1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bàn về đọa sách

3 324 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Giáo án môn Ngữ Văn Tiết: 91 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) Ngày soạn: 11/1 Ngày dạy: 13/1 A. MỤC TIÊU: 1.Kiếnthức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tiếp nhận bài văn nghị luận, khôi phục lại hệ thống luận điểm, luận cứ. - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức nhận biết vai trò, tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người. B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng. C. CHUẨN BỊ: 1.Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về văn hoá đọc và văn hoá nghe nhìn, phương pháp đọc nhanh, các nhà văn viết về sách 2. Họcsinh: - Đọc kĩ tác giả, tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK. - Xem chuyên mục: Mỗi ngày một cuốn sách trên ti vi . D. TIẾN TRÌNH: I. Ổnđịnh: 1’ Sĩ số: Vắng: II. Bài cũ: 2’ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS III.Bàimới: 1.Đặtvấnđề: 1’ M.Gorơki có bàn về vài trò, tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Với mỗi người trong chúng ta ít nhiều đều nhận thức được vai trò của sách, nhưng đọc sách như thế nào cho có ích với đời sống con người? Ý kiến của Chu Quang Tiềm – danh nhân Trung Quốc giúp ta hiểu biết thêm về phương pháp đọc sách. 2.Triểnkhai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ? Dựa vào chú thích SGK, nêu vài nét về tác giả và tác phẩm? * HS trả lời. * GV bổ sung một số ý: - Chu Quang Tiềm (14/10/1897 – 6/3/1986) , tự Mạnh Thực, quê Đông Thành, tỉnh An Huy. Đỗ tiến sĩ tại đại học Stabourg (Đức), giáo sư đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa. - Tác phẩm chủ yếu: Thi luận (1943); Đàm tu dưỡng (1946); Bàn về dịch (tạp chí văn học nước ngoài, số 2-2005). I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: Nhà mĩ học, lí luận văn học lớn của Trung Quốc. 2. Tác phẩm: - Trích “Danh nhân Trung Quốc bà về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”. Giáo viên: Trịnh Thị Lan Anh Trường THCS Lê Lợi Giáo án môn Ngữ Văn Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. * GV nêu cách đọc: Đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, chú ý các hình ảnh so sánh. * Gv đọc mẫu 1 đọc. * HS đọc tiếp. * Nhận xét cách đọc. * GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS, lưu ý: học vấn, học thuật, khí chất. II. Đọc và tìm hiểu chú thích: (SGK) Hoạt động 3: (12’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. ? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Tìm bố cục của bài? - Đ1: thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Đ2: . lực lượng: Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Đ3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách. ? Nhận xét về lí lẽ, dẫn chứng được dùng trong bài? ? Trong đoạn này, câu nào mang tính khái quát? “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là chuyện cá nhân mà là việc của toàn nhân loại”. ? Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người. Vậy để phân tích luận điểm này, tác giả đã đưa ra các lí lẽ gì? ? Mối quan hệ giữa học vấn và đọc sách như thế nào? ? Từ đó, em rút ra kết luận gì về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách? ? Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác? Nêu ví dụ? - Văn hoá nghe nhìn: xem ti vi, nghe đài, ? So sánh những con đường đó với đọc sách? * HS trả lời. III. Tìm hiểu văn bản: 1. Bố cục: - Thể loại: Văn bản nghị luận - Bố cục: 3 đoạn. -> Lí lẽ xác đáng, chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục. 2. Phân tích: a) Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách: - Hiểu biết của con người do đọc sách mà có. Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành quả mà loài người tích luỹ được qua các thời đại. - Những cuốn sách có giá trị nhất là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. - Muốn nâng cao học vấn, phải dựa vào sách, di sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. -> Đọc sách vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ với mỗi người. Giáo viên: Trịnh Thị Lan Anh Trường THCS Lê Lợi Giáo án môn Ngữ Văn * GV nhận xét, bình: Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích luỹ tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hoà nhập cộng đồng, thích ững với môi trường và cống hiến cho xã hội. IV. Củngcố: 2’ ? Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách trong tình hình hiện nay? V. Dặn dò: 4’ - Đọc kĩ văn bản. - Tiếp tục tìm hiểu thực trạng của việc đọc sách hiện nay: khó khăn, thuận lợi, cách chọn sách và phương pháp đọc sách. - Liên hệ việc đọc sách của em. - Cảm nhận của em về tác giả Chu Quang Tiềm từ “Bàn về đọc sách”. VI. Bổsung: Giáo viên: Trịnh Thị Lan Anh Trường THCS Lê Lợi . lợi, cách chọn sách và phương pháp đọc sách. - Liên hệ việc đọc sách của em. - Cảm nhận của em về tác giả Chu Quang Tiềm từ Bàn về đọc sách . VI. Bổsung:. việc đọc sách. - Đ2: . lực lượng: Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Đ3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w