Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật thực định về vấn đề sở hữu và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu. Về mặt lý luận: Đề tài nhằm hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu. Về mặt thực tiễn: Bên cạnh mục tiêu nghiên cứu về mặt lý luận, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu việc áp dụng và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề sở hữu nói chung và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu nói riêng. Trên cơ sở đó, đề tài hướng tới việc đưa ra một số đánh giá về xu hướng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH TRONG QUAN HỆ SỞ HỮU
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Nguyễn Hương Diền
Bùi Phương Dung
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 10
QUYỀN CHIẾM HỮU VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH 10
1 Khái niệm chung về quyền chiếm hữu và người thứ ba ngay tình 10
1.1 Khái niệm quyền sở hữu 10
1.2 Khái niệm quyền chiếm hữu 10
1.3 Khái niệm người thứ ba ngay tình 11
2 Một số đánh giá về đặc trưng pháp lý của người thứ ba ngay tình 11
3 Pháp luật hiện hành về vấn đề chiếm hữu ngay tình và bảo vệ người thứ ba ngay tình 12
3.1 Pháp luật hiện hành về vấn đề chiếm hữu ngay tình 12
3.2 Pháp luật hiện hành về bảo vệ người thứ ba ngay tình 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH 15
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU 15
1 Đối với vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 15
2 Đối với vấn đề về sự đối kháng giữa quyền lợi của người thứ ba ngay tình với chủ sở hữu 17
2.1 Đối với trường hợp động sản không phải đăng ký quyền sở hữu 17
2.2 Đối với trường hợp động sản phải đăng ký và bất động sản 21
(1) Hoàng Yến, Xử án tín dụng: Rối chuyện thế chấp, bảo lãnh, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 27
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ XU HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH 34
1 Đánh giá về xu hướng cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình 34
2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình 35
2.1 Đối với vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 35
2.2 Đối vớivấn đề quyền sở hữu tài sản của người thứ ba khi được hưởng di sản thừa kế từ người không có quyền định đoạt tài sản 35
2.3 Đối với vấn đề quyền sở hữu tài sản của người thứ ba ngay tình trong mua bán tài sản thông qua hoạt động bán đấu giá 36
2.4 Đối với vấn đề quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ tín dụng có biện pháp bảo đảm là thế chấp- bảo lãnh 36
2
Trang 3KẾT LUẬN 37
3
Trang 5MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, các quy định về sở hữu luôn được chútrọng xây dựng và hoàn thiện Tuy nhiên việc đảm bảo quyền lợi của người thứ ba ngaytình vẫn còn là một trong các vấn đề còn tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa các quy định củapháp luật thực định với thực tiễn áp dụng và triển khai của đời sống xã hội
Trên thực tế, đã có nhiều công trình khoa học và các bài viết, tạp chí bàn về cáckhía cạnh pháp lý khác nhau của vấn đề bảo vệ quyền sở hữu nói chung và quyền chiếmhữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt nói riêng, song việc tiếp cận vấn đề bảo vệ quyềnlợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu còn ít hoặc chưa thực sự tập trung chitiết
Xuất phát từ những bất cập trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ bangay tình của pháp luật và tình hình nghiên cứu vấn đề nêu trên, nhóm tác giả nhận thấyviệc triển khai nghiên cứu về quan hệ sở hữu theo hướng tiếp cận tập trung vào vấn đềbảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực
Trong thực tế, các quyền năng thuộc về quyền sở hữu vốn rất có ý nghĩa đối vớicác chủ thể trong quan hệ sở hữu tài sản, trong khi đó vấn đề quyền của người thứ bangay tình trong quan hệ sở hữu lại tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, khúc mắc mà phápluật và thực tiễn áp dụng lại chưa giải quyết triệt để được Do đó, việc chỉ ra những bấtcập, hạn chế của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra những đề xuất thiết thực cho vấn
đề sẽ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn góp phần giải quyết các vấn đề mà thựctiễn đang đối mặt
Từ những lý do và cách tiếp cận vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạnxây dựng và tiến hành việc nghiên cứu khoa học với đề tài là “Một số vấn đề pháp lý vềbảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu”
2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
5
Trang 6Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật thực định về vấn đề sởhữu và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu Việc nghiêncứu đối tượng của đề tài được triển khai trong điều kiện kết hợp với thực trạng áp dụngcác quy định của pháp luật đó trong thực tiễn cuộc sống để có được cách tiếp cận đầy đủ
và khách quan cho những đánh giá và kết luận của đề tài
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài nhằm hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữu
- Về mặt thực tiễn: Bên cạnh mục tiêu nghiên cứu về mặt lý luận, nhóm tác giả đi
sâu nghiên cứu việc áp dụng và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề sở hữunói chung và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sở hữunói riêng Trên cơ sở đó, đề tài hướng tới việc đưa ra một số đánh giá về xu hướng và đềxuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để có được hướng nghiên cứu đúng đắn, điều tiên quyết là nhóm tác giả xác địnhnhững phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài Theo đó, nhóm tác giả bước đầu tìmkiếm các dữ liệu thông tin liên quan đến vấn đề người thứ ba ngay tình trong quan hệ sởhữu từ các nguồn tài liệu, các vụ việc xảy ra trong thực tế có liên quan Sau khi thu thậpđầy đủ các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, nhóm tác giả đã phân tích các dữ liệu để
có định hướng đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu Dưới đây là một số phương pháp được sửdụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp phân tích tài liệu:
+ Phân tích tài liệu chuyên môn: Nhóm tác giả tiến hành phân tích các văn bảnpháp luật về vấn đề quyền sở hữu, vấn đề người thứ ba ngay tình Cụ thể nhóm tác giả tậptrung phân tích các quy định cụ thể trong BLDS 2005
+ Phân tích các tạp chí, báo mạng chuyên ngành Luật: Bên cạnh việc phân tích cácquy định pháp luật, nhóm tác giả còn đi sâu phân tích các bài viết của các chuyên gia
6
Trang 7trong vấn đề sở hữu và vấn đề người thứ ba ngay tình cũng như phân tích các vụ việc đãxảy ra trong thực tế Cụ thể, nhóm tiến hành phân tích các bài viết trong các tạp chí Luậthọc, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật cùng các trang webchuyên ngành khác
- Phương pháp hệ thống:
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp hệ thống nhằm làm sáng tỏ nội dung lý luậncủa hệ thống pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tìnhtrong quan hệ sở hữu Để thực hiện phương pháp hệ thống, nhóm tác giả đã sử dụng cácphương pháp cụ thể như tổng hợp, so sánh Từ những vụ việc đã xảy ra trong thực tế và ýkiến của các chuyên gia trong việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến vấn
đề người thứ ba ngay tình, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc áp dụng các quy định của pháp luật, hướng tới bảo vệ quyền lợi của người thứ bangay tình trong quan hệ sở hữu
Ngoài ra, để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, nhóm sử dụng các phương phápkhác như bác bỏ, bình luận, Hệ thống các phương pháp trên được sử dụng xuyên suốttoàn bài nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu khoa học của sinh viên bị giới hạn về mặt thời gian,không gian cũng như về lượng kiến thức đã tích lũy được, nhóm tác giả tiến hành nghiêncứu đề tài trong giới hạn là các quy định của pháp luật hiện hành và việc áp dụng các quyđịnh đó vào thực tiễn cuộc sống kể từ thời điểm BLDS 2005 có hiệu lực
6 Tình hình nghiên cứu trong nước
Người thứ ba ngay tình trong vai trò là người chiếm hữu tài sản không có căn cứpháp luật và có lợi ích đối lập với lợi ích của chủ sở hữu được đề cập trong một số bàinghiên cứu như:
- Th.s Vũ Thị Hồng Yến, “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở
hữu kiện đòi lại tài sản”.
7
Trang 8- TS Phùng Trung Tập, “Kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình”.
- Võ Hải Phương, “Cơ chế bảo vệ quyền sở hữu đối với người thứ ba ngay tình
trong mua bán tài sản bán đấu giá”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12(273) năm 2014.
- TS Nguyễn Hải An, “Thực tiễn áp dụng chế định tài sản và quyền sở hữu trong
Bộ luật Dân sự năm 2005”, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 8(269).
- Phạm Công Lạc, “Một số ý kiến về phần thứ hai Dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)
tài sản và quyền sở hữu”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 3 (203), năm 2005.
- TS Nguyễn Ngọc Điện, “Lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về đăng ký bất
động sản”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01(202), năm 2009.
- TS Nguyễn Minh Tuấn, “Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi lại tài
sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự một số nước”, Tạp chí Luật học,
về vấn đề quyền sở hữu và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong quan hệ sởhữu đồng thời xem xét tính khả thi của chúng trong thực tiễn, nhằm hướng tới trả lời đượccác vấn đề: Tại sao phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình và làm thế nào đểbảo vệ cho quyền lợi của họ?
7 Kết cấu bài nghiên cứu
8
Trang 9- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền chiếm hữu và vấn đề người thứ
ba ngay tình
- Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu
- Chương 3: Một số đánh giá về xu hướng và đề xuất cho việc hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
9
Trang 10CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUYỀN CHIẾM HỮU VÀ VẤN ĐỀ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
1 Khái niệm chung về quyền chiếm hữu và người thứ ba ngay tình
1.1 Khái niệm quyền sở hữu
- Quyền sở hữu là một chế định của Bộ Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ liên quanđến sở hữu tài sản, là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhất định của các chủ thể
- Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.1Trong đó, quyền chiếm hữu được coi là một trong những quyền năng cơ bản để xác địnhquyền sở hữu
1.2 Khái niệm quyền chiếm hữu
- Theo quy định pháp luật, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.2
- Chiếm hữu có thể chia thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không cócăn cứ pháp luật Trong đó:
+ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợpsau đây:
• Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
• Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
• Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp vớiquy định của pháp luật;
• Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sởhữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các
10
Trang 11điều kiện do pháp luật quy định;
• Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầ, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp vớicác điều kiện do pháp luật quy định;
• Các trường hợp khác do pháp luật quy định.1
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợpvới quy định tại điều 183 của Bộ luật này.2
Trong đó, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quy địnhvới nội dung: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình làngười chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không cócăn cứ pháp luật.” 3
Vậy, từ quy định trên có thể hiểu, chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó làkhông có căn cứ pháp luật
1.3 Khái niệm người thứ ba ngay tình
BLDS 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm người thứ ba ngay tình nhưng
có người thứ ba ngay tình là người đang quản lý và nắm giữ tài sản không có căn cứ phápluật thể hiểu, qua một giao dịch trung gian mà ở giao dịch đó, người đó không biết hoặckhông thể biết tài sản đó được chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Nói cách khác,người đó không biết người giao dịch với mình chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứpháp luật
2 Một số đánh giá về đặc trưng pháp lý của người thứ ba ngay tình
- Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật theo Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005
11
Trang 12- Người thứ ba ngay tình không biết, không thể biết và không buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật.
- Là người không có lỗi trong việc chiếm hữu tài sản
Nhóm tác giả xin đưa ra ví dụ để làm rõ:
A lấy trộm của hàng xóm chiếc tivi Sony và mang đi cầm cố tại cửa hàng cầm đồ của B để lấy tiền tiêu sài Trong trường hợp này B là người ngay tình bởi B không biết và không thể biết chiếc tivi A mang đến cầm cố là vật ăn cắp Do đó B cũng không hề có lỗi khi đã nhận cầm cố chiếc tivi trên
3 Pháp luật hiện hành về vấn đề chiếm hữu ngay tình và bảo vệ người thứ ba ngay tình
3.1 Pháp luật hiện hành về vấn đề chiếm hữu ngay tình
Quyền chiếm hữu được quy định tại Mục 1, Chương XII Nội dung quyền sở hữucủa BDS 2005
Có tất cả 10 Điều luật quy định về quyền chiếm hữu từ Điều 182 đến Điều 191.Quyền chiếm hữu bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứpháp luật Trong những trường hợp khác nhau thì quyền chiếm hữu cũng khác nhau.BLDS quy định quyền chiếm hữu trong một số trường hợp sau: Quyền chiếm hữu của chủ
sở hữu (Điều 184), Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản(Điều 185), Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự(Điều 186), Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm,tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu (Điều 187), Quyền chiếm hữu gia súc, giacầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc (Điều 188)
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được quy định: “Việcchiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữukhông có căn cứ pháp luật Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
12
Trang 13ngay tình là người là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tàisản đó là không có căn cứ pháp luật.” 1
Được quy định thành một điều hoàn chỉnh trong Luật, nghĩa là việc phân định rạchròi giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình có vai trò quan trọng trongcông tác thi hành án Ở đây người chiếm hữu chỉ được coi là chiếm hữu ngay tình khi họkhông biết và không thể biết được việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.Việc chiếm hữu tài sản đó được thực hiện liên tục (Điều 190) và công khai (Điều 191)
Mặt khác, trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đóng gópcủa nhân dân ngày 05/01/2015 thì vấn đề chiếm hữu ngay tình được quy định: “Ngườichiếm hữu ngay tình là người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng việc chiếm hữu của mình
là hợp pháp.”2
Như vậy có thể thấy rằng pháp luật đã có một bước tiến mới trong vấn đề này.Theo BLDS hiện hành thì việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình phụthuộc vào mức độ nhận thức của chủ thể Trong khi đó, Dự thảo BLDSsửa đổi cho rằngkhi xác lập giao dịch dân sự, chủ thể này có thể biết được việc chiếm hữu đó là không cócăn cứ pháp luật nhưng đối với chủ thể khác trong cùng một hoàn cảnh tương tự họ lạikhông thể biết được, chưa kể đến hành động của người trung gian đã cố tình che giấu,ngụy tạo để người thứ ba không thể biết được việc chiếm hữu tài sản đó của mình làkhông có căn cứ pháp luật Theo Dự thảo mới thì người chiếm hữu ngay tình buộc phảichứng minh được việc “không biết và không thể biết được” của mình là có căn cứ, nângtầm từ nhận thức lên đến có căn cứ xác thực
3.2 Pháp luật hiện hành về bảo vệ người thứ ba ngay tình
Nhận thấy trong thực tế, đôi khi chủ thể xác lập, thực hiện một giao dịch dân sựnhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí vàngay thẳng Nguyên nhân là do lợi ích của họ đối kháng với lợi ích của người chủ sở hữuđích thực tài sản đó Về nguyên tắc, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ việc chiếm hữu có căn cứ
13
Trang 14pháp luật Tuy nhiên trong môt số trường hợp nhất định pháp luật dân sự bảo vệ quyền lợicho những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản, người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản màmình đang chiếm hữu cho chủ sở hữu đích thực và được pháp luật bảo hộ dưới một số góc
- Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản
Ngoài ra người thứ ba ngay tình được quyền xác lập quyền sở hữu của mình trongnhững điều kiện sau:
“1 Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngaytình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối vớibất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
2 Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước không có căn cứ pháp luậtthì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trởthành chủ sở hữu của tài sản đó.”2
Đây là phương thức bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình ưu việt nhất và cótính khả thi cao hơn so với cách thức đòi bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, phương thứcnày vẫn bộc lộ những khó khăn trong việc xác định các loại giấy tờ cần thiết nào và cáctrình tự thủ tục cụ thể gì để đăng kí quyền sở hữu tài sản cho người thứ ba ngay tình trongtrường hợp họ đang chiếm hữu những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu theo quy địnhcủa pháp luật
14
Trang 15CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU
1 Đối với vấn đề xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định
mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụdân sự hoặc mất quyền khởi kiện”.1
Bộ luật Dân sự 2005 cũng cho phép xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với quyđịnh: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngaytình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối vớibất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”2
Như vậy để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì phải đảm bảo các điều kiệnsau:
- Việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
- Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong thời gian không có tranh chấp(chiếm hữu liên tục)
- Việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm (chiếmhữu công khai)
- Thời gian chiếm hữu phải là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất độngsản
Đây là quy định mới trong pháp luật Việt Nam nhưng không hề mới trong phápluật một số nước trên thế giới Tuy nhiên, quy định này có thể chỉ áp dụng đối với tài sản
15
Trang 16là bất động sản có thể tồn tại trên 30 năm và động sản là vật đặc định không tiêu hao cóthời hạn sử dụng vượt quá thời hạn 10 năm theo quy định của thời hiệu mà không thể ápdụng với các động sản khác Thực tế cho thấy, người chiếm hữu ngay tình được coi nhưchủ sở hữu của tài sản bởi họ không biết, không thể biết và cũng không buộc phải biếtmình chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Họ tự coi mình là chủ sở hữu tài sản và thựchiện các quyền năng của chủ sở hữu như một chủ sở hữu đích thực đối với tài sản đó.Cũng như theo quan niệm truyền thống, cứ ai đang cầm giữ tài sản thì người đó là chủ sởhữu Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng tài sản sẽ bị hao mòn về mặt giá trị nên việcquy định thời hiệu chiếm hữu liên tục công khai trong 10 năm đối với động sản là quá dài
và không thực tế Hoặc có thể trước khi thỏa mãn được điều kiện về thời hạn để được xáclập quyền sở hữu đích thực đối với tài sản thì chính người chiếm hữu đó đã từ bỏ “quyền
sở hữu ảo” của mình đối với tài sản vì nó không còn giá trị sử dụng Mặt khác, không ápdụng quy định này đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân Như vậy vấn đề đặt ra ở đây làngười chiếm hữu ngay tình không được phép xác lập quyền sở hữu nhưng trong quá trìnhchiếm hữu họ đã định đoạt tài sản thì hậu quả pháp lý đối với họ như thế nào? Liệu họ cóđược pháp luật bảo vệ hay không?1
Đối với bất động sản, pháp luật quy định thời hiệu để trở thành chủ sở hữu là 30năm trừ trường hợp là tài sản thuộc sở hữu toàn dân và các tài sản khác gắn liền với đấtđai là bất động sản Tuy nhiên không phải bất cứ bất động sản nào cũng có thể chiếm hữuliên tục công khai trong 30 năm được Các bất động sản như tàu bay tàu biển liệu rằngthời hiệu chiếm hữu của nó có đạt tới mức đó được không? Còn khá nhiều vấn đề màpháp luật còn bỏ ngỏ ở đây, khiến cho lợi ích của người chiếm hữu ngay tình nhiều khikhông những không được bảo vệ mà còn bị xâm phạm.2
Trên thực tế, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với người chiếm hữukhông có căn cứ pháp luật đương nhiên được công nhận Nhưng cũng có những trườnghợp người chiếm hữu có căn cứ pháp luật được chủ sở hữu giao quyền quản lý hay chủ sởhữu bỏ quên cũng thỏa mãn điều kiện về ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn 10
11,2 Phạm Công Lạc,Một số ý kiến về phần thứ hai Dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi) “tài sản và quyền sở hữu” ,Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 3 (203), năm 2005
2
16
Trang 17năm với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì lại không được trở thành chủ sởhữu Như vậy có gì đó vênh lệch ở trường hợp này Sở dĩ nhóm tác giả có suy đoán nhưvậy là do khi chủ sở hữu tài sản đã giao cho người khác chiếm hữu sau 10 năm đối vớiđộng sản và sau 30 năm đối với bất động sản mà không đòi lại thì có khả năng họ đã quênviệc sở hữu tài sản đó
Trong thực tế xảy ra trường hợp như sau: Bà Nga và bà Ngân là 2 chị em ruột,cùng làm nghề nông nghiệp tại xã X Chồng bà Nga đã mất, bà có đứa con trai làm ănphát đạt, mua nhà ở thành phố Y Vì vậy bà Nga đã lên thành phố sống cùng con trai vàgiao cho bà Ngân sử dụng và quản lý 1000 đất ruộng thuộc sở hữu của vợ chồng mình.Hơn 30 năm sau các con của hai bà không hề biết về sự thỏa thuận đó, nên một bên cứnghĩ là của mình còn một bên thì không biết đến sự tồn tại của bất động sản đó Chỉ đếnkhi có dự án đường cao tốc đi qua phần đất đó, con của bà Ngân trong quá trình làm thủtục đền bù đất mới biết mình không có giấy tờ chúng minh quyền sử dụng đất Như vậytrong trường hợp này khi không có tranh chấp thì có thể cho phép xác lập quyền sở hữuhay không? Do đó, nhóm tác giả cho rằng để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu chỉ cầnngười chiếm hữu ngay tình, liên rục, công khai trong 10 năm với động sản và 30 năm vớibất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản chứ không nhất thiết phải là chiếm hữu tàisản không có căn cứ pháp luật
2 Đối với vấn đề về sự đối kháng giữa quyền lợi của người thứ ba ngay tình với chủ
sở hữu
2.1 Đối với trường hợp động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
Đây là trường hợp phổ biến trong đa số các giao dịch dân sự Trong trường hợpnày, người thứ ba ngay tình không thể biết hành vi chiếm hữu của người chuyển giao tàisản cho mình có hợp pháp hay không Nói cách khác, người thứ ba ngay tình không biếtngười chuyển giao tài sản cho mình có phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản đó haykhông trong khi người đó thực tế đang nắm giữ tài sản và khẳng định tư cách chủ sở hữucủa họ Mặt khác, tài sản trong giao dịch được thực hiện một cách công khai, minh bạch,tài sản được chuyển giao đúng giá trị Chính bởi vậy, người thứ ba ngay tình không biết
và không thể biết tài sản đó là không có căn cứ pháp luật
17
Trang 18Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này, nếu chủ sở hữu đích thực của tài sản đượcgiao dịch kiện đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình thì quyền lợi của người ngay tình
có bị xâm phạm hay không?
Theo quy định của Bộ luật Dân Sự 2005 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sảnkhông phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp ngườichiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù vớingười không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng cóđền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặctrường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.1
Như vậy, theo quy định tại điều này, quyền lợi của người ngay tình vô hình chung
đã bị xâm phạm
Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch giữa người thứ ba ngay tình và người không
có quyền định đoạt tài sản (sau đây gọi là người trung gian) là giao dịch không có đền bù,chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản Giả sử giao dịch trên là giao dịch tặng, cho không
có điều kiện, khi đó, hành vi kiện đòi lại tài sản của chủ sở hữu là hợp lý, xác đáng Tuynhiên, trong một trường hợp khác, nếu người thứ ba ngay tình có được tài sản thông quaviệc được hưởng di sản thừa kế từ người không có quyền định đoạt tài sản thì việc địnhđoạt tài sản sẽ xử lý như thế nào? Nếu ghi nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đích thựcthì sẽ xâm phạm quyền lợi người thứ ba ngay tình, liệu rằng có đi ngược lại ý chí trongquan hệ thừa kể? Mặt khác, nếu người thứ ba ngay tình (trong trường hợp này đóng vaitrò là người được hưởng di sản thừa kế) đã thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lạithì quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo ra sao?
Để phân tích cụ thể trường hợp này, chúng tôi xin đưa ra một tình huống có thể xảy
ra trong thực tế để làm sáng tỏ:
A là chủ sở hữu đích thực của một chiếc xe đạp trị giá 2 triệu đồng A làm mấtchiếc xe đạp đó, B do vô tình phát hiện nhặt được nhưng không thông báo như luật định.Trước khi chết, B có di chúc hợp pháp để lại cho C là cháu họ chiếc xe đó Trong khi đó,
18
Trang 19với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế, C đã thực hiện nghĩa vụ tài sản của B với
D (là chủ nợ của B) Khi A phát hiện C đang chiếm hữu tài sản của mình đã làm đơn kiệnđòi lại tài sản Theo quy định tại điều 257 Bộ Luật Dân Sự 2005, A đã được xử thắngkiện Vậy trong trường hợp này, quyền lợi của C đã bị xâm hại như thế nào?
Trước hết, do trong quan hệ thừa kế, C không biết và không thể biết tài sản màmình được hưởng di sản thừa kế từ B là không có căn cứ pháp luật Do vậy, ý chí của Ctrong trường hợp này là được nhận di sản thừa kế là chiếc xe đạp đó Tuy nhiên, quyền lợicủa C lại đối kháng với quyền lợi của chủ sở hữu đích thực Do đó, pháp luật bảo vệ chủ
sở hữu đích thực trong trường hợp này đồng thời đã vô hiệu hóa quyền chiếm hữu của C.Thứ hai, trong trường hợp giao dịch giữa người thứ ba ngay tình và người không cóquyền định đoạt tài sản (sau đây gọi là người trung gian) là giao dịch có đền bù, chủ sởhữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bịchiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu Đối với trường hợp này, pháp luật bảo vệ quyềnlợi của người thứ ba ngay tình dưới các góc độ:
- Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản chomình
- Được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữuđến thời điểm phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu
- Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản
Đây có thể coi là quy định hoàn toàn logic về mặt lý thuyết Tuy nhiên, quy định nàytrong thực tiễn thì không có tính lý tưởng
Xét dưới góc độ ý chí của người thứ ba, mục đích của họ khi xác lập giao dịch đãkhông thực hiện được, tức họ muốn sở hữu tài sản nhưng phải hoàn trả cho chủ sở hữu.Bên cạnh đó, việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người trực tiếp chuyển giao tàisản gần như không mang tính khả thi Bởi lẽ, người thứ ba khó có thể tìm được người này
vì vốn dĩ người đem giao dịch tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thường sẽ cóđộng cơ tham lam, không trong sáng Do đó, khi thực hiện xong giao dịch, họ thường tìm
19
Trang 20mọi cách xóa bỏ mọi thông tin để trốn tránh trách nhiệm Mặt khác, giả sử nếu có thể tìmđược người đó cũng không thể chắc chắn việc người đó thi hành nghĩa vụ với người thứ
ba Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và ý thức của họ hoàn thành nghĩa vụcủa họ Chính bởi vậy, mặc dù pháp luật đã có các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi củangười thứ ba nhưng trên thực tế, các quy định này chưa giải quyết được vấn đề mấu chốttrong sự đối kháng quyền lợi giữa người thứ ba và chủ sở hữu đích thực 1
Để làm rõ vấn đề, nhóm tác giả xin phân tích một tình huống giả định như sau:
A là chủ sở hữu đích thực của một chiếc máy tính xách tay trị giá 10.000.000 đồng B
là người gian lấy chiếc máy tính trên của A Sau đó, B rao bán trên mạng và xác lập giaodịch với C Trong trường hợp này, do B khẳng định tư cách chủ sở hữu của mình, Ckhông biết và không thể biết việc chiếm hữu của B là không có căn cứ pháp luật, do đó, Cđóng vai trò là người thứ ba
Sau một thời gian, A phát hiện C đang chiếm hữu tài sản của mình nên có đơn kiệnđòi lại tài sản Pháp luật bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu của A (do A chứng minh được tưcách chủ sở hữu của mình), bởi vậy, quyền lợi của C bị xâm phạm Mặc dù pháp luật bảo
vệ quyền lợi của C theo góc độ được quyền kiện yêu cầu bồi thường với B nhưng trênthực tế, hành vi này rất khó thực hiện Trước hết, do động cơ của B khi xác lập và thựchiện giao dịch là không trong sáng nên B đã sử dụng tài khoản và số điện thoại ảo, Ckhông thể thực hiện được việc tìm thông tin của B, chưa xét tới việc nếu tìm được B, B cókhả năng có có muốn thực hiện nghĩa vụ đó không
Như vậy, nhìn chung có thể thấy việc pháp luật quy định chủ sở hữu có quyền kiệnđòi lại tài sản từ người thứ ba là một bất lợi lớn đối với người thứ ba trong rất nhiềutrường hợp Giả sử với tài sản có được, họ đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh (trang thiết
bị, máy móc, ) thì khi trả lại, họ sẽ phải chịu nhiều xáo trộn trong công việc của mình.Mặt khác, có những tài sản không chỉ gắn với giá trị vật chất mà còn hàm chứa giá trị tinhthần, việc hoàn trả tài sản sẽ là một tổn thất lớn đối với họ Hơn nữa, việc pháp luật bảo
vệ họ trên góc độ kiện đòi bồi thường từ người trực tiếp chuyển giao tài sản cho họ cũng
1 Ths Vũ Thị Hồng Yến, Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản, Chuyên đề
nghiên cứu khoa học Đại học Luật Hà Nội
20
Trang 21không hoàn toàn khả thi trên thực tế Do đó, xét thấy trên thực tế đã có những mâu thuẫnnhất định mà các quy định pháp luật chưa giải quyết được.
2.2 Đối với trường hợp động sản phải đăng ký và bất động sản
Vấn đề cụ thể mà nhóm tác giả muốn đề cập đến ở trong phần này đó là bảo vệ quyềnlợi của người thứ ba ngay tình trong mua bán tài sản bán đấu giá và trong quan hệ tíndụng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba
2.2.1 Đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong mua bán tài
sản bán đấu giá
a Khái niệm bán đấu giá tài sản
Pháp luật đã có quy định về bán đấu giá tài sản:
“Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ 2 người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Nghị định này Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất” 1
Trên thực tế, người ta sử dụng hình thức bán đấu giá khá nhiều trong các trườnghợp khác nhau như: xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm, đấu giá tài sản nhằm mục đích gâyquỹ làm từ thiện,… Có thể thấy rằng đấu giá tài sản phần nào thể hiện được phần nào giátrị tài sản khi mà tất cả mọi người (trừ những người thuộc Điều 30 của nghị định này) đều
có quyền được trả giá tài sản, ai trả giá cao nhất thì thì sẽ là chủ sở hữu Tuy nhiên đôi khiđấu giá với mục đích từ thiện thì giá trị thực của tài sản không đúng như giá trị mà người
ta đấu giá Như vậy khi người thứ ba ngay tình sở hữu tài sản thông qua việc bán đấu giácũng giống như những người khác theo phương thức: trả giá cao nhất Mặt khác, hìnhthức bán tài sản này được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục đã được pháp luậtquy định nên việc sở hữu tài sản hoàn toàn trung thực và ngay thẳng
21