CÁC HÌNH THỨC QUỐC TẾ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Khi xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày một nâng cao thì việc có hiểu biết liên quan đến Quyền tác giả là một điều không thể thiếu. Trong phạm vi bài viết này, CLB Luật Gia Trẻ xin được cùng chia sẻ 3 hình thức bảo hộ quyền tác giả nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. ✍️ 1. Ký kết các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả. Khi các điều ước quốc tế đa phương chưa ra đời thì đây là hình thức được nhiều quốc gia áp dụng để bảo hộ cho các tác giả là công dân nước mình khi tác phẩm của họ vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền tác giả như: Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam và Hoa Kỳ được ký ngày 27061997 và có hiệu lực từ ngày 23121998; Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ năm 1999; Hiệp định về quan hệ thương mại Việt NamHoa kỳ năm 2000. ✍️ 2. Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả. Bảo hộ quyền tác giả thông qua các điều ước quốc tế đa phương là phương thức bảo hộ quyền tác giả hiệu quả nhất hiện nay. Các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về quyền tác giả cho phép việc bảo hộ không còn bị giới hạn bởi không gian một nước, hay một khu vực nào nhất định, giúp cho việc bảo hộ quyền tác giả ngày càng mang tính thống nhất, hiệu quả và có tác động mạnh mẽ. Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ra đời là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả.