1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

dạy tốt môn toán 3

16 348 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 237 KB

Nội dung

1.Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN 3 NỘI DUNG THAY SÁCH 2. Đặt vấn đề: Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên của chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được những kết quả rất to lớn. Tuy vậy, vẫn còn một số vấn đề còn trăn trở, trong đó đáng quan tâm nhất là việc vận dụng và đổi mới các phương pháp dạy học của từng giáo viên, từng nơi, từng lúc chưa được linh hoạt, chưa được phù hợp. Theo học tập chuyên môn, muốn nâng cao chất lượng dạy học thì nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Toán nói riêng. Phương pháp chung dạy học Toán theo định hướng đổi mới phương pháp, là dạy học dựa trên hoạt động tích cực của học sinh. Việc hình thành kiến thức và kỹ năng Toán cho học sinh chủ yếu bằng con đường học tập. Vì vậy giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho mọi học sinh hoạt động để vươn lên, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Thường xuyên gắn việc học với thực hành, vận dụng, liên hệ giải quyết những vấn đề có trong cuộc sống liên quan tới bài học. Khi tổ chức các hoạt động học tập giáo viên không được nói thay những gì học sinh đã biết, không được làm thay những gì học sinh có thể làm được. Tôn trọng mọi sáng kiến của học sinh, tránh áp đặt một chiều theo chủ quan của giáo viên. Chú ý dạy học cá nhân, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em chậm tiến. 3. Cơ sở lý luận: Để thực hiện được những vấn đề vừa nêu trên, bản thân mỗi giáo viên cần phải tích cực học tập và đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vấn đề này nói thì nghe chừng đơn giản, nhưng trong thực tế việc làm này không phải dễ dàng và không phải ai cũng thực hiện có hiệu quả. Riêng bản thân tôi với quan điểm: “Lấy học sinh làm trung tâm”; “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”, v.v Tôi cũng đã cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách tổ chức tốt nhất các hoạt động dạy học trên lớp, thế nhưng việc phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh cũng chỉ tập trung ở đối tượng học sinh khá, giỏi, còn một số học sinh trung bình và yếu thì mức độ tiến bộ còn rất khiêm tốn, các em vẫn còn thụ động, ít tham gia hoạt động, rụt rè, không dám phát biểu hay trình bày ý kiến của mình trước lớp. 4. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu, học tập nội dung chương trình sách giáo khoa mới và việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn, bản thân 1 tôi đã tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm biện pháp dạy học phù hợp nhằm giúp mọi đối tượng học sinh đều được tham gia các hoạt động học tập trên lớp, áp dụng một số biện pháp để giảng dạy môn Toán. Các biện pháp để thực hiện ở đây chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh trung bình - yếu. 5. Nội dung nghiên cứu: Để giúp học sinh học tốt môn Toán, học sinh cần phải hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt các kiến thức đã học. Muốn làm được điều đó, trong từng tiết học, từng bài học, người giáo viên phải biết tổ chức tốt các hoạt động dạy học làm sao cho mọi đối tượng học sinh có điều kiện tham gia vào từng hoạt động, cần quan tâm đặc biệt đến những học sinh trung bình, yếu. Ngoài ra giáo viên cần phải chú ý việc tổ chức các hoạt động dạy học đó mang lại cho học sinh niềm hứng thú, đam mê, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Muốn thực hiện tốt các hoạt động dạy học, người giáo viên cần phải: + Chọn các câu hỏi, các dạng bài tập có nội dung phù hợp với từng trình độ của học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu). + Cho học sinh học tập, trao đổi theo nhóm. + Tạo điều kiện học tập để học sinh trung bình, yếu được tham gia hoạt động nhiều hơn. + Động viên và khen ngợi những tiến bộ của học sinh (dù là rất nhỏ). * Một số biện pháp thực hiện : 1- Tạo điều kiện cho mọi học sinh được tham gia xây dựng bài học và làm bài tập trong hoạt động cá nhân. Đặc biệt quan tâm đến những học sinh trung bình, yếu. Trong thực tế, ở các tiết học Toán, số học sinh khá, giỏi tham gia phát biểu xây dựng bài chiếm đa phần. Ngược lại số học sinh trung bình, yếu thì rất ngại tham gia hoạt động, các em còn rất nhút nhát, sợ nói sai sẽ xấu hổ với bạn bè hoặc sợ cô giáo (thầy giáo) la phạt. Do vậy, các em tiếp thu bài một cách rất thụ động, hời hợt. Nắm được các nguyên nhân đó, trong mỗi tiết học Toán, tôi đã vận dụng các biện pháp như: - Đối với học sinh khá, giỏi: Chọn những câu hỏi, những dạng bài khó để học sinh tư duy, tạo điều kiện để các em phát huy khả năng học tập, khơi dậy sự đam mê, khám phá của học sinh. - Đối với học sinh trung bình, yếu: + Các câu hỏi, các dạng bài tập, đưa ra đơn giản, dễ hiểu, khuyến khích các em tham gia phát biểu. + Khi học sinh trả lời đúng, cần tuyên dương khen ngợi kịp thời (dù là kiến thức dễ, đơn giản). 2- Tạo điều kiện để học sinh trung bình, yếu tham gia thể hiện năng khiếu của mình. 2 Để giúp cho các đối tượng học trung bình, yếu ngày càng dạn dĩ, bớt tính nhút nhát, e sợ trước lớp, giáo viên cần tạo điều kiện, tạo cơ hội để các em tham gia thể hiện năng khiếu có của mình (Ví dụ: có thể hạt một câu hát ngắn để tặng một bạn hoặc một nhóm nào đó khi làm tốt bài tập hoặc trả lời đúng câu hỏi cô giáo đưa ra .) 3- Tạo sự hoà đồng trong nhóm: Để giúp các nhóm dễ dàng hoạt động và giáo viên cũng dễ dàng theo dõi từng đối tượng trong mỗi nhóm, giáo viên chia nhóm theo sơ đồ lớp học và đánh số thứ tự của mỗi em trong từng nhóm như sau: Chia theo các nhóm 2: Mỗi bàn có 2 học sinh lập thành một nhóm, 1 em số chẵn và 1 em số lẻ. Chia theo nhóm 4: Tuy theo từng nội dung các bài học, bài tập có thể chia theo các nhóm khác. *Ví dụ: Khi học tập theo nhóm 6, ngoài 4 em có sẵn ở nhóm 4, thì 2 em ở nhóm bàn khác chuyển đến sẽ mang số 5 và số 6. Việc thành lập các nhóm như đã nêu nhằm giúp các thành viên trong nhóm tham gia trao đổi, học tập một cách hoà đồng, bình đẳng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp nhóm, nhận nhiệm vụ từ giáo viên, nhận các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho học nhóm, báo cáo kết quả khi có yêu cầu. Còn phần trình 3 1 2 3 4 Nhóm 5 1 2 3 4 Nhóm 6 1 2 3 4 Nhóm 7 1 2 3 4 Nhóm 8 4 Nhóm 9 1 2 3 4 Nhóm 1 1 2 3 4 Nhóm 2 1 2 3 4 Nhóm 3 1 2 3 4 Nhóm 4 1 2 3 Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 bày kết quả thảo luận thì tất cả các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ như nhau. Sau đây là một vài ví dụ minh hoạ về quy trình tổ chức hoạt động nhóm: *Ví dụ 1: Bài tập3 (SGK Toán 3 – trang 33). *Bước 1: Cho học sinh học tập theo nhóm 4, các nhóm chuẩn bị nhận nhiệm vụ từ giáo viên. - GV giao cho mỗi nhóm một phiếu học tập kẻ sẵn nội dung bài tập như sau: Số đã cho 3 6 4 7 5 6 Nhiều hơn số Gấp 5 lần số đã cho *Bước 2: Các nhóm tiến hành làm bài tập. *Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả. - GV treo một bảng phụ lên bảng và gọi từng nhóm lên ghi kết quả, cụ thể như sau: Cột 1(Số 3): Yêu cầu nhóm 2 lên thực hiện: (4HS cùng lên bảng một lần). + Em số 1: Có nhiệm vụ ghi kết quả (thư ký). + Em số 2: Nêu miệng để em số 1 ghi vào dòng 1: “Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị tức là 3 + 5 = 8, ghi số 8 vào dòng 1” + Tiếp tục em số 3 cũng nêu miệng và em số 1 ghi kết quả vào dòng 2: “Gấp 5 lần số đã cho tức là 3x 5 = 15, ghi số 15 vào dòng 2”. + Em số 4 có nhiệm vụ nêu lại toàn bộ kết quả cốt 1. Tương tự như vậy cho các nhóm khác ở các cột còn lại. *Bước 4: Các nhóm còn lại nhận xét kết quả của nhóm bạn. Sau đó giáo viên nhận xét và tổng kết. Với cách học như trên, tất cả các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ như nhau, em nào cũng được phát biểu và trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. *Ví dụ 2: Bài tập 1: Tìm x (SGK Toán 3-Trang 40). Để học sinh có thể tự tìm hiểu ôn lại các kiến thức và tự rút ra các quy tắc đã học, giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh các hoạt động học nhóm như sau: *Bước 1: - Cho HS học tập theo nhóm 6, các nhóm chuẩn bị nhận đồ dùng học nhóm từ giáo viên. 4 - GV giao cho mỗi nhóm tờ giấy khổ lớn, có ghi sẵn đề bài như sau: a) x + 12 = 36 c) x – 25 = 15 e) 80 – x = 30 b) X x 6 = 30 d) x : 7 = 5 g) 42 : x = 7 * Bước 2: Các nhóm làm bài tập. * Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm lần lượt dán kết quả lên bảng rồi trình bày trước lớp (Nhóm nào xong trước thì trình bày trước ). - Ví dụ: Nhóm 1 xong trước báo cáo: + Em thứ nhất báo cáo bài a: x + 12 = 36; x là số hạng chưa biết. Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổ trừ đi số hạng đã biết. + Có thể lần lượt 6 em trình bày kết quả của 6 phép tính. + Các nhóm khác nhận xét, sửa bài. 4- Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm cần thay đổi thường xuyên: Một mặt giúp cho học sinh tránh sự nhàm chán, mặt khác thu hút tất cả mọi đối tượng hứng thú khi học nhóm, bản thân tôi luôn suy nghĩ để tìm ra các hình thức tổ chức hoạt động nhóm khác nhau để khi tham gia mỗi hoạt động HS luôn nhận thấy sự mới mẻ, kích thích lòng say mê, hứng thú, khám phá để tìm tòi và phát hiện chiếm lĩnh kiến thức mới. Dưới đây là một số hình thức tổ chức hoạt động nhóm mà trong quá trình giảng dạy tôi thường áp dụng: a) GV nêu câu hỏi miệng hoặc ra bài tập trên bảng, HS có thể dùng bảng con để ghi lại kết quả thảo luận nhóm. b) Các nhóm sử dụng bảng phụ để trình bày kết quả. Bảng phụ có thể là: + Tấm bảng bằng giấy ép nhựa được cắt theo khổ 40 x 60cm, dùng các cục nam châm đính trên từ (bảng lớn), HS sử dụng bút lông để viết bảng, sau đó có thể dùng giẻ lau để chùi sạch. 5     Nam châm + Sử dụng các tấm bia lịch cũ, dùng mặt sau trắng và sạch, cắt theo cỡ 30 x 40 cm, HS dùng bút lông để viết vào tấm bìa . c) GV viết sẵn các yêu cầu của bài tập trên bảng phụ hoặc trên giấy để giao cho mỗi nhóm thực hiện. *Ví dụ: Sau khi học sinh học xong phần lý thuyết và làm bài tập 1 (SGK Toán 3 – Trang 80). GV giao cho các nhóm thực hiện bài tập số 2 được viết sẵn trên bảng phụ (hoặc trên giấy) như sau: a) 37 – 5 x 5 = 12 b) 13 x 3 – 2 = 13 180 : 6 x 30 = 60 180 + 30 : 6 = 35 30 + 60 x 2 = 150 30 + 60 x 2 = 180 282 – 100 : 2 = 91 282 – 100 : 2 = 232 d) Viết sẵn các câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ treo trên bảng đen yêu cầu các nhóm hoặc cá nhân ghi kết quả lựa chọn (a, b hoặc c) vào bảng con. *Ví dụ: Ở bài Chu vi hình chữ nhật (SGK Toán 3 – Trang 87). Sau khi HS nắm vững được cách tính chu vi hình chữ nhật GV viết sẵn bài tập số 3 (dạng câu hỏi trắc nghệm) trên bảng phụ, yêu cầu HS làm việc cá nhân, ghi kết quả lựa chọn trên bảng con của mình. Khoanh vào chữ đặt trước câu hỏi đúng: A. Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ. B. Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ. C. Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ. D. Tổ chức cho các nhóm nhận xét kết quả trình bày của nhóm bạn. E. Trong các tiết luyện tập, thực hành GV tổ chức cho HS tự đổi chéo bài của nhau để chấm. G. Tổ chức cho HS tự chấm bài của mình dưới sự giám sát của nhóm. 5. Tổ chức thực hiện một số bài tập dưới hình thức trò chơi nhằm gây sự hứng thú sôi nổi cho học sinh. Để tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, hào hứng, trong quá trình tổ chức dạy học tôi thường đưa một số bài tập dưới hình thức trò chơi để tạo không khí thoải mái, ham học làm cho HS luôn cảm thấy mới mẻ, hứng thú, 6 M Q P N 54 m A D B C 63 m tham gia các hoạt động học tập và thực tế cách làm này đã mạng lại hiệu quả rất tốt. *Ví dụ: Bài tập số 2 (SGK Toán 3 –Trang 69): Điền số thích hợp vào ô trống: GV treo 4 bảng phụ trên bảng lớp có ghi sẵn yêu cầu và nội dung bài tập như sau: + Tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi tiếp sức. + GV chia lớp thành 4 tổ (4 dãy bàn) khi GV hô “bắt đầu”, em đầu tiên của mỗi tổ cầm phấn chạy lên bảng ghi kết quả vào ô trống (thương) ở cột thứ nhất, sau đó chạy nhanh về chỗ và trao phấn cho một bản bất kỳ trong tổ, bạn được trao phấn tiếp tục chạy nhanh lên bảng và ghi kết quả vào ô trống (số chia) hoặc cột thứ 2 .cứ như thế cho đến hết cột thứ 6. + Nếu cả 6 cột đều ghi đúng kết quả thì tổ nào xong trước là thắng cuộc (GV tuyên dương và khen ngợi hoặc thưởng điểm thi đua .). + Cuối cùng để củng cố kiến thức đã học, GV có thể hỏi lại một số cá nhân (Ví dụ: Muốn tìm số bị chia, số chia .ta làm như thế nào ?). 6. Tuy nhiên không phải lúc nào GV cũng tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc theo tổ. Tiết học nào cũng có trò chơi, mà GV cần phải có sự lựa chọn hình thức học tập một cách phù hợp, đảm bảo được nội dung và thời gian học tập. 6. Kết quả nghiên cứu: Đến cuối học kỳ I năm học 2007 – 2008, hầu hết HS lớp 3 do tôi chủ nhiệm đều mạnh dạn, tham gia các hoạt động một cách chủ động, thích thú. Những HS trước đây còn nhút nhát, e sợ, không dám tham gia phát biểu ý kiến trước lớp thì nay đã có nhiều tiến bộ. Các em đã biết nhận xét câu trả lời hoặc bài giải của các bạn, các nhóm khác trong lớp. So sánh chất lượng môn Toán ở lớp 3 qua các lần KTĐK. Thời điểm TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu KS đầu năm 29 3 10,4% 9 31% 12 41,4% 5 17,2% KTĐK giữa KI 29 5 17,2% 12 41,4% 9 31% 3 10,4% KTĐK cuối KI 29 9 31% 11 38% 7 24,1% 2 6,9% 7. Kết luận: Trong quá trình tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trong các tiết học Toán trên lớp, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: + Phải nắm được trình độ và năng lực học tập của từng học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các em được tham gia vào các hoạt động học tập. 7 + Quan tâm đặc biệt đến những học sinh ít hoạt động. + Chống thói quen dựa dẫm vào bạn của học sinh trung bình và yếu. + Việc thành lập nhóm học tập cần phân đều các đối tượng (Giỏi, khá, TB, yếu), tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm được bình đẳng với nhau. + Giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo thường xuyên suy nghĩ để tìm ra nhiều biện pháp và hình thức học tập mới mẻ phù hợp nhằm thu hút học sinh tham gia học tập, tránh sự nhàm chán, đơn điệu. + Tích cực làm thêm các đồ dùng học tập phục vụ các tiết học. + Biến một số hoạt động học tập thành các trò chơi học tập vui nhộn, sáng tạo và hấp dẫn học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua bản thân tôi đã thực hiện và tích luỹ được trong giảng dạy cũng như học tập chuyên môn, chắc chắn cũng còn nhiều hạn chế, kính mong được sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp. 8. Đề nghị: - Sách giáo khoa một số bài dạy quá nhiều bài tập đề nghị ngành có hướng giảm bớt số lượng bài tập (mặc dù đã giảm tải) 9. Phụ lục: Tiết 91 CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh (HS). - Nhận biết được các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0). - Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị. - Biết đọc, viết các số có 4 chữ số. - Bước đầu nhận ra thứ tự các số có 4 chữ số trong một nhóm các số có 4 chữ số. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV và HS chuẩn bị các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị như phần bài học của sách giáo khoa Toán 2 (SGK) – Các hình biểu diễn này đã được làm và sử dụng từ học kỳ I. - Kẻ sẵn trên bảng có nội dung như sau: (Về sau, chúng tôi gọi đây là Bảng 1) 8 Hàng Nghìn Trăm Chục Đơn vị - Các thẻ ghi số 100, 10, 1 và các thẻ để trắng dùng làm bài tập 3 (nếu có). - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Giới thiệu bài mới. - Các em đã biết học, biết viết, biết phân tích cấu tạo của các số đến 1000, bài học hôm nay các em sẽ được làm quen với các số lớn hơn 1000, có 4 chữ số. 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu các số có 4 chữ số. a) Đọc và viết số theo hình biểu diễn. - GV yêu cầu HS lấy 10 hình vuông mỗi hình biểu diễn 100 đồng thời cũng gắn 10 hình như thế lên bảng. - GV hỏi: Có mấy trăm ? - 10 trăm còn gọi là gì ? - GV ghi số 1000 vào dưới 10 hình biểu diễn nghìn, đồng thời gắn thẻ số ghi 1000 vào cột Nghìn ở Bảng 1. - GV yêu cầu HS lấy ghép 4 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 đồng thời cũng gắn 4 hình như thế lên bảng. - GV hỏi: Có mấy trăm ? - GV ghi số 400 vào dưới 4 hình biểu diễn trăm đồng thời ghi gắn 4 thẻ số, mỗi thẻ ghi 100 vào cột Trăm ở Bảng 1. - GV yêu cầu HS lấy tiếp 2 hình chữ - Theo dõi GV giới thiệu bài. - HS thực hiện thao tác theo yêu cầu. - Có 10 trăm. - 10 trăm còn gọi là 1 nghìn. - HS đọc: 1 nghìn. - HS thực hiện thao tác theo yêu cầu. - Có 4 trăm. - HS đọc: 4 trăm. - HS: Có 2 chục. 9 nhật, mỗi hình biểu diễn 1 chục đồng thời cũng gắn 2 hình như thế lên bảng và hỏi: Có mấy chục ? - GV ghi số 20 vào dưới 2 hình biểu diễn chục đồng thời gắn 2 thẻ số, mỗi thẻ ghi 10 vào cột Chục ở Bảng 1. - GV yêu cầu HS lấy tiếp 3 hình mỗi hình biểu diễn 1 đơn vị đồng thời cũng gắn 3 hình như thế lên bảng và hỏi: Có mấy đơn vị ? - GV ghi số 3 vào dưới 3 hình biểu diễn đơn vị đồng thời gắn 3 thẻ số, mỗi thẻ ghi 1 vào cột Đơn vị ở Bảng 1. - GV hỏi: Bạn nào có thể viết số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị ? - GV theo dõi, nhận xét cách viết đúng, sai, sau đó giới thiệu cách viết của số này như sau: + Hàng đơn vị có 3 đơn vị nên ta viết chữ số 3 ở hàng đơn vị; hàng chục có 2 chục nên ta viết chữ số 2 ở hàng chục; hàng trăm có 4 trăm nên ta viết chữ số 4 ở hàng trăm; hàng nghìn có 1 nghìn nên ta viết chữ số 1 ở hàng nghìn. (GV vừa nêu vừa viết số vào cột tương ứng trong Bảng 1) + Vậy số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là 1423. - GV hỏi: Bạn nào có thể đọc được số này ? - GV hỏi: Số một nghìn bốn trăm hai mươi ba gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? - GV làm tương tự với số 4231. b) Tìm hình biểu diễn cho số. - GV đọc các số 1523 và 2561 cho - HS đọc: 2 chục. - HS: Có 3 đơn vị. - HS đọc: 3 - 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào bảng con hoặc giấy nháp. - HS nghe GV giảng và theo dõi thao tác của GV. - HS viết lại số 1423. - Một số HS đọc trước lớp, sau đó HS cả lớp cùng đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba. - Gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị. - HS rút ra cách đọc, viết số có 4 nghìn, 2 trăm, 3 chục, 1 đơn vị là: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt, 4231. 10 [...]... Thay mặt Hội đồng chấm chọn sáng kiến kinh nghiệp Hiệu trưởng 15 MỤC LỤC  STT 1 2 3 4 TÊN MỤC ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TRANG 1 2 7 9 16 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM   TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN 3 NỘI DUNG THAY SÁCH A ĐẶT VẤN ĐỀ B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ C KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC D BÀI HỌC KINH NGHIỆP ====== ... nghìn, 4 trăm, 4 chục và 2 đơn vị - Bài tập yêu cầu chúng ta viết số và đọc số theo yêu cầu - Số này gồm 8 nghìn, 5 trăm, 6 chục và 3 đơn vị - HS đọc và viết: tám nghìn năm trăm sáu mưới ba, 85 63 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập (VBT) - 3 HS lên bảng làm 3 ý, HS dưới lớp làm bài vào VBT - Kiểm tra bài bạn, sau đó tổng kết mỗi nhóm có bao nhiêu bạn làm đúng, bao nhiêu bạn làm sai 12... Viết số Nghìn Trăm Chục Đơn vị 3 9 2 1 5 6 4 7 7 5 8 5 8 4 1 4 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 34 56, , , 34 59, , , b) 2110, 2112, , , 2118, ., Đọc số 13 10 Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 3- chương trình thay sách 11 Mục lục: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TÊN MỤC Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu... đọc số 2145 là hai nghìn một trăm bốn mươi lăm Bài 3 - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm điền số còn thiếu vào a, b, c của bài - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đổi vở để kiểm tra bài nhau (nhóm b kiểm tra nhóm a, nhóm c kiểm tra nhóm b, - 2HS lên bảng đọc và viết số: ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai, 34 42 - HS: Gồm 3 nghìn, 4 trăm, 4 chục và 2 đơn vị - Bài tập yêu cầu... Mục lục Phiếu đánh giá xếp loại ========== TRANG 1 1 1 1 2 7 7 8 8 13 13 14 14 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TRƯỜNG NHẬN XÉT 1) Tính khoa học, sư phạm: 2) Tính sáng tạo : 3) Tính thực tiễn : ... 3 Củng cố, dặn dò - GV: Qua bài học, bạn nào cho biết đến hàng chục, cuối cùng đọc hàng khi đọc số có 4 chữ số chúng ta đọc đơn vị từ đâu đến đâu ? - Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm: Bài 1: Viết và đọc số: Hàng Viết số Nghìn Trăm Chục Đơn vị 3 9 2 1 5 6 4 7 7 5 8 5 8 4 1 4 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 34 56,...11 HS lấy hình biểu diễn tương ướng với mỗi số 2.2 Luyện tập, thực hành Bài 1 - GV gắn vào Bảng 1 các thẻ ghi số để biểu diễn số 34 42 như phần b bài tập 1 và yêu cầu HS đọc, viết số này - GV hỏi: Số ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? *Lưu ý: GV có thể thêm vài số khác, yêu cầu HS đọc, . phần trình 3 1 2 3 4 Nhóm 5 1 2 3 4 Nhóm 6 1 2 3 4 Nhóm 7 1 2 3 4 Nhóm 8 4 Nhóm 9 1 2 3 4 Nhóm 1 1 2 3 4 Nhóm 2 1 2 3 4 Nhóm 3 1 2 3 4 Nhóm 4 1 2 3 Bàn 1. pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Toán nói riêng. Phương pháp chung dạy học Toán theo định hướng đổi mới phương pháp, là dạy

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Các nhóm lần lượt dán kết quả lên bảng rồi trình bày trước lớp (Nhóm nào xong trước thì trình bày trước ). - dạy tốt môn toán 3
c nhóm lần lượt dán kết quả lên bảng rồi trình bày trước lớp (Nhóm nào xong trước thì trình bày trước ) (Trang 5)
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2. - dạy tốt môn toán 3
Bảng ph ụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2 (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w