1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO chương 3

4 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,16 KB

Nội dung

Có một số điểm cần lưu ý đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, kể cả bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ.. Là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, trong suốt gần 50 năm qu

Trang 1

Có thể nói, việc coi quản trị rủi ro như một nội dung cốt lõi trong quản trị DN đang là một xu hướng trước sự phát triển phức tạp của mô hình kinh doanh

và biến động kinh tế như hiện nay.

Có một số điểm cần lưu ý đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm,

kể cả bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ Thứ nhất, đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, cần có một chiến lược đầu tư lâu dài được xây dựng hợp lý

để đảm bảo lợi nhuận ổn định, phù hợp với cơ cấu danh mục tài sản và trách nhiệm đến hạn Ngoài ra, việc phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng sẽ giúp thâm nhập thị trường tốt hơn Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình bán hàng sẽ mang lại “sức khỏe” lâu dài cho nền kinh tế.

Thứ hai, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang trải qua một thời kỳ khó khăn khi phí bảo hiểm không tăng do cạnh tranh giữa các DN bảo hiểm, trong khi đó, chi phí tái bảo hiểm thì ngày càng tăng sau những thiên tai xảy ra tại châu Á vào các năm gần đây Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro bảo hiểm trong

mở rộng phát triển thị trường và quản lý rủi ro của danh mục sản phẩm bảo hiểm một cách hợp lý đang là một thách thức lớn.

Trao đổi với báo chí, TS Hoàng Việt Hà, Giám đốc Hoạt động Tập đoàn Bảo Việt cho biết: Rủi ro bảo hiểm là các rủi ro liên quan đến khả năng một công ty bảo hiểm có thể phải gánh chịu tổn thất do phí bảo hiểm thu được không đủ

bù đắp các chi phí bồi thường các sự kiện bảo hiểm Đây là rủi ro trọng yếu nhất do là lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, trong suốt gần 50 năm qua, hoạt động quản lý rủi ro của Công ty luôn có ý nghĩa sống còn, vì kinh doanh bảo hiểm chính là kinh

doanh rủi ro Từ khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn bảo hiểm - tài chính,

tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con và kinh doanh trong các lĩnh vực

không chỉ có bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mà còn ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán và đầu tư thì việc quản trị rủi ro lại càng quan trọng.

Thách thức của công tác quản lý rủi ro không dừng ở quản lý rủi ro liên quan tới từng hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong các lĩnh vực kinh doanh,

mà còn quản lý rủi ro về đầu tư, rủi ro hoạt động và các rủi ro tích tụ trong Tập đoàn Trước thách thức này, Bảo Việt đã phối hợp với tư vấn chuyển giao công nghệ của HSBC, từng bước xây dựng một khung quản trị rủi ro xuyên suốt từ công ty mẹ xuống tới các đơn vị thành viên trong các lĩnh vực kinh doanh theo thông lệ quốc tế.

Cụ thể, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, ngoài việc khai thác thận trọng, kiểm soát chặt các quy trình, Bảo Việt còn áp dụng quy trình xây dựng các giả định nhằm đưa ra các ước tính thận trọng và ổn định về kết quả tương lai

Trang 2

Hoạt động kiểm tra hàng năm được thực hiện nhằm đảm bảo những giả định, ước tính khả thi nhất và kết quả trong tương lai nằm trong giới hạn chấp nhận được Các giả định được xem xét thường xuyên bao gồm giả định về xác suất xảy ra tổn thất và lãi suất đầu tư Trong năm 2011, Bảo Việt đã lựa chọn đối tác tái bảo hiểm uy tín cho các hợp đồng bảo hiểm lớn.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các rủi ro thường được bảo hiểm trong

12 tháng Bảo Việt đã xây dựng các giả định nhằm đưa ra các ước tính với các kết quả khả thi nhất với nguồn số liệu thống kê nhiều năm và được

nghiên cứu và phân tích chi tiết Đối với rủi ro phát sinh do thay đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, Bảo Việt đã xây dựng mô hình rủi ro thiên tai (CAT model) để đánh giá ảnh hưởng của các thảm họa.

Trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều rủi ro như hiện nay, quản lý rủi ro đầu tư là một trong những mục tiêu chính của của Tập đoàn cũng như tại các công ty con Nếu không quản lý tốt, hậu quả từ rủi ro đầu tư có thể lấy đi hết những thành quả từ quản lý tốt rủi ro bảo hiểm mang lại.

Khi Bảo Việt hoạt động theo mô hình tập đoàn, rủi ro cũng xuất phát từ rủi ro hoạt động nội bộ liên quan đến chất lượng báo cáo và kiểm soát tài chính; rủi

ro pháp lý và tuân thủ; rủi ro con người; rủi ro từ thực hiện quy trình, quy chế;

từ chiến lược kinh doanh; rủi ro hệ thống và thông tin, rủi ro tính liên tục của hoạt động.

Các yếu tố hình thành quản lý rủi ro hiệu quả:

* Quản trị công ty hiệu quả: phụ thuộc vào tầm nhìn, nhận thức và sự tham gia mạnh mẽ của lãnh đạo cao cấp trong quá trình điều hành.

* Văn hóa nhận thức rủi ro xuyên suốt trong DN.

* Quá trình tác nghiệp mạch lạc, rõ ràng với cơ chế phân quyền và chịu trách nhiệm minh bạch.

* Quản lý thông tin kịp thời và chính xác, chú trọng tới các vấn đề có thể phát sinh rủi ro.

* Cách tiếp cận năng động, cởi mở, thường xuyên đánh giá rủi ro trong môi trường phát triển không ngừng.

* Đội ngũ quản trị rủi ro chuyên nghiệp.

(source: https://www.baomoi.com/de-doanh-nghiep-bao-hiem-quan-ly-rui-ro-hieu-qua/c/9219362.epi ) Bên cạnh đó, vấn đề thiếu hụt nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm vẫn luôn là một khó khăn đối với các DNBH Khi thiếu các cơ sở đánh giá rủi ro, thiếu các tính toán thống kê đầy

đủ trên cơ sở rủi ro phù hợp với từng DN thì việc định phí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và áp lực cạnh tranh trên thị trường Đó cũng lý do vì sao, một số nghiệp vụ như bảo

Trang 3

hiểm ô tô xe máy, tài sản, thân tàu … DN biết lỗ nhưng vẫn làm và cạnh tranh khốc liệt bằng cách giảm phí, tăng chi phí bán hàng…

Trong bảo hiểm nhân thọ, tình trạng các đại lý chạy theo doanh thu, không thực hiện đúng các quy trình tác nghiệp, cố tình làm sai lệch hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm… ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của DNBH

Nguyên nhân dẫn tới các tình trạng trên một phần là do mô hình quản trị của DNBH phi nhân thọ hiện nay đang tạo sự mâu thuẫn, tạo sự cạnh tranh giữa các phòng ban, giữa các chi nhánh khi các doanh nghiệp phân cấp không rõ ràng, chặt chẽ Mô hình phân tán, việc giao quyền lực cho các chi nhánh tạo ra sự chủ động trong kinh doanh, nhưng cũng tăng rủi ro trục lợi Đặc biệt là do hệ thống quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính hình thức, chưa thực chất

Giải pháp giúp phòng tránh rủi ro hiệu quả

Bán bảo hiểm là bán lời hứa Trách nhiệm bồi thường không chỉ nhắm đến việc “mua dễ, khó đòi” mà chủ yếu liên quan đến cơ chế quản lý rủi ro của DNBH trên cơ sở vốn điều lệ, tổng tài sản, kết hợp với các chương trình tái bảo hiểm bảo vệ… để có thể hiện thực hóa lời hứa với khách hàng Do vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại quy trình quản trị rủi ro, quản trị thương hiệu, dịch vụ khách hàng của các DNBH Các cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu, phân loại các DNBH, áp dụng các quy định về phạm vi khai thác sao cho phù hợp với năng lực của các DN này, có như vậy mới có thể bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp xấu nhất, đồng thời giúp cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn, ổn định hơn

Muốn vậy, chúng ta cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp phòng tránh rủi ro như sau:

Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước:

- Cần sớm rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động cũng như

áp dụng các biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm pháp luật của các DN kinh doanh bảo hiểm và các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm

- Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định bắt buộc khách hàng phải tham gia cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, để kiểm tra theo dõi và đưa ra những mức chế tài xử phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ tham gia

Thứ hai, đối với DNBH:

- Cần chú trọng đầu tư công nghệ thông tin, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao khả năng quản trị DN;

- Cần kiện toàn đội ngũ nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, không chỉ thành thục và giỏi về chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp;

- Áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu – chi bằng tiền mặt;

- Áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm;

- Thường xuyên tổ chức theo dõi, quản lý và giám sát nhân viên, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo hiểm Việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ Tổng quát, quy trình kiểm soát, quản lý rủi ro cơ bản bao gồm những bước chính được trình bày cụ thể ở Hình 1 Ở mức chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước cùng với trình tự xử lý

và mối quan hệ giữa chúng như trình bày ở Hình 2

- Hoàn thiện các yếu tố hình thành quản lý rủi ro hiệu quả Quản trị công ty hiệu quả phụ thuộc vào tầm nhìn, nhận thức và sự tham gia mạnh mẽ của lãnh đạo cao cấp trong quá trình điều hành; quá trình tác nghiệp mạch lạc, rõ ràng với cơ chế phân quyền và chịu trách nhiệm minh bạch

- Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư phát triển nguồn vốn để bù đắp những rủi ro có tính chất thảm họa DNBH cũng cần bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời có sự kiểm tra tính trung thực của thông tin đó Cần đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp: Khi bên mua bảo hiểm không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ cam kết, trường hợp rủi ro gia tăng và bên mua bảo hiểm không chấp nhận sự tăng

Trang 4

phí bảo hiểm Có quyền từ chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo hiểm khi sự kiện xảy ra bị loại trừ, không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm Ngoài ra, cần yêu cầu bên mua bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất nhằm nâng cao tính trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng ỷ lại hoàn toàn vào DNBH…

(Theo Webbaohiem.net)

Ngày đăng: 20/04/2018, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w