1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng điều trị sỏi thận bằng ống soi mềm (FULL TEXT)

130 363 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi tiết niệu là một bệnh xuất hiện ở loài người từ rất sớm. Trong các xác ướp cổ Ai Cập khoảng 4800 năm trước Công nguyên, người ta đã tìm thấy sỏi trên đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu được tạo nên trên cơ sở lắng đọng và kết dính một lượng lớn các tinh thể và các thành phần hữu cơ khác, trong những điều kiện lý hóa nhất định [1]. Sỏi gây tắc đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn và suy thận, gây nguy hại sức khỏe và tính mạng người bệnh. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp xâm nhập tối thiểu đã được áp dụng để điều trị sỏi thận như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi lấy sỏi thận qua da, nội soi niệu quản ngược dòng. Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi ít xâm hại nhất nhưng hiệu quả của tán sỏi ngoài cơ thể thấp đặc biệt đối với sỏi đài dưới [2]. Nội soi lấy sỏi thận qua da có tỷ lệ sạch sỏi cao nhất nhưng cũng gây ra nhiều tai biến, biến chứng. Các phương pháp này đã mang lại những kết quả khả quan làm cho tỷ lệ mổ mở kinh điển điều trị sỏi tiết niệu ở các nước phát triển đến nay giảm rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam do điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho nên tỷ lệ mổ mở vẫn còn cao. Tuy vậy, một trong những vấn đề tồn tại trong điều trị sỏi thận là điều trị các sỏi ở đài thận đặc biệt là các sỏi còn sót lại sau phẫu thuật hoặc sau các thủ thuật khác không thành công như tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, sỏi niệu quản chạy lên thận sau nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống cứng. Và chống tái phát sỏi cũng là một thách thức cho các nhà niệu khoa. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã cố gắng sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể giảm thiểu tình trạng sót sỏi cũng như điều trị những sỏi ở các vị trí khó tiếp cận. Một trong những phương pháp được chọn lựa cho những trường hợp này là nội soi niệu quản thận ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi với Laser. Nhiều tác giả trên thế giới đã áp dụng kỹ thuật này cho tỷ lệ thành công đến 93% [3]. Đặc biệt với sỏi đài dưới, khi di chuyển sỏi về các đài khác dễ hơn thì tỷ lệ thành công 89% so với 70% nếu để ở đài dưới [4]. Tại Việt Nam hiện nay, điều trị sỏi thận bằng phương pháp ít xâm nhập bao gồm tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da đang được nhiều bệnh viện áp dụng. Kết quả thu được của hai kỹ thuật trên cũng tương tự các tổng kết của nhiều tác giả trên thế giới [5],[6]. Việc áp dụng kỹ thuật nội soi niệu quản thận ngược dòng bằng ống mềm tán sỏi thận với năng lượng Laser chỉ mới ở một vài cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh), … mang lại những kết quả đáng kể. Chỉ định, phạm vi ứng dụng, các thao tác cải tiến kỹ thuật nội soi niệu quản thận ngược dòng bằng ống mềm vẫn có những đặc điểm riêng [7], [8]. Xuất phát từ tình hình thực tế đó chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng điều trị sỏi thận bằng ống soi mềm”. Nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng bằng ống soi mềm với năng lượng tán Laser Holmium. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật tán sỏi qua nội soi ống mềm.

Ngày đăng: 11/04/2018, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w