1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý bảo tồn công trình kiến trúc truyền thống làng cổ cự đà, cự khê, thanh oai, hà nội (tt)

38 258 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 6,97 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI

NGUYEN HUY KHIEM

QUAN LY BAO TON CONG TRINH KIEN TRUC TRUYEN THONG LANG CO CU DA, CU KHE,

THANH OAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CƠNG TRÌNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN TRÚC HÀ NỘI

NGUYÊN HUY KHIEM KHOA: 2009 - 2012

QUAN LY BAO TON CONG TRINH KIEN TRUC TRUYEN THONG LANG CO CU DA, CU KHE, THANH OAI, HA NOI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình

Ma so: 60.58.10

LUAN VAN THAC SI QUAN LY DO THI & CONG TRINH

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

PGS.TS NGO THAM TS NGUYEN TUAN ANH

Trang 3

LOI CAM ON

Sau 2 năm được học tập và nghiên cứu chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình dưới sự dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô trong trường Đại học

Kiến trúc Đến nay, tơi đã hồn thành chương trình học và được nhận đề tài

bảo vệ luận văn thạc sỹ

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô đã chỉ bảo nhiệt tình trong quá

trình học Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS TS Ngô Đình

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kêt quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY BAO TON LANG cO 6 HA NOI NOI CHUNG VA LANG CO CU DA, XA CU KHE v

HUYEN THANH OAI, THANH PHO HA NOI 1

1.1 Thực trạng công tác quản lý bảo tồn làng cỗ tại Hà Nội 1

1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây (cñ) 6

1.3 Vị trí làng nghê Cự Đà 9

1.4 Đặc điểm làng cỗ Cự Đà 11

1.4.1 Đặc điểm về cơ cấu quy hoạch il

1.4.2 Đặc điểm về kiến trúc, xây dung 12

1.4.3 Thực trạng về giao thông, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường 35 1.4.4 Thực trạng kinh tế xã hội 36

1.5 Thực trạng công tác quản lý bảo tồn ở làng Cự Đà 37

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE CONG TAC

QUAN LY BAO TON CONG TRÌNH KIÊN TRÚC TRUYEN THONG

LÀNG CỎ CỰ ĐÀ, XÃ CỰ KHÊ, HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHÓ

HÀ NỘI 37

2.1 Các khái niệm về khoa học bảo tồn 37

Trang 6

3.6 Tổ chức thực hiện quản lý làng cô Cự Đà

3.6.1 Quản lý gián tiếp 3.6.2 Quản lý trực tiếp

3.7 TRACH NHIEM CUA NHA QUAN LY KET LUAN VA KIEN NGHI

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Khi Hà Nội mở rộng và phát triển về phía Tây đã thấy sự tương phản và phân hóa xã hội Sự tương phản ngày một sâu sắc bên các nhóm và các giai tầng xã hội về điều kiện sống vật chất, văn hóa và lối sống Những biến đối này luôn chứa đựng nhưng nguy cơ làm biến dạng thành phố theo hướng hiện

đại hóa một cách tự phát do thiếu sự kiểm soát cần thiết Từ góc độ quản lý, còn tồn tại khá phổ biến cách hiểu và thực hành việc phát triển đô thị, quy

hoạch, quản lý đô thị một cách giản đơn, đơn ngành, mà chủ yếu tập trung vào nhiều cách tô chức không gian, thiếu chú ý khía cạnh văn hóa - xã hội hay bảo tồn

Trước nguy cơ phát triển với một bản sắc đô thị chưa ồn định và bền

vững, nguy cơ đánh mắt cộng đồng, làm mất hay phai nhạt bản sắc riêng, đi sản vốn có này Để thay thế bằng một sự pha tạp, không bản sắc trong kiến

trúc, quy hoạch, lối sống, văn hóa của đô thị Hà Nội trong tương lai việc thực

thi công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể trở

thành một yêu cầu cấp bách và quan trọng Đây không chỉ là trách nhiệm

riêng của một địa phương nào mà còn là trách nhiệm to lớn của thủ đô Hà Nội

và quốc gia

Nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị di sản văn hóa dân tộc, mang dấu ấn

của giai đoạn lịch sử chính là làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê huyện Thanh Oai

thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành phía tây của Thủ đô Hà Nội

Làng cô Cự Đà xuất hiện từ lâu đời, tồn tại đến ngày nay và còn giữ được nhiều di sản văn hóa dân tộc vô cùng quý báu

Theo điều chỉnh Hà Nội mở rộng tỉnh Hà Tây cũ sẽ có rất nhiều dự án đầu tư

và diễn ra một quá trình đô thị hóa, quá trình đô thị hóa này sẽ hỗ trợ cho việc

Trang 8

phát triển mọi mặt của xã, huyện, thành phó, vấn đề “Quản lý bảo tồn công trình kiến trúc truyền thống làng cỗ Cự Đà xã Cự Khê huyện Thanh Oai, Hà

Nội” lúc này là rất cấp thiết, nhằm đạt tới mục tiêu đổi mới của Hà Nội mà

không đánh mất đi bản sắc dân tộc

2 Mục đích nghiên cứu

-Quản lý bảo tồn công trình kiến trúc truyền thống làng cô Cự Đà nhằm

mục đích lưu giữ những nét đặc trưng của một làng Việt cô trong trào lưu đô

thị hóa Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, đồng thời nhằm duy trì và phát

triển các ngành nghề thủ công truyền thống trong sự bảo tồn

- Đề xuất giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp của các di sản văn hóa vật thể, xây đựng thiếu tổ chức làm phá đỡ cảnh quan chung của khu di tích trong đời sống cộng đồng Đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng phụ vụ cho công tác

bảo tồn và phát triển du lịch

- Đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn nhằm giữ gìn, phát huy giá trị di

sản lịch sử, văn hóa các hoạt động sinh hoạt truyền thống của cộng đồng dân

cư ở làng đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, hoạt động du lịch tại làng cô

Cự Đà

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng, nghiên cứu của dé tài tập trung giải pháp quản lý công tác bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan, các công trình có giá trị văn hóa lịch

sử và kiến trúc dân gian trên địa bàn làng cổ Cự Đà

4 Phương pháp nghiên cứu

Đánh giá thực trạng, phân tích và tổng hợp các quan điểm, luận cứ

khoa học dưới góc độ quản lý đô thị, xã hội, kiến trúc và bảo tồn đề xuất

Trang 9

Khái quát tình hình phát triển, điều kiện kinh tế xã hội của làng Cự Đà

xã Cự Khê, huyện Thanh Oai Đánh giá thực trạng, xác định tiêu chí bảo ton, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về bảo tồn, đề xuất một số giải pháp

Trang 10

Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Nội dung nghiên cứu

Chương 1 Thực trạng công tác quản lý bảo tồn làng nói chung và cô

Cự Đà, xã Cự Khê, huyện thanh Oai, tp Hà Nội

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý bảo tồn công

trình kiến trúc truyền thống làng cô Cự Đà, Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP

Hà Nội

Chương 3 Giải pháp về công tác quản lý bảo tồn công trình kiến trúc

Trang 11

THONG BAO

Đê xem được phân chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện — Trường Đại học Kiên trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 — Nhà H — Truong Dai hoc Kiến trúc Hà Nội

Đc: Km 10 — Nguyên Trai — Thanh Xuân Hà Nội

Email: digilib.hau(2)emaIl.com

Trang 12

Thứ tư, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành( Văn hóa,

Xây dựng, Địa chính, Du lịch, Đầu tư):

- Giúp UBND cùng cấp xây dựng các kế hoạch cụ thể, lập bản đồ sử dụng đất, lập chỉ dẫn văn hóa, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá

trình thực hiện

- Thành lập hội đồng chuyên môn cùng với UBND cùng cấp xét duyệt mọi điều chỉnh trong xây dựng và sử dụng di tích

- Hướng dẫn Ban quản lý hoạt động hiệu quả, đúng theo các yêu cầu để ra

KET LUAN VA KIEN NGHI

Làng Cự Đà cũng như nhiều làng Việt cổ truyền khác, ban đầu là đơn

vị cư tụ của người Việt Từ xa xưa, do nằm trên một vị trí chiến lược, gần cửa

ngõ thủ đô, nơi có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, người dân ở đây

biết được ưu thế của làng mình nên họ đã tận dụng những điểm mạnh đó để

phát triển kinh tế thông qua việc giao thương, buôn bán với các vùng xung

quanh, những tên gọi Cự Nhân, Cự Nguyễn xuất hiện ở nhiều nơi là minh

chứng cho việc buôn bán phát đạt ở đây Hơn nữa, làng Cự Đà nằm trong khu vực tập trung nhiều các làng nghề thủ công truyền thống đã tạo ra những tiềm

năng đề phát triển thương nghiệp tại làng Với những điều kiện này, làng Cự

Đà ngày xưa đã có nền kinh tế khá phát triển so với các làng khác, điều đó được thể hiện rõ qua việc xây dựng những ngôi nhà bằng gỗ từ xưa còn lại đến ngày nay ở làng cũng như việc du nhập về làng và những ngôi nhà hai tầng xây dựng bằng gạch theo kiến trúc Pháp Như vậy, phải là những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể xây đựng được những ngôi nhà có giá trị

lớn

Do những thuận lợi về tài chính, làng còn bảo lưu được khá nhiều công

trình kiến trúc dân gian cũng như công trình tôn giáo tín ngưỡng mà đặc biệt

Trang 13

nhất là những ngôi nhà gỗ cổ mang đậm phong cách kiến trúc nhà ở cổ truyền của người Việt tồn tại hàng trăm năm tại làng Trong làng còn lại khá nhiều ngôi nhà gỗ cổ, đánh dấu sự phát triển một thời của ngôi làng “cự phi” nay nhưng hiện nay những ngôi nhà đó đang đứng trước thử thách của thời gian cũng như các tác động của con người và nó có nguy cơ dần mất đi nếu không có biện pháp bảo tồn và gìn giữ một cách có hệ thống Do sức ép về dân số, nhu cầu cần có một không gian lớn cho việc sản xuất đã làm mắt đi và hư

hỏng khá nhiều ngôi nhà cổ ở làng Việc gìn giữ các ngôi nhà cé ở làng chính

là bảo lưu những giá trị văn hoá dân tộc mà cha ông ta gửi gắm trong những

ngôi nhà đó vì vậy việc trùng tu và bảo tồn nhà cổ ở làng hiện nay được coi là

vấn đề cấp thiết

Cấu trúc nhà cổ ở làng Cự Đà có nhiều nét tương đồng với cấu trúc nhà

ở cô truyền của người Việt Vật liệu xây dựng nhà cô ở làng Cự Đà vật liệu

đều được làm bằng gỗ là chủ yếu nhất là làm bằng gỗ lim Tắt cả các ngôi nhà

đều được làm bằng gỗ lim Đặc điểm này thể hiện sự giàu có của ngôi làng này ngày xưa Bố cục không gian mặt bằng của ngôi nhà ở Cự Đà thường không có ao, vườn rất ít gia đình có vườn, nếu có chỉ là một khoảng vườn nhỏ, đa phần nhà ở làng có nhà chính và các công trình phụ trợ Nhà ở làng Cự Đà thường được làm theo kiểu 6 hàng chân Kết cấu vì nóc gian giữa

thường làm theo kiểu giá chiền, một số làm theo kiểu chồng rường Đặc biệt,

ở đây có vì hiên được làm theo kiểu vì vỏ cua, kiểu vì hiên này khá hiếm trong kiến trúc châu thổ Bắc Bộ Niên đại trong các ngôi nhà ở làng được làm trong khoảng thời gian từ thời Tự Đức trở về sau

Chức năng của ngôi nhà cô ở làng Cự Đà phần lớn mang những đặc điểm

giống với chức năng của ngôi nhà truyền thống người Việt, ngôi nhà đều có chức năng đề cư trú, để lao động sản xuất, là nơi thể hiện đời sống tâm linh của người dân và là nơi để họ giao tiếp với các thành viên trong gia đình cũng như

Trang 14

với bạn bè Tuy nhiên, chức năng trong ngôi nhà cô ở làng Cự Đà đã được tận dụng một cách tối đa để phục vụ cho nhu cầu của người dân Như sân hay hiên

nhà thường là nơi dé phơi các sản phâm nông nghiệp Nhưng đối với người dan

Cự Đà sân và hiên nhà có ý nghĩa rất lớn, sân được người dân sử dụng đề làm

nơi phơi miến, hiên nhà là nơi họ ngồi dé làm miền, bó miến để bán

Tuy nhiên, do tác động của đời sống kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, gia đình hạt nhân chiếm ưu thế, lối sống nông thôn chuyển sang

lối sống thành thị Vì thế không gian ở truyền thống dần biến mắt thay vào đó

là việc chia nhỏ không gian cho từng hộ gia đình, nhà cao tầng được xây

dựng, hệ thống vườn cũng được chuyển sang thành nơi xây dựng nhà cửa

Bên cạnh đó, do những sai lầm trong nhận thức trong quá khứ, khá nhiều ngôi

nhà truyền thống đã bị phá bỏ, chia cắt cho nhiều chủ sử đụng làm cho không gian ngôi nhà bị phá huỷ Nhiều thành phần trong ngôi nhà đã bị thay thế, khoảng sân nhỏ trước nhà thường bị biến thành xưởng sản xuất Hiện nay

nhiều ngôi nhà gỗ truyền thống đã bị phá bỏ thay thế bằng những ngôi nhà gạch mái bằng để lấy sân thượng làm nơi phơi miến Nhiều ngôi nhà mang phong cách thuộc địa bị chia nhỏ cho nhiều chủ sử dụng, cải tạo làm biến

dạng, mất giá trị Đồng thời do chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, trong những

ngôi nhà gỗ hiện còn, khoảng sân nhỏ trước kia vốn là những khu vườn cảnh — một đặc trưng của những ngôi nhà đã bị biến thành xưởng sản xuất miến

Việc sản xuất miến cũng làm cho làng bị ô nhiễm nặng nề

Như vậy, qua những vấn đề này, chúng tôi nhận thấy nếu không có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả, làng Cự Đà sẽ đứng trước nguy cơ của sự phát triển phá vỡ cấu trúc không gian cảnh quan

Cần có biện pháp quản lý đối với việc phát triển không gian và xây

dựng trong làng, theo đúng qua hoạch chung, khống chế mật độ xây đựng trong làng, khuyến khích sử dụng các hình thức kiến trúc truyền thống phù

Trang 15

hợp điều kiện khí hậu, môi trường, đảm bảo giá trị thẩm mỹ không gian cảnh

quan kiến trúc truyền thống

Đối với các ngôi nhà cô, cần phải ban hành các cơ chế, chính sách quản

lý và hỗ trợ kịp thời để bảo tồn được cấu trúc không gian và các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của những ngôi nhà đó

Cần có sự đầu tư để bảo tồn các di tích, nâng cấp hệ thống hạ tầng, gìn giữ không gian cảnh quan đồng thời nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra như bụi, nước thải, khói

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Toàn ánh - Làng xóm Việt Nam (nếp cũ)

2 Thanh Bình — Những qui định pháp luật về bảo vệ đi sản văn hóa

3 Viện bảo tồn di tích - Dự án tổng điều tra các di tích kiến trúc cổ

truyền của người việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ

4 Phan Đại Doãn, Bùi Xuân Đính, Bùi Thị Thanh Nhàn, “Tả Thanh Oai —

Làng khoa bảng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 2002, số 6

5 Bế Viết Đẳng, “Quá trình nghiên cứu làng Việt và nhiệm vụ hiện nay”,

Tạp chí Dân tộc học, 1983, số 1

6 Bùi Xuân Đính, Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai, (Hà Nội) truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009

7 Đinh Quang Hải, “Hai cây giang đằng bằng đá ở làng Cự Đà”, Tạp chí

Di sản Văn hoá

8 Đặng Thái Hoàng, Lược sử kiến trúc nhà ở, Nxb Xây dựng, Hà Nội,

1987

Trang 16

9 Khuất Tấn Hưng, Mối quan hệ giữa văn hóa và kiến trúc trong nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Kiến trúc, 2007

10.Việt Hưng, “Bảo tồn kiến trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam”, Tạp chí

Toàn cảnh sự kiện — dư luận, 2004, số 173

11.Nguyễn Hải Kế, Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

12.Vũ Ngọc Khánh, Làng cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội,

2004

13.Huỳnh Phương Lan, Làng Cự Đà — quá trình hình thành và phát triển,

Báo cáo của Viện di sản (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch), 2005

14 Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Một số nét đặc trưng trong tổ

chức không gian truyền thống Trung Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt

Nam, 2005, số 3

15 Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng,

Hà Nội, 1998

16 Ngô Vi Liễn, Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, bản

dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999

17.Phạm Đình Long, Trần Lâm, “Về bộ mái của kiến trúc cỗ truyền Việt”, Tạp chí đi sản Văn hóa, 2005, số 3

18.Nguyễn Cao Luyện, Tạ Mỹ Duật, Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1999

19.An Ngọc, “Một cái nhìn mới về kiến trúc cũ”, Tạp chí Kiến trúc Việt

Nam, 2005, số 6

Trang 17

20.Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch tập 3,

Nxb Thuận Hoá, Huế, 1997

21.Đào Ngọc Nghiêm, “Kiến trúc nông thôn — cội nguồn truyền thống”,

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 2006, số 6

22.Nguyễn Hải Ninh, Vài nét về ban thờ tổ tiên của người Việt, Tạp chí Di sản Văn hoá, 2005, số 1

23.Ngô Huy Quỳnh, Kiến trúc Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1986 24.Ngô Huy Quỳnh, Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng,

Hà Nội

25.Nguyễn Đình Toán, Kiến trúc Việt Nam qua các triều đại, Nxb Xây

dựng, Hà Nội, 2002

26.Nguyễn Thị Tuấn Tú, “Vài nét suy nghĩ về công tác bảo tồn di tích ở Hà Tây, Tạp chí Di sản văn hóa, 2005, số 4

27.Nguyễn Thanh Tùng, “Phát huy bản sắc địa phương qua khai thác kiến

trúc truyền thống”, Nxb Xây dựng, 2006, số 5

28.Nguyễn Khắc Tụng, Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Tập 1, Hội Khoa học lịch sử Việ Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, Đại học

kiến trúc Hà Nội, 1994

29.Trần Thành, Trần Lâm, “Bộ vì kèo trong kiến trúc cô truyền Việt”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2, 2005

30.Trâng Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam,

31.Nguyễn Đức Thiểm, Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2000

Trang 18

32.Nguyễn Đức Thiềm, “Truyền thống Việt Nam qua so sánh đối chiếu với kiến trúc truyền thống Trung Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam,

2005, sé 1

33.Nguyễn Đức Thiềm, Nguyễn Huy Khanh, “Truyền thống Việt Nam qua

so sánh đối chiếu với kiến trúc truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản,

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 2005, số 3

34.Nguyễn Việt Trung, Làng Cự Đà từ khi thành lập đến đầu thế kỷ XX,

Trang 22

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ NHÀ ÔNG ĐINH NHƯ LAI

Trang 23

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

NHÀ ÔNG ĐINH NHƯ LAI

Trang 24

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

Trang 25

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

HU LAI NHÀ ÔNG BINH N

Trang 26

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

NHÀ Ở KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

Trang 28

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

ẢNH CỔNG LÀNG, CỔNG NGO, ĐƯỜNG

Trang 29

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ ẢNH CỔNG LÀNG, CỔNG NGO, ĐƯỜNG

Trang 32

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

ẢNH CHI TIẾN KIẾN TRÚC GỖ, VÌ KEO, CỘT

Trang 34

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

ANH CHI TIEN KIEN TRÚC GỖ, VÌ KEO, CỘT

Trang 35

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ CỔNG NHÀ

Trang 36

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ

Trang 37

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG LÀNG CỔ CỰ ĐÀ CON CÓC ĐÁ, CHÓ ĐÁ

Ngày đăng: 07/04/2018, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w