1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP

74 856 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP I. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN GIÁO DỤC HÒA NHẬP 1. Khái niệm giáo dục hòa nhập Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển. Nhiều trường Đại học và Cao đẳng bắt đầu mở các khoá đào tạo chính quy và không chính quy chuyên ngành Giáo dục đặc biệt để đáp ứng đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt. Có hai khái niệm chủ đạo trong giáo dục đặc biệt là giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập. Trong đó khái niệm giáo dục hoà nhập thường hay bị hiểu sai nhất, tuy rằng khuynh hướng này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi. Có rất nhiều khái niệm về giáo dục hòa nhập, trong đó khái niệm được thừa nhận nhiều nhất hiện nay cho rằng: Giáo dục hòa nhập là: “Phương thức giáo dục cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ có nhu cầu đặc biệt có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”. Hòa nhập không có nghĩa là “xếp chỗ” cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào lớp học bình thường trong trường lớp phổ thông, cũng không có nghĩa là yêu cầu tất cả mọi trẻ phải đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết mọi khả năng của mình. Sự cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù. Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ có nhu cầu đặc biệt và các em được nhìn nhận như mọi trẻ em khác. Cụ thể: + Mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có những năng lực nhất định. + Mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động của các tác động giáo dục. + Nhiệm vụ đưa ra đối với các em cần phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. + Trong giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong mọi hoạt động. + Các em cần được thường xuyên gần gũi gia đình, anh, chị em và cả cộng đồng đùm bọc. + Trẻ có nhu cầu đặc biệt được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với trẻ bình thường. + Trẻ được đối xử bình đẳng và được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học như bao trẻ em khác, điều đó sẽ tạo cho các em niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt được sự phát triển cao nhất. 2.Một số quan điểm tiếp cần giáo dục hòa nhập. 2.1. Quan điểm bình thường hóa Trong GDHN, trẻ có nhu cầu đặc biệt cần đối xử với trẻ một cách bình thường, không nên quá nhấn mạnh, chú trọng đến những khó khăn của trẻ. Trẻ có nhu cầu đặc biệt cần được học chung chương trình, với phương pháp dạy học phù hợp với giáo viên. 2.2 Quan điểm chấp nhận Cần thừa nhận những khó khăn của trẻ là sự đa dạng, bình thường. Không phải vào môi trường hòa nhập trẻ phải thay đổi mà là người giáo viên cần có sự chấp nhận và thay đổi cho phù hợp với trẻ. 2.3 Quan điểm tiếp cận đa dạng Đối tượng GDHN là tiếp nhận tất cả mọi trẻ em mà không phân biệt điều kiện thể chất, trí tuệ, xã hội, tình cảm, ngôn ngữ hay bất kỳ điều kiện nào khác của các em. (Tiếp nhận mọi đối tượng) Lực lượng giáo dục: Bên cạnh đội ngũ giáo viên dạy học lớp hòa nhập còn cần có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ như: Giáo viên nguồn, giáo viên tư vấn, chuyên gia y tế... đặc biệt là sự phối kết hợp, hỗ trợ từ phía gia đình, người thân, bạn bè của trẻ. Phương pháp giáo dục: Mỗi trẻ có đặc điểm riêng, do đó giáo viên cần sử dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau để có thể giúp trẻ học tập đạt hiệu quả cao nhất theo khả năng riêng của trẻ. 2.4 Quan điểm tiếp cận về giá trị văn hóa. Coi trẻ em có nhu cầu đặc biệt như các trẻ em khác và là chủ thể của quá trình giáo dục hơn là đối tượng giáo dục. Gia đình, cộng đồng, xã hội cùng tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong tất cả mọi hoạt động ở mọi môi trường. Nhu cầu đặc biệt không còn là khó khăn riêng của các em mà trở thành mối quan tâm chung của mọi người. Các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng. Tạo điều kiện tốt nhất để các em có được niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực các em cho phép, để các em có thể độc lập, sáng tạo, tự tin thực hiện quyền bình đẳng trong quá trình tham gia mọi công việc của cộng đồng. 2.5 Quan điểm môi trường ít hạn chế nhất Trẻ có nhu cầu đặc biệt bất kể mức độ nặng, nhẹ mang khiếm khuyết gì đều cần phải được học tập trong môi trường ít hạn chế. Đây là môi trường trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt có được cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, từ đó có thể phát triển và hòa nhập. Môi trường trẻ học tập không làm hạn chế khả năng của trẻ mà làm giảm thiểu những yếu tố gây hạn chế cho trẻ. 2.6 Quan điểm không loại trừ Có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó tiêu biểu là tuyên bố chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng cơ hội cho người tàn tật. Khẳng định: + Mọi trẻ em đều có quyền cơ bản được giáo dục, phải được tạo cơ hội để đạt và duy trì trình độ học ở mức có thể chấp nhận được. + Mọi trẻ em đều có những đặc điểm riêng, lợi ích riêng, khả năng và nhu cầu học tập riêng. + Các hệ thống giáo dục phải được thiết kế và các chương trình giáo dục phải được thực hiện trên tinh thần xem xét đến sự đa dạng của những đặc điểm và nhu cầu này. + Những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phải được đến học tại các trường học chính quy và những trường học này có trách nhiệm phải trang bị kiến thức cho các em thông qua một phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm, có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các em. + Các trường chính quy theo hướng hòa nhập này là phương thức tốt nhất để chống lại các thái độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội hòa nhập và thực hiện giáo dục cho tất cả mọi người.

Trang 1

HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HÒA NHẬP

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP

I KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN GIÁO DỤC HÒA NHẬP

1 Khái niệm giáo dục hòa nhập

Trong những năm gần đây, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và sự pháttriển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ quan tổ chức trong và ngoàinước chú trọng phát triển Nhiều trường Đại học và Cao đẳng bắt đầu mở các khoáđào tạo chính quy và không chính quy chuyên ngành Giáo dục đặc biệt để đáp ứngđội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt

Có hai khái niệm chủ đạo trong giáo dục đặc biệt là giáo dục chuyên biệt và giáo dụchoà nhập Trong đó khái niệm giáo dục hoà nhập thường hay bị hiểu sai nhất, tuy rằngkhuynh hướng này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi

Có rất nhiều khái niệm về giáo dục hòa nhập, trong đó khái niệm được thừa nhận

nhiều nhất hiện nay cho rằng: Giáo dục hòa nhập là: “Phương thức giáo dục cho mọi trẻ

em, trong đó có trẻ có nhu cầu đặc biệt có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”.

- Hòa nhập không có nghĩa là “xếp chỗ” cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào lớp họcbình thường trong trường lớp phổ thông, cũng không có nghĩa là yêu cầu tất cả mọi trẻphải đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục

- Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết mọikhả năng của mình Sự cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình,các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù

- Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ có nhu cầu đặcbiệt và các em được nhìn nhận như mọi trẻ em khác Cụ thể:

+ Mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có những năng lực nhất định

+ Mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động củacác tác động giáo dục

+ Nhiệm vụ đưa ra đối với các em cần phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em

+ Trong giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòanhập với các em trong mọi hoạt động

+ Các em cần được thường xuyên gần gũi gia đình, anh, chị em và cả cộng đồng đùmbọc

+ Trẻ có nhu cầu đặc biệt được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường vớitrẻ bình thường

+ Trẻ được đối xử bình đẳng và được tham gia một cách đầy đủ và tích cực nhữnghoạt động trong lớp học như bao trẻ em khác, điều đó sẽ tạo cho các em niềm tin, lòng

tự trọng, ý chí vươn lên để đạt được sự phát triển cao nhất

2.Một số quan điểm tiếp cần giáo dục hòa nhập.

2.1 Quan điểm bình thường hóa

Trang 2

- Trong GDHN, trẻ có nhu cầu đặc biệt cần đối xử với trẻ một cách bình thường, khôngnên quá nhấn mạnh, chú trọng đến những khó khăn của trẻ Trẻ có nhu cầu đặc biệt cầnđược học chung chương trình, với phương pháp dạy học phù hợp với giáo viên.

2.2 Quan điểm chấp nhận

Cần thừa nhận những khó khăn của trẻ là sự đa dạng, bình thường Không phải vàomôi trường hòa nhập trẻ phải thay đổi mà là người giáo viên cần có sự chấp nhận vàthay đổi cho phù hợp với trẻ

2.3 Quan điểm tiếp cận đa dạng

- Đối tượng GDHN là tiếp nhận tất cả mọi trẻ em mà không phân biệt điều kiện thể

chất, trí tuệ, xã hội, tình cảm, ngôn ngữ hay bất kỳ điều kiện nào khác của các em (Tiếpnhận mọi đối tượng)

- Lực lượng giáo dục: Bên cạnh đội ngũ giáo viên dạy học lớp hòa nhập còn cần có đội

ngũ chuyên gia hỗ trợ như: Giáo viên nguồn, giáo viên tư vấn, chuyên gia y tế đặc biệt là

sự phối kết hợp, hỗ trợ từ phía gia đình, người thân, bạn bè của trẻ

- Phương pháp giáo dục: Mỗi trẻ có đặc điểm riêng, do đó giáo viên cần sử dụng linh

hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau để có thể giúp trẻ học tập đạt hiệuquả cao nhất theo khả năng riêng của trẻ

2.4 Quan điểm tiếp cận về giá trị văn hóa.

- Coi trẻ em có nhu cầu đặc biệt như các trẻ em khác và là chủ thể của quá trình giáodục hơn là đối tượng giáo dục

- Gia đình, cộng đồng, xã hội cùng tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong tất

cả mọi hoạt động ở mọi môi trường

- Nhu cầu đặc biệt không còn là khó khăn riêng của các em mà trở thành mối quantâm chung của mọi người

- Các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng Tạođiều kiện tốt nhất để các em có được niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đếnmức cao nhất mà năng lực các em cho phép, để các em có thể độc lập, sáng tạo, tự tinthực hiện quyền bình đẳng trong quá trình tham gia mọi công việc của cộng đồng

2.5 Quan điểm môi trường ít hạn chế nhất

- Trẻ có nhu cầu đặc biệt bất kể mức độ nặng, nhẹ mang khiếm khuyết gì đều cầnphải được học tập trong môi trường ít hạn chế Đây là môi trường trong đó trẻ có nhucầu đặc biệt có được cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, từ đó có thể pháttriển và hòa nhập

- Môi trường trẻ học tập không làm hạn chế khả năng của trẻ mà làm giảm thiểunhững yếu tố gây hạn chế cho trẻ

2.6 Quan điểm không loại trừ

- Có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó tiêu biểu là tuyên bố chuẩn của Liên hợpquốc về bình đẳng cơ hội cho người tàn tật Khẳng định:

+ Mọi trẻ em đều có quyền cơ bản được giáo dục, phải được tạo cơ hội để đạt và duytrì trình độ học ở mức có thể chấp nhận được

+ Mọi trẻ em đều có những đặc điểm riêng, lợi ích riêng, khả năng và nhu cầu học tậpriêng

+ Các hệ thống giáo dục phải được thiết kế và các chương trình giáo dục phải được thựchiện trên tinh thần xem xét đến sự đa dạng của những đặc điểm và nhu cầu này

Trang 3

+ Những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt phải được đến học tại các trường học chínhquy và những trường học này có trách nhiệm phải trang bị kiến thức cho các em thôngqua một phương pháp lấy trẻ em làm trung tâm, có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầuđặc biệt của các em.

+ Các trường chính quy theo hướng hòa nhập này là phương thức tốt nhất để chốnglại các thái độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội hòa nhập

và thực hiện giáo dục cho tất cả mọi người

II BẢN CHẤT CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP

- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiệnbản chất của giáo dục hòa nhập Trong giáo dục hòa nhập không có sự tách biệt giữa họcsinh với nhau Mọi học sinh đều được tôn trọng, đều có giá trị như nhau

- Học sinh được học ở trường nơi mình sinh sống

- Mọi học sinh đều cùng được hưởng chương trình giáo dục phổ thông Điều nàyvừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự tôn trọng trẻ

- Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của giáo dục hòa nhập, có điều chỉnhchương trình phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ có nhu cầu, năng lực khác nhau

- Đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi quan điểm và cách đánh giá là vấn đề cốtlõi để giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả cao nhất

- Giáo dục hòa nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau

- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác Đó là mục tiêu của giáo dục hòa nhập

- Dạy học hòa nhập sẽ tạo được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể, cân đối Muốn thếphương pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của họcsinh

- Muốn dạy học hòa nhập hiệu quả kế hoạch bài giảng phải cụ thể, phối hợp hợp lýcác phương pháp dạy học và chú trọng phương pháp dạy học hợp tác

III CÁC YẾU TỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP

1 Các yếu tố của giáo dục hòa nhập.

Các yếu tố giáo dục hòa nhập Các yếu tố không phải là giáo dục hòa

nhập

- Giáo dục mọi đối tượng học sinh

- HS được học ở trường thuộc khu

- Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau

- HS với các khả năng khác nhau

được học theo nhóm

- Điều chỉnh chương trình, đổi mới

phương pháp DH và cách ĐG

- Mọi HS đều là thành viên của tập

- Giáo dục cho một số đối tượng học sinh

- HS khuyết tật được gửi đến trường chuyênbiệt khác với trường học của anh, chị em hayhàng xóm của em

- HS phải rời môi trường GD phổ thông đểtìm các dịch vụ và trợ giúp

- DH một cách thụ động, lặp đi, lặp lạikhông hợp tác

- Bạn bè cùng lứa hoạt động độc lập hoặccạnh tranh với nhau

- HS với những khả năng giống nhau đượchoạc theo nhóm

- Chuẩn hóa chương trình, phương phápdạy học và cách đánh giá

- Một số là thành viên của tập thể, số khác

Trang 4

- Lớp học có tỉ lệ HS hợp lý

- Mọi học sinh đều được hưởng

cùng một chương trình phổ thông

- GV phổ thông và chuyên biệt cùng

chia sẻ trách nhiệm GD mọi đối tượng

học sinh

- Sự đa dạng được đánh giá cao

- Chú trọng đến điểm mạnh của học

sinh

- Với phương pháp dạy học đa dạng,

học sinh tham gia vào các hoạt động

chung và đạt được các kế quả khác nhau

- Cân bằng giữa hiệu quả về mặt

kiến thức và xã hội

- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển

tiếp của học sinh

phải đánh đổi để được là thành viên của tập thể

- Sự đa dạng không được đánh giá cao

- Chú trọng đến điểm yếu của học sinh

- Với phương pháp dạy học đã được chuẩnhóa, học sinh tham gia vào các hoạt độngchuyên biệt

- Chú trọng đến hiệu quả về mặt kiến thức

- Không có kế hoạch cho quá trình chuyểntiếp học sinh

2 Đặc điểm của giáo dục hòa nhập

- Giáo dục cho tất cả mọi người

- Linh hoạt

- Giảng dạy cá nhân

- Học tập trong các điều kiện hội nhập

- Nhấn mạnh vào học tập

- Lấy trẻ em làm trung tâm

- Tổng thể

- Bình đẳng hóa cơ hội cho tất cả mọi người

- Giáo dục cho một số người

- Tĩnh

- Giảng dạy tập thể

- Học tập trong các điều kiện phân biệt

- Nhấn mạnh vào giảng dạy

- Lấy môn học làm trung tâm

- Chẩn đoán, miêu tả

- Tách biệt, làm hạn chế các cơ hội

Chương trình học và phương pháp dạy học

truyền thống dựa vào mục tiêu

Chương trình học và pp dạy học của giáo dục hòa nhập dựa vào quá trình.

- Giáo viên truyền thụ kiến thức

- Giáo viên từ xa, không tham gia và

không chịu trách nhiệm

- Dựa vào sách giáo khoa là chính

- Một phương pháp dạy cho tất cả các trẻ

- Nội dung dạy học cố định

- Giáo viên tham gia và chịu tráchnhiệm

- Nội dung học dựa trên các nguồn tàiliệu khác nhau

- Các phương pháp dạy học khác nhau, đa dạng

- Nội dung dạy học linh hoạt và có bổ sung

- Tập trung vào nhóm và các cá nhân

- Phân nhóm tùy theo sở thích, nhu cầu

và khả năng của trẻ

Trang 5

IV TÍNH TẤT YẾU CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP

1 Theo UNESCO

Giáo dục hòa nhập là một xu thế tất yếu của thời đại Tại Hội nghị giáo dục cho trẻkhuyết tật tại Agra, Ấn Độ (3/1998) UNESCO đã đưa ra 10 lý do cơ bản để tiến hànhgiáo dục hòa nhập là:

- Tất cả các trẻ em có quyền được học cùng nhau

- Không được đánh giá thấp hoặc xa lánh, tách biệt, kỳ thị trẻ chỉ vì sự khuyết tậthoặc những khó khăn về học của trẻ

- Những người khuyết tật trưởng thành cho rằng họ là “Những người còn sót lại củanền giáo dục chuyên biệt” đang đòi hỏi phải chấm dứt sự tách biệt

- Không có lý do chính đáng nào để tách biệt trẻ trong giáo dục Trẻ em cần có nhau,chúng học hỏi lần nhau Chúng không cần người lớn phải bảo vệ chúng khỏi những đứatrẻ khác

- Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em học tập tri thức và tương tác xã hội tốt hơntrong trường hòa nhập

- Không có sự chăm sóc hay giáo dục nào trong trường chuyên biệt có thể thay thếcho trường bình thường

- Với những cam kết và hỗ trợ đã nêu, GDHN là một cách sử dụng các nguồn lựcgiáo dục một cách hiệu quả

- Sự tách biệt sẽ khiến mọi người sợ hãi hoặc lãng quên và thành kiến với đứa trẻ

- Mọi trẻ em cần được hưởng một sự giáo dục phù hợp để giúp chúng phát triển cácmối quan hệ và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống hòa nhập sau này

- Chỉ có giáo dục hòa nhập mới có khả năng giảm đi sự sợ hãi, mặc cảm và xây dựngtình bạn, sự tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhau

Tất cả những điều trên ở phương thức giáo dục khác khó có thể đạt được

2 Theo Việt Nam

Có rất nhiều lý do để tiến hành giáo dục hòa nhập, trong đó tập trung vào 6 lý do cơbản sau:

2.1 Giáo dục hòa nhập đáp ứng mục tiêu giáo dục con người.

Bốn mục tiêu được UNESCO đề xuất là:

a Tính hòa nhập, quy thuộc

- Trẻ được chung sống, học tập và làm việc trong gia đình, cộng đồng và xã hội nơicác em được sinh ra, lớn lên và phát triển

- Mọi trẻ đều được chào đón và được tôn trọng

- Mọi trẻ đều phải biết sống hòa nhập, hợp tác và chia sẻ với nhau

- Trẻ được học trong môi trường GDHN, là cơ hội để các em được khẳng định mình

là thành viên “chính thức”, được tham gia và đóng góp cho cộng đồng

- Tất cả những điều trên ở phương thức giáo dục khác khó có thể đạt được

Trang 6

b Thông đạt kiến thức, kỹ năng

- Thành đạt và có khả năng tốt trong một hoặc vài lĩnh vực; được phát triển toàndiện; có tư duy linh hoạt và năng lực giải quyết các vấn đề; có động cơ đúng đắn, có trithức văn hóa và có khả năng làm chủ kỹ thuật; được tiếp tục học tập và có khả năng caotrong lĩnh vực quan tâm

- Những kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với nhu cầu, năng lực của trẻ

c Tính độc lập

- Mọi trẻ đều có cơ hội chọn nghề và tin yêu công việc đã chọn Có trách nhiệm cánhân cao, chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình Được độc lập trongmọi lĩnh vực

- Để đạt được mục tiêu trên cần dạy trẻ lòng tự trọng, tự tin, tự học hỏi biết chấpnhận, tiếp nhận thông tin, có độc lập, tự chủ và sáng tạo

2.2 Thay đổi quan điểm giáo dục

- Quan điểm trước đây cho rằng, càng phân loại trẻ em càng tỉ mỉ càng tốt Nhữngtrẻ sau khi được phân loại cần được dạy theo một chương trình riêng, theo một phươngpháp riêng Thực tế cho thấy, việc giáo dục theo quan điểm này không mang lại hiệuquả cao

- Ngày nay, xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập,tích cực của học sinh đang trở nên phổ biến, và đem lại hiệu quả cao

- Giáo dục hòa nhập dựa vào quan điểm giáo dục, dạy học dựa vào khả năng, sởthích và đáp ứng nhu cầu của mỗi trẻ Điều này thúc đẩy quá trình đổi mới phương phápdạy học hiện nay

2.3 Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục tốt cho mọi học sinh

- Giáo dục hòa nhập tạo cơ hội cho mọi trẻ thể hiện mình, với sự hỗ trợ của bạn bè,thấy cô giáo, cùng với ý chí vươn lên trẻ sẽ học tập được nhiều hơn, có kiến thức vănhóa, có kỹ năng sống Trẻ có những khó khăn khác nhau đều có thể tiến bộ hơn, cáctiềm năng của trẻ được khơi dậy, và phát triển tốt hơn so với các môi trường giáo dụckhác

- Giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn mang lạilợi ích cho trẻ bình thường và cho xã hội

- Thực tế hơn 10 năm tiến hành Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam đã mang lại nhữnghiệu quả đối với các đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau như sau:

+ Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Thông qua giao lưu với bạn bè trẻ xóa được mặc cảm, tự ti,

kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, tính độc lập cũng được phát triển mạnh

+ Trẻ khiếm thị: Bớt khó khăn trong việc đi lại, trẻ có nhiều bạn bè, hội nhập dễ dàng,

có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp

+ Trẻ khiếm thính: Qua quan hệ với bạn bè trẻ học được cách giao tiếp, có nhiều cơ hội đểphát triển khả năng của mình, tư duy của trẻ được tốt hơn qua học tập và sinh hoạt

Trang 7

+ Trẻ khó khăn vận động: Được học tập để có thể phát triển tài năng, được bạn bègiúp đỡ, xóa bỏ dần sự lệ thuộc vào người khác.

2.4.Giáo dục hòa nhập thực hiện các văn bản pháp quy của Quốc tế và Việt Nam

- Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trongCông ước quốc tế về quyền trẻ em (điều 8, điều 23), Trong Công ước về giáo dục chomọi người và gần đây nhất, trong Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca (Tây BanNha 1994): Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyềnđược học trong các trường phổ thông và các trường đó phải được thay đổi để tất cả các

em đều được học”

- Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc đã thừa nhận những nguyên tắc

cơ bản về quyền của người tàn tật, đặc biệt là quyền được giáo dục Trong đó nhấn mạnh:Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung, khôngphân biệt các dạng khuyết tật của trẻ, kể cả những em bị khuyết tật nặng

- Vấn đề trên đã được mở rộng trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người(1990) Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo dục đặcbiệt cho trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ khuyết tậtnhư là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các quyền

cơ bản của trẻ khuyết tật Trong đó nhấn mạnh: Mọi trẻ em phải được cung cấp các dịch

vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân về mọi mặt, nhân cách, nănglực, tài năng

- Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều văn bản pháp quy đề cập đến trẻ khuyết tật, trong

đó tiêu biểu là:

+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991

+ Luật phổ cập giáo dục 1991

+ Pháp lệnh về người tàn tật được ban hành năm 1998 (điều 16)

+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 (tại điều 50 và điều 52)

+ Nghị định số 55.1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh người tàntật 1998

Tất cả những văn bản trên đều đề cập đến vấn đề mọi trẻ khuyết tật đều có quyền nhưmọi trẻ em khác và nhà nước phải tạo mọi điều kiện, ưu tiên thực hiện các quyền đó

2.5 Tính kinh tế của giáo dục hòa nhập

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục có hiệu quả kinh tế vì nhiều trẻ được đihọc và chi phí đỡ tốn kém Kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật bao gồm các chi phícho học sinh, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học

Theo số liệu tổng hợp từ các cơ sở, chi phí cho một trẻ khiếm thính trong một nămnội trú khoảng 5 triệu đồng, trong trường bán trú khoảng 2.5 triệu đồng, trong đó chưatính kinh phí đào tạo giáo viên và máy trợ thính

Tuy nhiên Giáo dục hòa nhập không chỉ để giải quyết vấn đề ngân sách mà điều quantrọng là làm thế nào để trẻ được hưởng lợi nhiều nhất Do đó cần tránh tư tưởng chorằng giáo dục hòa nhập ít tốn kém hơn nhiều so với giáo dục chuyên biệt nên không cầnchi phí nhiều

2.6 Giáo dục hòa nhập huy động được sự tham gia của cộng đồng

Trang 8

- Giáo dục hòa nhập được thực hiện trong cộng đồng và dựa vào cộng đồng Theoquan điểm giáo dục hòa nhập thì những khó khăn hay khuyết tật không phải là của riêngtrẻ em mà là sự quan tâm, trách nhiệm chung của gia đình, cộng đồng và xã hội Mọingười đều có trách nhiệm chia sẻ những khó khăn của các em, đồng cảm và hỗ trợ các

em vượt qua những khó khăn đó

- Trẻ em sinh ra và lớn lên gắn liền với gia đình và cộng đồng Vì vậy, có thể nói giađình và cộng đồng là cái nôi trưởng thành của các em Đây là một trong những yếu tố có

ý nghĩa to lớn góp phần tăng cường hiệu quả giáo dục hòa nhập

- Giáo dục hòa nhập sẽ tạo cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục cóđiều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung Đây cũng là môi trường mà mọi ngườitrong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn nhu cầu vàtiềm năng của các em, những mặt mạnh cũng như những khó khăn của các em từ đó cónhững hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ được phát triển tốtnhất

- Đối với trẻ khuyết tật, cần được thực hiện các nội dung phục hồi chức năng, kỹnăng tự phục vụ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến trường, kể cả việc chuẩn bị các yếu tốphục vụ cho việc học tập môn văn hóa Những vấn đề này sẽ được thực hiện tốt nhấttrong cộng đồng, có sự hỗ trợ tham gia của cộng đồng

V XU THẾ CỦA GIÁO DỤC HÒA NHẬP

1 Thực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay

Khái niệm giáo dục hòa nhập trong xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi trên toàn thếgiới, từ chỗ chỉ đơn thuần là giới thiệu hoặc hòa nhập trẻ em và những cá nhân khuyếttật đến sự hiểu biết rằng sự đa dạng trong một lớp học, bao gồm một loạt các năngkhiếu, khả năng và cá tính dẫn đến sự đổi mới, học tập và phát triển

Ở Việt Nam sự tập trung chủ yếu vào các nhóm trẻ xác định là khó khăn và cónguy cơ thiệt thòi cao để đảm bảo những nhóm trẻ này có cơ hội tiếp cận với dịch vụgiáo dục và các dịch vụ giáo dục khác vì sự phát triển và an sinh của các em Kế hoạchphát triển giáo dục 2001- 2010 đã lấy câu sau làm minh chứng: “Nguồn nhân lực cóchuyên môn cao là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình hiện đạihóa” và kêu gọi “một hệ thống giáo dục phổ biến, mang tính quốc gia, khoa học, tạo cơhội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người”

I.1 Những thành tựu

a Về chính sách và chiến lược

Việt Nam đã có chính sách phù hợp ở cấp quốc gia về phát triển giáo dục hòa nhập để

hỗ trợ mọi học sinh tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ Trong đó có 3 văn bản chính sáchquan trọng trực tiếp đề cập tới giáo dục hòa nhập, hỗ trợ mọi trẻ em, bao gồm cả trẻ emkhuyết tật

+ Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015 (6/2003)

+ Chiến lược kinh tế - xã hội (2001- 2010)

+ Chiến lược phát triển giáo dục (2001 – 2010)

Trọng tâm của ba văn bản là tập trung nguồn lực để nâng cao chất lượng dạy vàhọc trong lớp học nhằm giúp tất cả học sinh được tiếp cận với chương trình quốc gia

- Thực hiện nghị định 26/NĐ – CP (4/1995)

Trang 9

- Năm 2002, Bộ Giáo dục đã thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật trên cảnước Đến nay cả 63 tỉnh thành đã thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và triểnkhai hoạt động từ trung ương đến địa phương.

- Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học đều nhấn mạnh đến việc giáo dục hòa nhập Kế hoạch năm học của các nhàtrường đã cụ thể hóa công tác giáo dục hòa nhập bằng một loạt các hành động: Pháthiện, xác định nhu cầu và huy động trẻ khuyết tật ra lớp học; biên chế và phân cônggiáo viên trực tiếp hỗ trợ; Đánh giá chất lượng giáo dục và dạy hòa nhập; Khuyến khích

và hỗ trợ giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật; Huy động các lực lượng cùng tham gia

- Đến nay đã có 05 trường đại học thành lập khoa hoặc tổ bộ môn giáo dục hòanhập, bao gồm: ĐHSP HN, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại họcQuy Nhơn và Đại học Cần Thơ Có 03 trường cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáodục đặc biệt: Trường CĐSP Trung ương, CĐSP TƯ Nha Trang, CĐSP TƯ Thành phố

Hồ Chí Minh

- Hơn 10 trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cùng hệthống dịch vụ hỗ trợ ban đầu đã ra đời và đi vào hoạt động ở một số địa phương

c Việc thu thập giữ liệu về trẻ khuyết tật

- Năm học 1996 – 1997 có 42.000 trẻ khuyết tật đi học Năm học 2005 – 2006 có230.000 và tính đến năm học 2008-2009, cả nước có gần 390.000 trẻ khuyết tật được đihọc và 7.500 trẻ học trong 106 cơ sở giáo dục chuyên biệt Con số này chỉ đạt 40% sovới kế hoạch đề ra

d Về phát triển nguồn nhân lực

- Các trường ĐH và CĐ có khoa hoặc bộ môn GDĐB đã đạt được những thành côngnhất định trong việc cung cấp giáo viên và cán bộ quản lý cho hoạt động giáo dục hòanhập

- Trong 10 năm qua có khoảng 2.8% giáo viên tiểu học đã được tập huấn về giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, 542 cán bộ quản lý giáo dục của 64 tỉnh thành phố vàtất cả trường CĐ và ĐH sư phạm trong cả nước có giảng viên được bồi dưỡng về giáodục hòa nhập

Trang 10

- Việc xây dựng chiến lược giáo dục cho mọi trẻ em mới chỉ tập trung vào nhómtrẻ như trẻ khuyết tật và trẻ dân tộc thiểu số nhưng vẫn thiếu đồng bộ.

- Chưa xây dựng được một cơ chế đồng bộ mang tính tổng thể, hệ thống cho mọi trẻ

b Về việc tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập đã được thể chế hóa.

- Trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giáo dục cho các nhóm trẻ thiệt thòi khác nhauđược thực hiện một cách chưa đồng bộ

- Nhu cầu tăng cường năng lực để hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong lớp học còn chưađược chú ý một cách đồng bộ

- Các trường chuyên biệt vẫn chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách đầy đủ

- Công tác đào tạo, phát triển giáo viên chưa được thể chế hóa

- Chương trình, tài liệu phục vụ cho GDHN còn thiếu thốn

- Nguồn ngân sách chi cho giáo dục hòa nhập chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế

c Về việc thu thập dữ liệu và và tỉ lệ trẻ khuyết tật

- Việc thu thập dữ liệu trong lĩnh vực giáo dục hoà nhập mới chỉ tập trung vào trẻkhuyết tật, còn những trẻ khó khăn về phát triển thường bị bỏ sót

- Số liệu thống kê được chủ yếu tập trung vào trẻ trong nhà trường

d Về việc phát triển nguồn nhân lực

- Năng lực của các cơ sở đào tạo về giáo dục đặc biệt còn nhiều bất cập, chưa đápứng được cả về số lượng và chất lượng

- Lực lượng tham gia vào quá trình GDHN đặc biệt là các nhà quản lý cũng chưa đảmbảo cả về số lượng và chất lượng

e Các dịch vụ hỗ trợ

- Hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ cho giáo viên, học sinh và gia đình học sinh còn rời rạc,

lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ chưa cao

=> Từ những khó khăn trên, khó có thể đạt được mục tiêu đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng

và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.

2 Bối cảnh của GDHN

2.1 Bối cảnh quốc tế

- Giáo dục hòa nhập là một cách tiếp cận phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tậpcho tất cả trẻ em, với sự tập trung cụ thể vào những ai có nguy cơ bị tách với môitrường xã hội Nguyên tắc giáo dục hoà nhập được thông qua tại Hội nghị quốc tế vềgiáo dục theo nhu cầu đặc biệt

- Ý tưởng Giáo dục hòa nhập được hỗ trợ thêm bởi những quy chuẩn của Liên hợpquốc về bình đẳng cơ hội đối với những người khuyết tật, tuyên bố tất cả mọi người đều

có quyền tham gia và bình đẳng

- Trong báo cáo giám sát toàn cầu năm 2006 về giáo dục cho mọi người: Học chữ đểsống, các chính sách hoà nhập được xem là vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêugiáo dục cho mọi người Báo cáo tập trung vào mức độ biết chữ và các nhóm có hoàncảnh khó khăn đã bị tách biệt khỏi một xã hội chính thống do những lý do xã hội, chínhtrị, văn hóa

Trang 11

- Cộng đồng quốc tế thấy cần thiết phải tiến hành giáo dục hoà nhập, để cung cấp cácdịch vụ có chất lượng và cải thiện những cơ hội tiếp cận những dịch vụ này cho nhữngđối tượng thiệt thòi hiện chưa được hoà nhập trong xã hội.

2.1 Bối cảnh trong nước

- Phát triển giáo dục là quốc sách vì giáo dục được xem là động lực phát triển kinh tế xãhội

- Giáo dục hoà nhập hỗ trợ các mục tiêu chung của kế hoạch chiến lược phát triểngiáo dục 2001 - 2010 bằng cách tập trung vào chất lượng dạy học

3.Cơ hội và thách thức

3.1.Cơ hội: Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tạo ra các cơ hội và thách thức đối

với sự phát triển giáo dục hoà nhập Các hoạt động trước đây chưa hoàn toàn đúngnghĩa của giáo dục hoà nhập Việc tập trung vào trẻ khuyết tật theo kiểu phân loạitruyền thống một mức độ nào đó đã làm tăng nhu cầu của trẻ em gặp khó khăn trong

học tập và làm hiểu sai cụm từ "hoà nhập" Tuy nhiên, các sáng kiến gần đây của chính

phủ cùng với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đã bắt đầu tăng cường các chương trình tậptrung vào tất cả đối tượng của hệ thống giáo dục, từ đó tạo cơ sở xác định nhu cầu vàthực hiện giáo dục hoà nhập

3.2 Thách thức

- Hoạt động thu thập dữ liệu về trẻ em ở độ tuổi tiểu học và mầm non hiện ch ưađưa ra đầy đủ thông tin để cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, gia đ ình và giáoviên dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt Để xác định những trẻ có khó khăn trong học tậpcần đề ra các biện pháp giúp giáo viên và gia đình xác định khó khăn của trẻ ngay từgiai đoạn đầu phát triển của trẻ, và biện pháp giúp giáo viên, cán bộ quản lý xâydựng kế hoạch giáo dục, theo dõi và đánh giá trẻ

Nếu có biện pháp xác định nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ, cần đảm bảo mọi trẻ tiếpcận với các biện pháp này dưới góc độ giáo dục, kinh tế - xã hội, văn hoá - xã hôi và môitrường Trách nhiệm của nhà trường là tháo gỡ khó khăn, rào cản để trẻ có thể tiếp cậnđược với lớp học và chương trình học

- Để giúp trẻ tiếp cận với chương trình học thì giáo viên phải nhận thức rằng mỗi trẻ

là một cá nhân có nhu cầu học tập khác nhau Đối với những trẻ có nhu cầu giáo dụcđặc biệt mà khả năng của giáo viên chưa đáp ứng cần trang bị cho giáo viên kiến thức

và kĩ năng để dạy học có hiệu quả cho những trẻ này

- Để đáp ứng được công tác giảng dạy nêu trên, cần có các hỗ trợ và công cụ quản lýthích hợp tại tất cả các cấp của hệ thống giáo dục Giáo dục và các dịch vụ liên quan khácđược cung cấp cho trẻ và gia đình trẻ thông qua trường học, do đó cần tăng cường năng lựcquản lý của trường học trong việc cung cấp dịch vụ cũng như hoạt động lập kế hoạch pháttriển trường học Tương tự như vậy, cần tăng cường công tác quản lý lãnh đạo tại cấphuyện, tỉnh để đảm bảo tất cả các trường đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, trẻ và giađình trẻ

- Ngoài ra, các mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng phải đảm bảo được rằng mọi trẻ đều đượctiếp cận với các dịch vụ giáo dục ở địa phương

- Để thúc đẩy hoạt động giáo dục với tất cả cơ hội và thách thức nói trên cần tăngcường sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau và giữa các đơn vị, các cấp giáo dục.Thách thức của Việt Nam là phát triển một hệ thống giáo dục đa ngành, có tổ chức,

Trang 12

trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng ngành trong việc cung cấp từ hai dịch vụ trởlên, ví dụ như phát hiện sớm và hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt

4 Định hướng Kế hoạch phát triển giáo dục hoà nhập ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Nhằm đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết với cộngđồng quốc tế trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hộihòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật” và “ Kế hoạch hành động quốcgia giáo dục cho mọi người, giai đoạn 2003-2015”, Việt Nam xác định kế hoạch pháttriển giáo dục hoà nhập trong thời gian tới như sau:

4.1. Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục hòa nhập

Nguyên tắc đổi mới quan điểm xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục hoànhập là:

- Chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền conngười và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồnnhân lực

- Thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hộitiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

4 2 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục hoà nhập

Với mục đích làm chuyển biến một cách cơ bản nhận thức của xã hội và bản thâncác đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về vấn đề giáo dục hoà nhập, giúp đỡ tạo điềukiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn các cơ hội tiếp cận một nền giáo dục có chấtlượng để mau chóng hòa nhập cộng đồng

- Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền Luật Người khuyết tật và những chủ trương,chính sách, chương trình trợ giúp giáo dục hoà nhập

- Nêu gương tốt về các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộcsống và những tổ chức, cá nhân hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục hoànhập

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên hỗ trợ tham gia giáo dục hoà nhập

4 3 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục hoà nhập

Với mục đích xây dựng hệ thống thống kê, dự báo về nhu cầu giáo dục hoà nhập,nắm chắc số lượng, loại và mức độ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thực trạng độingũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục hoà nhập, cơ sở vật chất, thiết bị phục

vụ giáo dục hoà nhập nhằm xây dựng chiến lược và kế hoạch giáo dục hoà nhập phùhợp

- Nội dung: Tiến hành khảo sát, phân loại, mức độ nhu cầu giáo dục đặc biệttrong toàn quốc; xây dựng hệ thống thống kê, dự báo cập nhật từng năm về nhu cầu giáodục hoà nhập cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

4 4 Đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập

- Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sưphạm về giáo dục đặc biệt; đảm bảo có ít nhất 1 đến 2 học phần về giáo dục hoà nhập.Tăng cường công tác đào tạo giáo viên nòng cốt trực tiếp dạy trẻ em có hoàn cảnh khókhăn theo nhiều hình thức Mở thêm mã ngành đào tạo cử nhân sư phạm cho các trường

Trang 13

sư phạm khu vực; các trường sư phạm địa phương; đào tạo, cấp chứng chỉ, mở mãngành đào tạo cao học về giáo dục đặc biệt

- Xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ quản lý giáodục, giáo viên tham gia giáo dục hoà nhập Đẩy nhanh bồi dưỡng chuyên môn về canthiệp sớm, giáo dục hoà nhập cho cán bộ, giáo viên cốt cán để đội ngũ này tiến hành bồidưỡng giáo viên trực tiếp dạy trẻ ở mầm non, tiểu học, THCS Các khoá bồi dưỡng cóthể ngắn hạn theo đợt, theo các chuyên đề với nội dung về từng đối tượng trẻ khác nhau

4.5 Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục hoà nhập

Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo nhằm triển khai chủ trương giáo dục hoànhập của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cơ hội được tiếp cận giáo dục của các đối tượng

có hoàn cảnh khó khăn

+ Đảm bảo các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách củaNhà nước và hỗ trợ của xã hội về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa,học nghề, việc làm, hưởng thụ văn hóa, thể thao, giải trí, trợ giúp pháp lý, tiếp cận côngtrình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông và các dịch vụ chăm sóckhác phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cá nhân

+ Nhà nước bố trí ngân sách thích hợp hàng năm, để thực hiện chính sách đối vớicác đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

+ Có chính sách quốc gia về hỗ trợ trẻ khuyết tật (học bổng, sách giáo khoa, tàiliệu trang thiết bị học tập )

+ Ban hµnh chính sách khuyến khích, động viên giáo viên dạy trẻ khuyết tật(chế độ đãi ngộ, tuyển dụng, phụ cấp ưu đãi )

+ Bảo trợ xã hội, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong chăm sóc sứckhỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình côngcộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ

xã hội và hỗ trợ đối với người khuyết tật

+ Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc, trợ giúp trong giáodục hoà nhập

4.6 Xây dựng, ban hành các chương trình, tài liệu, thiết bị giáo dục hòa nhập

Mục đích: Cung cấp cho người học, người dạy bộ chương trình, tài liệu hoànchỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn ở mọicấp học

- Chương trình, hệ thống tài liệu, sách, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục trẻkhuyết tật cần được xây dựng, thẩm định, ban hành thống nhất; các chương trình cần cảitiến, bổ sung phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Xây dựng cơ sở sản xuất sách giáo khoa, tài liệu, kí hiệu chữ nổi cho học sinhkhiếm thị; xây dựng và ban hành tài liệu ngôn ngữ kí hiệu, đồng thời cung cấp trangthiết bị trợ thính cho trẻ khiếm thính Phát triển tài liệu dạy các kĩ năng xã hội, điềuchỉnh hành vi và dạy các khái niệm thông thường cho trẻ chậm phát triển; Phát triểnchương trình dạy trẻ nói đúng tiếng Việt cho trẻ khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, trẻ emngười dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết ít tiếng Việt và trẻ khuyết tật

- Thu thập, phát triển, biên soạn và xuất bản tài liệu ký hiệu ngôn ngữ; đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thông dịch viên về kí hiệu ngôn ngữ; bồi dưỡng học sinh,

Trang 14

người điếc sử dụng, truyền bá ký hiệu ngôn ngữ thống nhất, từng bước đưa phụ đề dịchcác chương trình thời sự, chính thức sang ngôn ngữ ký hiệu trên đài truyền hình ViệtNam và địa phương

4.7 Hình thành hệ thống dịch vụ chuyên môn hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập

Mục đích: Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật và cơ sở vật chất cho việc xâydựng và hoạt động của các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập với quy mô

từ tỉnh, đến vùng và khu vực; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên trong các trung tâm đã có và các cơ sở giáo dục chuyên biệt để thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập

- Tổ chức hệ thống dịch vụ công hỗ trợ công tác người khuyết tật, trong đó có

giáo dục trẻ khuyết tật Xây dựng môi trường không vật cản cho người khuyết tật, tạo

cơ hội cho trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cộng đồng

- Các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập cần được thành lập trên cơ sở địa bàn,vùng kinh tế hoặc theo số lượng trẻ khuyết tật Cần có cơ cấu tổng hợp nhiều dạng khókhăn, hoặc theo các dạng khuyết tật Với những địa phương chưa có trường chuyên biệt,

có thể xây dựng Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các địa phương đã có trườngchuyên biệt, cần nâng cấp, tăng cường năng lực và bổ sung các chức năng để chuyểnđổi thành các trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập nhằm tạo cơ hội cho tất cả trẻ khuyếttật được chăm sóc, giáo dục và hòa nhập cộng đồng Phấn đấu trong tương lai gần, cácTrung tâm hỗ trợ phát triển GDHN đều được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trongtoàn quốc

Xây dựng 8 Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tại 8 vùng kinh tế

-xã hội trong cả nước

4.8 Xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật

Mục đích để đánh giá cho phù hợp năng lực của học sinh, tạo điều kiện để họcsinh tiếp cận môi trường giáo dục

Xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật

ở các cấp học

Việt Nam đang làm tất cả để nâng cao tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học

và tạo cơ hội để mọi trẻ em này được hưởng nền giáo dục có chất lượng với các phươngthức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện, khả năng của mỗi đối tượng

Câu hỏi ôn tập

1.Anh (chị) hiểu thế nào là giáo dục hòa nhập?

2.Trình bày các quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập?

3.Phân tích tính tất yếu của giáo dục hòa nhập?

Thực hành- thảo luận

1.Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của giáo dục hòa nhập trong giai đoạnhiện nay? Nêu những giải pháp cơ bản để khắc phục những khó khăn nhằm thực hiệntốt nhất mục tiêu giáo dục hòa nhập đã đề ra

2.Sưu tầm một số bài báo, hình ảnh liên quan tới vấn đề giáo dục hòa nhập hiện nay

Trang 15

ƯƠNG II: GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

TRONG TRƯỜNG MẦM NON

I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC NHÓM TRẺ CÓ NHU CẦU

ĐẶC BIỆT

1 Khái niệm và phân loại trẻ có nhu cầu đặc biệt

1.1 Khái niệm

Trẻ có nhu cầu đặc biệt còn được gọi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo điều 3 của

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (6/2004): Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em

có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng

1.2 Phân loại trẻ em có nhu cầu đặc biệt

Theo điều 40 của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (6/2004) thì trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt bao gồm: Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi; trẻ emkhuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học màu da cam; trẻ em bị nhiễmHIV/ADS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, bị tiếp xúc với chất độc hại; trẻ

em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ emnghiện ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục

Trong phạm vi bài học chỉ tập trung đề cập đến 3 nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt đó là:

- Nhóm trẻ em khuyết tật

- Nhóm trẻ bị bỏ rơi và trẻ mồ côi không nơi nương tựa

- Nhóm trẻ em nghèo và trẻ em vùng sâu vùng xa, vùng sông nước

2 Đặc điểm trẻ có nhu cầu đặc biệt

2.1 Nhóm trẻ khuyết tật

2.1.1 Khái niệm

Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơthể hoạt động không bình thường dẫn đến trẻ gặp khó khăn nhất định và không thể theođược chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương phápgiáo dục – dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết

2.1.2 Các dạng trẻ khuyết tật

2 1.2.1Trẻ khiếm thính

a Khái niệm về trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đếnnhững khó khăn về ngôn ngữ và trong giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức vàcác chức năng tâm lý khác của trẻ

Theo quy định của tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu độ mất thính lực trung bình từ50dB trở lên, hay nói một cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn một câu nói ởkhoảng cách 1m là trẻ khiếm thính Nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình 80dB, nghĩa

là chỉ nghe được những tiếng động mạnh, kề sát tai thường những trường hợp này gọi làđiếc

b Một số dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính

Trong cuộc sống hàng ngày ta có thể nhận biết trẻ khiếm thính qua một số dấu hiệu sau:Trong khi trẻ còn nhỏ (1-2 tuổi) chúng ta cần quan tâm xem trẻ có phản ứng gì vớinhững tiếng động hay lời nói hay không Thông thường trẻ 1 tuổi, khi nằm ngủ hay giật

Trang 16

mình với những tiếng động mạnh, bất ngờ Khi trẻ thức bao giờ trẻ cũng có phản ứngquay đầu lại hoặc nhoẻn miệng cười khi có tiếng gọi Nếu thấy trẻ không có phản ứng

gì với các tác động âm thanh khi đã thử nhiều lần, ta có thể nghi vấn trẻ có thể khôngnghe được

Khi trẻ lớn (khoảng 3-4 tuổi), một hiện tượng dễ quan sát nhất là sự hình thành vàphát triển tiếng nói Trong giai đoạn này, trẻ em rất thích nói, cái gì cũng hỏi, lúc nàocũng nói Nhưng nếu không thấy trẻ nói chúng ta cũng có thể nghi vấn thính giác của trẻ

có vấn đề Đôi khi trẻ nghe được nhưng trẻ không nói được và cũng có trường hợp ởmột số trẻ chậm nói hơn so với bình thường Cho nên nếu có nghi vấn, chúng ta cần nhờđến sự giúp đỡ của các cán bộ chuyên khoa Tai mũi họng

Khi tổ chức hoạt động yêu cầu trẻ hoạt động theo nhóm nhưng trẻ lại tách mình rakhỏi các hoạt động trong nhóm và góc chơi

c Phân loại mức độ khiếm thính

Có 4 mức dộ khác nhau dựa trên sự suy giảm sức nghe của trẻ:

+ Khiếm thính nhẹ: Trẻ nghe được những âm thanh có cường độ khoảng 21 – 40 dB.

(đề -xi – ben, điếc nhẹ) Trẻ còn nghe được âm thanh, lời nói bình thường trong môitrường yên tĩnh và nhìn được hình miệng của người nói Trong lớp học có âm thanh nềnlớn, trẻ sẽ gặp khó khăn, nghe không đầy đủ

+ Khiếm thính trung bình: Trẻ nghe được những âm thanh có cường độ khoảng 41 – 70

dB Trẻ nghe được tiếng nói to khi nhìn miệng, trong môi trường yên tĩnh Nếu có máy trợthính phù hợp, trẻ có thể nghe được bình thường

+ Khiếm thính năng: Trẻ nghe được những âm thanh có cường độ khoảng 71– 90 dB.

Trẻ có thể nghe được một số âm thanh tiếng nói nếu được sử dụng máy trợ thính phùhợp Nếu không được trợ thính phù hợp trẻ khó có thể giao tiếp bằng lời nói

+ Khiếm thính rất nặng: Trẻ nghe được những âm thanh có cường độ > 90 dB Trẻ có

thể nghe được một số âm thanh tiếng nói nếu được trang bị máy trợ thính phù hợp, đượcluyện tập từ nhỏ, tiếng nói của trẻ không hoàn chỉnh hoặc không có Trẻ chủ yếu giaotiếp bằng cử chỉ

d Nguyên nhân

Khuyết tật thính giác ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra Nguyên nhân phổbiến nhất gây nên khuyết tật thính giác ở trẻ em nước ta là do nhiễm độc Nhiều trẻ emsau một thời gian điều trị một số bệnh bằng thuốc kháng sinh đã bị suy giảm sức nghe

rõ rệt nhất là lứa tuổi từ 0 – 6 tuổi Có một số loại kháng sinh rất nhạy cảm với thínhgiác (Streptomicine) Nhiều trẻ chỉ sử dụng ít lần trong điều trị viêm phổi là bị khuyếttật thính giác ngay sau khi khỏi bệnh Theo điều tra của Viện Khoa học giáo dục thìkhoảng 10% số trẻ khuyết tật thính giác do nguyên nhân này

Nguyên nhân thứ hai gây nên khuyết tật thính giác ở trẻ em là bị viêm tai giữa một bệnh thường gặp ở trẻ từ 0 – 6 tuổi Nhiều trẻ mắc bệnh viêm tai do nhiều nguyênnhân khác nhau nhưng không được chữa trị kịp thời nên gây hậu quả mất hoặc suy giảmsức nghe Do vậy, một trong những điều cần thiết trong việc chăm sóc trẻ là phòng ngừatật điếc ở trẻ em mà trước tiên là phòng chống viêm tai

-Ngoài ra, khuyết tật thính giác ở trẻ em còn do nhiều nguyên nhân khác như:Nhiễm độc, nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai, hoặc điếc do di truyền Điếc do di

Trang 17

truyền thường rất nặng, dẫn đến mất ngôn ngữ, câm, nhưng nguyên nhân này khôngnhiều chỉ chiếm khoảng 1% số trường hợp khuyết tật thính giác.

e Một số đặc điểm cơ bản của trẻ khiếm thính

đó, trẻ không thể nhận thức được một cách đầy đủ các yếu tố, các thuộc tính bề ngoàicủa sự vật, hiện tượng

Cơ quan phân tích bị rối loạn làm cho quá trình phối hợp giữa các cơ quan cảmthụ không thực hiện được hoặc sự phối hợp không tốt, điều đó ảnh hưởng đến việc nhậnthức được tính toàn diện của sự vật, hiện tượng Sự rối loạn trong quá trình phối hợplàm cho trẻ khó định vị được đồ vật, sự vật, hiện tượng không ở trong tầm quan sát bằngmắt mà bằng âm thanh phát ra

Tuy nhiên trẻ khiếm thính sẽ có khả năng nhạy bén hơn, tinh tế hơn ở cảm giác nhìn.Trẻ có thể “nghe được bằng mắt”, cảm thụ được độ rung động của âm thanh bằng xúcgiác khi phát âm đưa tay đặt lên cổ…

Giáo viên cần chú ý rèn luyện cảm giác nhìn để làm chức năng thay thế

+ Nhận thức lý tính

Tư duy trực quan hành động và ngôn ngữ của trẻ kém phát triển, nên quá trình nhậnthức của trẻ thường bắt đầu từ cấp độ tư duy trực quan hành động Việc giải quyếtnhiệm vụ được thực hiện bằng các hành động vận động cụ thể, trong những tình huốngnhất định và có thể quan sát được Ví dụ: Trẻ dễ dàng bắt chước vẽ theo mẫu có sẵn,làm lắp ghép các con số, hình theo mẫu ,=> Trong dạy học cần chú ý tổ chức cho trẻhoạt động với đồ vật, hoạt động thực hành

Mặc dù trẻ bị khiếm khuyết về chức năng thính giác nhưng bù lại trẻ thường có đôimắt tinh nhanh, do đó khả năng quan sát các đồ vật thay thế bằng hình ảnh, tranh vẽ làmột trong những điểm mạnh của trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính có thể so sánh, phânbiệt, khái quát hóa những hình ảnh khác nhau của sự vật, hiện tượng trong thời giannhanh với độ chính xác cao

Tuy nhiên, tư duy trừu tượng là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được dựatrên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic được tồn tại nhờ ngôn ngữ thì đối vớitrẻ khiếm thính sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với loại tư duy này vì ngôn ngữ của trẻ cóthể mất hoàn toàn hoặc kém phát triển

- Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính có hạn chế rất lớn về ngôn ngữ và giao tiếp như: Vốn từ hạn chế,nghễnh ngãng, rất khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, phát âm thường sai, không có

sự cân bằng giữa âm nghe được và âm phát ra Điếc thường dễ dẫn đến trẻ bị câm hoàntoàn (mất ngôn ngữ nói) Trong trường hợp này, trẻ mất luôn cả tư duy trừu tượng =>Khó khăn cho hoạt động học tập và sinh hoạt hằng ngày

- Đặc điểm hành vi trẻ khiếm thính

Trang 18

Do mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, nên mối quan hệ giữa trẻ khiếm thínhvới bạn bè cùng lứa tuổi bị hạn chế Những mặc cảm bị cô lập và không hòa nhập ngàycàng phát triển Cảm giác tự ti, thiếu tin tưởng vào bản thân, mặc cảm trong mọi hoạtđộng Càng lớn lên, tính thiếu tự tin càng phát triển Trẻ dần tách biệt với những hoạtđộng chung với bạn bè, tìm mọi cách xa lánh với hoạt động chung, không thích đi học ởtrường, vì trẻ thường cho rằng các em sẽ bị cô lập khi đến trường.

Trẻ khiếm thính không nghe được đầy đủ các thông tin và cũng khó khăn để diễn đạtcác thông tin nên các em dễ có những hành vi cáu gắt, nóng nảy bất thường

Trong nhà trường, sự tương tác giữa giáo viên với trẻ, trẻ khiếm thính với các trẻkhác thì ngôn ngữ của trẻ khiếm thính thường không được chấp nhận hoặc ít sử dụng,nếu có sử dụng thì rất ít người hiểu được Do đó trẻ khiếm thính luôn có cảm giác tiêucực về bản thân, cảm giác luôn thất bại, thiếu tự tin, thấy mình vô dụng, dẫn đến trẻthường thể hiện hành vi nghi ngờ, đố kỵ, thiếu tin tưởng người xung quang, có thái độnóng nảy với người khác

Trong giáo dục, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng các biện pháp tácđộng sư phạm đối với trẻ khiếm thính, với tập thể lớp, sẽ có thể khắc phục được nhữngbiểu hiện hành vi nêu trên của các em

2.1.2.2 Trẻ khiếm thị

a Khái niệm trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là trẻ có tật về thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫngặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt Bản chất của khiếm thị là mắtkhông còn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh con người với cự li từgần đến xa, hoặc nhìn không rõ ràng

* Thị lực: Là khả năng của mắt có thể nhìn một vật hoặc phân biệt một vật ở khoảng

cách khác nhau Khả năng nhìn rõ của mắt phụ thuộc vào ánh sáng, khoảng cách và độ lớncủa vật

*Trường thị giác - Thị trường: Là khoảng không gian mà mắt có thể bao quát được

khi nhìn cố định vào một điểm Người bình thường có thị lực bằng 1ViS: Thị trườngngang (góc nhìn bao quát theo chiều ngang) cả hai mắt là 1800, một mắt là 1500; thịtrường dọc (góc nhìn bao quát theo chiều đứng) là 1100

Trẻ khiếm thị bao gồm các thể loại: Mù và nhìn kém Đó là những trẻ có thị lực trongkhoảng từ 0 – 0,3 ViS sau khi đã đeo kính hỗ trợ

b Một số dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị

- Trẻ khó khăn trong việc định hướng di chuyển, thường ngã va vào đồ đạc hay ngườikhác hoặc tìm kiếm chỗ vịn khi đi

- Không nhì vào mắt người đối diện hoặc không phản ứng chớp mắt khi các kíchthích về ánh sáng

- Có tư thế đầu khác thường hay nhìn lệch về một bên hoặc ngoảnh đầu từ bên nàysang bên kia do không xác định được nguồn âm thanh

- Khám phá các sự vật chủ yếu dựa vào các giác quan xúc giác, thính giác

- Thường ngồi sát màn hình vi tính, cúi sát khi viết hoặc đọc chữ

- Đeo kính hỗ trợ mà không thu được hiệu quả

c Phân loại mức độ trẻ khiếm thị

* Trẻ mù được chia thành hai loại:

Trang 19

Mù hoàn toàn: Thị lực ViS = 0, thị trường = 0 Mắt không còn khả năng phân biệt

ánh sáng và bóng tối

Mù thực tế: Thị lực còn lại từ 0,005 – 0,04 ViS, thì trường còn khoảng 100 - 150 Mắtcòn khả năng phân biệt ánh sáng và bóng tối nhưng không rõ Loại trẻ này phải học chữ nổiBraille

* Trẻ nhìn kém có các mức độ:

Nhìn quá kém: Thị lực còn lại từ 0,04 – 0,08 ViS Trẻ rất khó khăn trong học tập,

nếu thiếu phương tiện hỗ trợ mắt, các em phải học chữ nổi

Nhìn kém: Thị lực còn lại từ 0,09 – 0,3ViS Trẻ cần được giúp đỡ thường xuyên

trong sinh hoạt và học tập

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây khiếm thị Thông qua một số nghiên cứu người ta chỉ ranguyên nhân gây khiếm thị như sau:

* Nguyên nhân trước khi sinh

- Di truyền: Gia đình có tiền sử bị khiếm thị, bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc hóahọc, chất kích thích

- Mẹ ốm khi mang thai, đặc biệt là bệnh cúm trong 3 tháng đầu

- Thiếu Vitamin A khi mẹ mang thai

* Nguyên nhân trong khi sinh

- Chấn thương của thai nhi khi sinh như sinh khó, trẻ bị ngạt

- Trong khi sinh các chất dịch có thể tràn vào mắt của trẻ gây viêm nhiễm

* Nguyên nhân sau khi sinh

- Hậu quả của bệnh: Cúm, khô mắt do thiếu Vitamin A, mắt hột, đục thủy tinh thể…

- Hậu quả của các dạng chấn thương, tai nạn: Vật lạ rơi vào mắt, tổn thương cơquan thị giác do tai nạn

- Nhiễm độc: Ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh, các chất độc từ môi trường sống

- Thiếu quan tâm chăm sóc (Trẻ bị thiếu Vitamin A)

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác gây khiếm thị

d Một số đặc điểm cơ bản của trẻ khiếm thị

* Đặc điểm về hoạt động nhận thức

- Nhân thức cảm tính

Đối với trẻ mù: Cảm giác nghe âm thanh và cảm giác sờ có giá trị sống còn: cảm

giác âm thanh giúp trẻ giao tiếp, định hướng bản thân trong mọi hoạt động, cảm giác sờ

là kết quả tổng hợp của nhiều loại cảm giác: bao gồm cảm giác áp lực, xúc giác trựctiếp, cảm giác nhiệt, cảm giác đau,

Ngưỡng cảm giác phân biệt của trẻ em bình thường là: 2,2m, ở trẻ em mù là 1,2m(khoảng cách tối thiểu giữa hai chấm nổi trong hệ thống ký hiệu Braille chỉ bằng2,3mm) Do đó đầu ngón tay trẻ mù dễ nhận biết từng ký hiệu nổi khi sờ đọc chữ nổi.Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy hạn chế hơn so với tri giácnhìn, nhưng có thể giúp trẻ mù nhận biết hình ảnh của sự vật, hiện tượng một cách trungthực

Đối với trẻ nhìn kém: Khả năng tri giác bằng mắt của trẻ nhìn kém phụ thuộc phần

lớn vào việc sử dụng thị lực còn lại Tốc độ tri giác của trẻ nhìn kém chậm hơn nhiều sovới tốc độ trung bình của trẻ nhìn sáng Tri giác của trẻ thường không trọn vẹn, cảm

Trang 20

nhận sự vật hiện tượng rời rạc, đứt đoạn, nhất là đối với những đồ vật, hình ảnh động

Do đó, trẻ thiếu sự cảm nhận được mối tương quan tỷ lệ giữa các sự vật, hiện tượng haygiữa các bộ phận trong cùng một hiện tượng

Đối với trẻ nhìn kém thì hiện tượng mất màu sắc hoàn toàn ít xẩy ra, mà thôngthường có biểu hiện loạn sắc thị dưới hai thể loại: Loạn sắc thị màu đỏ khi tri giác màu

đỏ dưới góc nhìn nhỏ tưởng là màu xanh và loạn sắc thị màu xanh, dưới góc nhìn nhỏtưởng là màu đỏ

Nhìn chung, cả trẻ mù và trẻ nhìn kém đều gặp rất nhiều khó khăn trong thao tác tưduy so với trẻ sáng Tuy nhiên, chức năng ngôn ngữ của trẻ không bị rối loạn và có thể

bù đắp những khiếm khuyết trong hoạt động nhận thức Chẳng hạn những gì mà trẻkhông sờ thấy hoặc sờ thấy nhưng chưa hẳn đã hiểu thấu thì ta có thể giải thích, mô tảbằng lời sẽ giúp trẻ có được những khái niệm về sự vật, hiện tượng

* Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thị

Khuyết tật thị giác có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng nhưhoạt động giao tiếp của trẻ Ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thị dường như không bị ảnhhưởng của khuyết tật thị giác, song lời nói mang nặng tính hình thức, một thứ “ ngônngữ rỗng”, thông tin đơn điệu, nghèo nàn Do khó nhìn hoặc không thể nhìn nên trẻkhiếm thị mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu thị nét mặt, cũng nhưkhả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ Kết quả tất yếu là trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ

mù khó khăn trong việc kết hợp giữa ngôn ngữ nói với cử chỉ, điệu bộ, khó định hướng

và bị động trong hoạt động giao tiếp

* Đặc điểm hành vi của trẻ khiếm thị

- Những biểu hiện hành vi đặc trưng trong giao tiếp của trẻ khiếm thị

Khả năng bắt chước của trẻ khiếm thị qua nhìn bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn, nênkhả năng biểu thị ngôn ngữ bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt bị suy giảm hoặc mất hoàntoàn Trẻ khiếm thị thiếu khả năng biểu cảm bằng nét mặt Vì vậy, đặc trưng chủ yếu chỉbiểu cảm bằng lời nói và lắng nghe trong giao tiếp

Do không xác định được vị trí của đối tượng giao tiếp và chủ yếu sử dụng tri giácnghe để tiếp nhận thông tin, nên trẻ khiếm thị đồng thời cũng có những hành vi giao tiếpkhông phù hợp trong những tình huống nhất định như: ngồi, đi đứng không đúnghướng, đúng vị trí, khoảng cách, thường bị động trong quá trình thu nhận và xử lý thôngtin, đặc biệt trong trường hợp đối tượng giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ nói

Với đặc trưng giao tiếp nêu trên, trẻ khiếm thị thường có tâm lý mặc cảm, tự ti vàngại giao tiếp Trẻ có cảm giác cô đơn, thờ ơ, lãnh đạm với những gì đang diễn ra xungquanh, thậm chí cả với người thân trong gia đình, do đó trẻ thiếu đi sự hòa đồng với mọingười xung quanh Vì vậy, trong giáo dục cần có sự can thiệp phù hợp, tránh cảm giác

tự ti ở trẻ phát triển

Trang 21

+ Một số hành vi điển hình thường gặp ở trẻ khiếm thị

Hành vi điển hình là một loạt các hành vi hoặc các hành động có cùng một bảnchất, được lặp lại một cách thường xuyên và không có mục đích rõ ràng, nhưng cá nhânthực hiện những hành vi và hành động này một cách đều đặn và thường xuyên Phần lớnhành vi điển hình là vô hại và không hạn định hoặc không ảnh hưởng đến cuộc sống của

cá nhân trẻ

Trẻ khiếm thị thể hiện những hành vi không phù hợp bao gồm: Đung đưa người;chọc hoặc ấn tay vào mắt; nhìn chằm chằm vào ánh sáng rất lâu; đánh hay búng ngóntay kêu lách cách; vỗ tay hoặc vẫy tay ngay trước mặt; thực hiện những động tác khácthường bằng đầu, mân mê các đồ vật tạo ra những tiếng lách cách

Có nhiều cách lý giải khác nhau, một trong cách lý giải đó là hành vi điển hình cóthể bù vào những ấn tượng từ vận động tri giác hoặc tiếp xúc với xã hội mà trẻ khiếmthị không có được Trẻ tự bù trừ bằng cách di chuyển

+ Một số hành vi chống đối, những cơn giận giữ của trẻ khiếm thị

Một hành vi chống đối được trẻ khiếm thị sử dụng thường xuyên là giận giữ, loạihành vi này có thể nhìn nhận như những hành vi khác, giảm các hành vi gây rối khôngmong đợi

Trẻ khiếm thị giận giữ vì hai lý do: Trẻ không có được cái mà trẻ muốn, hoặc làkhông muốn làm điều mà bị bắt phải làm Những cơn giận giữ là những phản ứng cóđược nhờ học hỏi các tình huống xẩy ra và có thể nó sẽ được tếp tục nếu đứa trẻ nhậnđược phản hồi mong đợi hoặc những kết quả mong muốn

Hành vi giận giữ sẽ tăng lên về cường độ, độ thường xuyên, thời gian xẩy ra cho tớikhi trẻ nhận thấy rằng sự giận giữ không nhận được bất cứ sự quan tâm nào hoặc sẽkhông cho kết quả mong đợi nào Trong trường hợp trẻ giận giữ, khóc lóc kéo dài hànggiờ thì tốt nhất cần xem xét hành vi này dưới góc độ chuyên môn y tế, các dấu hiệu vềmặt thể chất rồi mới tính đến những giải pháp mang tính giáo dục

- Nhìn chung, trẻ khiếm thị cần được tham gia tích cực vào các hoạt động và những

nỗ lực về mặt xã hội Sự thụ động và thiếu vận động thường làm tăng hành vi tự kíchthích Việc thiếu hụt thị giác đã ngăn cản xu hướng tự nhiên của trẻ trong việc di chuyển

ra môi trường, khám phá và khởi đầu các mối quan hệ tương tác với người khác Xuhướng này có thể dẫn tới làm tăng tính ích kỷ, từ đó làm giảm cơ hội phát triển các hành

Hoạt động trí năng dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng, tật phát triển

Trang 22

Bị khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: Giao tiếp, tựchăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộngđồng, tự định hướng, kỹ năng học đường, làm việc, giải trí, sức khỏe và độ an toàn.

Tật xuất hiện trước tuổi 18

Đây là một khái niệm hiện cũng được dùng rộng rãi taị Việt Nam

b Nguyên nhân

* Nguyên nhân trước khi sinh

- Lỗi nhiễm sắc thể: Gây hội chứng Down (cặp nhiễm sắc thể 21 có thêm một nhiễmsắc thể) Gãy nhiễm sắc thể X (Hiện tượng di truyền nặng liên quan đến nhiễm sắc thểgiới tính thường thể hiện ở bé trai) Hội chứng Rett (hiện tượng di truyền gen trội liênquan đến nhiễm sắc thể giới tính thường xảy ra ở bé gái)

- Lây nhiễm vi rút Rubella còn gọi là sởi Đức, nhiễm độc thuốc nhóm kháng sinhnhư: Toxoplasmosis, cytomeglie, steptomixin, giang mai hoặc HIV…

- Nhiễm độc: Một số loại dược phẩm do người mẹ dùng như thuốc chống động kinh,chất rượu cồn, chụp tia X, chất độc Diôxin…

- Suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu iốt trong thức ăn, nước uống…

* Nguyên nhân trong khi sinh

- Tổn thương do chấn thương đầu nghiêm trọng, bị ngạt

- Tổn thương do khối u hoặc các liệu pháp y học như phẫu thuật để lấy thai nhi rangoài

- Lây nhiễm vi rút…

* Nguyên nhân sau khi sinh

- Viêm nhiễm: Viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu

- Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất

- Thiếu thốn về tâm lý – xã hội (thiếu sự chăm sóc, không được kích thích để trảinghiệm và khám phá môi trường xung quanh, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng)

c Một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

* Những biểu hiện về mặt sinh lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Những trẻ loại nặng hoặc vừa có sự khác biệt đáng kể so với trẻ bình thường Một

số trẻ bại não nặng cơ thể mềm nhẽo, khó vận động Một số trẻ thuộc hội chứng Downkhuôn mặt xấu xí, mắt xếch, chân tay ngắn so với thân thể Một số trẻ tràn dịch não thìđầu to, người bé Ngược lại, có một số trẻ thì đầu nhỏ người lại to, cơ thể thiếu cân đối

Có một số ít trẻ bị rối loạn tuyến giáp thì kìm hãm sự phát triển cơ thể, trẻ 14 – 15 tuổinhưng chỉ như trẻ 6 – 7 tuổi

Ở trẻ chậm phát triển trí tuệ loại nhẹ thì sự phát triển sinh lý không khác biệt lắm sovới trẻ bình thường nên nhìn bề ngoài khó phân biệt được

Nói chung, đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, sự phát triển của cơ thể cũng bịchậm theo Sức khỏe yếu nên khả năng làm việc và học tập bị giảm sút, chóng mệtmỏi, dễ bị phân tán Mặt khác, do quá trình hưng phấn và ức chế không cần bằng nênđối với những trẻ quá trình ức chế trội hơn sẽ làm cho trẻ uể oải, ít phản ứng vớixung quanh, thường lì lợm, ngược lại, những trẻ mà quá trình hưng phấn trội hơn sẽngồi không yên, thường phá phách không biết vâng lời

* Những dấu hiệu trong hoạt động nhận thức

- Nhận thức cảm tính

Trang 23

Đặc trưng của hoạt động nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ được thể hiệnqua các bước tiếp nhận, xử lý, sử dụng thông tin, cụ thể:

+ Tốc độ tri giác chậm, khối lượng tri giác hạn chế

Trẻ chậm phát triển trí tuệ tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh qua các giácquan thường không đầy đủ và chậm Ví dụ: Người ta đã làm trắc nghiệm với 2 nhóm trẻ( nhóm trẻ bình thường 5 tuổi và nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ 6 tuổi) với trắc nghiệmsau: Đưa cho 2 nhóm trẻ hai bộ tranh trong đó vẽ 10 đối tượng khác nhau như: Chó, mèo,

gà, lợn yêu cầu các em nhận biết các bức tranh đó trong thời gian 20 giây Kết quả: Sốlượng đối tượng nhận biết lần 1 là: 12% đối tượng Còn đối với nhóm bình thường, sốlượng đối tượng nhận biết lần 1 là: 57%, lớn hơn rất nhiều so với nhóm trẻ chậm phát triểntrí tuệ

+ Khó khăn trong phân biệt các sự vật, hiện tượng

+ Trẻ nhận biết các đặc điểm của đối tượng rất khó khăn, không nắm bắt được các dấuhiệu cơ bản mà chỉ nắm bắt được các dấu hiệu bên ngoài, không cơ bản

+ Những thông tin mà trẻ thu nhận được thường rời rạc, không thiết lập được các mốitương quan giữa các sự kiện hoặc các đối tượng nên quá trình so sánh giữa các đặc điểmhay các vật thể rất khó, đặc biệt là phân biệt về màu sắc vì thế mà trẻ khó nhớ nhữngđiều đã nhìn thấy hay nghe được

+ Sau khi đã hiểu được các thông tin, trẻ lại rất khó khăn khi vận dụng vào côngviệc, nhất là trong những điều kiện, hoàn cảnh mới Thể hiện qua việc chúng vận dụngngôn ngữ khó khăn, áp dụng các công thức vào việc thực hiện các bài toán

+ Thiếu tính tích cực trong quá trình nhận thức

Một đặc điểm hết sức quan trọng trong nhận thức cảm tính của trẻ chậm phát triểntrí tuệ khi tri giác sự vật viện tượng thường qua loa, không tri giác chi tiết, không hiểu

rõ nội dung và chỉ thường quan sát trong một thời gian ngắn sau đó lại chuyển sang mộthoạt động khác

+ Cảm giác về nhiệt độ yếu, chẳng hạn trẻ khó nhận biết được thời tiết nóng haylạnh, thường có sự phản ứng chậm với sự tác động thậm chí là các tác động trực tiếp củacác tác nhân về nhiệt độ và điều này thường dẫn đến những tổn thương cơ thể Cảmgiác vận động cơ thể cũng rất hạn chế: Vụng về, chậm chạp, thiếu sự phối hợp giữa các

cơ quan vận động Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan cảm giác dẫn đến việc khi vậnđộng trẻ thường có nhiều động tác thừa và gây khó khăn cho sự định hướng trong môitrường xung quanh trẻ

+ Phản ứng lời nói, âm thanh chậm, trẻ dường như “nghe mà không nghe thấy, nhìn

mà không nhìn thấy”, điều này gây cản trở rất lớn cho trẻ trong học đọc, học nói cũngnhư trong các hoạt động nhận thức nói chung

- Trí nhớ

+ Chậm nhớ - nhanh quên: Đây là một đặc điểm nổi bật của trẻ chậm phát triển trítuệ Trẻ rất khó nhớ được các thông tin mang tính trừu tượng và khi cần hồi tưởng thìtrẻ nhớ không chính xác, hoặc quên thậm chí trong một thời gian rất ngắn

Nhiều công trình trên thế giới đều chỉ ra rằng, tất cả trẻ em chậm phát triển trí tuệđều khó khăn và chậm chạp trong vấn đề lĩnh hội các kiến thức mới Hầu hết trẻ chậmphát triển trí tuệ thường hay quên những gì mà không liên quan đến nhu cầu và mongđợi của bản thân Nguyên nhân của sự tiếp thu cái mới chậm chạp, ghi nhớ khó khăn,

Trang 24

Theo Paplop là do yếu chức năng khép kín của vỏ não yếu, ức chế tích cực bên trongnên đã gây hiện tượng khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ có điều kiện, thiếutập trung của các vùng kích thích

Ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ ý nghĩa: Trẻ chậm phát triển trí tuệ thực hiệnthiên về ghi nhớ máy móc, ghi nhớ bề ngoài của sự vật, hiện tượng, còn ghi nhớ ýnghĩa, ghi nhớ logic đối với các em cực kỳ khó khăn

Chống quên cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là một vấn đề hết sứ khó khăn, đòi hỏigiáo viên phải có sự nỗ lực trong việc sử dụng các phương pháp sư phạm hợp lý Trướchết phải có kế hoạch luyện tập thường xuyên, ôn ở trường, ở nhà kết hợp với quan sáttrực quan các sự vật, hiện tượng, sắp xếp thời gian hoạt động trí tuệ hợp lý, tránh căngthẳng…

- Nhận thức lý tính

Theo Vưgotxky, tư duy của trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn còn có những mầm mốngcủa tư duy trừu tượng, nếu như giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp Trong

đó giáo viên cần chú ý lược bỏ dần hoặc lặp đi, lặp lại sử dụng những đồ dùng trực quan

và dần thay thế nó bằng những khái niệm đơn giản thì tư duy của trẻ hoàn toàn có thểđạt đến trình độ tư duy trừu tượng ở mức độ thấp

+ Tư duy cụ thể: Tư duy cụ thể của trẻ chậm phát triển trí tuệ mang tính cụ thể, trực

quan Trẻ thường quan sát đối tượng bằng vật thật, bằng hành động cụ thể như: Sờ, cầm,ngửi, nếm đồng thời trẻ chỉ có thể nhận biết từng phần, từng bộ phận riêng biệt, khôngnắm được cấu trúc cũng như các đặc điểm chung của sự vật, hiện tượng Trẻ khó hiểuđược các chỉ dẫn bằng lời trong các hoạt động nhận thức, trong các trò chơi

+ Tư duy khái quát: Trẻ chậm phát triển trí tuệ rất khó khăn trong việc nắm các quy

tắc và khái niệm Trẻ có thể học thuộc lòng các quy tắc nhưng không hiểu hết ý nghĩa,không biết sử dụng các quy tắc đó vào thời điểm nào, lúc nào

+ Tính liên tục trong tư duy: Biểu hiện: Khi trẻ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thì

thường có kết quả đúng, càng về sau thì càng sai sót càng nhiều Tư duy rối loạn, thiếu

sự tập trung chú ý Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do trường lực thần kinhyếu, tâm vận động không đều dẫn đến sự mệt mỏi nhanh của hệ thần kinh, đồng thời dotác động từ môi trường lớp học của những học sinh bình thường dễ gây căng thẳng chotrẻ => Cần có chế độ nghỉ ngơi, học tập vừa sức, tránh những kích thích mạnh dễ gâycho trẻ mệt mỏi

+ Tư duy logic kém: Trẻ thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với các

hành động trí tuệ Không định hướng được trình tự trước khi thực hiện nhiệm vụ, khithực hiện thì lẫn lộn giữa các bước Trẻ khó vận dụng được những điều đã học vào việcgiải quyết tình huống thực tiễn

+ Tính phê phán, nhận xét: Tư duy của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường biểu hiện thiếutính phê phán, nhận xét Trong các hoạt động hay thực hiện nhiệm vụ trẻ thường khó xácđịnh đúng hay sai nên không điều khiển được hành vi của mình

- Đặc điểm về ngôn ngữ và giao tiếp

+ Khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ rất hạn chế Trẻ thường mất

nhiều thời gian để có thể tiếp nhận và biểu đạt thông tin Trẻ thường chỉ nghe được mộtphần câu nói, không hiểu hết được ý nghĩa của câu Do đó, trẻ thường gặp khó khăntrong việc học các kỹ năng ngôn ngữ, trẻ khó nói đủ, chính xác và mạch lạc

Trang 25

+ Trong giao tiếp, trẻ khó khăn trong việc lắng nghe và hiểu lời nói của người khác.Trẻ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân và thiết lập các mối quan hệ xã hộivới các trẻ khác Trẻ ít có khả năng thể hiện các nhu cầu, sở thích của bản thân Tronghoạt động vui chơi với nhóm bạn trẻ thường tách mình ra khỏi môi trường tập thể,không biết tuân theo các quy tắc chơi, không biết chờ đến lượt mình

- Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ thì có tới 40% trẻ có những hành vi lệchchuẩn Đặc điểm hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ được thể hiện ở 3 cấp độ:

+ Tự ý thức: Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ khả năng nhận thức hạn chế dẫn đến tự

ý thức của trẻ chỉ đạt đến một giai đoạn nhất định trong các giai đoạn phát triển

Như vậy, hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhữngđặc điểm phát triển đặc trưng về nhận thức của mỗi giai đoạn Nếu trẻ chậm phát triểntrí tuệ khó phản ánh, khó nhận thức được chính những cảm nhận của chính bản thânmình, trẻ khó hạn chế những hành vi tự phát Trẻ cũng khó xác định và khó có khă năng

tự ý thức để tự điều chỉnh hành vi của mình trở nên bình thường Khi tương tác với môitrường xã hội trẻ chậm phát triển trí tuệ khó phát hiện ra những hành vi không hợpchuẩn của mình Trẻ khó khăn trong việc nhận diện, xác định cách thể hiện hành vi phùhợp với tình huống, bối cảnh khác nhau và đặc biệt trong việc phân định vị trí, vai tròcủa mối quan hệ thứ bậc trong gia đình và cộng đồng

+ Tự nhận thức: Trẻ thường khó có thể phát huy được khả năng tự nhận thức dothiếu khả năng kiểm soát hành vi trong việc thể hiện mức độ liên kết phù hợp giữa sựbiểu đạt nhu cầu và khả năng của bản thân phù hợp với mong đợi của giáo viên, bạn bè

và những người xung quanh

+ Tự ý thức về mặt xã hội và các kỹ năng xã hội:

Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị thiếu hụt những kỹ năng xã hội là do những nguyên nhân: Không hiểu vấn đề do thiếu tập trung chú ý với những dấu hiệu và chi tiết thông tin.Không lựa chọn, sử dụng thông tin một cách phù hơp

Không liên kết các thông tin với các thông tin đã thu lượm được từ trước

Không đưa ra được những phản hồi phù hợp với bối cảnh đòi hỏi nhiều giải pháp.Không có khả năng kiểm soát được thông tin

Với những nguyên nhân trên trong quá trình xử lý thông tin trẻ thường gặp nhiềuthất bại, làm trẻ thiếu tự tin, có cảm giác vô dụng, không làm được gì, lệ thuộc vàongười khác và cảm thấy mình sống không có ý nghĩa gì Từ đó làm cho trẻ có cái nhìntiêu cực về chính bản thân

KL: Trong giáo dục, hiểu được những tác động từ môi trường xã hội, các trải

nghiệm của trẻ và những cảm giác của trẻ về nhận thức xã hội có ý nghĩa quan trọngtrong việc điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ chậm phát triển trí tuệ Để làm tốtđược điều này, giáo viên cần:

Tiếp xúc ngay từ đầu không gây áp lực đối với trẻ

Tạo cơ hội bình đẳng về tự diễn đạt

Tạo cơ hội cho trẻ có được những kinh nghiệm diễn đạt

Tạo cơ hội để trẻ diễn đạt tình cảm thực và hiểu biết mặc dù có thể không biết chínhxác những tình cảm thực và hiểu biết đó là gì

Được thừa nhận về giá trị về tự khẳng định

Trang 26

Tạo môi trường tập thể phù hợp, giúp trẻ hòa nhập với tập thể

d Phân loại mức độ chậm phát triển trí tuệ

Tùy vào mức độ tổn thất hoạt động nhận thức mà có thể phân chia ra thành 3 mức độ:

* Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ: Chỉ số trí tuệ từ 50 - 55 → 70 Trẻ loại này

hoạt động nhận thức bị rối loạn hoặc bị phá hủy nhẹ Trẻ còn khả năng nhận thức,nhưng khó nhớ, chóng quên, chú ý không bền vững, làm việc chóng mệt mỏi, vốn từnghèo Khi đọc trẻ nhớ không hết ý nghĩa và rất khó thiết lập mối tương quan giữa các

sự vật, đối tượng Trẻ còn khả năng tư duy trong hoàn cảnh cụ thể

* Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình: Chỉ số trí tuệ từ 35 - 40 → 50 - 55 Hoạt

động nhận thức bị phá hủy ở mức trẻ loại này khó có khả năng khái quát trong hoàn cảnh

cụ thể, chỉ biết bắt chước, khi kể chuyện hoặc trình bày vấn đề đơn giản thường không cóđầu có đuôi, không hiểu biết lời nói của người khác, các em khó nhớ, chóng quên học rất ítkết quả Nếu biết cách có thể dạy các em biết đọc, biết viết, biết tự phục vụ và làm nhữngcông việc đơn giản

* Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng: Chỉ số trí tuệ từ 20 - 25 → 35 - 40 Hoạt

động nhận thức của trẻ bị phá hủy nặng, không có khả năng hiểu biết và giao tiếp vớimọi người, không tự phục vụ được bản thân Trẻ loại này thường bị kèm theo cả tật vậnđộng nặng và không có ngôn ngữ Đối với trẻ loại này cần được nuôi dưỡng

* Chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng: Chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25

e Một số hội chứng đi kèm với tật chậm phát triển trí tuệ

* Hội chứng Down

- Một số dấu hiệu nhận biết

Đầu ngắn, đường kính của hộp sọ nhỏ Tóc mỏng, thẳng và thưa Mặt tròn, mũi tẹt,65% trẻ em Down miệng luôn há nhỏ Gáy mỏng và rẹt, chi ngắn, bàn tay bè ngón, ngónchân cái thường chõe ra… Trương lực của cơ giảm và các khớp lỏng Khả năng thăngbằng kém do rối loạn hệ tiền đình Thích được người khác vuốt ve vỗ về

- Một số gợi ý trong chăm sóc giáo dục trẻ Down trong lớp mẫu giáo hòa nhập

Những gợi ý trong việc kiến tạo môi trường: Bố trí sắp xếp lớp học bảo đảm antoàn cho trẻ; tạo không khi lớp học đoàn kết thân ái

Những gợi ý trong chăm sóc, giáo dục: Luôn thể hiện sự quan tâm, tình cảm yêuthương đối với trẻ Dạy trẻ những kiến thức văn hóa đơn giản và những kĩ năng tự phục

vụ bản thân Sử dụng tài liệu từng bước nhỏ trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻDown Áp dụng những bài tập thường củng cố khi dạy trẻ Down sẽ mang lại kết quả đángkể

* Hội chứng tự kỷ

- Một số dấu hiệu nhận biết

+ Giảm khả năng tương tác xã hội: Khó khăn trong các quan hệ liên cá nhân, liên hệ

xã hội Ví dụ: trẻ tự kỷ thường thích tự chơi một mình, tách rời khỏi những người khác, tỏ

ra lãnh đạm, không quan tâm tới những người xung quanh thậm chí cả người thân tronggia đình Đôi khi trẻ tự kỷ có chủ động tương tác với người khác nhưng lại theo mộtcách rất kì quặc, khó được chấp nhận như: Trẻ hay liếm, hít tay, má… của bất kì ngườinào mà trẻ bắt đầu tiếp xúc Hầu như không có hoặc lẩn tránh tương tác mắt - mắt vớinhững người khác

+ Giảm khả năng giao tiếp

Trang 27

+ Khó khăn trong việc hiểu, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn ngữ, đặcbiệt là trong các tình huống giao tiếp Ví dụ: không hiểu ý nghĩa của cử chỉ, điệu bộ,biểu hiện nét mặt, ngữ điệu của giọng nói…

+ Có một số trẻ nói được nhưng không sử dụng hoặc rất thụ động trong sử dụngngôn nữ để giao tiếp với người khác

+ Giảm khả năng tưởng tượng

+ Gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển các hoạt động chơi và tưởng tượng Vídụ: có rất nhiều hạn chế trong các hoạt động đòi hỏi trí tưởng tượng Chơi với các đồvật theo một cách rập khuôn

+ Khi chơi chỉ quan tâm tới một vài chi tiết nhất định chứ không hiểu chức năng của

- Một số gợi ý trong chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ

Những gợi ý trong việc kiến tạo môi trường phù hợp: Hạn chế sự thay đổi trongcuộc sống của trẻ tự kỷ Mọi sự thay đổi trong cuộc sống cần thực hiện từng bước một

để trẻ kịp thời thích nghi

Những gợi ý trong cách chăm sóc giáo dục của giáo viên đối với trẻ tự kỷ:

Cố gắng tạo ra mối quan hệ thân thiện với trẻ tự kỷ dần dần xóa bỏ rào cản giữa trẻ

tự kỷ và những người xung quanh Tạo sự giao tiếp mắt – mắt với trẻ tự kỷ

Không cho trẻ tiếp xúc với những đồ vật làm trẻ sợ hãi

Phát hiện và khai thác những sở thích và năng khiếu đặc biệt của trẻ tự kỷ

* Hội chứng tăng động, giảm chú ý (AD/HD)

- Một số dấu hiệu nhận biết

+ Tăng động

Thường ngọ nguậy chân tay hoặc nhúc nhích khi ngồi trên ghế

Thường rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc trong những tình huống yêu cầu phảingồi cố định một chỗ

Thường chạy nhảy quá mức trong những tình huống không nên làm thế

Thường khó chơi hoặc tham gia một cách bình tĩnh vào các hoạt động giải trí Thường “luôn chân luôn tay” và các hành động như thể được “gắn động cơ”

Thường nói quá nhiều hoặc gây ồn ào trong những hoạt động cần yên lặng

+ Giảm chú ý

Thường khó tập trung cao vào các chi tiết, các công việc

Thường có vẻ không chăm chú nghe những gì người đối thoại đang nói

Thường không theo dõi hết các chỉ dẫn và không thực hiện hết nhiệm vụ được giao.Thường tránh né, miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lựctrí tuệ

Dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài

- Một số gợi ý trong chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý

Những gợi ý nhằm tạo ra môi trường học tập phù hợp cho trẻ tăng động giảm chú ý:

Hỗ trợ trẻ thích nghi với hoàn cảnh thay vì bằng việc trách phạt trẻ

Trang 28

Hạn chế các kích thích gây xao nhãng trong môi trường học tập của trẻ.

Tạo cho trẻ niềm tin và cảm giác an toàn vì trẻ tăng động, giảm tập trung thườngcản thấy mình bị coi thường, cảm thấy thiếu tự tin và lo sợ có thể dẫn đến những hành

vi thái quá, không kiểm soát được

Những gợi ý trong cách chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý:

Tạo ra môi trường học tập phù hợp để qua đó tạo dựng sự tập trung ở trẻ và giảmbớt những hành vi tăng động quá mức Ví dụ: giáo viên có thể sử dụng các loại đồ dùngtrực quan hợp lý trong từng bài dạy để thu hút sự chú ý của trẻ

Có các biện pháp thưởng - phạt kịp thời qua đó giảm bớt các hành vi không mongmuốn ở trẻ

Có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm bớt các hành vităng động quá mức của trẻ

2.1.2.4 Một số bệnh và khuyết tật khác thường gặp ở trẻ độ tuổi mầm non

a Trẻ bị động kinh

* Một số dấu hiệu nhận biết

- Cơn động kinh vắng ý thức: Diễn ra 10 - 30 giây, trẻ mất nhận thức, nhìn chằmchằm đôi khi mắt trợn ngược lên, cơ mặt giật nhẹ, sau đó tự tỉnh lại

- Cơn động kinh co giật: Xuất hiện các cơn co giật ngắn hoặc dài ở tay hoặc chân

- Cơn động kinh tăng trương lực cơ: Cơ co cứng ở chân tay hoặc toàn thân

- Cơn động kinh giảm trương lực cơ: Các cơ không cứng lại như với động kinhtăng trương lực cơ, không có dấu hiệu báo trước trẻ bất ngờ ngã xuống và có thể bị chấnthương

- Cơn động kinh tăng trương lực cơ – co giật: Khi cơn động kinh xảy ra trẻ mấtnhận thức hoàn toàn, ngã xuống, các cơ co cứng và đôi khi có tiếng kêu Cơ hàm bịcứng nên có thể trẻ sẽ cắn vào lưỡi, sự tuần hoàn tạm ngưng và mặt trẻ tái đi, các cơn cogiật kéo dài

* Một số gợi ý trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ động kinh

- Những gợi ý trong chăm sóc – giáo dục trẻ động kinh

+ Nới lỏng quần áo

+ Đặt vải, gối hoặc tay dưới đầu đứa trẻ khi ngủ

+ Không nên đưa vật gì vào giữa hai hàm răng của trẻ có thể gây cho trẻ khó khăn về hôhấp

+ Đặt trẻ ở tư thế nghiêng, để lưỡi không làm tắc cổ họng Thông thường, sau cơnđộng kinh trẻ dần dần hồi tỉnh không cần phải đưa trẻ đi bệnh viện, trong những trườnghợp trẻ co giật bất thường cần đưa tới bác sĩ để chữa trị kịp thời

+ Khi giáo viên nghi ngờ một trẻ trong lớp có thể bị bệnh động kinh, giáo viên nên tìmhiểu kĩ, hướng dẫn gia đình đưa trẻ đến bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị Trong thờigian điều trị giáo viên cần báo cho bác sĩ và gia đình biết những tiến triển của bệnh diễn ra

ở trường

b Trẻ khó khăn về vận động

* Khái niệm

Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ có tổn thương các chức năng vận động làm cản

trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập

* Một số dấu hiệu nhận biết

Trang 29

Sự phát triển vận động của trẻ chậm chạp so với các trẻ khác cùng tuổi: không biếtlẫy, không biết ngồi Thiếu hụt hoặc thiếu chân tay Hông của trẻ không phát triển, vậnđộng không linh hoạt chỉ có một tư thế Hệ thống cơ và xương phát triển không bìnhthường: Phát triển nhanh hoặc chậm.

- Trẻ khuyết tật có thể chia ra làm hai loại

+ Trẻ bị hội chứng não nặng dẫn đến khuyết tật vận động Những trẻ thuộc dạng nàythường gặp khó khăn rất nhiều trong học tập

+ Trẻ khuyết tật do chấn thương nhẹ hoặc do bệnh bại liệt gây ra làm khoèo, liệtchân, tay nhưng não bộ của trẻ vẫn bình thường, trẻ vẫn học tập tốt, chỉ cần giúp trẻ cóphương tiện đến trường Ngay từ lúc còn nhỏ trẻ cần được luyện tập phục hồi chức năngvận động vẫn có thể cho kết quả hồi phục nhanh chóng

* Một số gợi ý trong qua trình chăm sóc và giáo dục trẻ khó khăn về vận động

- Những gợi ý về cơ sở vật chất:

+ Có các thiết bị hỗ trợ hợp lí

+ Tạo ra các lối đi thuận lợi, an toàn để trẻ có thể dễ dàng đi lại

- Những gợi ý về môi trường học tập:

+ Tạo môi trường học tập hòa nhập, tránh mọi sự trêu trọc của bạn bè đối với trẻkhó khăn về hoạt động

+ Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ trong lớp một cách hợp lý, tạo tư thế thuận lợi để trẻ cóthể tham gia vào giờ học

- Những gợi ý trong việc chăm sóc giáo dục

+ Tập luyện phục hồi chức năng hàng ngày cho trẻ

+ Trong các giờ giáo dục thể chất giáo viên có thể thay thế bằng các hoạt động phùhợp với khả năng và nhu cầu của trẻ

c Trẻ khó khăn về ngôn ngữ

* Khái niệm về trẻ khuyết tật ngôn ngữ

Là những trẻ có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ Ngôn ngữ của bất kì dân tộc nàocũng đều có 3 yếu tố cơ bản hợp thành: Ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Các hình thứcngôn ngữ khác nhau đều chứa đựng ba yếu tố đó (nghe, nói hoặc viết) Ở trẻ em thườngxuất hiện những khuyết tật về ngữ âm, ngữ pháp hoặc từ vựng Nếu những khuyết tậtngôn ngữ ở trẻ đã kéo dài và ổn định thì gọi là trẻ bị tật ngôn ngữ

* Một số dạng tật ngôn ngữ thường gặp ở trẻ mẫu giáo:

Tật nói ngọng

Tật nói lắp

Tật nói giọng mũi

Tật nói khó

Trẻ mất khả năng nói (câm)

Tật ngôn ngữ rất đa dạng và muôn hình muôn vẻ Tuy nhiên căn cứ vào thực trạng pháhủy ngôn ngữ, ta có thể phân ra hai mức độ nặng nhẹ khác nhau đối với từng loại tật

* Những ảnh hưởng của khó khăn về ngôn ngữ đối với quá trình phát triển của trẻ:

- Hạn chế khả năng giao tiếp: Trẻ có thái độ tự ti mặc cảm mỗi khi sử dụng ngônngữ để giao tiếp, trẻ ít có ngôn ngữ mạch lạc Trẻ thường nhút nhát, sống khép mình ítgiao tiếp với bạn bè và người thân

Trang 30

- Hạn chế khả năng nhận thức, tư duy tưởng tượng: Khả năng tư duy trí nhớ tưởngtượng ở trẻ khuyết tật về ngôn ngữ là rất kém, quá trình tri giác biểu tượng ở trẻ diễn rachậm hơn nhiều so với một trẻ bình thường cùng độ tuổi

- Sự phát triển chung của trẻ sẽ bị chậm so với độ tuổi về tất cả các mặt: Thể chất, tưtưởng, tình cảm, kĩ năng…

- Khả năng hòa nhập và thích ứng kém

2.2 Nhóm trẻ bị bỏ rơi và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa

2 2.1 Khái niệm

Là những trẻ em không còn cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ còn cha hay mẹ nhưng không

có khả năng nuôi dạy đứa trẻ, không người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trẻ em

bị bỏ rơi, trẻ em còn bố mẹ nhưng đã bỏ đi mất tích

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của trẻ em mồ côi không nơi nương tựa

Khi bị bỏ rơi hay mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em phải sống trong các môitrường khác nhau, từ đó hình thành nên những đặc điểm hết sức đặc thù

a Các trường hợp sống nhờ vào hàng xóm và những người không thân thích tại cộng đồng: Sự thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, những người thân, không có quan hệ huyết thống

với những người xung quanh, đồng thời với sự chứng kiến các mối quan hệ này diễn ra hằngngày đã dẫn đến trạng thái cảm xúc, tình cảm và hành vi hết sức phức tạp của trẻ Các emthường có tâm trạng buồn chán khao khát tình yêu thương của người thân, không thích thamgia hoạt động cùng với bạn bè xung quanh, nhiều trẻ xuất hiện rối nhiễu tâm lý, rối loạn trong

sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp…

Sự đối xử chưa thực sự công bằng của những người nuôi dưỡng, chăm sóc nhưphận biệt với những trẻ khác trong gia đình, thiếu tình cảm, để các em biết các emkhông phải là con cái họ sinh ra,… thường là nguyên nhân trực tiếp cho sự xuấthiện các đặc điểm tâm lý trên ở trẻ

Mô hình “Mái ấm cộng đồng” dành cho trẻ bị bỏ rơi, không nơi nương tựa tạicộng đồng dân cư, ở đó các em có thể học tập, vui chơi với các bạn cùng trang lứavới sự hướng dẫn của cán bộ, tình nguyện viên cộng đồng tại xã, thôn, bản phầnnào giúp các em có được môi trường phát triển phù hợp, dần dần xóa bỏ đượcnhững trạng thái tâm lý tình cảm tiêu cực

b Các trường hợp sống trong nhà tình thương, làng trẻ em mồ côi

Những đặc điểm tâm lý của các em sống trong môi trường này cũng tương tự nhưkhi các em sống trong môi trường phải trông cậy vào sự giúp đỡ của hàng xóm, nhữngngười thân thích tại cộng đồng Tuy nhiên, do được sống trong môi trường gồm hầu hếtcác bạn bè cùng cảnh ngộ và lứa tuổi, được sự quan tâm chăm sóc của đội ngũ cóchuyên môn, các em tỏ ra tích cực hơn trong hoạt động vui chơi, học tập trong các cơ sởnày

Hiện nay ở nước ta chưa có đủ điều kiện để xây dựng nhiều làng trẻ em mồ côi,hoặc trẻ em mồ côi chưa nhận được các chương trình phúc lợi xã hội đảm bảo để các

em có điều kiện được chăm sóc giáo dục tốt Các làng trẻ em mồ côi hiện có còn ở quy

mô nhỏ, chỉ có khả năng nhận được số lượng trẻ nhất định Do đó, số lượng lớn trẻ mồcôi hiện nay còn đang trong tình trạng bơ vơ, hoặc được nuôi dưỡng trong các mái ấm,nhà tình thương được thành lập chủ yếu mang tính tự phát, nhân đạo

Trang 31

Làm thế nào để nhận diện hết trẻ mồ côi và giải pháp nào để phần lớn các em đượcchăm sóc, giáo dục chu đáo, đó là vấn đề xã hội cần giải quyết.

c Một số trường hợp đặc biệt qua nhiều người chăm sóc trong các môi trường khác nhau

Đây là trường hợp một số trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa không có cá nhânhoặc cơ sở nào đứng ra nhận chăm sóc, nuôi dưỡng Đặc biệt, một số em còn là nạnnhân của hoạt động mua bán trẻ em Bên cạnh những đặc điểm trên, các đặc điểm nổibật khác có thể dễ dàng nhận thấy ở trẻ này là:

+ Khó khăn trong việc tự nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của bản thân do tuổicòn quá nhỏ

+ Được trải nghiệm qua các môi trường sống khác nhau nên các em dễ dàng thích nghivới môi trường sống mới, với những con người mới mang ý nghĩa của bản năng đấu tranhsinh tồn

+ Ngược lại, một số trường hợp các em rơi vào tình trạng rối nhiễu tâm lý, hành viđiển hình hay rối loạn tự kỷ, phản ứng tiêu cực, không còn quan tâm đến môi trườngxung quanh cũng như cuộc sống hiện tại của bản thân

- Do những trải nghiệm khác nhau nên đời sống tình cảm của các em rất đa dạng Nhiềutrẻ em sớm bị ảnh hưởng bởi sự thiếu chăm sóc, giáo dục trong môi trường tốt nên sự pháttriển của trẻ có những lệch lạc, không theo chiều hướng mong muốn của giáo dục Hầu hếtcác em thuộc diện này không được quan tâm và không có cơ hội được đến trường Yêu cầucần đặt ra đó là mọi người cần hiểu rõ những đặc điểm cá nhân của rtẻ để có biện pháp giáodục nhằm tác động cả về nhận thức, tâm lý và tình cảm giúp trẻ phát triển trong môi trườngthuận lợi và phù hợp nhất với trẻ

2.3 Nhóm trẻ em nghèo và trẻ em vùng sâu vùng xa và vùng sông nước

2.3 1 Khái niệm

Trẻ em nghèo là những trẻ em thuộc các gia đình nghèo (có mức thu nhập dướimức tối thiểu) dẫn đến các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục cần thiết để đápứng nhu cầu tối thiểu, cơ bản trong cuộc sống hằng ngày

Trẻ em vùng sâu, vùng xa là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, hoặc con emngười Kinh sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Do hạnchế về điều kiện kinh tế xã hội, các em biết ít hoặc không biết tiếng phổ thông, số lượngrất ít các em được đi học hoặc đi học thì gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp

Trẻ em vùng sông nước là con em gia đình chủ yếu sống trên sông bằng nghề chàilưới Do điều kiện sống của gia đình trên thuyền cuộc sống lênh đênh, điều kiện kinh tếhạn chế nên việc đi học của các em gặp rất nhiều khó khăn

2 3.2 Đặc điểm

Nhóm trẻ này mặc dù không có những khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần nhưnglại thuộc các gia đình nghèo hoặc sinh sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc nên các em có những hạn chế nhất định trong quá trình phát triểnbản thân Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ đó là:

Môi trường sống thường có những tách biệt về điều kiện địa lý, cộng đồng dân

cư, ít có cơ hội giao tiếp mở rộng nên các em thường thích và có thói quen dùngtiếng dân tộc của mình trong giao tiếp, dẫn đến hạn chế trong hiểu và sử dụng ngônngữ phổ thông (tiếng Việt)

Trang 32

Nhận thức kiến thức phổ thông hạn chế do rất khó khăn trong việc tiếp cận với cácnguồn và kênh thông tin khác nhau.

Điều kiện kinh tế khó khăn nên các em ít trải nghiệm với các môi trường như tàiliệu, sách vở, tranh ảnh, truyền thanh, truyền hình hoặc giao tiếp trong các môi trườngđông dân cư Do đó, các em thường có cảm giác tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng củabản thân

Tuy nhiên, nếu những điều kiện trên đây được cải thiện thì trẻ em nghèo và trẻ em vùngsâu vùng xa hoàn toàn phát triển một cách bình đẳng và đạt được những thành tựu như mọitrẻ khác

* Các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ em nghèo và vùng sâu vùng xa

- Một số giải pháp có thể kể đến bao gồm:

+ Tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện học tập, đặc biệt là tài liệu

có sử dụng cả hai thứ ngôn ngữ của dân tộc và ngôn ngữ phổ thông cho các em

+ Hướng dẫn tiếng dân tộc, sau đó dần dần kết hợp với hướng dẫn tiếng phổ thông(tiếng Việt) trong lớp học cho các em

+ Khuyến khích các gia đình sử dụng kết hợp hai thứ tiếng

+ Tổ chức các hoạt động tại địa bàn dân cư, trường học để các em có cơ hội thamgia, trải nghiệm, thể hiện bản thân…

II CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC GIÁO DỤC HOÀ NHẬP

TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT Ở TRƯỜNG MẦM NON

I Các nguyên tắc giáo dục hoà nhập

1 Phát hiện sớm và can thiệp sớm

- Phát hiện sớm là tìm thấy những đặc điểm riêng, những đặc điểm khác biệt, những

mặt ưu và khiếm khuyết về thể chất và tinh thần của trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ (từnhững năm tháng đầu đời của trẻ)

Phát hiện sớm là cần thiết đối với tất cả các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt nhằm đáp ứngkịp thời và phù hợp với nhu cầu chăm sóc và giáo dục các em Tuy nhiên can thiệp sớm tậptrung chủ yếu vào nhóm đối tượng là trẻ khuyết tật giúp các em hình thành những kỹ năngthích nghi, kỹ năng xã hội và giao tiếp Trải nghiệm sớm và kinh nghiệm thực tiễn trongcuộc sống sẽ giúp trẻ khuyết tật giảm bớt những rào cản cho cuộc sống, độc lập và hoànhập sau này

Nguyên tắc này cho thấy can thiệp giáo dục sớm là can thiệp giáo dục ngay sau khiphát hiện, càng sớm càng tốt Đây là những tác động có chủ đích, có kế hoạch, cóphương pháp của nhà giáo dục nhằm tạo ra những cơ hội thuận lợi để trẻ khuyết tậtkhông bị phát triển gián đoạn hoặc bị phát triển lệch hướng Thông thường, quá trìnhcan thiệp sớm được tiến hành cho trẻ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là hiệu quả nhất

Can thiệp sớm sẽ làm giảm thiểu những khó khăn do khuyết tật gây nên, làm cho nhiềumặt phát triển của trẻ bị trì trệ hoặc phát triển lệch hướng Nếu để kéo dài, không can thiệp,

sự trì trệ hay phát triển lệch hướng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện của trẻ saunày

2 Phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ

Trẻ có nhu cầu đặc biệt có khả năng, nhu cầu, và sở thích khác nhau Chăm sóc vàgiáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt không thể thành công nếu chúng ta tiến hành tổ chứccác hoạt động giáo dục một cách đồng loạt, đại trà Phải dựa vào trẻ và những đặc

Trang 33

điểm riêng của trẻ để hướng các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất Trong giáo dục đặcbiệt, mỗi trẻ em là rất khác nhau và có những cách tiếp cận khác nhau: Trẻ tăng độnggiảm chú ý không có khả năng tập trung chú ý cao, nếu tổ chức hoạt động mà quá dàikhông có sự thay đổi hình thức hoạt động thì chắc chắn trẻ sẽ không thể tiếp tục thamgia vào quá trình hoạt động.; Trẻ mù hoàn toàn nếu đưa ra yêu cầu quan sát tranh để

mô tả các hoạt động đang diễn ra trong bức tranh thì trẻ sẽ không bao giờ hoàn thànhđược nhiệm vụ

Để tăng cường hiệu quả giáo dục, các hoạt động được thiết kế có tính tới hoạt độngtĩnh và động, những hoạt động trò chơi, thi đua, giao nhiệm vụ được đan kết hợp lý, chú

ý đến những thay đổi tâm lý và hành vi của trẻ Giáo viên có thể chú ý tới khả năng giácquan của trẻ để nhận biết, hoặc có thể dựa trên những trải nghiệm thực tiễn của trẻ kếthợp với hình thức học nhóm, cách đưa ra câu hỏi để giúp trẻ hoàn thành tốt hơn nộidung bài học

Mỗi trẻ có nhu cầu đặc biệt có những nhu cầu chung như mọi trẻ khác, đồng thời mỗitrẻ đều có đặc điểm, nhu cầu cá nhân đặc trưng riêng Việc tính đến đặc điểm đó chophép thu hút trẻ tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nên dựa trênmặt mạnh của trẻ để tạo điều kiện cho các em thành công hơn trong học tập Nhữngkhiếm khuyết về thể chất, tinh thần, các giác quan hay các các đặc điểm khác đã làmhạn chế năng lực tham gia hoạt động học tập và khám phá môi trường của trẻ

Giáo viên không chỉ nhìn vào đặc điểm khiếm khuyết của trẻ mà phải chỉ ra cơchế, khả năng thay thế, bù trừ chức năng trong quá trình nhận thức của chính trẻ đó.Quá trình giáo dục phải nhận ra những năng lực bù trừ đó và tổ chức, tạo cơ hội chotrẻ sử dụng tối đa những năng lực còn lại như là điểm mạnh để tiến hành các hoạtđộng học tập Ví dụ: trẻ mù thường có xúc giác và thính giác nhạy bén hơn nên trẻhọc được chữ nổi dễ dàng hơn và nhận biết vấn đề của cuộc sống chủ yếu bằng xúcgiác và thính giác

Những người làm công tác giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt phải hiểu rõ đặc điểm củamỗi trẻ, những tác động có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin của các em,

từ đó đưa ra những hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân Nếu cáchoạt động không được tổ chức một cách linh hoạt, phù hợp với mỗi trẻ thì sẽ khôngmang lại kết quả hoặc thậm chí cho kết quả tiêu cực

3 Đáp ứng sự đa dạng

Con người khi được sinh ra đều mang những đặc tính chung của loài người nhưng cũngmang những đặc điểm riêng khác biệt của từng cá nhân

Trẻ có nhu cầu đặc biệt có năng lực, tình cảm, trình độ như những người khác và các

em cũng có những đặc điểm riêng biệt Chúng ta có thể chấp nhận sự khác biệt và cần đượctôn trọng ở trẻ có nhu cầu đặc biệt như những sự khác biệt tất yếu xuất hiện trong xã hội đadạng

Như vậy, cơ sở của nguyên tắc này dựa trên quy luật đa dạng và khác biệt của mỗi ngườitrong xã hội Trong giáo dục đặc biệt và giáo dục hoà nhập, nguyên tắc tôn trọng sự khácbiệt chỉ rõ mọi người trong xã hội hiểu, cảm thông, chấp nhận những khác biệt ở các trẻkhác nhau Nguyên tắc giáo dục này cũng giúp trẻ hiểu rõ về những khác biệt của bản thân,

từ đó có ý thức trách nhiệm với bản thân, có phương pháp hoà nhập xã hội Giáo dục hoà

Trang 34

nhập phải tuân theo nguyên tắc này để trẻ có nhu cầu đặc biệt trở nên tự tin tham gia hoạtđộng và thể hiện mình.

Nguyên tắc đáp ứng sự đa dạng hay còn được gọi là nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt đảm bảorằng mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục phải thích ứng với những

sự khác biệt của cá nhân của mỗi trẻ và đảm bảo cho sự tôn trọng những sự khác biệt ấy

4 Dựa vào cộng đồng

Trong quá trình phát triển, trẻ có nhu cầu đặc biệt luôn chịu những tác động từ cácyếu tố của cộng đồng nơi các em sinh sống Những yếu tố tác động đó có thể là:

- Những yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, môi trường, khí hậu, đường giao thông

- Những yếu tố xã hội: Phong tục tập quán, trình độ dân trí, nhận thức đối vớitrẻ khuyết tật, sự phát triển của y tế, giáo dục, sự quan tâm của chính quyền địaphương

- Các yếu tố kinh tế: Tình trạng kinh tế gia đình, các phương tiện, tiện ích xã hội

Nguyên tắc giáo dục dựa vào cộng đồng đảm bảo rằng, trẻ em có nhu cầu đặc biệtđược quan tâm chăm sóc, giáo dục và can thiệp tại nơi trẻ sinh sống

Môi trường giáo dục cộng đồng giúp trẻ có những cơ hội tốt nhất để thích ứng, đượcchấp nhận và hoà nhập

Nguyên tắc này đòi hỏi những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dụcphải dựa trên nền tảng cơ sở của cộng đồng

Nguyên tắc cũng chỉ ra mối liên hệ, sự ảnh hưởng của văn hoá làng xã, quê hương đốivới mỗi cá nhân Trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ dễ dàng hiểu biết hơn về cộng đồng, chấpnhận và tuân theo quy ước làng xã ở chính nơi các em sẽ hoà nhập tốt hơn vào cuộc sốngcộng đồng Huy động mọi thành phần xã hội, đặc biệt là gia đình trẻ tích cực tham giagiáo dục trẻ để tăng tối đa khả năng hoà nhập cho trẻ

2 Các mô hình giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt

2.1 Mô hình giáo dục chuyên biệt

Là phương thức giáo dục tách biệt trẻ có nhu cầu đặc biệt cùng loại vào một cơ sở giáodục (Trường hoặc trung tâm) Tại đây trẻ được học theo phương pháp riêng, với những nộidung riêng và trên những nguyên tắc giáo dục riêng

Đa số các trường chuyên biệt được tổ chức ở đô thị, thu hút một số trẻ có nhu cầuđặc biệt ở vùng nông thôn, Và như vậy, họ phải tổ chức ăn ở nội trú cho trẻ Ngoàiđội ngũ cán bộ giáo viên dạy trẻ học, còn có các nhân viên bảo mẫu để nuôi dạy trẻngoài giờ học chính khoá

Biên chế cho mỗi lớp học chuyên biệt có từ 8 đến 12 trẻ

Giáo dục chuyên biệt được ra đời dựa trên cơ sở mô hình y tế Bản chất của môhình này là: Trẻ bình thường và trẻ có nhu cầu đặc biệt được tách thành hai nhóm khácnhau Trẻ có nhu cầu đặc biệt giống như các bệnh nhân cần được chữa trị để lành bệnh.Nếu chưa thể lành thì chưa thể tham gia học cùng với trẻ bình thường Trẻ em có cùngloại nhu cầu đặc biệt phải được học chung với nhau để có điều kiện chữa trị, phục hồichức năng đồng thời khi trẻ học đến lớp cuối bậc tiểu học được hướng nghiệp dạy nghề

để có thể hoà nhập vào xã hội

Hình thức tổ chức trường chuyên biệt dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt rất hạn chế môitrường giáo dục hoà nhập cộng đồng Nó tạo ra cho trẻ có nhu cầu đặc biệt khoảng cáchvới người thân và cộng đồng Chi phí đào tạo cho mỗi trẻ khá tốn kém vì lẽ đó mà số trẻ

Trang 35

được theo học ở các trường lớp chuyên biệt rất hạn chế, nhất là đối với các nước có nềnkinh tế chưa phát triển.

2 Mô hình giáo dục hội nhập

Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt được họctrong lớp chuyên biệt đặt trong trường dành cho trẻ bình thường, trẻ sẽ được tham gia một sốhoạt động cùng trẻ bình thường trong lớp học của trẻ bình thường

Trong môi trường hội nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt được phục hồi chức năng để có thểtham gia hoặc tham gia vào tất cả các hoạt động Cũng có trường hợp trong trường dànhcho trẻ bình thường có các lớp đặc biệt dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt - những lớp nàyđược gọi là những lớp học hội nhập

Tuy nhiên, các lớp học theo mô hình hội nhập vẫn mang tính chất hội nhập cơ học: Trẻ

có nhu cầu đặc biệt có mặt trong trường nhưng hầu như không được tham gia vào các hoạtđộng với trẻ bình thường Trẻ được giáo dục theo một chương trình chăm sóc và giáodục riêng, được thực hiện bởi những giáo viên chuyên trách, đôi khi trẻ có nhu cầu đặcbiệt được gặp gỡ với trẻ bình thường ở sân chơi trong một số hoạt động học tập

3 Mô hình giáo dục hoà nhập

Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệtđược học cùng với trẻ bình thường trong trường ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáodục hoà nhập xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như một xãhội thu nhỏ và phản ánh tính chất đa dạng của xã hội

Giáo dục hoà nhập bao gồm các yếu tố sau:

- Giáo dục cho mọi trẻ, đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bảnchất của giáo dục hoà nhập Trong giáo dục hoà nhập không có sự tách biệt giữa cáctrẻ với nhau Mỗi trẻ đều được tôn trọng và đều có giá trị như nhau

- Mọi trẻ đều cùng được hưởng một chương trình giáo dục mầm non, được học ởnơi sinh sống Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục vừa thể hiện sựtôn trọng trẻ có nhu cầu đặc biệt

- Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ trẻ

- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác

- Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau

- Trẻ với những khả năng khác nhau được học theo nhóm

- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm,cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất

- Giáo viên mầm non và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đốitượng trẻ

- Sự đa dạng được đánh giá cao Chú trọng điểm mạnh của trẻ

- Cân bằng giữa hiệu quả về mặt kiến thức và xã hội

Như vậy so với hai mô hình trên thì mô hình giáo dục hoà nhập là một xu thế, một sựtất yếu của thời đại, là mô hình giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt hoàn thiện nhất vì nótạo ra môi trường, cơ hội để trẻ có nhu cầu đặc biệt phát triển tốt nhất khả năng củamình

III THỰC HIỆN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT

1 Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu đặc biệt

1.1 Nhu cầu

Trang 36

1.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển.Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, có ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của mình (không thể thiếu được) thì nhu cầu đó trở thành động cơ.Không có nhu cầu thì không có hoạt động

1.1.2 Phân loại nhu cầu

Nhu cầu vật chất: Gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như ăn, mặc, nhà ở

Nhu cầu tinh thần: Gắn liền với sự văn minh nhân loại như nghệ thuật, khoa học,

học tập

Bậc thang về nhu cầu căn bản của con người:

Những nhu cầu căn bản của con người có thể miêu tả bằng "Bậc thang nhu cầu căn bản của con người" của nhà Tâm lý học người Mỹ Abraham Masslow

Nhu cầu của trẻ được hình thành, thay đổi và phát triển trong điều kiện cụ thể Nhucầu là nguồn gốc tính tích cực hoạt động và được nảy sinh, phát triển trong hoạt động Nhu cầu của trẻ có thể được hình thành nhờ việc tổ chức tốt những hoạt độngphong phú, đa dạng phù hợp với các em Giáo dục nhu cầu không có nghĩa là giảng giảithuyết giáo bằng những lời khuyên hoặc sự răn đe mà phải tổ chức những hoạt độngphong phú và đa dạng phù hợp với từng lứa tuổi nhất định

Xác định nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non, giáo viên cần chú ý đến các nhu cầu

cơ bản trong nấc thang nhu cầu của Masslow theo đó giáo viên có thể dựa trên các lĩnhvực phát triển của trẻ mà tìm hiểu nhu cầu của trẻ

1.1.2.1 Nhu cầu năng lượng (nhu cầu dinh dưỡng)

N/c để phát triển nhân cách

Được tôn trọng và sự quan tâm

của xã hội Nhu cầu xã hội (yêu thương, đùm bọc )

Nhu cầu về an toàn

Nhu cầu về thể chất để tồn tại

Trang 37

Đảm bảo nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, đầy đủ chất dinh dưỡng: đạm, chất béo,đường, vitamin và muối khoáng… Trong đó cần chú ý đến đặc điểm nhu cầu đặc biệt của trẻ

có nhu cầu đặc biệt để xác định năng lượng phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ

Ba yếu tố cần chú ý khi xác định nhu cầu năng lượng của trẻ có nhu cầu đặc biệt gồm:+ Nhóm dinh dưỡng ưu tiên cần được đáp ứng

+ Chế độ ăn phù hợp: Nhiều trẻ hở hàm ếch, trẻ bị bại não thường kéo dài giai đoạn

bú sữa, hoặc kéo dài giai đoạn ăn cơm nát so với các trẻ khác

+ Loại thực phẩm cung cấp trong bữa chính và bữa phụ phù hợp với trẻ

Các yếu tố cần chú ý trong chăm sóc bữa ăn cho trẻ có nhu cầu đặc biệt:

+ Sức khoẻ của trẻ (mạnh hay ốm)

+ Trạng thái tâm lý của trẻ

+ Nhu cầu cần chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt trong ăn uống (khả năng tự xúc ăn, nhai, nuốt )+ Nhu cầu giáo dục hành vi, nề nếp ăn uống, vệ sinh môi trường, thực phẩm

+ Chăm sóc giấc ngủ: Giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khoẻcủa con người Nhiều trẻ có nhu cầu đặc biệt không kiểm soát được thời gian ngủ nghỉcủa cá nhân, do các nguyên nhân khác nhau Vì vậy trẻ thường xuất hiện hiện tượng ngủquá nhiều hoặc có trẻ không có nhu cầu ngủ

→ Khi xác định nhu cầu ngủ của trẻ cần dựa trên các dấu hiệu như sau:

+ Việc dùng thuốc của trẻ

+ Khả năng kiểm soát và điều chỉnh giấc ngủ của trẻ

+ Trạng thái tâm lý, các triệu chứng rối nhiễu ảnh hưởng đến giấc ngủ

+ Sức khoẻ của trẻ, tư thế ngủ

+ Môi trường, nhiệt độ, chăn đăp, quần áo trong khi ngủ

1.1.2.2 Nhu cầu an toàn

Môi trường lớp học, đồ dùng và phương tiện như: Các bậc tam cấp có góc nhọn,chậu hoa hình vuông, trường học không có tường bao là đối tượng có thể gây nguyhiểm trực tiếp đến sự an toàn của trẻ em, đặc biệt là trẻ có nhu cầu đặc biệt

Cụ thể: Nhiều trẻ hạn chế khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi nên dễ bị tainạn, thương tích thậm chí ảnh hưởng đến an toàn tính mạng

Một trẻ bị chứng động kinh, phong hoặc lên cơn co giật cần có thuốc để kiểmsoát các cơn động kinh Một số trẻ có hành vi tự làm thương bản thân, cấu xước cơ thểhoặc đập đầu (Trẻ tự kỷ, trẻ có hành vi xa lạ) Các trẻ này thường hay sử dụng dụng

cụ là đồ dùng, phương tiện dạy học hoặc móng tay sắc nhọn để tự làm thương bản thânđến mức trầm trọng, làm viêm nhiễm cháy máu Một số trẻ có nhu cầu đặc biệt cócảm giác lo âu, hoảng sợ do các rối nhiễu tâm lý hoặc do áp lực từ môi trường vànhững người xung quanh

=> Giáo viên cần chú ý để đảm bảo nhu cầu an toàn về sức khoẻ và tâm lý cho trẻbằng cách:

Đáp ứng môi trường vật chất an toàn không rào cản

Đảm bảo môi trường tâm lý an toàn, cảm giác gần gũi, tin tưởng trẻ

1.1.2.3 Nhu cầu được vui chơi và vận động

Trẻ có nhu cầu đặc biệt có rất nhiều hạn chế trong thể hiện nhu cầu chơi, hình thức

và nội dung chơi

Cụ thể:

Ngày đăng: 20/03/2018, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w