1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH TRÊN XOÀI, ỔI

73 445 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 26,49 MB

Nội dung

BÀI BÁO CÁO MÔN BENH CAY CHUYEN KHOA CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH TRÊN CÂY XOÀI VÀ CÂY ỔI I. Bệnh trên xoài 1. Bệnh xì mủ 1.1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangeferae indicae gây ra. Hình 1.Vết bệnh trên trái xoài( Nguồn: Phạm Văn Kim ) 1.2. Điều kiện và cơ chế gây bệnh Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều, nhất là từ tháng 9 đến tháng 11. Vi khuẩn xâm nhập vào trái xoài qua các khí khổng trên bề mặt vỏ trái hay các vết nứt do côn trùng cắn, do quá trình chăm sóc tạo ra. Sau khi thâm nhập, vi khuẩn nhanh chóng lây lan ra xung quanh, vào mùa mưa thì tốc độ phát tán càng mạnh hơn và lan ra cả vườn xoài. 1.3. Triệu chứng của bệnh: Trên chồi non và trái xoài bị bệnh có những vết nứt dọc hoặc các chấm nhỏ có màu nâu đen, từ các vết bệnh mủ sẽ chảy ra, vi khuẩn theo đó tràn ra ngoài, do đó người ta còn gọi là bệnh xì mủ vi khuẩn. Hình 2. Bệnh xì mủ trên trái ( Nguồn: https:sites.google.comsitetrambvtvhuyenvinhhungcayxoaiquytrinhkythuattrongxoaitheohuongvietgap) Trên lá cây bị bệnh có các đốm đen với nhiều hình dạng khác nhau. Vết đốm đen màu có màu hơi xám ở giữa, xung quanh có viền đen đậm hơn. Các vết đốm này lớn dần lên và tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. 1.4. Điều kiện lưu tồn Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật, 1.5. Biện pháp phòng trị: Biện pháp bao trái là hiệu quả cao nhất. Hiện nay, trên thị trường có loại bao trái chuyên dùng do Đài Loan sản xuất, dùng khi cây đã ra trái được 40 ngày. Loại bao này vẫn giúp trái thoát nước tốt mà không làm gãy lông tơ trên vỏ nên sử dụng rất hiệu quả. Một kết quả thử nghiệm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp còn cho thấy: Khi dùng giấy xi măng bao trái thì tỷ lệ trái bị bệnh giảm từ 37% xuống còn 2%. Hình 3.Vết bệnh trên lá xoài ( Nguồn: Phạm Văn Kim) Trước khi bao trái nên phun một trong số loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Champion 77WP, Kasuran 47WP, Coc 85, Kocide 61.4D, Copper Zinc 85WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, CopperB 75WP. Nếu ngừa cả bệnh thán thư thì nên dùng CopperB 75WP (vì trong CopperB có cả thuốc trị vi khuẩn và trị nấm); vào mùa mưa phun 7 ngày1lần, mùa nắng phun 14 ngày1lần; phun thuốc sau khi cắt tỉa, thu trái hoặc sau các trận mưa. Nếu không bao trái được thì phải phun thuốc thường xuyên suốt thời gian nuôi trái. Khi làm cỏ, bón phân cần tránh làm tổn thương cây xoài. Dùng thuốc tiêu diệt toàn bộ nhện đỏ, bù lạch để chúng không gây ra các vết thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu phát hiện thấy cây nào trong vườn xoài đã bị bệnh thì nên thu hái trái xoài đã bệnh, dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành lá bệnh và đem tiêu huỷ. Không nên phun nước lên lá xoài để tránh lây lan bệnh ra toàn vườn. 2. Thán thư xoài ( colletotrichum gloeosporioides) 2.1. Triệu chứng Trên lá: Trên lá non có những đốm tròn hay có góc cạnh, màu nâu đỏ, kích thước 3 – 5mm, bệnh nặng các vết bệnh nối với nhau thành vùng lớn. Vết bệnh khô và rách, trên lá có nhiều lỗ thủng hoặc rụng đi. Bệnh làm lá biến dạng, nhăn nheo và rụng sớm. Đối với các lá non mới ra nếu bị bệnh nặng có thể bị cháy và chết ngọn, nếu cây mới ghép sẽ gây hại nặng vì có thể làm chết chồi mắt ghép. Ngọn cành: Trên ngọn cành non có các đốm màu nâu xám, lan rộng ra bao quanh cành, lan dần xuống. Vùng bị bệnh khô làm rụng lá và chết đọt. Trên bông: Bệnh tạo ra các vết đen nhỏ trên cuống bông làm bông rụng nhất là khi trời ẩm. Trên trái: Bệnh thường hại trên trái già chín, vỏ trái xuất hiện vết đốm màu đen, hình tròn hay bầu dục, lõm vào, kích thước 5 – 10mm, các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành các mảng lớn, phần thịt dưới vết bệnh chai đi và dính vào vỏ trái khi lột. Hình 4. Thán thư trên xoài (Nguồn:https:www.google.com.vnsearch?q=Th%C3%A1n+th%C6%B0+xo%C3%A0isource=lnmstbm=ischsa=Xved=0ahUKEwjSzuCIkdHSAhUMp5QKHXfqApAQ_AUICCgBbiw=1093bih=530imgrc=atFItO60kjFf4 ) (A) Thán thư trên lá non; (B) Thán thư trên lá già; (C) Thán thư trên lá bông; (D) Thán thư trên trái non; (E) Thán thư trên trái già 2.2. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển Do nấm colletotrichum gloeosporioides; họ Melanconiaceae; bộ Melanconiales; lớp nấm bất toàn. Sinh sản tạo ổ bào tử có nhiều lông cứng màu nâu, trên mặt ổ có nhiều bào tử và bào tử phân sinh. Bào tử đơn sinh phân bào hình trụ, không màu, bên trong có 2 – 3 giọt giàu. Hình 5. Hình thái khuẩn lạc, bào tử, đĩa áp và gai của loài C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên xoài ( Nguồn: Lê Hoàng Lệ Thủy và Phạm Văn Kim) Nguồn bệnh nằm trong lá, trong cành mang bệnh. Mùa mưa nhiệt độ tương đối thấp, có nhiều sương mù dễ bị bệnh nặng và làm rụng bông nhiều. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ẩm, nhiệt độ 22 – 230c. Bào tử được sinh ra nhiều từ các vết bệnh trên chồi non, cành, lá bệnh truyền đi xa nhờ gió, nước mưa hoặc côn trùng. 2.3. Phòng trừ Vệ sinh vườn cây: Cắt bỏ các cành lá, chùm bông và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền (Nguyễn Việt Trung, 2015) Phun thuốc trừ nấm để hạn chế lây lan bệnh trên các cành lá non, bảo vệ hoa và quả. Bao trái: Một số loại trái cây có thể áp dụng biện pháp bao trái để hạn chế sự tấn công và gây hại của bệnh Phun ngừa bệnh vào mùa mưa. Nhúng trái trong nước 3 sôi 2 lạnh (550c) có pha Benomyl nồng độ 0,05% để phòng ngừa bệnh sau thu hoạch.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU

KHOA NÔNG NGHIỆP

-*** -BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA

GVHD : MAI NHƯ PHƯƠNG

Chuyên đề ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH

TRÊN XOÀI, ỔI

Trang 2

NHÓM 5

1 PHẠM HỮU ĐỨC

2 VÕ PHƯƠNG HẰNG

3 NGUYỄN CAO TRÍ

4 NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG

5 TĂNG ĐĂNG KHOA

6 LỮ HUỲNH KHIÊM

7 MÃ VĂN KHÁNH

Trang 4

1.2 Điều kiện và cơ chế gây bệnh

+ Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều, nhất là từ tháng 9 đến tháng 11

+ Vi khuẩn xâm nhập vào trái xoài qua các khí khổng trên bề mặt vỏ trái hay các vết nứt

do côn trùng cắn, do quá trình chăm sóc tạo ra

+ Sau khi thâm nhập, vi khuẩn nhanh chóng lây lan ra xung quanh

+ Vào mùa mưa thì tốc độ phát tán càng mạnh hơn và lan ra cả vườn xoài

Trang 5

1.3 Triệu chứng của bệnh:

• Trên chồi non và trái xoài bị bệnh có những vết nứt dọc hoặc các chấm nhỏ có màu nâu đen, từ các vết bệnh mủ sẽ chảy ra, vi khuẩn theo đó tràn ra ngoài

Trang 7

- Trên lá cây bị bệnh có các đốm đen với nhiều hình dạng khác nhau.

- Vết đốm đen màu có màu hơi xám ở giữa, xung quanh có viền đen đậm hơn

- Các vết đốm này lớn dần lên và tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá

Trang 8

1.4 Điều kiện lưu tồn

• Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật,

Trang 9

1.5 Biện pháp phòng trị:

- Biện pháp bao trái là hiệu quả cao nhất

- Một kết quả thử nghiệm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp còn cho thấy: Khi dùng giấy xi măng bao trái thì tỷ lệ trái bị bệnh giảm từ 37% xuống còn 2%

Trang 10

• Trước khi bao trái nên phun một trong số loại thuốc bảo vệ thực vật sau:  Champion 77WP, Kasuran 47WP, Coc 85, Copper Zinc 85WP, Kasumin 2L, Starner 20WP,  Copper-B 75WP

• Nếu ngừa cả bệnh thán thư thì nên dùng Copper-B 75WP

Trang 11

• Khi làm cỏ, bón phân cần tránh làm tổn thương cây xoài.

• Dùng thuốc tiêu diệt toàn bộ nhện đỏ, bù lạch để chúng không gây ra các vết thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập

• Nếu phát hiện thấy cây nào trong vườn xoài đã bị bệnh thì nên thu hái trái xoài đã bệnh, dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành lá bệnh và đem tiêu huỷ

• Không nên phun nước lên lá xoài để tránh lây lan bệnh ra toàn vườn

Trang 12

• Vết bệnh khô và rách, trên lá có nhiều lỗ thủng hoặc rụng đi.

• Bệnh làm lá biến dạng, nhăn nheo và rụng sớm

Trang 13

Ngọn cành: Trên ngọn cành non có các đốm màu nâu xám, lan rộng ra bao

quanh cành, lan dần xuống Vùng bị bệnh khô làm rụng lá và chết đọt

Trên bông: Bệnh tạo ra các vết đen nhỏ trên cuống bông làm bông rụng nhất là

khi trời ẩm

Trên trái: Bệnh thường hại trên trái già chín, vỏ trái xuất hiện vết đốm màu đen,

hình tròn hay bầu dục, lõm vào, kích thước 5 – 10mm

Trang 16

2.2 Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển

Trang 17

• Nguồn bệnh nằm trong lá, trong cành mang bệnh.

• Mùa mưa nhiệt độ tương đối thấp, có nhiều sương mù dễ bị bệnh nặng và làm rụng bông nhiều

• Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ẩm, nhiệt độ 22 – 230C

• Bào tử được sinh ra nhiều từ các vết bệnh trên chồi non, cành, lá bệnh truyền đi xa nhờ gió, nước mưa hoặc côn trùng

Trang 18

2.3 Phòng trừ

Vệ sinh vườn cây: Cắt bỏ các cành lá, chùm bông và quả bị bệnh tập trung tiêu

hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền

• Phun thuốc trừ nấm để hạn chế lây lan bệnh trên các cành lá non, bảo vệ hoa và quả

Bao trái: để hạn chế sự tấn công và gây hại của bệnh.

• Phun ngừa bệnh vào mùa mưa

• Nhúng trái trong nước 3 sôi 2 lạnh (550c) có pha Benomyl nồng độ 0,05% để phòng ngừa bệnh sau thu hoạch

Trang 19

• Lập vườn ươm không nên gần các vườn quả để hạn chế sự lây lan từ vườn quả sang vườn cây con.

• Tránh trồng quá dày tạo độ ẩm cao làm cho bệnh phát triển mạnh

• Chú ý phòng trừ một số côn trùng gây hại trên lá như câu cấu, bọ cánh cứng hoặc một số côn trùng chích hút vì chúng có thể gây ra những vết thương và mở đường cho nấm bệnh tấn công

Trang 21

• Hoa và quả non bị bệnh sẽ khô rụng sớm, quả bị bệnh có màu nâu tím.

• Lá bị bệnh khô vàng dần, dễ rụng

Trang 22

3.2 Nguyên nhân gây bệnh

Nấm oidium mangiferae thuộc họ phấn trắng Eryciphaceae, sợi nấm lan trên bề mặt lá

tạo thành các vòi hút xâm nhập bên trong tế bào biểu bì gây hại

• Từ đám nấm sinh ra các cành bào tử mọc thẳng đứng Trên đỉnh bào tử hình thành màng ngăn tạo ra các bào tử phân sinh hình trứng, ovan, đơn bào, không màu

Trang 24

3 Đặc điểm phát sinh, phát triển

• Bệnh xuất hiện và gây hại vào mùa đông xuân trong điều kiện thời tiết mát lạnh, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao

• Vào thời kì cây ra hoa đậu quả non

Trang 25

3.4 Biện pháp phòng trừ

• Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh

• Cung cấp phân bón cân đối và đầy đủ

• Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông, đậu trái non

• Có thể bao trái sau khi rụng sinh lý

• Trồng các giống xoài chống bệnh

• Phun thuốc trừ nấm: Anvil 5SC hoặc Cyproconazole, Score 250EC

Trang 26

4 Bệnh thối trái

• Bệnh này và bệnh thá thư góp phần làm thiệt hại đáng kể quả xoài sau thu hoạch

• Làm ảnh hưởng đến việc vậm chuyển và tồn trữ quả xoài sau thu hoạch

Trang 29

4.2 Tác nhân

Tác nhân gây ra bệnh này là do nấm Botryodipdia theoromo có tên khác là Diplodia

natalensis hay Lasiodiplodia triflorae.

Trang 30

4.3 Biện pháp phòng trừ

• Nguồn bệnh như cành chết, vỏ cây, cuống trái nên được loại trừ

• Quả nên được thu hoạch trước khi chín với cuống còn dính ít nhất là 0,5cm

• Đầu cuống trái nơi vết cắt nên quét thuốc trừ nấm như Mancozeb hay thuốc gốc đồng (Cu)

• Nhúng quả trong Borax 6% ở nhiệt độ 430c trong vòng 3 phút, sau đó nhúng quả trong dung dịch thuốc Benomyl (600 – 1000ppm) trong khoảng nước nóng 520C trong 5 – 10 phút

Trang 32

5 Bệnh lở cổ rễ

• Bệnh xuất hiện trên các vườn ngập nước hay cây trồng trên đất thoát nước kém

Tác nhân do nấm Rhizoctonia solani gây ra.

Trang 33

5.1 Triệu chứng bệnh và điều kiện

phát sinh, phát triển

• Triệu chứng thường thấy là cành lá thường dày lên khô và rụng

• Quan sát hệ thống rễ cây thì thấy hệ thống rễ cây bị thối kèm theo mùi hôi

• Khi lột vỏ thì thấy phần vỏ bên dưới cũng biến màu đen và xuất hiện các vết nhũng nước

Trang 34

• Thường là những cây con dễ nhiễm bệnh nhất, tế bào cây trở nên xốp, màu nâu hay đen rồi cây bị đổ quỵ rồi chết.

• Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong thời gian mưa nhiều

Trang 37

6.1 Triệu chứng và điều kiện phát sinh, phát triển

• Đốm bồ hóng thường xuất hiện trên thân, cành, lá nhưng cũng có thể nhiễm cả quả

• Nấm hiện diện trên cành, lá làm nên những mạng đen và tạo thành lớp như giấy đen

Trang 38

- Trên quả chúng phát triển thành những đốm đen thỉnh thoảng chảy dọc thành những giọt do mưa rửa trôi bào tử nấm.

Trang 39

6.2 Biện pháp phòng trừ

• Nên phun các loại thước trừ sâu để diệt các loại rầy, rệp tiết mật giúp nấm phát triển Phun các loại thuốc trừ nấm gốc Dithiocarbamate

Trang 41

7.1 Triệu chứng và điều kiện phát sinh, phát triển

• Triệu chứng xuất hiện như những đốm nâu trắng, những đốm bệnh nhỏ có thể liên kết lại tạo nên những vết bệnh lớn, không có hình dạng cụ thể, màu xám

• Rìa đốm bệnh màu nâu đen trong khi tâm vết bệnh màu trứng xám

• Bệnh xuất hiện trên cả quả và lá

• Trên quả nếu chúng tấn công ở cuống quả thì có thể làm rụng

Trang 43

7.2 Biện pháp phòng trừ

• Có thẻ phun các loại thuốc như Mancozeb hay zineb hay các thuốc gốc benmizidaloze

Trang 44

II Bệnh trên ổi

1.Tuyến trùng trên ổi

• Tuyến trùng là nhóm sinh vật gây hại trên thực vật rất nguy hiểm

• Mức độ gây hại của chúng đối với thực vật là rất lớn

• Các nhóm gây hại trên các bộ phận khác nhau của thực vật có thể là thân hoặc rễ

• Cho đến nay tuyến trùng gây hại trên rễ của thực vật vẫn là nguy hiểm nhất

Trang 46

Triệu chứng héo lá do tuyến trùng gây ra và nốt sần ở rễ.

Trang 47

Trứng tuyến trùng

Trang 49

Biện pháp canh tác:

- Các biện pháp bao gồm: luân canh, xen canh, bón chất hữu cơ…

- Nhằm tạo điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển

- Các biện pháp này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phòng trừ tuyến trùng gây bệnh cho cây

Trang 50

Các biện pháp vật lý:

- Phương pháp này dựa trên sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi trường để

tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng

- Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, đa số tuyến trùng không chịu được nhiệt độ trên

600 C do đó các biện pháp xử lý nhiệt đa số đều cho hiệu quả cao

Trang 54

Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

• Cây con bị bệnh thường có biểu hiện lá bị mềm rủ và tái màu, có những vết đen xuất hiện ở lá lớn dần và lan rộng tới phần gân chính của lá

• Sau đó lá bị cụp xuống và uốn cong lại rồi chết

• Hệ thống rễ bị thối ở vùng cổ rễ và lan rộng

• Chẻ dọc vùng nhiễm bệnh có hiện tượng nhũng nước, biến màu nâu đen trong mạch dẫn và phần gỗ dọc theo than chính hướng xuống vùng rễ

Trang 55

• Mạch dẫn bị hư và dãn đến thu dinh dưỡng, nước kém làm cây bị héo và chết.

• Nấm có thể sống hoại sinh trong đất hoặc kí sinh trên cây, khi gặp điều kiện thuận lợi như tưới quá nhiều nước hoặc trồng mật độ cao chúng sẽ tấn công cây con

Trang 57

3.Bệnh loét thân 3.1 Triệu chứng

• Dọc theo thân nhánh bị nứt, mô bị chết nên nhánh bị héo

• Trên vùng bệnh có quả nang của nấm

• Trong mô bệnh, mầm bệnh nằm ở lớp dưới vỏ và khi điều kiện khí hậu thuận lợi

sẽ bộc phát gây bệnh

• Giai đoạn vô tính của nấm cũng gây hại ở trái, làm trái bị thối khô

Trang 58

• Tập trung ở vùng cuống trái có nhiều vết màu nâu nhạt.

• Các vết này lan rộng nhanh chóng và chỉ sau 3-4 ngày thì lan cả trái

• Trái bị đổi màu nâu đen và sau cùng khô đi

• Trên vỏ trái khô thấy có ổ nấm đen như đầu kim

• Cành mang trái bệnh cũng bị khô đọt

Giai đoạn vô tính của nấm có tên là Diplodia natalensis

Trang 59

3.2.Tác nhân do nấm Physalospora psidii

3.3.Biện pháp phòng trị

• Cắt bỏ các cành bệnh khô và bôi thuốc gốc đồng vào vết cắt

• Phun các thuốc gốc đồng như hỗn hợp Bordeaux( 1% ), Copper Zine, nồng độ 3% để bảo vệ

Trang 61

2-4 Bệnh đốm rong

4.1 Triệu chứng

• Trên trái, đốm bệnh nhỏ hơn trên lá

• Đốm có màu xanh tối đến nâu hay đen

• Trên lá, đốm có thể là những vệt nhỏ hay mảng lớn

• Có thể có nhiều đốm dày dặc hay rời rạc

• Rong phát triển ở giữa lớp cutin và biểu bì và xâm nhập vào tế bào biểu bì, có thể làm chết tế bào bị nhiễm

Trang 63

4.2 Tác nhân:

- Do rong Cephaleuros virescens.

- Ở lá bị nhiễm rong, lượng glucose, sucrose bị giảm trong khi lượng fructose lại tăng; lượng tinh bột, cellulose và pectin cũng tăng, nhưng protein tổng số, đạm ammonia, đạm nitrite, đạm amide và animo acid lại giảm

- Hàm lượng glutamic acid, alanine tăng trong khi glycine bị giảm Ở lá bệnh, có nhiều nitrate tập trung

Trang 64

5 Bệnh thối cuống trái

5.1.Triệu chứng

• Đốm tròn, úng nước ở cuống trái Đốm bệnh lan dần làm thối trái

• Trên vùng thối có tạo ổ nấm nhỏ, màu nâu nhạt, tập trung thành mảng, có bào tử màu nâu nhạt

Trang 65

5.2 Tác nhân

Do nấm Phomopsis psidii.

• Ổ nấm có hình trứng, có vách dày, đương kính khoảng 140-400 micron.

• Bào tử không màu Hình bầu dục dài 5-9 x 2,5-4 micron.

• Dạng bào tử sợi, cong, kích thước 16-32 x 0,8-1,5 micron

Trang 66

5.3.Biện pháp phòng trị

• Ngâm trái vào dung dịch thuốc Benomyl, Captan, Maneb, Difolatan ở nồng độ 2/1000

Trang 67

1-6 Bệnh thối nâu trái

Trang 69

Nấm Phytophthora parasitica

Trang 70

7.BỆNH THỐI ĐEN TRÁI (Phyllosticta psidijcola)

Trang 72

7.1.Triệu chứng

• Bệnh xuất hiện khi trái đã lớn

• Vết bệnh lúc đầu là 1 đốm tròn nhỏ màu nâu,sau đó phát triển lớn dần lên thành hỉnh bất định

• Chính giữa vết bệnh có những vòng đồng tâm chứa những bụi đen của bào tử

• Khi cắt lột vỏ ngay vết bệnh,thấy nấm ăn sâu vào thịt trái thành lõm có màu từ xanh đen đến đen

Ngày đăng: 17/04/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w