1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIAO TIẾP SƯ PHẠM DÀNH CHO NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

39 10,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 306 KB

Nội dung

I. Khái niệm giao tiếp, giao tiếp sư phạm trong tâm lí học. 1. Khái niệm giao tiếp và giao tiếp sư phạm a. Giao tiếp` Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Hiểu theo cách khác: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. b. Giao tiếp sư phạm Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lí, xây dựng không khí tâm lí thuận lợi, cùng các quá trình tâm lí khác (chú ý, tư duy v.v…). Có thể tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học. 2. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp và giao tiếp sư phạm a. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp Khi giao tiếp con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Giao tiếp luôn diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu… của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Giao tiếp có nội dung xã hội cụ thể được thực hiện trong hoàn cảnh xã hội nhất định. Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện. Dù ở loại giao tiếp nào, nội dung giao tiếp gì? cũng đều do cá nhân thực hiện. Trong giao tiếp cá nhân vừa là chủ thể vừa là khách thể. Giao tiếp của con người không chỉ xảy ra trong hiện tại, mà bao hàm, chứa đựng cả quá khứ, tương lai. Giao tiếp luôn có sự kế thừa, chọn lựa những gì quá khứ trải qua. Thông qua các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, các phương tiện kĩ thuật nhằm ghi chép, giữ gìn những di sản văn hóa tinh thần vật chất, các công cụ sản xuất. Giao tiếp luôn được phát triển nhưng không phải chỉ đối với cá nhân mà còn đối với xã hội, cộng đồng, dân tộc, tập thể, nhóm, v.v… hòa quyện vào nền văn minh nhân loại. b. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm. Đặc trưng thứ nhất: trong giao tiếp sư phạm, giáo viên (chủ thể giáo tiếp) không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà còn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo (thầy luôn có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm trong cuộc sống và công việc). Đặc trưng thứ hai của giao tiếp sư phạm là thầy giáo dùng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết phục vận động với học sinh, gần gũi học sinh, chân thành tôn trọng học sinh biết đi vào tâm hồn của các em; đoán trước được những phản ứng có thể xảy ra ở học sinh …biết đề ra những yêu cầu đúng đắn và phù hợp với từng học sinh để trẻ dễ dàng cởi mở tâm hồn với người lớn. Đặc trưng thứ ba của giao tiếp sư phạm là sự tôn trọng của nhà nước và xã hội đối với giáo viên. Điều 14 Dự thảo luật giáo dục có ghi: Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để xã hội quý trọng nhà giáo, tôn trọng nghề dạy học; đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều 76 Dự thảo luật giáo dục có ghi: Cấm người học có các hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, công nhân viên nhà trường. Kết luận sư phạm: Để giao tiếp sư phạm đạt được hiệu quả phải tạo được bầu không khí tâm lý thuận lợi trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên phải thực sự là chủ thể có ý thức tổ chức xây dựng mối quan hệ thân thiện, bình đẳng giữa giáo viên và học sinh, không nên tạo ra ở học sinh những rào cản tâm lý trong quá trình tiếp xúc với giáo viên. 3. Giao tiếp sư phạm và sự phát triển nhân cách học sinh Cuộc sống tâm lý của mỗi con người đều bắt đầu từ giao tiếp. Giao tiếp nói chung, giao tiếp sư phạm nói riêng là điều kiện tất yếu hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trong giao tiếp sư phạm, nét riêng biệt của sự khéo léo đối xử sư phạm là ở chỗ: giáo viên có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển những hành vi, thái độ của những con người (học sinh) mà họ quan hệ. Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên đã xây dựng, phát triển ở học sinh đức tính tự đánh giá mình, qua đó giúp các em tự giải quyết nhiệm vụ có kết quả trong học tập, tổ chức sinh hoạt đời sống: + Giáo dục học sinh lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm trước tập thể và tổ quốc. + Phát triển tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội các cơ sở khoa học trong giờ lên lớp, tính tích cực trong hoạt động lao động, trong công tác xã hội công ích trong vui chơi giải trí. + Xây dựng và kích thích sự phát triển ở học sinh những tri thức, kĩ năng, đối xử khéo léo với mọi người trong gia đình, với mọi người xung quanh, với người lớn, bạn bè và những em bé... Để việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh có kết quả thì giáo viên phải đi sâu vào thế giới tâm hồn của học sinh, phải biết cư xử một cách khéo léo với các em để khêu gợi ở các em lòng mong muốn trở thành những con người có ích cho xã hội. Tổ chức đúng đắn tính quá trình sư phạm trong giờ lên lớp, giáo viên sẽ kích thích học sinh tích cực lắng nghe, suy nghĩ tìm hiểu sâu tài liệu học tập. Khuyến khích các em ra sức khắc phục khó khăn tự mình hoàn thành những nhiệm vụ học tập. Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên thiết lập được quan hệ mật thiết với học sinh, gạt bỏ hàng rào tâm lí giữa giáo viên và học sinh thì sẽ giúp giáo viên loại bỏ tính chủ nghĩa hình thức trong công tác giáo dục học học sinh. Kết luận: Giao tiếp sư phạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi, là điều kiện tất yếu để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Để việc hình thành nhân cách của học sinh có kết quả thì giáo viên phải đi sâu vào thế giới tâm hồn của học sinh, biết được cái gì đã kích thích các em, cái gì làm các em xúc cảm, phải đối xử các em như thế nào để khêu gợi ở các em lòng mong muốn trở thành con người có ích cho xã hội. 4 Các hình thức giao tiếp sư phạm 4.1 Giao tiếp sư phạm trong nhà trường Mục đích chủ yếu của giao tiếp sư phạm + Mục đích chủ yếu của giao tiếp sư phạm trong nhà trường là truyền thụ tri thức khoa học có tính chất bài bản theo chương trình nội dung sách giáo khoa giáo trình quy định lượng tri thức tối thiểu của tiết học. Học sinh phải lĩnh hội, hiểu nội dung tri thức đó, làm các bài tập thực hành tương ứng. + Kích thích sự phát triển trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo ở học sinh, từng bước cung cấp phương pháp học và tự học ở trên lớp và ở nhà. Đối tượng của giao tiếp sư phạm: + Đối tượng của giao tiếp sư là học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, bản tính của trẻ luôn thể hiện ra bên ngoài không hề che giấu, không hề “ đóng kịck”. Trong mỗi trẻ em luôn tiềm tàng khả năng phát triển. + Trẻ ở tuổi tiểu học là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất nhanh về thể chất, tâm lý, nhưng nó chưa đạt tới độ chín muồi như người trưởng thành. Trẻ tiểu học chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội. Kết luận: Từ phân tích trên, việc tiếp xúc của thầy, cô giáo đối với học sinh cần tế nhị, tôn trọng nhân cách của các em, nhẹ nhàng nhưng vẫn đòi hỏi cao, nghiêm khắc nhưng lại phải khoan dung, nhân ái. Nội dung giao tiếp sư phạm Nội dung giao tiếp sư phạm chủ yếu là tri thức khoa học về lĩnh vực tự nhiên, xã hội và con người. Do đó trong giảng dạy và giao tiếp với học sinh giáo viên cần trình bày nội dung bài dạy và những vấn đề cần trao đổi với học sinh khi tiếp xúc một cách rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu … làm sao để kích thích được sự phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo, và hình thành ở học sinh những phẩm chất tâm lý tốt. Phương tiện giao tiếp sư phạm Các phương tiện chủ yếu sử dụng trong giao tiếp sư phạm là: Phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp sư phạm được tiến hành trong điều kiện đặc biệt có trường lớp, bàn, ghế, bảng đen theo những quy cách phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh

Ngày đăng: 22/04/2018, 18:12

w