pointer: Con trỏ lựa chọn
+ Rotate: Quay đối tượng hình
+ Dilate: Thay đổi kích thước đối tượng
hình
+ Rotate and Dilate Quay và thay đổi kích thước đối tượng hình
Hình dáng của con trỏ lựa chọn thay đổi theo từng thao tác thực hiện và sự thay đổi này giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong quá trình làm việc
- Thông thường khi di chuyển con trỏ trên thanh thực đơn, thanh công cụ, những biểu tượng thuộc tính hay trên các thanh cuộn nó sẽ có hình
- Khi con trỏ lựa chọn được kích hoạt nó sẽ có dạng trên vùng màn hình làm việc
- khi một công cụ vẽ khác được kích hoạt, con trỏ có hình
- Khi một công cụ vẽ được kích hoạt và con trỏ được di đến một điểm bất kỳ nằm trên một đối tượng thì nó có hình
- Khi chọn một đối tượng, con trỏ lựa chọn có hình
- Khi chọn một đối tượng và nhấn phím chuột để chuẩn bị thao tác kéo thả, con trỏ lựa chọn có hình
- Khi thực hiện thao tác kéo thả, con trỏ lựa chọn có hình
Thanh thực đơn
Thanh công cụ
Thanh chọn thuộc tính đối
tượng
VÙNG VẼ HÌNH
Trang 8- Khi nhập các văn bản hoặc số con trỏ có hình I
- Khi thay đổi màu hay thuộc tính đối tượng hình, con trỏ lựa chọn có hình
- Khi đổ màu cho một đổi tượng hình con trỏ có dạng
* Cách tạo điểm ảnh:
Click chuột vào nút Points trên thanh công cụ
+ Points: Công cụ tạo điểm
+ Point on object hoặc Intersection Points: Điểm ảnh thuộc đối tượng hoặc là giao điểm giữa hai đối tượng
Tất cả các đối tượng hình đều được cấu tạo từ một
hoặc nhiều điểm ảnh Khi sử dụng công cụ vẽ hình nào cũng tạo ra một điểm ảnh ban đầu rồi từ đó mới tạo ra hình cần vẽ
* Tạo các đối tượng hình từ những đoạn thẳng:
Để vẽ được hình từ nhiều đoạn thẳng ta click và giữ nút Lines trên thanh công cụ, chọn đối tượng hình cần vẽ từ thực đơn đưa ra
+ Line: Đường thẳng
+ Segment: Đoạn thẳng
+ Ray: Tia
+ Vector: Véc tơ
+ Triangle: Tam giác
Trang 9
Trang 9-+ Polygon: Đa giác.
+ Regular Polygon: Đa giác đều
* Tạo các đối tượng hình được vẽ từ những cung tròn:
Để vẽ một đối tượng hình được tạo từ nhiều cung tròn ta click và nhấn giữ nút Curves trên thanh công cụ, chọn đối
tượng hình cần vẽ từ thực đơn đưa ra:
+ Circle : Đường tròn
+ Arc: Cung tròn
+ Conic: 3 đường Conic (Lệnh này vẽ 3 đường
Conic
thông qua 5 điểm ảnh
Ngoài ra Cabri Geometry còn hỗ trợ việc tạo các đối tượng hình thông qua các đối tượng khác
* Tạo các đối tượng hình nhờ lệnh Construct trên thanh công
cụ:
+ Perpendicular Line Đường thẳng
vuông góc
+ Parallel Line Đường thẳng song
song
+ Midpoint Trung điểm của đoạn
thẳng
+ Perpendicular Bisector Đường
thẳng trung trực
+ Angle Bisector Đường phân giác
của góc
+ Vector Sum Tổng của hai véctơ
+ Compass Vẽ đường tròn với bán kính cho trước
+ Measurement Transfer Vẽ một điểm ảnh theo số đo cho trước
Trang 10+ Locus Quỹ tích.
+ Redefine Object Vẽ lại đối tượng hình ở vị trí mới.
* Tạo các đối tượng hình nhờ lệnh Transform trên thanh công
cụ:
+ Reflection Ảnh đối xứng trục
+ Symmetry Ảnh đối xứng tâm
+ Translation Ảnh của phép tịnh
tiến
+ Rotation Ảnh của phép quay
hình theo số đo góc có sẵn
+ Dilation Ảnh của phép đồng
dạng theo tỷ lệ cho trước
+ Inverse Ảnh của phép nghịch đảo.
Định dạng cách hiển thị của đối tượng hình thông qua nút Display
+ Label Tạo nhãn cho đối tượng.
+ Comments Chú thích.
+ Numerical Edit Tạo số theo định dạng
+ Mark Angle Đánh dấu góc
+ Fix/Free Cố định hoặc bỏ cố định một điểm ảnh.
+ Trace On/Off Tạo dấu vết hoặc bỏ dấu vết của một đối tượng khi đối tượng di chuyển
+ Animation Tạo chuyển động đơn giản Có thể kết hợp với các nút lệnh để đối tượng vừa chuyển động vừa
quay hoặc thay đổi kích thước
+ Multiple Animation Tạo chuyển động phức tạp.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể trình bày hết được tính năng của Cabri Geometry nhưng tôi nghĩ với những tính năng nêu trên ta đã có thể vẽ được các hình trong chương trình THCS Tôi cũng đã hướng dẫn cho các thầy cô giáo trong nhà trường cách khai thác phần trợ giúp của chương trình Đọc thêm thông tin về cách sử dụng phần mền trên mạng Internet
Trang 11
Trang 11IV KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực hiện thử nghiệm thiết kế bài dạy với các phần mềm nêu trên, đồng thời trực tiếp hướng dẫn cho các thầy cô giáo trong nhà trường, một số đồng chí ở trường bạn Kết quả hiện nay hầu hết các thầy cô đã làm quen với máy
vi tính rất nhanh, 90% các đồng chí dạy toán đã tự mình làm các đề kiểm tra cho học sinh Các đồng chí khác thực sự ham thích hoạt động Tin học Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, sự cộng tác nhiệt tình của các thầy
cô giáo bước đầu việc đưa Công nghệ thông tin vào nhà trường đã có một số kết quả đáng kể
Trên đây là những kinh nghiệm tôi thu nhặt được qua các nguồn thông tin khác nhau và xuất phát từ lòng ham mê học hỏi với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và nhà trường Tuy nhiên, kiến thức Tin học là vô tận nên tôi chắc chắn không tránh khỏi nhưng sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến vấn đề ứng dụng Công nghệ thông tin
V KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
- Đề nghị cấp trên tổ chức các đợt tập huấn về ứng dụng CNTT vào nhà trường
- Bộ Giáo dục và đào tạo nên có sự hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường xây dựng phòng máy tính, mua sắm các thiết
bị phục vụ thể hiện giáo án điện tử