1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo Cáo Xây Dựng Tiêu Chí Xác Định Nhiệm Vụ Nghiên Cứu Thường Xuyên Và Nhiệm Vụ Đặt Hàng

44 132 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

1.1 Quá trình triển khai Nghị định 115 và các văn bản liên quan Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa các tổ chức khoa học và công nghệ KH&CN là một bướ

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

-BÁO CÁO XÂY DỰNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

THƯỜNG XUYÊN VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT HÀNG

Trang 2

Chương 2 Xây dựng tiêu chí xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên 6

1 Những quy định chung về nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo NĐ

115-CP

6

1.1 Quá trình triển khai Nghị định 115 và các văn bản liên quan 6

1.3 Nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: 8

3.2 Đề xuất các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thuộc Viện KHTL

Chương III Đề xuất tiêu chí thí điểm đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN 27

Trang 3

công nghệ

3 Xác định thí điểm đặt hàng các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh

vực của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

34

3.1 Đối tượng và điều kiện thí điểm đặt hàng sản phẩm khoa học và công

nghệ3.2 Đối tượng nhiệm vụ KHCN đặt hành lĩnh vực Thủy lợi

Trang 4

MỞ ĐẦU:

Quá trình triển khai Nghị định 115 và các văn bản liên quan

- Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN), Thông tư liên tịch số12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 tuy nhiên trên thực tế việc giao quyền

tự chủ cho các tổ chức KH&CN tự chủ, tự chịu trách nhiệm là việc làm khókhăn và chậm chạp Trong những năm trước đây hầu hết các nhà khoa học và cơ

sở nghiên cứu luôn có ý kiến về việc không được giao quyền tự chủ trong tổchức và thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu Đặc biệt cơ chế quản lýtài chính ngặt nghèo khiến cho các tổ chức khoa học công nghệ không được tựchủ trong chi, tiêu, hạch toán chi phí Vậy vấn đề giao quyền tự chủ như thế nào,vai trò của nhà nước, tổ chức KH&CN sẽ được cụ thể hóa như thế nào

- Nghị định 115 của Chính phủ ra đời là văn bản pháp quy rất quan trọng

để các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế Đây là một cuộc cáchmạnh mang tính chìa khóa trong quản lý hoạt động KH&CN ở nước ta

- Tiếp theo Nghị định 115 và Thông tư liên tịch 12, Chính phủ và các Bộngành đã ban hành nhiều Nghị định và thong tư để tiếp tục điều chỉnh Nghị định

115 như: Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/09/2010 của Chính phủ sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005; Thông tư

số 36/2011/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2011 về sửa đổi bổ sungThông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006; Quyếtđịnh số 08/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Côngnghệ về việc ban hành “Quy định về Tiêu chí xác định tổ chức khoa học và côngnghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhànước”; Quyết định số 2089…… và các văn bản khác

- Theo Nghị định 115, 96 sẽ có 03 loại hình tổ chức KH&CN hoạt độngsong song i) Tổ chức KH&CN nghiên cứ cơ bản, nghiên cứu chiến lược chínhsách phục vụ quản lý nhà nước, được kinh phí nhà nước tiếp tục đảm bảo kinhphí hoạt động thường xuyên nhưng sử dụng phương thức khoán với từng nhiệm

vụ được giao, loại hình này về cơ bản vẫn được Nhà nước bao cấp nhưng đã có

tự chủ ii)Tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động, được hiểu ở đây làđơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì sau khi chuyển đổi vẫn

là một tổ chức KH&CN hoạt động theo Luật Khoa học công nghệ, được Nhànước tiếp tục hỗ trợ kinh phí, thong qua nhiệm vụ đầu tư và phát triển, đồng thời

Trang 5

nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được hưởng những quyền lợi khác nhưdoanh nghiệp theo Luật doanh nghiêp mới thành lập iii) Doanh nghiệp KH&CN

là những doanh nghiệp đa sở hữu mới khởi nghiệp, hoạt động trong lĩnh vựcKH&CN theo Luật Doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới dựtrên kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ, kết quả ươm tạo côngnghệ, sẽ được hưởng chính sách ưu đãi cao của Nhà nước trong giai đoạn hìnhthành và phát triển

- Đối với loại hình tổ chức KH&CN nghiên cứ cơ bản, nghiên cứu chiếnlược chính sách về cơ chế cấp kinh phí thay vì nhà nước cấp kinh phí từ ngânsách theo biên chế thì các tổ chức KH&CN được cấp theo nhiệm vụ do nhànước giao và áp dụng đề án vị chí việc làm (Nghị định 41…) hoặc đặt hàng(Quyết định 846/QĐ-TTg ngày 2/6/2011) hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn

Cơ chế thí điểm đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Trong thời gian qua và xuất phát từ thực tế cho thấy hàng năm chi phícho nghiên cứu khoa học không nhỏ, bên cạnh nhiều đề tài nghiên cứu có kếtquả tốt được ứng dụng vào thực tế thì còn rất nhiều đề tài sau khi được nghiệmthu kết quả không sử dụng được Vậy nguyên nhân là đâu và cũng cần trả lờicâu hỏi đầu bài của đề tài đó xuất phát từ đâu, nếu xuất phát từ nhu cầu thực tếcủa doanh nghiệp thì kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ được áp dụng vào sảnxuất Để xác định được nhiệm vụ đặt hàng không hề đơn giản, cần phải xuấtphát từ thực tế hoạt động kKH&CN, các ý kiến từ nhiều phía của các Bộ, ngành,địa phương để làm sao khả định được hiệu quả của nghiên cứu từ kinh phí Nhànước bỏ ra Trong thực tế có rất nhiêù vấn đề phát sinh, những nhiệm vụKH&CN cần xử lý theo cơ chế rất khẩn trương, có thể giao trực tiếp cho một sốcác nhà khoa học và các nhà khoa học đã làm rất tốt việc này Ví dụ như bệnhvàng lùn, lùn xoắn lá đối với cây lúa trong phía Nam thì các nghiên cứu khoahọc đã giải quyết rất tốt việc này Hoặc là H5N1 cần phải có nghiên cứu vacxinphòng bệnh thì Bộ KH&CN đã đặt hàng một số tổ chức, cá nhân để nghiên cứuđưa ra vác xin sớm nhất Hiện nay, đã ra được sản phẩm là vác xin H5N1 dùngcho gia cầm, Thủ tướng đã cho phép thương mại hóa loại vác xin này và cònnhiều nghiên cứu khác được cơ quan quản lý nhà nước giao cho các tổ chứcKH&CN trực tiếp thực hiện như vậy và bước đầu đã khảng định đây là mộthướng đi đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn phát triển

- Để các nghiên cứu đặt hàng có cơ chế có thể thực hiện được, trước tiêncần chọn các nghiên cứu có tính khả thi cao Ví dụ những nghiên cứu ứng dụng

Trang 6

có thể được xem xét trước tiên, đặc biệt đối với những nghiên cứu đưa ra đượccác sản phẩm cụ thể có địa chỉ ứng dụng và khả năng nhân rộng Cơ chế đặthàng này có thể không triển khai ở tất cả các lĩnh vực mà chỉ với một số lĩnh vựcnhất định theo từng yêu cầu phát triển nền kinh tế của từng giai đoạn.

- Như vậy không có nghĩa là các nhà khoa học chỉ ngồi chờ khi nào cóđơn đặt hàng mới tiến hành nghiên cứu, nếu như thế sẽ làm triệt tiêu tính sángtạo của nghiên cứu khoa học Việc đặt hàng chỉ thực hiện đối với các nhiệm vụnghiên cứu có tính khả thi cao, khả năng thành công lớn đáp ứng được nhữngyêu cầu bức xúc của xã hội,… có thể cân đong, đo đếm được sản phẩm Cònnhững nghiên cứu cơ bản không phù hợp với việc đặt hàng nghiên cứu mà phảidựa trên những sáng tạo của các nhà khoa học Các nhà khoa học thấy nghiêncứu nào cần thiết thì có thể đề xuất nghiên cứu theo hoặc không theo cơ chế đặthàng

- Theo TS Lê Huy Hàm khoa học có hai vai trò đối với sản xuất Vai tròthứ nhất là phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đây là hướng cần sự đặt hàng cho cácnhà khoa học, càng làm theo hướng này thì hiệu quả càng cao Ví dụ, trong lĩnhvực nông nghiệp, vụ mùa thì giống lúa bắc thơm bị bệnh lạc lá rất nhiều, nhưngnếu nhà nước đặt hàng nhà khoa học nào nghiên cứu ra giống lúa bắc thơmkháng được bệnh bạc lá thì sẽ cấp kinh phí nghiên cứu ra loại giống này Nhưvậy hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên rất nhiều, từ doanh nghiệp đến người nông dânđều được hưởng lợi từ thành quả nghiên cứu Vai trò thứ 2 của nhà khoa học làvai trò dẫn dắt phải đi trước nhu cầu sản xuất Điều này phải xuất phát từ cácnhà khoa học, sự sáng tạo của các nhà khoa học Cho nên đặt hàng nghiên cứuchỉ áp dụng ở phạm trù nhất định, còn lại những vấn đề khác của khoa học vẫnphải do các nhà khoa học đề xuất Bên cạnh việc nghiên cứu theo đơn đặt hàngthì các nhà khoa học luôn luôn phải chủ động, có tính sáng tạo trong nghiên cứucủa mình thể hiện vai trò dẫn dắt của KH&CN

Trang 7

CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 1.1 Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng được bộ tiêu chí xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên

và nhiệm vụ đặt hàng áp dụng thí điểm cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

1.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Nghiên cứu tập trung theo chức năng nhiệm vụ được giao trên cơ sở định hướng chuyển đổi theo Nghị định 115 và Nghị định 96 sửa đổi đối với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo đề án chuyển đổi đã được phế duyệt và các văn bản hướng dẫn liên qnan

Về không gian: Khảo sát các đơn vị thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam đã xây dựng đề án chuyển đổi và được phê duyệt cũng như đã tham gia thực hiện thí điểm đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN

1.3 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu tổng quan và đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhiệm vụnghiên cứu thường xuyên của Viện đã được giao thực hiện trước đây

- Xác định rõ các tiêu chí của đơn vị được chuyển đổi theo cơ chế tự chủ theo nghị định 115, Nghị định 96 sửa đổi và cơ chế đặt hàng đối với nhiệm vụ KH&CN

- Đề xuất xây dựng bộ tiêu chí xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên và nhiệm vụ đặt hàng áp dụng cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

- Đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí

1.4 Phương pháp thực hiện

Cách tiếp cận:

- Tiếp cận logich – lịch sử: Xem xét điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể sau khi phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên đã thực hiện ở Viện

- Tổng kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra phương pháp và cacah xác định tiêu chí xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên, nhiệm vụ đặt hàng và kiểm chứng tiêu chí

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận: Hiệu thống các khái niệm, lý thuyết về phương pháp xây dựng hệ thống tiêu chí

Khảo sát đánh giá: Khảo sát thực trạng các đơn vị trong Viện và đánh giấ

- Phương pháp nghiên cứu các đề án của các tổ chức khoa học và côngnghệ chuyển đổi đã được phê duyệt qua đó xác định được quy mô, cơ cấu tổ

Trang 8

chức, nguồn nhân lực, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, trang thiết bị được nhànước đầu tư, các quy chế đã được xây dựng và ban hành áp dụng, định hướngchiến lược của đơn vị qua đó xác định nhu cầu và khả năng của đơn vị có đápứng được các nhiệm vụ đặt ra cũng như nhu cầu của đơn vị cần nhà nước hỗ trợ.Đánh giá khả năng hỗ trợ của nhà nước để duy trì hoạt động của Tổ chứcKH&CN thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên

- Phương pháp kế thừa các văn bản pháp lý hiện hành quy định về việcxây dựng, xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên đối với các tổ chứcKH&CH khi chuyển đổi hoàn toàn sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm

- Phương pháp phân tích, thống kê: Phân tích tổng kết các kết quả nghiêncứu liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên Đánh giá khả năng ứngdụng cũng như việc tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp của các nhiệm vụ nghiêncứu thường xuyên, khả năng đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nướctheo chức năng nhiệm vụ của đơn vị Việc sử dụng tài chính tại các tổ chứcKH&CN thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên

- Phương pháp tập hợp ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyêngia đầu ngành, cán bộ có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý các nhiệm vụnghiên cứu thường xuyên (Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ NN), bộphận quản lý trung gian (Ban/Phòng các đơn vị trực thuộc)

- Phương pháp hội thảo khoa học: Lấy ý kiến đóng góp của các chuyêngia đầu ngành, các nhà khoa học và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong các

cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ KH&CN liên quan hoạt động nghiêncứu thường xuyên

Trang 9

1.1 Quá trình triển khai Nghị định 115 và các văn bản liên quan

Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) là một bước chuyển đổi từngphần chế độ quản lý từ nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động thường xuyên sang

tự trang trải kinh phí hoặc cấp kinh phí theo nhiệm vụ được giao.Chuyển đổi cơchế cấp phát và tiếp nhận kinh phí hoạt động KHCN là việc làm cần thiết , nếuđúng hướng sẽ tạo động lực cho phát triển KHCN, nhất là hiện nay các ngànhđang bắt đầu thực hiện tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế đất nước Thực hiện cơ chế

tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ tạo cơ hội cho KHCN hội nhập phát triển trongnền kinh tế thị trường ở nước ta và thế giới Từ khi bắt đầu triển khai NĐ115thấy rằng, quá trình chuyển đổi này rất khó khăn phức tạp, vướng mắc từ tổchức KHCN đến các bộ ngành, địa phương đặc biệt hệ thống luật pháp chưa đủhoàn thiện để thực thi nghị định, mặc dù đều thấy rằng đây là việc làm cần thiếttrong quản lý hoạt động KH&CN ở nước ta

Để triển khai Nghị định 115/2005/NĐ-CP, đã có Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định

số 115/2005/NĐ-CP Năm năm sau, Chính phủ ra Nghị định 96/2010/NĐ-CPngày 20/09/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP; một năm tiếp theo liên Bộ raThông tư số 36/2011/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2011 về sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV Nghị định 96-CP và TT 36 đã tháo gỡ phần lớn khúc mắctrong 5-6 năm qua về phân loại xắp xếp các tổ chức KHCN theo NĐ115, chínhsách đã mềm hơn và dễ chấp nhận hơn

Trong những năm trước đây các nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu cónhiều ý kiến về việc cần mở rộng việc giao quyền tự chủ tài chính trong tổ chức

và thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu; đề nghị có cơ chế quản lý tàichính thông thoáng, thuận lợi và đúng pháp luật trong điều hành kinh phí đề tài

dự án KHCN, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các tổ chức khoa học côngnghệ được chủ động trong nghiên cứu sáng tạo Vì vậy, cần xây dựng các vănbản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức

Trang 10

thực hiện vấn đề giao quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN và chức trách quản lýnhà nước của cơ quan cấp trên

Đến nay các văn bản hướng dẫn đã tương đối rõ về các vấn đề sau:

1.2 Phân loại các tổ chức KHCN : theo Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 của

NĐ115 trong NĐ 96/2010/NĐ-CP ta có :“ Phân loại các tổ chức khoa học và

công nghệ trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ; chỉ đạocác tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thực hiện các quy định tại Nghịđịnh này; phê duyệt đề án của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc quyđịnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định này và đôn đốc, kiểm tra

việc thực hiện đề án;” Điều 4 này như sau:

1 Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụkhoa học và công nghệ đã tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, được tổchức và hoạt động theo một trong hai hình thức sau:

a) Tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường

xuyên (gọi tắt là tổ chức tự trang trải kinh phí);

b) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

2 Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụkhoa học và công nghệ chưa tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, chậmnhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013 phải tổ chức và hoạt động theo mộttrong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này hoặc được sáp nhập, giải thể

3 Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơbản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế -

kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước phải kiện toàn tổ chức, nângcao hiệu quả hoạt động trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 để được ngân sáchnhà nước tiếp tục bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụđược giao

4 Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụkhoa học và công nghệ công lập thành lập sau ngày Nghị định này có hiệu lựcthi hành được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên trong thời gianmới thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này

5 Tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm theo quy định tại Nghị định này tiếp tục là đơn vị sự nghiệp khoa học vàcông nghệ của Nhà nước (trừ trường hợp toàn bộ tổ chức chuyển đổi để thànhlập doanh nghiệp khoa học và công nghệ).”

Trang 11

1.3 Nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm:

a) Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng là nhiệm vụ nhằm bảo đảm hoạt động của đơn vị, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giao trực tiếp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quy định tại quyết định thành lập hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động (các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch; hoạt động thông tin, tuyên truyền; hoạt động hợp tác quốc tế; hội nghị, hội thảo chuyên ngành; đào tạo, tập huấn; quản lý cán bộ, tài sản; duy trì hoạt động bộ máy).

b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước là các chương trình, đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước thông qua tuyển chọn, xét chọn hoặc giao trực tiếp Tổ chức khoa học và công nghệ chủ động và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng chất lượng và thời gian.

c) Nhiệm vụ khác của tổ chức khoa học và công nghệ:

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước;

- Điều tra, thống kê, quy hoạch do Nhà nước giao;

- Đào tạo sau đại học;

- Dịch vụ khoa học và công nghệ;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác;

Tổ chức khoa học và công nghệ chủ động khai thác, ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Nội dung hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, cung cấp hàng hóa, và các loại hợp đồng kinh tế khác do tổ chức khoa học và công nghệ tự thoả thuận với đối tác trên cơ sở phù hợp với khả năng, lĩnh vực chuyên môn của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

1.4 Thời hạn xây dựng và phê duyệt Đề án:

a) Tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động (theo mẫu tại Phụ lục Ia kèm Thông tư này), trình cơ quan

có thẩm quyền trước ngày 30/9/2012; cơ quan có thẩm quyền thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án trước ngày 31/12/2012.

b) Tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động (theo mẫu tại Phụ lục Ib kèm theo Thông tư này) để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án trước ngày 30/6/2012.

c) Những tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nếu không có Đề án hoặc Đề

án không được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng phương án sáp nhập hoặc giải thể.

d) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ thành lập sau ngày 05/10/2005 phải xác định hình thức tổ chức và hoạt động theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi và phương án bảo đảm thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong Đề án thành lập tổ chức.”

Tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tiếp tục là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước Trường hợp cần thay đổi tên gọi, tổ chức khoa học và công nghệ đề xuất trong Đề án để cơ quan

có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

1.5 Về ngồn kinh phí:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên:

Kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chihoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công nghệ

Trang 12

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc đối tượng quy định tại

khoản 1, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi:

+ Ngân sách Nhà nước không cấp trực tiếp kinh phí hoạt động thườngxuyên

+ Chậm nhất đến ngày 01/01/2014 kinh phí hoạt động thường xuyên đượcxác định và bố trí trong dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theochức năng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ thuộc đối tượng quy định tạikhoản 2, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi và các tổ chức khoa học

và công nghệ đã được phê duyệt đề án chuyển đổi theo quy định tại Khoản 1,Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi nhưng thực tế hiện nay chưa tựđảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên:

+ Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo phươngthức khoán chậm nhất đến hết ngày 31/12/2013

+ Chậm nhất đến ngày 01/01/2014, nhà nước không cấp trực tiếp kinh phíhoạt động thường xuyên mà kinh phí hoạt động thường xuyên được xác định vàgắn với kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụkhoa học và công nghệ của Nhà nước

- Đối với tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiêncứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mứckinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước thuộc đối tượng quyđịnh tại khoản 3, Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP sửa đổi:

+ Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo hình thứckhoán Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị không thấp hơn mức kinh phí ngânsách nhà nước cấp chi kinh phí hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề;ngoài ra được tính tăng thêm đối với các khoản chi thực hiện cải cách tiềnlương, mở rộng tổ chức và tăng cường nhiệm vụ theo quyết định của cấp cóthẩm quyền

+ Ngoài kinh phí thường xuyên được cấp theo mức khoán nêu trên, chậmnhất đến ngày 01/01/2014, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ này đượcgiao kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán chi thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ của Nhà nước Với loại hình tổ chức khoa học và côngnghệ này, trong dự toán chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng không cókinh phí hoạt động thường xuyên

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Trang 13

- Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng:

+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao quyđịnh tại Quyết định thành lập, Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động củađơn vị, hằng năm, tổ chức khoa học và công nghệ lập dự toán kinh phí thực hiệnnhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

+ Các tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng dự toán kinh phí thực hiệnnhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCNngày 07/5/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫnđịnh mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoahọc và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, chậm nhất đến hết31/12/2013

+ Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tế và quy định tại Thông tư liên tịch số44/2007/TTLT/BTC-BKHCN để hướng dẫn nội dung, mức chi thực hiện cácnhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho phù hợp và thực hiện thống nhấttrong phạm vi Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương mình

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước:

+ Nhiệm vụ thông qua tuyển chọn, xét chọn: Căn cứ vào danh mục cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành

và địa phương công bố hàng năm, các tổ chức khoa học và công nghệ đượcquyền bình đẳng tham gia tuyển chọn, xét chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ

+ Nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng trực tiếp: Các tổchức khoa học và công nghệ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ của Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của liên tịch Bộ Tài chính- BộKhoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinhphí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhànước, tối đa đến hết 31/12/2013"

2 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên

Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên là những hoạt động khoa học côngnghệ thường xuyên được ghi trong chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN.triển khai các nghiên cứu này hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp công tác quản lý của cơquan quản lý nhà nước hoặc xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển mở rộngcác nghiên cứu tiếp theo Thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên nhà

Trang 14

nước cấp kinh phí hoạt động cho tổ chức KH&CN Nhiệm vụ nghiên cứuthường xuyên cũng có thể được hiểu là đề tài cấp cơ sở.

2.1 Căn cứ xác định:

- Theo Nghị định 115 và Nghị định 96 sửa đổi

+ Điều 4, khoản 3 NĐ-115 và Điều 1 khoản 3, 5 của NĐ-96 sửa đổi thì tổchức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiếnlược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyênngành, phục vụ quản lý nhà nước phải kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạtđộng trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 để được ngân sách nhà nước tiếp tục bảođảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao, tính đến thờiđiểm hiện nay (31/12/2012) tất các Viện về lĩnh vực thủy lợi được điều chỉnh ởmục này đã xây dựng đề án chuyển đổi và được phê duyệt

+ Để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động theo Điều 7, khoản 1, mục b củaNĐ-115 và Nghị định 96 sửa đổi thì tổ chức khoan học công nghệ được cấp theokinh phí khoán Kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng là các nhiệm

vụ được cơ quan có thẩm quyền giao, quy định tại Quyết định thành lập, Điều lệhoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị Hằng năm, tổ chức khoa học vàcông nghệ lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chứcnăng, trong đó có kinh phí hoạt động thường xuyên Đối với tổ chức khoa học

và công nghệ đang được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thứckhoán, Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toánkinh phí thực hiện nhiệm vụ này Bên cạnh đó còn một nguồn kinh phí khác làcác nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước: là nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ sử dụng kinh phí của Nhà nước Hằng năm, tổ chức khoa học và côngnghệ lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để thamgia xét chọn, tuyển chọn, trong đó có kinh phí hoạt động thường xuyên

- Theo Thông tư 12 và Thông tư 36 sửa đổi:

+ Kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công và tiềnchi hoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công:

+ Đối với tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiêncứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mứckinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước thuộc đối tượng quyđịnh tại khoản 3, Điều 4 Nghị định số 96 sửa đổi:

+ Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo hình thứckhoán Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị không thấp hơn mức kinh phí ngân

Trang 15

sách nhà nước cấp chi kinh phí hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề;ngoài ra được tính tăng thêm đối với các khoản chi thực hiện cải cách tiềnlương, mở rộng tổ chức và tăng cường nhiệm vụ theo quyết định của cấp cóthẩm quyền.

+ Ngoài kinh phí thường xuyên được cấp theo mức khoán nêu trên, chậmnhất đến ngày 01/01/2014, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ này đượcgiao kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán chi thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ của Nhà nước Với loại hình tổ chức khoa học và côngnghệ này, trong dự toán chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng không cókinh phí hoạt động thường xuyên

+ Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm

vụ được cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại Quyết định thành lập, Điều lệhoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị, hằng năm, tổ chức khoa học vàcông nghệ lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chứcnăng

+ Các tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng dự toán kinh phí thực hiệnnhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCNngày 07/5/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫnđịnh mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoahọc và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, chậm nhất đến hết31/12/2013

+ Tổ chức KH&CN được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụngkinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thức khoán hàng năm; Chủ động

sử dụng kinh phí được giao để chi lương và hoạt động bộ máy, chi thực hiệnnhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhằm đạt hiệu quả cao nhất; Quyết địnhmức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của nhà nước trong phạm vi kinhphí được giao, theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

+ Tổ chức KH&CN lập dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên hàngnăm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và bố trí trong kế hoạchhàng năm Mức kinh phí trong phạm vi tổng dự toán chi ngân sách sự nghiệpkhoa học của cơ quan quản lý nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo khôngthấp hơn mức kinh phí đã giao năm 2005

+ Căn cứ xây dựng dự toán: Căn cứ vào nhiệm vụ thường xuyên được quyđịnh trong điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị, các chế độ chi tiêu hiệnhành của Nhà nước để xây dựng dự toán chi thường xuyên hàng năm thực hiệncác nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng được giao; trong đó có

Trang 16

chi tiền lương cho biên chế thực có của năm 2005 và chi hoạt động bộ máy theoquy định hiện hành.

+ Cơ quan chủ quản căn cứ kế hoạch, dự toán của tổ chức KH&CN quyếtđịnh danh mục nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, mức kinh phí sự nghiệpKH&CN thường xuyên hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao và điềuchỉnh mức kinh phí tương ứng khi có sự thay đổi chức năng nhiệm vụ

- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế(Điều 13, khoản 1, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013)

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thườngxuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và côngnghệ đúng pháp luật (Điều 14, khoản 4, Luật Khoa học và công nghệ năm2013)

- Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấychứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (Điều 11, khoản 4, LuậtKhoa học và công nghệ năm 2013)

+ Nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nước

- Có giấy phép đăng ký hoạt động do Bộ Khoa học Công nghệ cấp trong

đó đăng ký đầy đủ các chức năng trên

- Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn phê duyệt và phân cấp cho tổ chức chủ trì thực hiện vàquản lý

2.2 Đề xuất tiê chí

- Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên đề xuất phải gắn với chức năngnhiệm vụ của tổ chức khoa học công nghệ đã được quy định tại quyết định của

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên khoảng từ 1-3năm, hàng năm tổ chức KH&CN cần có đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, sau đó đề xuất tiếp tục hoặc kết thúc để đề xuất nhiệm vụ mới

Trang 17

- Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên cần phải xác định rõ mục tiêu có thểtrực tiếp hoặc góp phần hỗ trợ các vấn đề của sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầuphát triển của ngành, của lĩnh vực hoặc xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển

mở rộng các nghiên cứu tiếp giai đoạn tiếp theo

- Nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên đề xuất cần phù hợp với năng lực,trình độ cán bộ khoa học và cơ sở vật chất hiện có của tổ chức KH&CN

Tiêu chí đề xuất Chỉ tiêu đánh giá

Sự phù hợp về mục

tiêu, nội dung, thời

gian thực hiện của

nhiệm vụ nghiên cứu

thường xuyên (NCTX)

Mức độ phù hợp của nhiệm vụ NCTX:

- Mục tiêu, nội dung của nhiệm vụ NCTX góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chung của ngành thủy lợi và phải gắn với chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức khoa học công nghệ

- Tính cấp thiết của nhiệm vụ NCTX góp phần thực hiện các mục tiêu chung của ngành và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ thủy lợi

- Thời gian thực hiện một nhiệm vụ tối đa là 3 năm, tối thiểu là 1 năm Tính khả thi của nhiệm

vụ NCTX

- Kết quả của nhiệm vụ NCTX:

- Tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Góp phần hỗ trợ phát triển công nghệ thủy lợi hoặc trực tiếp phục vụ sản xuất.

- Nếu có sản phẩm, phải chứng minh được khả năng ứng dụng và địa chỉ ứng dụng.

- Nâng cao năng lực của tổ chức

- Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ khoa học và công nghệ Năng lực của tổ chức,

cá nhân chủ rì, phối

hợp

- Năng lực của tổ chức, cá nhân, chủ trì, phối hợp:

- Kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ NCTX hoặc đề tài/dự án đã thực hiện.

- Nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng

- Nguồn nhân lực của tổ chức, cá nhân chủ trì.

- Nguồn nhân lực của tổ chức phối hợp (nếu có).

Việc giao nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng là một điểm mới , sẽphát huy cao nhất năng lực cán bộ khoa học, trang thiết bị hiện có, giải quyếtcác nhiệm vụ sản xuất, không còn trường hợp nhiều đơn vị được thành lập, cóbiên chế có thiết bị nhưng không được giao công việc như hiện nay

Định mức giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thường xuyên (mức tối thiểu): Theo tổng kết nhiều năm, định mức kinh phí

thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thường xuyên giao cho 1 nhân lực

Trang 18

khoa học trong biên chế phải thực hiện hàng năm (không kể phần khoán chithường xuyên ), bình quân cho cả trực tiếp và gián tiếp trong đơn vị như sau:

+ Đề tài nghiên cứu cơ bản, tiêu chuẩn, định mức : 80-100 triệu đ/người/năm

+ Đề tài nghiên cứu ứng dụng, triển khai : 150-200 triệu đ/người/ năm + Chuyển giao công nghệ vào sản xuất : 200-300 triệu đ/người/ năm

MẪU PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU THƯỜNG XUYÊN

1 Tên nhiệm vụ:

Xác định tên đề tài ngắn gọn, cô đọng nhưng phải chứa đủ thông tin và phản ánh rõ ràng nội dung nghiên cứu “Nghiên cứu cái gì?/Làm sáng tỏ cái gì? Đối tượng nào?/ Theo hướng nào? Ở đâu? Thời gian nào? và phải gắn với chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình theo quyết định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quy định.

2 Tính cấp thiết

- Nêu rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết, tính quan trọng, bức xúc, cấp bách, các

số liệu trích dẫn cần phải được lượng hoá bằng con số cụ thể, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

3 Mục tiêu của đề tài/dự án

Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể Cần xác định rõ mục tiêu

có thể trực tiếp hoặc góp phần hỗ trợ các vấn đề của sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, của lĩnh vực hoặc tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu ở các giai đoạn tiếp theo.

4 Nội dung và phương pháp thực hiện

- Liệt kê các nội dung chính sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra

- Các phương pháp để thực hiện nội dung chính

5 Kết quả dự kiến của đề tài/ dự án

- Mô tả dự kiến sản phẩm có thể đạt được, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của sản phẩm;

- Ảnh hưởng của kết quả dự kiến đạt được đến nghiên cứu/sản xuất, đối tượng hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu;

- Mô tả phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng hoặc

đề xuất định hướng cho nghiên cứu mới.

6 Giải pháp thực hiện

- Nêu rõ các giải pháp để thực hiện của nghiên cứu thường xuyên: địa điểm dự kiến tiến hành nghiên cứu; điều kiện cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị cần thiết tiến hành nghiên cứu; phương án phối hợp của các đối tác tham gia vào các nội dung của nghiên cứu;

Trang 19

- Nêu thời gian (không quá 3 năm) và kinh phí cần thiết để hoàn thành nghiên cứu

7 Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, hiệu quả về kinh tế,

xã hội và môi trường hoặc đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

- Nêu rõ khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế (nếu có, cần nêu cụđịa điểm, quy mô, thời gian, đối tượng….) hoặc đề xuất hướng nghiên cứu chogiai đoạn tiếp theo

Thủ trưởng cơ quan (hoặc Chuyên gia) đề xuất

(Họ, tên và chữ ký)

3 Áp dụng thí điểm cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

3.1 Hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Theo Điều 4 Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/09/2010 sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, với chức năng nhiệm vụ đượcgiao khi thành lập của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT thì Viện Khoa

học Thuỷ lợi Việt Nam phù hợp với khoản 3 Điều 4 sửa đổi:

“ Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơbản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế -

kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước phải kiện toàn tổ chức, nângcao hiệu quả hoạt động trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 để được ngân sáchnhà nước tiếp tục bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụđược giao.”

Như vậy,Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam xếp vào nhóm được

ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao.

3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ theo khoản 3 điều 4 NĐ 96 và NĐ 115 :

-Nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành

-Phục vụ quản lý nhà nước

Theo điểm đ, e trong khoản 2 mục 1 TT36 thì :

1- Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam là Tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên

cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành là tổ chức có nhiệm vụ chính được quy định trong Điều

lệ tổ chức và hoạt động, cụ thể:

Tại Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tại điểm 9 của nhiệm vụ vàquyền hạn quy định:

Trang 20

-Chủ trì tổ chức biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, địnhmức kinh tế, kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của phápluật.

Trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-747 ngày 07/8/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận:

Biên soạn quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật;

2.Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam là Tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước là tổ

chức có một trong các chức năng, nhiệm vụ chính được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động, cụ thể :

Tại Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam quy định :

Chức năng :

- Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, nghiêncứu khoa học phục vụ dịch vụ công ích, chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đạihọc, hợp tác quốc tế, tham gia tư vấn đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi,thủy điện và môi trường phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển ngànhnông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành kinh tế quốc dân

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1 Xây dựng và trình Bộ chiến lược, các chương trình, quy hoạch, kế hoạchdài hạn, năm năm và hàng năm về khoa học, công nghệ và các dự án phát triểncông nghệ về thủy lợi, thủy điện và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu quyhoạch, khai thác và phát triển và quản lý tổng hợp nguồn nước; tổ chức thựchiện chiến lược, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch và các dự án sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

2 Nghiên cứu tổng hợp nguồn nước, điều kiện tự nhiên và môi trường để cungcấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộicủa cả nước và các vùng lãnh thổ Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cụ thểtrong Quyết định gồm 13 chuyên ngành

3 Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra về công nghệ, kinh tế, kỹ thuật các dự ántrọng điểm của Nhà nước và của các địa phương theo quy định của pháp luật.4.Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, trang thôngtin điện tử theo chuyên ngành

5 Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đạihọc, liên kết đào tạo đại học về chuyên ngành thủy lợi, thủy điện và môi trườngtheo quy định của pháp luật

Trang 21

Trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-747 ngày 07/8/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận các hoạt động KHCN của Viện KHTL Viêt Nam phù hợp như sau :

- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai trong lĩnh

vực thủy lợi, bao gồm: phát triển tài nguyên đất,nước và bảo vệ môi trường ;Chỉnh trị sông, bảo vệ bờ biển; phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai; Thủynông cải tạo đất, và cấp thoát nước; Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủylợi, thủy điện; Công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện ,thủy sản , cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn;Vật liệu xây dựng; Thiết bịchuyên dùng thủy lợi; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Kinh tế thủylợi; Công nghệ thông tin và tự động hóa ; Phòng trừ mối và sinh vật có hại

- Chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vàosản xuất; Thiết kế mô hình thử nghiệm

Như vậy , như trên đã nêu, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam xếp vào nhóm

được ngân sách nhà nước tiếp tục bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao, như sau:

3.1.2 Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gồm:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên:

Kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chihoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức KH&CN hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước, quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm tương ứng với chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên như sau :

+ Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo hình

thức khoán Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị không thấp hơn mức kinh phíngân sách nhà nước cấp chi kinh phí hoạt động thường xuyên của năm trướcliền kề; ngoài ra được tính tăng thêm đối với các khoản chi thực hiện cải cáchtiền lương, mở rộng tổ chức và tăng cường nhiệm vụ theo quyết định của cấp cóthẩm quyền

+Phương thức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên:

i Tổ chức KH&CN được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thức khoán hàng năm :

- Được chủ động sử dụng kinh phí được giao để chi lương và hoạt động bộ máy, chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhằm đạt hiệu quả cao nhất

- Được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của nhà nước trong phạm vi kinh phí được giao, theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

ii Tổ chức KH&CN lập dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và bố trí trong kế hoạch hàng năm Mức kinh phí trong phạm vi tổng dự toán chi ngân

Trang 22

sách sự nghiệp khoa học của cơ quan quản lý nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo không thấp hơn mức kinh phí đã giao năm 2005.

Căn cứ xây dựng dự toán: Căn cứ vào nhiệm vụ thường xuyên được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị, các chế độ chi tiêu hiện hành của Nhà nước để xây dựng dự toán chi thường xuyên hàng năm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên theo chức năng được giao;

Trong đó có chi tiền lương cho biên chế thực có của năm 2005 và chi hoạt động bộ máy theo quy định hiện hành (điện, nước, công vụ, công tác phí, văn phòng phẩm).

iii Cơ quan chủ quản căn cứ kế hoạch, dự toán của tổ chức KH&CN quyết định danh mục nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, mức kinh phí sự nghiệp KH&CN thường xuyên hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao và điều chỉnh mức kinh phí tương ứng khi có sự thay đổi chức năng nhiệm vụ.

+ Ngoài kinh phí thường xuyên được cấp theo mức khoán nêu trên, chậm

nhất đến ngày 01/01/2014, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ này được

giao kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán chi thực hiện các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước Với loại hình tổ chức khoa học và

công nghệ này, trong dự toán chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng không

có kinh phí hoạt động thường xuyên Từ đây ta thấy trong dự toán chi nhiệm vụthường xuyên là những nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước (đề tài,

dự án, tiêu chuẩn, định mức …) giao theo chức năng không có kinh phí hoạtđộng thường xuyên; Các nhiệm vụ được giao hàng năm theo kế hoạch phù hợpchức năng từng đơn vị trực thuộc

Tóm lại : kinh phí hoạt động thường xuyên bao gồm tiền lương, tiền công

và tiền chi hoạt động bộ máy của tổ chức khoa học và công nghệ, như vậy gồm

có 2 khoản thường xuyên là :

-Kinh phí thường xuyên được cấp theo mức khoán -căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao hàng năm của đơn vị không thấp hơn mức kinh phí ngânsách nhà nước cấp chi kinh phí hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề;-Kinh phí trong dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệcủa Nhà nước (trong đó không có kinh phí hoạt động thường xuyên, có thể hiểu

là chi vật tư, máy móc,thiết bị, năng lượng, vận chuyển, thuê lao động)

b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

Kinh phí hoạt động khoa học công nghệ là tất cả các nguồn kinh phí Việnđang sử dụng thông qua đấu thầu, tuyển chọn, giao trực tiếp từ đề tài các cấp, từnguồn kinh phí tự có của Viện đầu tư và các nhiệm vụ nghiên cứu, thông quacác dự án chuyển giao công nghệ theo chức năng nhiệm vụ của Viện

3.2 Đề xuất các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thuộc Viện KHTL Việt Nam và các đơn vị trực thuộc

Ngày đăng: 07/04/2018, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w