1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ HƠI DUNG MÔI HỮU CƠ CỦA ZEOLIT COMPOSIT TỔNG HỢP TRÊN CƠ SỞ ZEOLIT Y VÀ TRIBUTYL PHOSPHAT, TRICRESYL PHOSPHAT

75 300 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Hiện nay, do có nhiều ứng dụng quan trọng khó thay thế nên nhiều loại dung môi độc hại vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành sản xuất và trong đời sống sinh hoạt. Trong lĩnh vực quân sự, các kho chứa vũ khí, trang thiết bị quân sự, các kho, bồn chứa nhiên liệu, các dây chuyền sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng trang bị, khí tài… làm phát tán nhiều loại dung môi độc hại có khả năng gây cháy, nổ như axeton, etylen, benzen, toluen, xylen, butylaxetat… Trong khi đó, các kho hầu hết chỉ sử dụng các hệ thống thông gió mà chưa sử dụng các biện pháp thu gom, xử lý. Các dung môi độc hại này khi phát tán vào bất kỳ môi trường đất, nước hay không khí sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và tác động xấu đến môi trường sinh thái. Để giảm lượng VOCs phát thải vào không khí, có hai nhóm phương pháp chính: phương pháp thu hồi (ngưng tụ, hấp phụ, hấp thụ…) và phương pháp phân hủy (oxi hóa bởi nhiệt, oxi hóa có xúc tác, phân hủy sinh học…). Phương pháp oxy hóa bởi nhiệt được áp dụng khá phổ biến, chủ yếu trong trường hợp thành phần lớn có trong khí thải là những chất có mùi khó chịu và có thể cháy được hoặc kết hợp với oxi trong điều kiện thích hợp để tạo thành chất ít độc hại hơn. Tuy nhiên, giải pháp này tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và hoàn toàn không phù hợp cho một nhóm các phân tử quan trọng, cụ thể là các VOCs chứa clo. Phương pháp hấp phụ được áp dụng hiệu quả đối với dung lượng phát thải không quá lớn, có chi phí thấp hơn so với phương pháp oxy hóa nhiệt, đồng thời có khả năng thu hồi, tái sử dụng cả chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Zeolit và các loại vật liệu zeolit composit là một trong những vật liệu hấp phụ được ứng dụng nhiều trong xử lý các hơi dung môi hữu cơ nói chung và benzen, butyl axetat nói riêng trong không khí. Tại Việt Nam, vật liệu zeolit composit mới được nghiên cứu trong những năm gần đây và chưa có nhiều kết quả ứng dụng trong hấp phụ các dung môi hữu cơ. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo vật liệu zeolit compozit, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và xác định dung lượng hấp phụ cân bằng động tại các điều kiện khảo sát khi hấp phụ VOCs có ý nghĩa lớn cho việc xây dựng mô hình hấp phụ VOCs của vật liệu này trong thực tế.

Ngày đăng: 23/04/2018, 15:38

Xem thêm:

Mục lục

    1.1. Tình hình ô nhiễm VOCs trong không khí

    1.1.1. Nguồn phát sinh VOCs vào khí quyển

    1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm VOCs trong không khí

    1.1.3. Ảnh hưởng của VOCs khi phát tán vào khí quyển

    1.1.4. Độc tính của VOCs đối với cơ thể người

    1.2. Các phương pháp xử lý VOCs trong không khí

    1.2.1. Xử lý VOCs bằng phương pháp phân hủy

    1.2.2. Xử lý VOCs bằng phương pháp thu hồi (ngưng tụ, hấp phụ, hấp thụ, phân tách qua màng)

    1.3. Tổng quan về vật liệu hấp phụ ứng dụng trong xử lý VOCs

    1.3.1. Vật liệu cacbon hoạt tính

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w