1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

22 TÌNH HUỐNG THỪA KẾ THƯỜNG GẶP (Có gợi ý trả lời)

23 723 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 59,45 KB

Nội dung

Tình huống 1.Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có con là F,G,H. Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A – B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D 13 tài sản của bà. Tháng 102016, D chết. Tháng 012017, bà B chết.Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỷ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống.Gợi ý trả lờiDi sản của Bà B là 500 triệu (trong khối tài chung với ông A). Năm 2015, B lập di chúc để lại cho D 13 di sản của bà. Do D chết (tháng 102016) trước bà B (tháng 12017) nên di chúc bà B để lại cho D hưởng 13 di sản của bà không có hiệu lực (điểm a, khoản 2 điều 643 BLDS 2015).Khi đó, di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015). Khi đó, cụ G (mẹ bà B), ông A (chồng), C (con), D (con bà B nhưng đã chết nên F+G+H được hưởng thừa kế thế vị của D theo điều 652 BLDS 2015) được hưởng thừa kế theo pháp luật của bà B (theo điều 651 BLDS 2015).

Trang 1

Tình huống 1.

Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C sinh năm 1976 và D sinh năm 1980 C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có con là F,G,H Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông bà A – B Năm 2015, bà B lập di chúc

để lại cho D 1/3 tài sản của bà Tháng 10/2016, D chết Tháng 01/2017, bà B chết.Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỷ đồng Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống

Gợi ý trả lời

Di sản của Bà B là 500 triệu (trong khối tài chung với ông A) Năm 2015, B lập di chúc để lại cho D 1/3 di sản của bà

Do D chết (tháng 10/2016) trước bà B (tháng 1/2017) nên di chúc bà B để lại cho

D hưởng 1/3 di sản của bà không có hiệu lực (điểm a, khoản 2 điều 643 BLDS 2015)

Khi đó, di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015) Khi đó,

cụ G (mẹ bà B), ông A (chồng), C (con), D (con bà B nhưng đã chết nên F+G+H được hưởng thừa kế thế vị của D theo điều 652 BLDS 2015) được hưởng thừa kế theo pháp luật của bà B (theo điều 651 BLDS 2015)

Tình huống 2.

Ông A, bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C, D Năm 2004, ông

A bỏ nhà chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E sinh năm 2005

và F sinh năm 2007 Năm 2016, ông A viết di chúc chia cho bà B ½ di sản, bà H ¼

di sản Năm 2017, ông A chết Tài sản chung giữa A và B là 200 triệu, ông A và bà

H có tài sản chung là 600 triệu Hãy chia di sản của ông A

Gợi ý trả lời

Di sản ông A để lại là: 300 triệu (trong tài sản chung với bà H) + 200 triệu (tài sản chung với bà B : 2 = 250 triệu (ông A = bà B = 250 triệu) Vì: Phần tài sản chung với bà H (nếu không chứng minh được phần mà A, H sở hữu là bao nhiêu thì chia đôi) là 300 triệu Đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông A với bà

Trang 2

B (nếu không chứng minh được là tài sản riêng của ông A) thì là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông A, bà B.

Giả sử, di chúc ông A để lại là hợp pháp thì bà B ½ di sản (=125 triệu), bà H ¼ di sản (=62,5 triệu); phần còn lại sẽ được chia theo pháp luật (B,C,D,E,F) Lưu ý, E (sinh năm 2005), F (sinh năm 2007) là con chưa thành niên của ông A – người thừa

kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) nên phải đảm bảo được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc (62,5 triệu còn lại) được chia theo pháp luật Nếu không đảm bảo cho E,F được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ được lấy theo tỷ lệ từ phần mà B, H được hưởng theo di chúc để đảm bảo cho E,F được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (theo điều 644 BLDS 2015)

Tình huống 3.

Ông A có khối tài sản riêng trị giá 3,6 tỷ đồng Ông A làm di chúc chia cho bà B (vợ ông) và 3 con là C,D,E mỗi người 400 triệu; còn lại 2 tỷ đồng để cho Hội chữ thập đỏ Năm 2017, ông A chết chia di sản của ông A

Chia di sản của ông A Biết, ông A và bà B không có tài sản chung nào

Gợi ý trả lời

A có tài sản là 3,6 tỷ đồng Năm 2017, A chết để lại di chúc cho B (vợ) = C = D =

E = 400 triệu đồng; phần còn lại 2 tỷ đồng được dùng để quyên góp

B được A để lại di chúc cho hưởng 400 triệu di sản; nhưng 400 triệu chưa đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (điều 644 BLDS) vì B (vợ A) phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 600 triệu) Phần còn lại sẽ được thực hiện theo

Trang 3

gái 2 tuổi là Hiền Ngày 24/01/2010 ông Đại lập di chúc chia cho anh Hảo 1 tỷ 200triệu đồng và cho anh Hiều 800 triệu đồng Ngày 28.07.2010 anh Hiều chết vì bị tai nạn giao thông Một năm sau ngày anh Hiều chết thì ông Đại cũng qua đời vì bệnh ung thư Anh chị hãy phân chi di sản của ông Đại Biết rằng di sản ông Đại đểlại là 4 tỷ đồng tiền mặt và di chúc mà ông Đại lập đủ điều kiện đối với người lập

di chúc, đúng hình thức và hợp pháp

Gợi ý trả lời

Di sản ông Đại để lại là 4 tỷ đồng

Ông Đại chết để lại di chúc cho anh Hảo: 1 tỷ 200 triệu, anh Hiều: 800 triệu Tuy nhiên do anh Hiều chết trước ông Đại nên phần di chúc ông Đại để lại di sản cho anh Hiều không có hiệu lực (điều 667 BLDS 2005)

Khi đó, phần di sản của ông Đại không được định đoạt, không có hiệu lực trong di chúc là 2 tỷ 800 triệu đồng; phần di sản này được chia theo pháp luật Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo điều 676 BLDS 2005) của ông Đại gồm:

cụ Quảng, bà Tiểu, anh Hảo, anh Hạo, anh Hiều (anh Hiều đã chết nên cháu Hiền –con anh Hiều sẽ được thừa kế thế vị (điều 677 BLDS 2005)) Theo đó, mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đại sẽ được hưởng mỗi người 560 triệu đồng.Trong trường hợp này, khi phần di sản của ông Đại không được định đoạt trong di chúc và phần di chúc không có hiệu lực được chia theo pháp luật thì cụ Quảng (bố ông Đại), bà Tiểu (vợ ông Đại), anh Hạo (con ông Đại – chưa thành niên) vẫn đảm bảo được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu toàn bộ di sản ông Đại để lại được chia theo pháp luật (4 tỷ : 5) và anh Hảo - con ông Đại đã thành niên, bị bệnh down không

có khả năng lao động được hưởng thừa kế theo di chúc và được hưởng lớn hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu toàn bộ di sản ông Đại để lại được chia theo pháp luật nên không thuộc trường hợp quy định tại điều 669 BLDS 2005

Tình huống 5.

Vợ chồng A và B có 2 con chung là C và D C có vợ là H và có 2 con chung là E

và F A và C chết cùng thời điểm Di sản của A là 720 triệu

Trường hơp 1: chia di sản của A cho những người có quyền thừa kế

Trang 4

Trường hợp 2: A để lại di chúc truất quyền thừa kế của B,C,D và cho K hưởng 2/3

di sản, 1/3 di tặng cho M Bà B khởi kiện lên tòa xin thừa kế di sản của A Hãy chia di sản của A cho người có quyền thừa kế

Gợi ý trả lời

Di sản ông A để lại là 720 triệu đồng

Trường hợp 1: Chia thừa kế cho những người có quyền thừa kế được thực hiện

theo pháp luật

A chết không để lại di chúc, khi đó di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật Hàng thừa kế thứ nhất gồm: B (vợ), D, C (C chết thì con của C là E + F sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C - theo điều 652 BLDS 2015) (điều 651 BLDS 2015) Theo đó di sản của A sẽ được chia làm ba phần B = D = E+F = 240 triệu

Trường hợp 2: Nếu di chúc của A để lại là hợp pháp, thì sẽ có hiệu lực (K được 2/3

di sản=480 triệu; M được 1/3 di sản = 240 triệu) Tuy nhiên, nếu bà B không phải

là người không có quyền hưởng di sản (theo quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS 2015) thì bà B là đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo điều 644 BLDS 2015 Theo đó, bà B là người được hưởng 2/3 suất thừa

kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật

Khi đó, để bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế (=160 triệu) thì sẽ được lấy ra từ phần của bà K được hưởng theo nội dung di chúc Lưu ý, không lấy từ phần di tặngtheo quy định tại khoản 3, điều 646 BLDS 2015

Hãy cho biết Hà sẽ được hưởng bao nhiêu từ di sản của hai bố con Sơn và Hạnh? Biết rằng Hạnh còn có tài sản trị giá 50 triệu do được bà ngoại tặng trước khi chết (Lý giải vì sao?)

Trang 5

Gợi ý trả lời

- Nếu di chúc ông Sơn để lại là hợp pháp (629, 630 BLDS 2015) và Hạnh được xác định là chết sau ông Sơn (619 BLDS 2015) thì Hạnh được hưởng thừa kế theo di chúc ông Sơn để lại

Bà Hà là người được hưởng thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc (644 BLDS2015) nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật

Theo đó, bà Hà được hưởng 200 triệu từ di sản ông Sơn để lại (644 BLDS 2015) phần còn lại được thực hiện theo di chúc (Hạnh = Phúc = 350 triệu)

- Nếu Hạnh chết không để lại di chúc thì di sản Hạnh để lại (350 triệu hưởng thừa kế

từ ông Sơn + 50 triệu bà ngoại tặng cho) được chia theo pháp luật Theo đó, bà Hà

là người được hưởng thừa kế theo pháp luật của Hạnh (651 BLDS 2015)

 Hà được hưởng: 200 tr (thừa kế theo điều 644 BLDS 2015) + 400 triệu của Hạnh (651 BLDS)

Tình huống 7.

Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ ruột củaông Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20 tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam không được làm di chúc Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chết), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải

Hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông Nam chết

Trang 6

Khi chia theo pháp luật phần di sản (căn nhà) được chia nếu bà Nguyệt, Hải không được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì sẽ trích ra từ phần mà Hoàng được hưởng để đảm bảo cho Hải, bà Nguyệt được hưởng 2/3 suất thừa kế nếu di sản (toàn bộ di sản) được chia theo pháp luật.

Tình huống 8.

Ông A kết hôn với bà B, có 2 con là C và D Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho đi làm con nuôi gia đình ông X Quá trình chung sống ông bà tạo dựng được tài sản chung trị giá 220 triệu Năm 2008, bà B chết, ông A lo mai táng hết 20 triệu.Năm 2009, ông A kết hôn với bà M, sinh được 1 người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung trị giá 180 triệu Năm 2016, ông A lập di chúc hợp pháp có nội dung "cho N hưởng 1/2 tài sản của ông A” Năm 2017, ông A chết Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kế, Bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết C Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ

bị thương nhẹ Bà M bị toà án xử 3 năm tù giam

Anh/chị hãy giải quyết việc chia TK nói trên

(Biết rằng: Cha mẹ ông A và bà B đều đã chết trước ông A và bà B

Gợi ý trả lời

- Năm 2008, bà B chết Di sản bà B để lại là 110 triệu (1/2 khối tài sản chung với ông A) Sau khi trừ đi chi phí mai táng (điều 683 BLDS 2005), di sản bà B dùng đểchia thừa kế là 90 triệu Do bà B chết không để lại di chúc nên di sản bà để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 675 BLDS 2005) Theo đó, ông A, C, D là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B và mỗi người được hưởng thừa kế của

bà B là 30 triệu (điều 676 BLDS 2005) Lưu ý: Thời hiệu thừa kế là 10 năm với động sản; 30 năm với bất động sản (điều 623 BLDS 2015)

- Năm 2017 ông A chết để lại di chúc “cho N hưởng ½ tài sản của ông A”

Di sản ông A để lại là: 110 triệu (trong khối tài sản chung với bà B) + 30 triệu (hưởng thừa kế của bà B) + 90 triệu (trong khối tài sản chung với bà M) = 230 triệu

Theo di chúc, N được hưởng ½ di sản của ông A = 115 triệu Còn 115 triệu không được ông A định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS

Trang 7

2005) Bà M đã bị kết án về hành vi đối với C - là người không được quyền hưởng

di sản (điểm c, khoản 1 điều 621 BLDS 2015) Theo đó, 115 triệu được chia theo pháp luật cho C,D,N mỗi người một phần bằng nhau (38,3 triệu)

Tình huống 9.

Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động) C

có vợ là M có con X,Y D có chồng là N có một con là K Di sản của A là 900 triệu.Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:

1 C chết trước A A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X

2 C chết trước A D chết sau A (chưa kịp nhận di sản )

3 A chết cùng thời điểm với C A di chúc để lại cho K ½ di sản

Gợi ý trả lời

Di sản ông A để lại là 900 triệu

Trường hợp 1 C chết trước A A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.

A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015) Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là

200 triệu) Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu)

Trường hợp 2 C chết trước A, D chết sau A A chết không để lại di chúc.

A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật Khi đó, bà

B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu

Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo điều 652 BLDS 2015)

D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc Cònnếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo

Trang 8

pháp luật Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.

Trường hợp 3 A chết cùng thời điểm với C A di chúc để lại cho K ½ di sản.

Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ

di sản của anh C để lại (theo điều 619 BLDS 2015)

Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông Theo đó, K được thừa kế

450 triệu của ông A Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015)

Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C

Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo điều 644 BLDS 2015) Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảocho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc

Tình huống 10.

A, B kết hôn năm 1950 có 4 con chung C,D,E,F Vào năm 1957, A - T kết hôn có 3con chung H,K,P Năm 2017, A, C qua đời cùng thời điểm do tai nạn giao thông Vào thời điểm C qua đời anh đã có vợ và 02 con G,N Sau khi A qua đời để di chúclại cho C ½ di sản, cho B,T mỗi người ¼ di sản Sau khi A qua đời B kiện đến tòa xin được hưởng di sản của A Tòa xác định tài sản chung A,B=720 tr , A,T= 960 tr Chia thừa kế trong trường hợp trên ?

Gợi ý trả lời

Ông A mất năm 2017, di sản A để lại là 840 tr (trong đó: 360 tr trong khối tài sản chung với bà B + 480 tr trong khối tài sản chung với bà T) Do cuộc hôn nhân của ông A với bà B, ông A với bà T được xác lập trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1959 có hiệu lực (13/01/1960 ở miền Bắc, 25/03/1977 ở miền Nam) nên việc có nhiều vợ, nhiều chồng không trái pháp luật (được coi là hợp pháp)

Trang 9

Ông A mất để lại di chúc cho C ½ di sản (=420 triệu); B,T mỗi người ¼ di sản (B=T= 210 triệu) Do C chết cùng thời điểm với A nên phần di chúc A để lại cho C không có hiệu lực pháp luật (điều 643, 619 BLDS 2015) và được chia theo pháp luật (điều 650 BLDS 2015) Theo đó, B, C, D, E, F, T, H, K, P là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A, mỗi người một phần bằng nhau là 52,5 triệu (C đã mất nên con của C là G, N là người được hưởng thừa kế thế vị của C (điều 652).

Ông A chết cùng thời điểm với C nên ông A không được hưởng thừa kế của C (điều 619 BLDS 2015) Nếu C chết không để lại di chúc thì di sản mà C để lại được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015)

Gợi ý trả lời

Năm 2011, ông G, bà H mất không để lại di chúc, di sản ông bà để lại là nhà, đất trịgiá 900 triệu được chia theo pháp luật Theo đó, anh E là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông G, bà H và được hưởng di sản mà ông G, bà H để lại (nhà, đất trị giá 900 triệu) theo điều 675, 676 BLDS 2005

Anh E mất không để lại di chúc thì di sản anh E để lại được chia theo pháp luật Theo đó, bà B thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh E và được hưởng phần di sản (nhà, đất trị giá 900 triệu) mà anh E để lại (điều 675, 676 BLDS 2005)

Năm 2017, bà B mất không để lại di chúc thì di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015) Theo đó, di sản bà B để lại được chia cho C,

D là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B (phần nhà, đất trị giá 900 triệu mà bà B được hưởng thừa kế từ anh E được chia cho C, D mỗi người được hưởng một phần bằng nhau)

Trang 10

Tình huống 12.

Ông A kết hôn với bà B sinh ra 3 người con C, D, E Năm 2000, anh C kết hôn với chị F có con là G,H; vào thời gian này 2 người tạo dựng được nhà, đất trị giá 800 triệu Anh C vay với hình thức tín chấp 100 triệu

Năm 2015, anh C chết không để lại di chúc

Năm 2017, ông A chết để lại tài sản 1 tỷ 6 đồng Ông có di chúc là cho anh C, D, Emỗi người 300 triệu

Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên

Gợi ý trả lời:

Năm 2015, C chết, di sản mà C để lại là nhà, đất trị giá: (800tr : 2) - 100tr = 300tr (giả sử: 100 triệu vay tín chấp được C vay mà F không đồng ý, không biết ; nếu cócăn cứ để chứng minh anh C dùng tài sản vay dưới hình thức tín chấp vào để phát triển kinh tế gia đình thì có thể đây sẽ được tính vào khoản nợ chung của vợ, chồng)

C chết không để lại di chúc, di sản chia theo pháp luật (Điểm a khoản 1 Điều 675 BLDS 2005) Những người thừa kế thứ nhất của C gồm: A, B, F, G, H (Điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS)

Giá trị mỗi suất thừa kế trên tổng di sản: 300 tr : 5 = 60 triệu/suất (A, B, F,G,H mỗingười nhận được 60 triệu từ di sản của C)

Năm 2017, A chết, di sản mà A để lại trị giá: 1 tỷ 600 triệu + 60 triệu (thừa kế của C) = 1700 triệu

A chết, di chúc cho C, D mỗi người 300tr Nhưng C chết trước A, nên C không được hưởng phần di sản mà A định đoạt trong di chúc, mà phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật (Điều 650 BLDS 2015)

Phần di sản còn lại của A: 1tỷ 660 triệu - 300tr = 1 tỷ 360 triệu

Phần di sản này chia theo pháp luật, những người thừa kế di sản của A theo pháp luật gồm: B, D, E, C (C đã chết nên con của C là G,H sẽ được hưởng thừa kế thế vịcủa C) (Điều 651,652 BLDS 2015)

Giá trị mỗi suất thừa kế trên tổng di sản: 1 tỷ 360 triệu : 4 = 340 triệu/suất

Hay B, D, E mỗi người nhận được 340 triệu từ di sản của A Phần của C là 340 triệu sẽ được chia cho con của C là G,H (Điều 652 BLDS 2015)

Trang 11

Hãy chia di sản của anh A Biết bố, mẹ anh A từ chối nhận di sản của anh A.

Gợi ý trả lời

Giả sử di sản anh A để lại sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ còn là 400 triệu

Anh A chết để lại di chúc ½ di sản cho C và D (C = D = 100 triệu) Còn ½ di sản của anh A để lại được chia theo pháp luật Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh A là: bố, mẹ, vợ (B), C, D (theo điều 650, 651 BLDS 2015) Lưu ý,

bố, mẹ và vợ (B) anh A là những người không được nhắc đến trong di chúc và đây

là được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Theo đó, những người này phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (điều 644 BLDS2015)

Tuy nhiên, bố và mẹ anh A đã từ chối nhận di sản Việc từ chối nhận di sản phải thực hiện theo quy định về từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, việc từchối phải được thực hiện trước khi phân chia di sản… (điều 620 BLDS 2015) Chị

B, bị kết án về hành vi ngược đãi anh A nên không được quyền hưởng di sản anh A

để lại (khoản 1, điều 621 BLDS 2015)

Ngày đăng: 18/04/2018, 23:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w