1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở và các yếu tố liên quan

21 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sức khoẻ tâm thần của học sinh Trung học cơ sở và các yếu tố liên quan
Tác giả Trương Đình Bắc, Chu Văn Thăng, Nguyễn Thị Hồng Diễm
Trường học Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Y tế dự phòng
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 256 KB

Nội dung

NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI9 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung: Mô tả các vấn đề sức khỏe tâm thần quan trọng và các yếu tố liên quan đến vấn đề này của học sinhtrung học c

Trang 1

BỘ Y TẾ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

I Thông tin chung về đề tài

1 Tên đề tài

Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh

Trung học cơ sở và các yếu tố liên quan

Trong đó, từ Hoạt động YTTH: 650 triệu đồng

6. Thuộc Chương trình (theo phương thức tuyển chọn)

Mã số của đề tài (do Cơ quan quản lý ghi sau khi có Quyết định phê duyệt): _

7 7.1 Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên: Trương Đình Bắc

Học hàm học vị: Tiến sĩ chuyên ngành YTCC

Chức danh: Phó Cục trưởng Cục YTDP

Điện thoại:

Cơ quan: 37367378

Địa chỉ cơ quan: Cục Y tế dự phòng, Ngõ 135, Núi Trúc, Hà Nội

Đồng chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: Chu Văn Thăng

Học hàm học vị: PGS Tiến sĩ chuyên ngành vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế

Chức danh khoa học: Giảng viên chính trường Đại học Y Hà Nội

Chức danh khoa học: Phó trưởng phòng Kiểm soát bệnh KLN và Sức khỏe trường học

Điện thoại: Cơ quan: 37367184

Địa chỉ cơ quan: Cục Y tế dự phòng, Ngõ 135, Núi Trúc, Hà Nội

8 Cơ quan chủ trì đề tài

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Điện thoại: 37367184 Fax: 04.37367379

Địa chỉ: Ngõ 135, Núi Trúc, Hà Nội

Trang 2

II NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI

9 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung:

Mô tả các vấn đề sức khỏe tâm thần quan trọng và các yếu tố liên quan đến vấn đề này của học sinhtrung học cơ sở nhằm cung cấp những bằng chứng để cải thiện tình hình sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học cơ sở

Mục tiêu cụ thể:

1 Xác định tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần quan trọng ở học sinh trung học cơ sở tại

4 tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên năm 2015

2 Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình đến vấn đề sức khoẻtâm thần học sinh

3 Thăm dò quan niệm và các cách xử trí của cha mẹ học sinh và giáo viên về vấn đề sức khoẻ tâm thần ở học sinh trung học cơ sở

4 Đề xuất mô hình can thiệp tại gia đình và nhà trường nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần học sinhMục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết giả thuyết nghiên cứu là

1 Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay đang phổ biến ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên

2 Vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh có liên quan đến các yếu tố đặc điểm cá nhân học sinh

3 Vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh có liên quan đến các yếu tố kinh tế và môi trường sống của gia đình

4 Vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh có liên quan đến các yếu tố môi trường học tập nhà trường

5 Quan niệm và cách xử trí của cha mẹ và thầy cô giáo đã đầy đủ về vấn đề sức khỏe tâm thầnhọc sinh hiện nay chưa?

10 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Tình trạng đề tài: Mới

Kế tiếp đề tài đó kết thúc giai đoạn trước: Không

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

 Ngoài nước:

Trên thế giới, có tới 7 đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn tâm thần cần điều trị Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì Những trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối

Trang 3

xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỉ lệ mắc là 3-5%; Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong)

có tỉ lệ gặp là 2-5%; Những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3%

Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển nói chung (bệnh tự kỷ) gặp 0,1% (Theo MJA practice esentials-Edited by Nicholas A Keks and Graham D Burrows) Những rối loạn hành vi gây rối và chống đối xã hội thường gặp ở trẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái Tỉ lệ giữa nam và nữ tương đồng hơn với các rối loạn cảm xúc Trẻ gái lại hay gặp trầm cảm và chứng biếng ăn nhiều hơn so với trẻ trai Những rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm) làm giảm sút đáng kể

sự phát triển và khả năng học của trẻ Các rối loạn hành vi gây phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển vềmặt xã hội và có thể dẫn tới mắc các chứng bệnh tâm thần về lâu dài

Các báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần có xu hướng gia tăng Theo ướctính của Tổ chức Y tế thế giới, trên 25% dân số thế giới bị rối loạn tâm thần và hành vi tại một thời

điểm nào đó trong cuộc đời (WHO (2001), The world health report 2001 - Mental Health: New Understanding, New Hope).

Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp và gánh nặng học tập

có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần kém ở các học sinh Trung Quốc (Li & Zhang, 2008

Factors predicting rural Chinese adolescents’ anxieties, fears and depression School Psychology International, 29(3), 376-384), không những thế, áp lực học tập cao cũng có thể dẫn đến bạo lực và

các vấn đề phát triển (Lin & Chen, 1995 Academic pressure and impact on students’ development in

China McGill Journal of Education, 30(2), 149).

Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng sáng kiến y

tế trường học toàn cầu (Global School Health Initiatives) nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (Health-Promoting Schools) Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng đồng thông qua trường học Mục tiêu của sáng kiến này là phối hợp sự nỗ lực của hai ngành y tế và giáo dục trong việc nâng cao sức khỏe cho học sinh dựa vào trường học Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi nước, một trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường học có môi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc Mô hình trường học nâng cao sức khỏe và sángkiến YTTH toàn cầu được xây dựng dựa trên cách tiếp cận toàn diện Các thành phần chính của mô hình bao gồm: các chính sách, cơ sở vật chất, các dịch vụ YTTH và quan hệ giữa trường học-gia đình-xã hội và truyền thông giáo dục sức khỏe Các nghiên cứu đánh giá về mô hình trường học nâng cao sức khỏe cho thấy mô hình này thực sự có tác động tốt tới việc nâng cao sức khỏe cho họcsinh Mô hình đã góp phần nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật từ đó giảm gánh nặng bệnh tật cho học sinh, đặc biệt là những bệnh không lây nhiễm trong đó có sức khỏe tâm thần học sinh, tăng cường kết quả học tập và quan hệ giữa trường học-xã hội/cộng đồng và nhà trường-gia đình tốt hơn

Trong nước:

Việt nam có dân số hơn 90 triệu trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếm khoảng 30% Tuy nhiên, hiểu

Trang 4

biết của dân chúng về vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em còn nghèo nàn, chỉ có một sốlượng nhỏ nhân viên làm việc trong hệ thống này và những nhân viên này còn thiếu những kĩ năngcần thiết

Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tỷ lệ mắc cũng như các yếu tố liên quan tới vấn đề sức khỏe tâmtrí ở trẻ em đang chỉ ra rằng trẻ em Việt nam có thể có nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe tâm trí tănglên Nghiên cứu dịch tễ học gần đây sử dụng bộ câu hỏi SDQ bản dùng cho cha me chỉ ra tỷ lệ mắcvấn đề sức khỏe tâm trí trẻ em và trẻ vị thành niên tại Đà Nẵng là 9.1% (Ananda B Amstadter, TrinhLuong Tran et al 2009) Nghiên cứu tại Vĩnh phúc năm 2006 cho thấy tỷ lệ mắc vấn đề sức khỏetâm trí ở trẻ em tiểu học là 5.1% Các nghiên cứu chủ yếu ở phạm vi hẹp và mới chỉ sử dụng 1 trong

3 nguồn thông tin để xác định vấn đề sức khỏe tâm trí ở trẻ em

Mọi trẻ em có quyền hưởng chăm sóc y tế toàn diện trong đó sức khoẻ tâm thần của các em cầnđược coi trọng như sức khoẻ thể chất Hệ thống trường học luôn phải đương đầu với các đối tượnghọc sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiềurắc rối do những phản ứng khác nhau cho giáo viên và gia đình mà chủ yếu là do mức độ nhận thứccủa giáo viên, gia đình và cộng đồng còn hạn chế Các vấn đề sức khoẻ tâm trí cần được nhận biếtsớm ngay từ khi có nguy cơ

Thực tế cho thấy, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí.Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt nam là 15, 94%, khảo sát dọc trong 1 năm học là 1,6% các em

có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học (Nội san tâm thần học, số 5, tháng 1/2001,trang 103, bài "nghiên cứu xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm lý-tâm thần cho học sinh phổthông ở Đồng Nai") Nghiện ma tuý ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 8% (Bùi Đăng Dũng, Tìm hiểunhân tố tâm lý xã hội ở một số học sinh trung học sử dụng ma tuý Đề tài NCKH cấp thành phố, HàNôi, 1998) Lạm dụng chất đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên chiếm 70% số ngườinghiện Trong số các ca tự sát có 10% ở độ tuổi 10 đến 17 (Hoàng Cẩm Tú, RLTT trẻ em VN, 1996).Nghiên cứu tại Hà nội, trong 21.960 thanh thiếu niên đã phát hiện 3,7% các em có rối loạn hành vithoả mãn các tiêu chuẩn ICD 10 (Nhận xét về yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ tâmthần của trẻ em và thanh thiếu niên-Đinh Đăng Hoè, Nguyễn Viết Thiêm-Nội san tâm thần học số4/2000, trang 41) Khảo sát sức khỏe tâm trí học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụSDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 họcsinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâmtrí chung là 19,46 % (Theo báo cáo của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương-Hà Nội 2007)Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Thiêm cho thấy tỉ lệ người dân mắc rối loạn tâm thần loại này

hay loại khác chiếm khoảng 15-20% dân số (Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng - Tài liệu đào tạo sau đại học Đại học Y Hà Nội) Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tâm thần của

Trần Văn Cường cho kết quả 2,8% dân số có biểu hiện trầm cảm, 2,6% dân số có biểu hiện lo âu, và

Trang 5

rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên chiếm 0,9% dân số Phân tích sâu hơn của nghiên cứu này cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao gấp 3 lần so với nam và lo âu ở nữ cũng gấp khoảng 2,5 lần so với

nam (Trần Văn Cường (2002), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay (Báo cáo đề tài cấp Bộ).

Nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm trí chỉ ra rằng trầm cảm (depression), lo âu (anxiety disorder) là

những biểu hiện thường gặp của các vấn đề sức khoẻ tâm trí ở vị thành niên (Forero R, M L., Rissel

C, Bauman A (1999), " Bullying behaviour and psychosocial health among school students in New

South Wales, Australia: cross sectional survey." British Medical Journal, pp 344-349) Rối loạn lo

âu thường xảy ra cùng với các suy nhược về thể chất và tâm thần Lo âu có những triệu chứng khác nhau, nhưng tất cả các biểu hiện đều xoay quanh sự sợ hãi, lo lắng quá mức hay không có căn cứ Ở

vị thành niên rối loạn trầm cảm biểu hiện là những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc,

vô vọng; không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tậptại trường; có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ; ngoài ra trẻ còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm

thấy cuộc sống không có ý nghĩa hoặc vô vọng (Michaelson, R (2004), Child Abuse in Viet Nam: Summary report of the concept snature and extent of child abuse in Viet Nam.)

Nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí của học sinh ở một số trường trung học cơ sở của một số thành phố ở Việt Nam của Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2007) có những phát hiện đáng chú ý về tình trạng lo âu và trầm cảm ở học sinh Tỉ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là

12,3% và trầm cảm là 8,4% (Lê Thị Kim Dung (2007), Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố (Đề tài nghiên cứu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2003-49-61).

Điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên lần thứ hai (SAVY 2) cho biết, trong số 10039thanh thiếu niên trả lời, có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán.) Tỷ lệ thanh thiếu niên đãtừng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3% và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử

Có 78,9% thanh thiếu niên thành thị (trong tổng số 2465 người) đã từng cảm thấy buồn chán, caohơn khoảng 7% so với tỷ lệ này ở nông thôn Tỷ lệ thanh thiếu niên thành thị cảm thấy thất vọng vềtương lai là 23,5% Tỷ lệ này ở nông thôn là 20,6% Trong số 4925 nữ thanh thiếu niên, có 77,9%người đã từng trải qua cảm giác buồn chán Tỷ lệ này ở nam thanh thiếu niên là 68,4% Đặc biệt, có5,9% nữ thanh thiếu niên -đã từng nghĩ đến chuyện tự tử Tỷ lệ này cao gấp hơn 2 lần so với namthanh thiếu niên

Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp

sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội Một trong những hậu quả nghiêm trọng củavấn đề là trẻ có thể có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng cóảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, ảnh hưởngđến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung Vì vậyviệc nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức khoẻ tâm thần và phòng ngừa, chăm sóc, điều

Trang 6

trị sức khoẻ tâm thần cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn

Bộ câu hỏi Strength and Difficulties Questionnaire (SDQ)

Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ (Strength and Difficulties Questionnaire) gồm

25 mục do viện nghiên cứu Sức Khoẻ Tâm trí, Vương Quốc Anh đưa ra và đã được sử dụngrộng rãi trên 40 nước trên thế giới và đã được dịch ra 60 thứ tiếng trên thế giới Bộ câu hỏi baogồm các thước đo để đo lường tình trạng sức khỏe tâm trí của trẻ về 5 khía cạnh: biểu hiện cảmxúc, hành vi, sự hiếu động của trẻ, quan hệ đồng đẳng, và quan hệ xã hội Cách cho điểm dựavào từng nhóm câu hỏi, điểm cao nhất trẻ đạt được là 40 điểm, thấp nhất là 0 điểm Bộ câu hỏi

đã được dịch ra tiếng Việt, đã được được kiểm định khả năng sàng lọc ở cộng đồng

 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan

1 Nguyễn Kim Việt và cs (1994) Nghiện rượu và lạm dụng rượu ở một phường dân cư Hà Nội(1994) Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về

2 Nguyễn Kim Việt và cs (1994) Điều tra dịch tễ về lạm dụng rượu ở xã Vi Hương, Bạch Thông,Bắc Thái (1994) Kỷ yếu công trình nghiên cứu dịch tễ lâm sàng về

3 Nguyễn Kim Việt và cs (1994) Sử dụng bộ test Wais tìm hiểu thương trí ở một quần thể dân cưngoại thành Hà Nội (1994) Công trình NCKH Bệnh viện Bạch Mai

4 Nguyễn Kim Việt và cs (1990) Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 10-17 tuổi tại một phườngdân cư Hà Nội Kỷ yếu công trình NCKH phục vụ Hà Nội

5 Nguyễn Kim Việt và cs (1987) Sơ bộ nhận định về tình hình thanh thiếu niên hư – vi phạm ởmột phường dân cư Thành phố Hà Nội Kỷ yếu công trình NCKH phục vụ Hà Nội

6 Nguyễn Kim Việt và cs (1987) Nhận xét về Handicap do bệnh tâm thần ở 4 phường xã củaThành phố Hà Nội Một số công trình NCKH phục vụ Hà Nội

7 Chu Văn Thăng và cộng sự (2010) Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Namhiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ mã số4113-QĐ/BYT

8 Lê thị Hoàn (2007) Tình hình sức khỏe tâm trí ở trẻ em tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc Báo cáo kết quảtháng 1/2007 (tiếng Anh), 55 trang Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy điển

9 Lê Thị Hoàn và cộng sự (2006) “Tình hình sức khỏe trẻ em lứa tuổi học đường Việt Nam” Báocáo kết quả năm 2006 (tiếng Anh), 50 trang Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy điển

10 Lê thị Thanh Xuân và cộng sự (2006) “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinhsản và phòng chống HIV/AIDS của vị thành niên trong và ngoài trường học tại các vùng dự án

do Plan hỗ trợ” Báo cáo kết quả năm 2006 (tiếng Việt và tiếng Anh), 105 trang

11 Lê thị Thanh Xuân và cộng sự (2005) “Đánh giá thực hành chăm sóc trẻ thơ toàn diện tại TháiNguyên” do tổ chức Plan tại Việt nam hỗ trợ Báo cáo kết quả năm 2005 (tiếng Việt và tiếngAnh), 80 trang

12 Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội (2005), Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột sống ở họcsinh phổ thông Hà Nội- Thực trạng và giải pháp dự phòng

13 Lê thị Thanh Xuân và cộng sự (2004) “Thực trạng hoạt động y tế trường học và định hướng xâydựng thực hành nâng cao sức khỏe trường học”, nghiên cứu do tổ chức Plan tại Việt nam hỗ trợ

Trang 7

Báo cáo kết quả năm 2004, 97 trang (tiếng Việt và tiếng Anh)

14 Trần văn Dần và cộng sự (2004), Bệnh cong vẹo cột sống và cận thị học đường ở học sinh miềnnúi tỉnh Hòa Bình (tiếng Việt)

15 Trần Văn Dần và cộng sự (2003), Tình hình tai nạn thương tích ở học sinh phổ thông (tiếng Việt)

16 Lê thị Kim Thoa (2003), Đánh giá có sự tham gia về sức khỏe (bao gồm cả sức khỏe trườnghọc), tiếng Anh, 105 trang

17 Chu văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2003), Tình hình cong vẹo cột sống và cận thịcủa học sinh thành phố Hà Nội Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Đề tài nghiên cứu KHCNcấp Trung ương mã số B2000-40-87, phối hợp với Vụ giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và đào tạo;nghiệm thu xuất sắc năm 2003, 78 trang

11 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng

11.1 Cách tiếp cận: Đây là nghiên cứu mô tả phân tích có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SDQ có giá trị sàng lọc tại cộng đồng, được Tổ chức Y tế thế giớikhuyến khích sử dụng và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới

11.2 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính

Nghiên cứu định lượng nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm trí quan trọng ở họcsinh trung học cơ sở và phân tích mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đìnhđến vấn đề sức khoẻ này

Nghiên cứu định tính nhằm thăm dò quan niệm và các cách xử trí của cha mẹ học sinh và giáo viên

về vấn đề sức khoẻ tâm trí ở trung học cơ sở cũng như các ý kiến đề xuất về mô hình can thiệp tạigia đình và nhà trườngnhằm nâng cao sức khỏe tâm trí học sinh

11.3 Địa điểm và Đối tượng nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu dự kiến sẽ lựa chọn các tỉnh đại diện cho các khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

và Tây Nguyên nước ta Trên cơ sở này, dự kiến nghiên cứu sẽ lựa chọn 4 tỉnh đại diện cho 4 miền:Đại diện Bắc: Vĩnh Phúc

Đại diện miền Trung: Tỉnh Bình Định

Đại diện khu vực Nam: Tỉnh An Giang

Đại diện Tây Nguyên: Gia Lai

Trang 8

Tại mỗi tỉnh sẽ lựa chọn 1 quận và 1 huyện đại diện cho tỉnh Tại mỗi quận, huyện sẽ lựa chọn 02trường trung học cơ sở, điều tra toàn bộ học sinh của các trường được chọn

Tiêu chuẩn lựa chọn các trường tham gia vào nghiên cứu là:

- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Như vậy tổng cộng mỗi miền nghiên cứu 4 trường trung học cơ sở tại 1 quận và 1 huyện Tổng cộng có

16 trường trên 4 tỉnh thuộc 4 miền

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng

- Học sinh trung học cơ sở tại các trường học được lựa chọn vào nghiên cứu

- Thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm lớp của các trường được lựa chọn nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

- Cha hoặc mẹ học sinh tham gia vào nghiên cứu

- Thầy hoặc cô giáo chủ nhiệm lớp của các trường được lựa chọn vào nghiên cứu

- Đại diện Ban giám hiệu nhà trường, đại diện lãnh đạo trung tâm y tế dự phòng quận/huyện

và đại diện lãnh đạo phòng giáo dục quận/huyện

Tiêu chuẩn lựa chọn học sinh nghiên cứu định lượng

Học sinh: Học sinh phổ thông cơ sở đang đi học tại các trường

Tiêu chuẩn loại trừ học sinh không tham gia vào nghiên cứu

Những học sinh đã được xác định có mắc bệnh tâm thần hoặc thiểu năng trí tuệ

11.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:

11.4.1 Nghiên cứu định lượng (áp dụng công thức mô tả cắt ngang)

Nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng sau:

A Học sinh:

Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể

Trang 9

Đơn vị chọn mẫu là học sinh Số học sinh mỗi tỉnh được nghiên cứu là:

P(1-p)n= Z2

(1-/2) (p)2Trong đó:

-Với độ tin cậy 95%: Z=1.96

p=0,1 (là tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe, ước tính từ nghiên cứu của Trần Tuấn và cộng sự )

=0,2

1,962x0,1x0,9

n= -  865 học sinh (0,2x0,1)2

Số học sinh cần được điều tra mỗi tỉnh là 865 x 2 (hệ số chọn mẫu) ~= 1730 học sinh

Cách chọn mẫu đối tượng học sinh:

Chọn mẫu theo nhiều bậc

Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu sẽ theo các bước như sau:

Bước 1: tại mỗi khu vực nghiên cứu, chọn 1 tỉnh

Bước 2: Tại mỗi tỉnh nghiên cứu, chọn 1 quận và 1 huyện đại diện cho tỉnh nghiên cứu Tổng cộng

có 8 quận, huyện trong 4 tỉnh cần nghiên cứu.

Bước 3: Tại mỗi quận, huyện lựa chọn, chọn chủ đích 02 trường phổ thông cơ sở Mỗi quận, huyệncần điều tra 2 đến 3 trường và tổng cộng có 16 đến 24 trường trong 4 tỉnh cần điều tra Đảm bảo mỗiquận, huyện chọn được cả trường đạt chuẩn và trường chưa đạt chuẩn

Bước 4: Tại mỗi trường lựa chọntất cả học sinh trường đó

Ước tính có 1730 học sinh tại mỗi tỉnh

B Giáo viên:

Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành nghiên cứu tại các trường lựa chọn

Tổng cộng: ước tính 20 giáo viên/trường x 2 trường/huyện x 8 huyện = 320 giáo viên

Trang 10

Cách chọn mẫu đối tượng giáo viên

Chọn tất cả giáo viên chủ nhiệm các lớp tại các trường được lựa chọn vào nghiên cứu

Chọn mỗi trường 1 nhóm giáo viên dạy giáo dục công dân, tâm lý, sinh học, cán bộ y tế trường học

để thảo luận nhóm

11.4.2 Nghiên cứu định tính:

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm tập trung với đốitượng giáo viên và cha/mẹ học sinh được thực hiện sau khi có kết quả phân tích sơ bộ nghiên cứuđịnh lượng

Đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện, có chủ đích, mỗi nhóm đảm bảo 15-20 ngườitheo nhóm đỗi tượng sau:

- Mỗi trường chọn 01 đại diện cho Ban giám hiệu nhà trường

- Nhóm giáo viên: Mỗi trường thảo luận 01 nhóm giáo viên chủ nhiệm lớp và nhóm giáo viêndạy các môn giáo dục công dân, sinh học, tâm lý

- Nhóm phụ huynh: 01 nhóm phụ huynh học sinh có con được sàng lọc có vấn đề sức khỏe tâm trí của mỗi trường Mỗi trường tiến hành thảo luận 1 nhóm phụ huynh có con có học lực khá và 1 nhóm phụ huynh có con có học lực kém

- Nhóm học sinh: mỗi trường thảo luận 01 nhóm học sinh

- Phỏng vấn sâu được thực hiện với đại diện Đại diện Ban giám hiệu nhà trường, đại diện lãnh đạo trung tâm y tế dự phòng quận/huyện và đại diện lãnh đạo phòng giáo dục quận/huyện.Ước tính có 16 đến 24 cuộc phỏng vấn sâu, và 48 từ 50 cuộc thảo luận nhóm, trong đó 16 cuộc TLNgiáo viên và 32 nhóm phụ huynh tại 4 tỉnh điều tra

11.6 Kỹ thuật thu thập thông tin

Nghiên cứu sẽ sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu trúc có sẵn, thảo luận nhóm và bộ câu hỏi SDQ đã được dịch ra tiếng Việt và đã được kiểm định

- Phỏng vấn học sinh và giáo viên chủ nhiệm theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về các đặc điểm

Ngày đăng: 07/04/2018, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w