1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LUẬT MÔI TRƯỜNG BÀI 5XỬ LÝ VPPL VÀ GIẢI QUYẾT

19 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 164,13 KB

Nội dung

Giải quyết tranh chấp môi trường1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường - Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyề

Trang 1

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG -

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

THS PHAN THỴ TƯỜNG VI

Trang 2

NỘI DUNG

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.2 Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

III Xử lý vi phạm pháp luật môi trường

3.1 Trách nhiệm hành chính

3.2 Trách nhiệm hình sự

Trang 3

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

- Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm

- Các dạng tranh chấp môi trường:

(1) Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản

xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên, các yếu tố môi trường;

Trang 4

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

- Các dạng tranh chấp môi trường:

(2) Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các

tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên;

(3) Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành dự án phát triển gây

ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác;

(4) Tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước

liên quan đến những quyết định hành chính về môi trường.

Trang 5

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:

(1) Chủ thể tranh chấp: rộng, đa dạng nhiều loại chủ thể: quốc

gia, tổ chức, cá nhân; khó xác định chính xác, cụ thể

(2) Đối tượng tranh chấp: Quyền được sống trong môi trường

trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi

trường vào mọi mục đích theo quy định pháp luật; quyền được tác động lên môi trường trong giới hạn cho phép của pháp luật

Trang 6

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:

(3) Thời điểm tranh chấp: có thể nảy sinh từ rất sớm, không chỉ

xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp mới trong tình trạng bị đe dọa xâm hại

(4) Giá trị thiệt hại: thường rất lớn, khó xác định: tài sản, tính

mạng, sức khỏe của con người; các giá trị mang tính nhân văn

hoặc các yếu tố khác của môi trường

Trang 7

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường

- Các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường:

(5) Tính đa dạng của lợi ích bị xâm hại khiến cho tranh chấp môi

trường không chỉ gắn liền với lợi ích riêng biệt của các chủ thể mà còn gắn với lợi ích chung của xã hội

(6) Tranh chấp môi trường ngoài thiệt hại trực tiếp trước mắt còn

bao gồm thiệt hại gián tiếp và nhất là thiệt hại lâu dài – loại thiệt hại rất khó xác định

Trang 8

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường:

(1) Khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hòa giải

tại cơ sở;

(2) Áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”:

(3) Ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng môi

trường bị suy thoái

Trang 9

I Giải quyết tranh chấp môi trường

1.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

a) Giải quyết tranh chấp môi trường giữa cá nhân, tổ chức với nhau:

(1) Giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm

ô nhiễm môi trường gây ra;

(2) Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Trang 10

Giải quyết các yêu cầu đòi bồi

thường thiệt hại do hành vi làm

ô nhiễm môi trường gây ra

Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm

- Pháp luật về bảo vệ môi trường:

Luật BVMT 2014, các văn bản luật

chuyên ngành;

- Bộ Luật Dân sự 2005: điều 263,

điều 624.

- Luật Khiếu nại, tố cáo

- Nghị định 179/2013/ NĐ-CP quy

định về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi

thường thiệt hại: (1) Có thiệt hại xảy

ra; (2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi

vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;

(3) Lỗi của chủ thể gây thiệt hại và (4)

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi

phạm với thiệt hại.

Phương thức: Khiếu nại, tố cáo với

cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (UBND các cấp, cơ quan quản

lý nhà nước về môi trường) thông qua các hình thức phát giác, kiến nghị, yêu cầu, phản ánh về các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường.

Trang 11

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

- Kiểm tra nhà nước về môi trường là một hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước nhằm xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường

- Kiểm tra nhà nước về môi trường bao gồm:

(1) Kiểm tra bắt buộc;

(2) Kiểm tra thường xuyên.

Trang 12

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

- Đặc điểm kiểm tra nhà nước về môi trường:

(1) Thực hiện theo ý chí đơn phương của bên kiểm tra, không

cần sự đồng ý của bên bị kiểm tra;

(2) Bên kiểm tra có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ

liên quan, bên bị kiểm tra không được từ chối, cản trở;

(3) Bên kiểm tra có quyền ban hành văn bản về phương hướng

và biệnpháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường hoặc khắc phục sai phạm, bên bị kiểm tra phải chấp hành

Trang 13

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

- Đặc điểm kiểm tra nhà nước về môi trường:

(4) Hoạt động kiểm tra nhà nước về môi trường luôn có đối

tượng, phạm vi, mục đích rõ rang, cụ thể;

(5) kiểm tra nhà nước về môi trường luôn được tiến hành theo

trình tự thủ tục do pháp luật quy định

Trang 14

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

- Chủ thể kiểm tra nhà nước về môi trường:

+ Kiểm tra chấp hành pháp luật BVMT, TN nước, đất, khoáng sản: Cơ quan TN-MT;

+ Kiểm tra chấp hành pháp luật TN rừng: Cơ quan kiểm lâm;

+ Kiểm tra chấp hành pháp luật TN thủy sản: Cơ quan NN&PTNT, Cơ quan quản lý về thủy sản ở địa phương;

+ Kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ và sử dụng di tích, danh lam th ắng cảnh: Cơ quan Văn hóa, thể thao, du lịch

Trang 15

II Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

2.1 Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường

- Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường là việc xem xét, đánh giá, xử lý của các cơ quan nhà nước về môi trường đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về môi trường

- Hệ thống cơ quan thanh tra:

(1) Thanh tra chuyên ngành: Cơ quan TN-MT, Cơ quan

NN&PTNT, Cơ quan Văn hóa, thể thao, du lịch;

Trang 16

III Xử phạt vi phạm pháp luật môi trường

3.1 Trách nhiệm hành chính

- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường do

cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng không phải tội phạm về môi trường

- Trách nhiệm hành chính áp dụng cho những trường hợp có hành vi

vi phạm pháp luật về môi trường nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Trang 17

III Xử phạt vi phạm pháp luật môi trường

3.1 Trách nhiệm hành chính

- Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường:

( 1) Hành vi vi phạm các quy định một cách cố ý hoặc vô ý, có tính

chất và mức độ thấp hơn tội phạm môi trường

(2) Thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

(3) Hậu quả khó xác định ngay sau khi vi phạm và phải có quá

trình chuyển hóa

Trang 18

III Xử phạt vi phạm pháp luật môi trường

3.2 Trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hình sự được quy định tại Chương XVII, Bộ Luật Hình

sự 1999, bao gồm 10 tội danh sau từ điều 182 - điều 191

+ Tội gây ô nhiễm không khí; Tội gây ô nhiễm nguồn nước; Tội gây ô nhiễm đất;

+ Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường;

+ Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật;

+ Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; Tội hủy hoại rừng;

+ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên.

Trang 19

III Xử phạt vi phạm pháp luật môi trường

3.2 Trách nhiệm hình sự

- Khác thể của tội phạm môi trường: QHXH về giữ gìn môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý tài nguyên và thành phần môi trường

- Thể hiện bằng hành động hoặc không hành động vi phạm quy định

về quản lý, khác thác và bảo vệ môi trường

- Tội phạm cấu thành vật chất: chứng minh hậu quả cụ thể.

- Hình phạt nghiêm khắc.

Ngày đăng: 17/04/2018, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w