MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến đổi mới về phương tiện và các thiết bị dạy học ngày càng phong phú về số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao. Việc xây dựng và ứng dụng các phần mềm vào dạy học hiện nay đang được nhiều trường, nhiều giáo viên thực hiện để thiết kế bài giảng nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đây là một trong những hướng đổi mới PPDH đạt hiệu quả. Do đó, Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò rất quan trọng trong dạy học, nó mang lại hiệu quả cao, tiết học sinh động, học sinh hứng thú học tập và tích cực tham gia xây dựng bài. Tuy nhiên, khi ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc chung, quy trình thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT . Dạy học với CNTT đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng, điều khiển quá trình học tập, giúp học sinh tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức. Vì vậy giáo viên cần phải tích cực bồi dưỡng kiến thức tin học, sẵn sàng đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Theo nghiên cứu người ta đưa ra các mức độ tiếp thu của học sinh trong dạy học như sau: I. KHÁI NIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ: Là hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy – học (của thầy và trò) được chương trình hóa (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia, do hệ thống máy vi tính tạo ra. Máy tính điện tử + Projector = Bảng đen + phấn trắng II. ỨNG DỤNG CNTT VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1.Nguyên tắc chung: - Đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học: Bài giảng điện tử là một phần mềm được cài đặt trên máy tính để hổ trợ cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh do đó hàm chứa trong đó hai lĩnh vực sư phạm và tin học. Nguyễn Thành Trung:GV - Đảm bảo tính hiệu quả: Thiết kế bài giảng điện tử cần coi trọng việc phát huy đến mức cao nhất những thế mạnh riêng của máy tính, sáng tạo của học sinh. Đây chính là thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng của một thiết bị của dạy học hiện đại. - Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng:Trong một bài giảng điện tử thường có sự liên kết của nhiều slide, mỗi một slide sẽ đảm nhận hỗ trợ việc giảng dạy một yếu tố nội dung kiến thức nào đó. Xây dựng cấu trúc bài giảng theo hệ thống các slide cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Để đảm bảo yêu cầu về cấu trúc của bài giảng (tính mở), đây chính là việc mô đun hoá một chương trình để dễ cho thiết kế cài đặt, bảo trì nâng cấp và hoàn thiện sau này. Thiết kế phải có tính hướng đạo người dùng theo kịch bản định sẵn, mối liên hệ giữa các yếu tố kiến thức của bài nói riêng và của toàn bộ tài liệu môn học nói chung đều phải tuân thủ theo một qui tắc chặt chẽ thống nhất giúp cho việc thiết kế bài giảng đảm bảo được tính phổ dụng(nhiều người có thể dùng được) Đảm bảo tính tối ưu của Cấu trúc cơ sở dữ liệu (CTCSDL): Việc xây dựng CSDL là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, truy cập nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt với giáo dục CTCSDL phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai. - Đảm bảo nguyên tắc SP của quá trình dạy học (QTDH) khi trình diễn thông tin: Khi ứng dụng Multimedia trình diễn thông tin, sử dụng hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc. . . đều phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng khi sử dụng và phải tuân thủ những nguyên tắc, những ý đồ sư phạm của QTDH, điều đó cũng được quy định bởi dạy học là một hoạt động nghệ thuật. Thực hiện nguyên tắc này cũng chính là đảm bảo tính chặt chẽ, khúc chiết trong sáng, phong phú, đa dạng và logic của nội dung thông tin trình diễn. Sử dụng tốt trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo quá trình nhận thức của học sinh theo quy luật “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” - Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng: Thiết kế sao cho dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu, dễ thao tác, tận dụng được các thói quen… đối với mọi người đặc biệt là lớp người ít có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Sử dụng giao diện, menu, hộp thoại, trình bày thông tin với tư duy thông thường, sử dụng màu sắc, độ tương phản phải phù hợp với thị giác của người học và có ý đồ sư phạm. VD: Trong bài giảng cần phải lựa chọn và sử dụng các Font chữ chân phương, kích thước phù hợp. Màu sắc có dụng ý riêng. Các hình động, tranh ảnh, phim và các hiệu ứng khác khi sử dụng đều phải có dụng ý sư phạm. Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học không tuân thủ nguyên tắc này sẽ dẫn đến không hiệu quả và mất vệ sinh môi trường dạy học - Đảm bảo tính cập nhật đối với các công cụ thiết kế: Có một sự hiểu biết nhất định ở mức khái quát về chúng sẽ giúp cho người giáo viên biết được khả năng của công nghệ có thể giúp hỗ trợ được gì cho hoạt động dạy và học. Nhờ đó có thể đưa ra được nhiều yêu cầu hơn, các yêu cầu sẽ thiết thực hơn, có tính khả thi hơn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa một bên là nhà sư phạm một bên là nhà tin học sẽ tạo điều kiện cần thiết cho sự ra đời của những sản phẩm có giá trị cao. - Đảm bảo tính khả dụng: Việc thiết kế xây dựng một chương (chuẩn tắc), dù lớn hay nhỏ đều là một công trrình nghiên cứu (ứng dụng), vì nó thực sự đã giải quyết được những vấn đề đặt ra của bài toán thực tiễn. Công trình ấy tất yếu cần phải được thực tiễn đánh giá, đánh Nguyễn Thành Trung:GV giá trên 2 phương diện: kỹ thuật tin học(tính đúng đắn, tính tối ưu, tính khả thi, thân thiện) và lĩnh vực ứng dụng( có đáp ứng mọi yêu cầu mà bài toán của một lĩnh vực hẹp nào đó đặt ra hay không?) - Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng: Việc cập nhật để chỉnh sửa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện. 2. Quy trình thiết kế bài giảng: - Khi thực hiện thiết kế bài giảng phải đảm bảo một số yêu cầu sau: • Các trang trình diễn phải đơn giảng và rõ ràng • Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn. • Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh • Dùng các phông chữ, khung, nền hợp lí. (vd: nền màu trắng, màu đỏ cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau”, màu xanh mực cho học sinh ghi vào tập…) • Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh,hiệu ứng…) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. • Cần thể hiện bố cục của bài giảng trong suốt quá trình giảng dạy. (vd: Tên bài dạy, các đề mục) để học sinh dễ dàng cũng cố. • Cần quy định màu chữ cho học sinh ghi vào tập. (vd: màu xanh mực) Nguyễn Thành Trung:GV . MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Những năm gần đây, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình. ra. Máy tính điện tử + Projector = Bảng đen + phấn trắng II. ỨNG DỤNG CNTT VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1.Nguyên tắc chung: - Đảm bảo tính khoa học sư phạm và khoa học tin học: Bài giảng điện tử là một. KHÁI NIỆM BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ: Là hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy – học (của thầy và trò) được chương trình hóa (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển