MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Yêu cầu khẩn thiết của thời đại, của đòi hỏi cách mạng, là vạch ra cho được một đường lối cách mạng đúng đắn. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tình hình xã hội Việt Nam và nhận thấy những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối, với lòng yêu nước nồng nàn, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa MácLênin và vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh Người tìm ra con đường cách mạng đúng đắn nhất cho nhân dân Việt Nam. Đó là con đường độc lập, dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của người chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, tư tưởng ấy đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu giúp Đảng ta vững vàng lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tục giành được những thắng lợi to lớn qua mọi thời kỳ cách mạng. Ngay từ năm 1925, những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Tác phẩm đã phác thảo đường lối cứu nước, con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam. Đây có thể coi là văn kiện đầu tiên vạch ra những vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tác phẩm “Đường cách mệnh” có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX cũng như thế kỷ XXI này, cho đến nay những vấn đề mà Hồ Chí Minh đã đề cập trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị. “Đường Kách mệnh” đã được hình thành và hình thành đúng từ khi chưa có Đảng, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng, vì khi chưa ra đời Đảng đã có một cương lĩnh đúng đắn. Điều đó tạo sự thống nhất về tư tưởng, chính trị dẫn tới thống nhất về mặt tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc nghiên cứu tác phẩm này có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về tầm vóc vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, thấy được công lao to lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam, từ đó chống lại những quan điểm sai trái xuyên tạc phẩm chất, nhân cách của Người. Xuất phát từ những lý do trên và từ ham muốn tìm hiểu về chủ tịch Hồ Chí Minh mà tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Nội dung và ý nghĩa tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc” làm đề tài tiểu luận môn Tác phẩm kinh điển, Lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Có thể thấy rằng, những tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những giá trị nhất định đối với cách mạng Việt Nam, vì vậy mà các tác phẩm của Người đã được nhiều tác giả nghiên cứu rất kỹ lưỡng, để vận dụng vào xây dựng đường lối cách mạng cho đất nước. Tác phẩm “Đường Kách mệnh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, vì vậy từ rất sớm, tác phẩm đã được nghiên cứu nhằm phục vụ cho cuộc cách mạng của nước ta. Từ những góc độ khác nhau, người nghiên cứu đã nghiên cứu tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ được những nội dung chính của tác phẩm từ đó thấy được ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam. Qua việc nghiên cứu nội dung tác phẩm để tìm ra những điểm mới trong đó. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên cần phải thực hiện được những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Thứ hai, phân tích nội dung của tác phẩm. Thứ ba, nêu ra giá trị, ý nghĩa của tác phẩm đối với cách mạng Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Lào về công đoàn, cán bộ công đoàn. Đồng thời, có kế thừa các kết quả nghiên cứu, các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, kết hợp các phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, lôgíc lịch sử, phân tích và tổng hợp, đánh giá để làm rõ các nội dung mà đề tài đề cập. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận gồm có 3 phần: I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm II. Nội dung chính của tác phẩm III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tác phẩm